Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 9 - Trường tiểu học Phan Chu Trinh

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 9 - Trường tiểu học Phan Chu Trinh

TIẾT 41: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIU:

Giúp HS:

-Nắm vững cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân trong các trường hợp đơn giản.0

-Luyện kỹ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.

-Giáo dục học sinh ham học toán.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

1. Kiểm tra bi cũ :

-GV gọi hai HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập sau:

a) 24m 5dm = 24,5m b) 7km 4m = 7,004km

7dm 6cm = 7,6dm 3km 49m = 3,049km

3cm 5mm = 3,5cm 9km 224m = 9,224km

-Lớp nhận xét.GV nhận xét cho điểm.

 

doc 47 trang Người đăng hang30 Lượt xem 441Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 9 - Trường tiểu học Phan Chu Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9.
Thứ hai ngày 5 tháng 11 năm 2007
TỐN-TIẾT 41: LUYỆN TẬP
MỤC TIÊU:
Giúp HS:
-Nắm vững cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân trong các trường hợp đơn giản.0
-Luyện kỹ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
-Giáo dục học sinh ham học toán.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Kiểm tra bài cũ :
-GV gọi hai HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập sau:
a)	24m 5dm = 24,5m	b)	7km 4m = 7,004km
7dm 6cm = 7,6dm	3km 49m = 3,049km
3cm 5mm = 3,5cm	9km 224m = 9,224km
-Lớp nhận xét.GV nhận xét cho điểm.
2.Dạy bài mới :
a.Giới thiệu bài: “Trong tiết học toán naỳ các em cùng luyện tập về cách viết số đo dộ dài dưới dạng số thập phân” .
b.Giảng bài mới :
*.Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
-GV yêu câu HS đọc đề bài.
-Gọi một HS lên bảng làm bài - cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a)35m23cm = 35 m = 35,23m b)51dm3cm = 51 dm = 51,3dm
 c)14m7cm = 14 m = 14,07m
-GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp, HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.GV nhận xét, cho điểm.
Bài 2:Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
-GV gọi một HS đọc đề bài .GV viết lên bảng: 315cm = ... m
-GV yêu cầu HS thảo luận để tìm cách viết 315cm thành số đo có đơn vị là mét.-HS thảo luận và nêu ý kiến trước lớp.
-GV nhận xét và hướng dẫn lại cách làm:
 315cm = 300cm + 15cm = 3m15cm =3 m = 3,15m
-GV yêu cầu một HS làm các bài còn lại, các HS khác làm bài vào vở bài tập
234cm = 200cm + 34cm = 2m34cm = 2,34m
506cm = 500cm + 6cm = 5m6cm = 5,06m
 34dm = 30dm + 4dm = 3m 4dm =3m = 3,4m
Bài 3: Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân có đơn vị đo là ki-lô-mét.
-GV gọi một HS đọc bài trước lớp
-GV nhắc HS làm bài tập 3 .-GV gọi một HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài tập vào vở bài tập.
a)3km245m = 3 km = 3,245km
b)5km34m = 5,034km c)307m =0,307km
-GV gọi một HS chữa bài của bạn, HS cả lớp đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. GV nhận xét, cho điểm.
Bài 4: Viết số thích hơp vào chỗ chấm.
-GV yêu cầu HS đọc thầm đề bài trong SGK.
-GV yêu cầu HS thảo luận để tìm cách làm phần a),c)
-GV gọi một số HS trình bày cách làm của mình.
-GV nhận xét các cách mà HS đưa ra, sau đó nhắc lại cách mà SGK đã trình bày:
a)12,44m = 12m = 12m 44cm c)3,45km = 3km = 3km 450m = 3450m
-GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
b)7,4dm = 7dm= 7dm4cm d)34,3km = 34km = 34km300m = 34300m-GV chữa bài và yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
 3,Củng cố dặn dị :
-GV tổng kết tiết học,dặn HS về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau:Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân. 
Rút kinh nghiệm
-----------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------
==========================
ÂM NHẠC- TIẾT 9
HỌC HÁT BÀI: NHỮNG BÔNG HOA NHỮNG BÀI CA
MỤC TIÊU Nhạc và lời :Hồng Long
HS hát chuẩn xác bài hát.
Thông qua bài hát, giáo dục các em thêm kính trọng và biết ơn thầy cô giáo.
I.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Nhạc cụ: song loan, thanh phách.
 II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - Ø HỌC
Kiểm tra bài cũ:
HS biểu diễn hai bài hát: Reo vang bình minh, Hãy giữ cho em bầu trời xanh
Nhận xét, tuyên dương,lưu chứng cứ.
Dạy học bài mới :
Phần mở đầu:
“Hằng năm, có một ngày hội tưng bừngcủa các thầy giáo, cô giáo. Đó là ngày 20 tháng 11-ngày nhà giào Việt Nam. Nhạc sĩ Hoàng Long đã thể hiện lòng kính yêu và tình cảm biết ơn đối với người đã dạy dỗ thông qua bài hát: “Những bông hoa những bài ca”
Phần hoạt động:
Nội dung: Học bài hát: Những bông hoa những bài ca.
 *Hoạt động 1: Dạy hát
Đọc lời ca:
+Đọc lời 1: lời 1 chia làm 6 câu hát: HS đọc lời ca theo tiết tấu câu.
+Đọc lời 2: tương tự lời 1
Nghe hát mẫu:
+GV cho HS nghe băng nhạc(hoặc GV hát mẫu)1 lần.
+HS nhận xét giai điệu của bài hát.(bài hát có giai điệu tươi vui náo nức)
Khởi động giọng: HS khởi động giọng bằng nguyên âm La.
Tập hát từng câu.GV bắt nhịp cho HS hát từng câu 1 theo lối móc xích cho đến hết lời 1 rồi tiếp lời 2.
Hát cả bài. GV chú ý sửa lỗi cho HS những chổ chưa đạt.
*Hoạt động 2: Hát kết hợp các hoạt động.
HS trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp: cả lớp, nhóm cá nhân.HS hát kết hợp với vận động tại chỗ: cả lớp, nhóm, cá nhân.
Phần kết thúc:
GV cho HS nghe lại bài hát và nêu câu hỏi tìm hiểu nội dung bài hát 
 - Bài hát có hình ảnh nào em thấy quen thuộc?( Những HS cầm tay nhau đến thăm các thầy cơ, tặng thầy cơ những bĩ hoa những lời biết ơn đẹp đẽ )
Em thích câu hát nào trong bài hát?( HS trả lời theo suy nghĩ bản thân ,GV hỗ trợ thêm)
Em cảm nhận được gì qua bài hát?( Lịng biết ơn của tác giả đối với thầy cơ và những cơng lao to lớn của thầy cơ đối với chúng em).
Dặn dò:Về nhà ôn tập bài hát, tự tìm một vài động tác phụ họa cho bài hát.
 ==================================
TẬP ĐỌC- TIẾT 17 CÁI GÌ QUÝ NHẤT?
 ( Trịnh Mạnh )
I.MỤC TIÊU:
Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài, biết phân biệt ngưòi dẫn truyện và lời nhân vật(Hùng, Quý, Nam, thầy giáo).
Nắm được vấn đề tranh luận(cái gì quý nhất?) và ý được khẳng định trong bài(Người lao động là quý nhất).
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Õ 1.Kiểm tra bài cũ:
 -Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ : “ Trước cổng trời “
 - 3 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ và trả lời câu hỏi : 
 +Vì sao địa điểm trong bài thơ được gọi là cổng trời?
 +Em thích cảnh vật nào trongbài thơ ? Vì sao?
-Gọi HS nhận xét bạn đọc bài	 - Nhận xét và trả lời câu hỏi.
-GV nhận xét, cho điểm HS.
2.Dạy học bài mới :
a.Giới thiệu bài:
b.Giảng bài mới :
*Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
+Luyện đọc
 1HS đọc cả bài .Lớp theo dõi đọc thầm .1HS chia đoạn ,GV nhận xét bổ sung.
 -3 HS luyện đọc nối tiếp từng phần của câu chuyện lần 1.GV lưu ý sửa lỗi ngắt giọng 	,phát âm .
HS1: Một hôm...sống được không?
 HS2: Quý và Nam... phân giải..
 HS 3: Đoạn cịn lại.
- 3 HS đọc nối tiếp lần 2. Gọi HS đọc phần chú giải. 
-Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.-Gọi 1HS đọc toàn bài 
-GV đọc mẫu lần 1.
+Tìm hiểu bài: 
-Cho HS làm việc theo nhóm HS đọc thầm, thảo luận, trả lời câu trong SGK 
+ Câu1: Theo Hùng, Quý, Nam cái gì quý nhất trên đời ? 
 (Hùng cho rằng lúa gạo quý nhất ,Quý cho rằng vàng bạc quý nhất, Nam cho rằng thì giờ quý nhất).
+ Câu 2: Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế 	 nào để bảo vệ ý kiến của mình ? (Hùng chorằng lúa gạo quý nhất vì con người không thể sống được mà không ăn.Quý cho rằngvàng bạc quý nhất vì mọi người thường nói quý như vàng, có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo.Nam cho rằng thì giờ quý nhất vì người ta thường nói thì giờ quý hơn vàng bạc, có thì giờ mới làm ra được vàng bạc, lúa gạo).
+ Câu 3: Vì sao thầy giáo cho rằng người lao mới là quý nhất ? ( Vì không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị ).
 -GV giảng: GV nhấn mạnh cách lập luận có tình có lí của thầy giáo .Liên hệ cách lập luận của thầy để vận dụng trong bài Tập làm văn và giáo dụ ý thức tơn trọng người lao động.
+ Câu 4: Chọn tên gọi khác cho bài văn và nêu lí do vì sao em chọn tên đĩ ?
 - HS nối tiếp nhau ý kiến.
Chẳng hạn: Cuộc tranh luận thú vị: Vì đây là cuộc tranh luận của 3 bạn về 
vấn đề nhiều HS tranh cãi. Ai có lí: Vì bài văn đưa ra một lí lẽ nhưng cuối cùng lí lẽ đúng nhất là:Người lao động là quý nhất .
-Ghi nội dung chính của bài: 
 + Nội dung bài : Câu chuyện cho ta biết người lao động là qúy nhất.
 *Đọc diễn cảm:
5HS đọc bài theo cách phân vai ( Người dẫn chuyện ,thầy giáo ,Hùng ,Nam
,Qúy),lưu ý giúp HS đọc thể hiện lời nhân vật.
GV chọn đoạn tranh luận của 3bạn cho các em luyện đọc diễn cảm.Chú ý kéo dài giọng và nhấn giọng các từ những từ quan trọng trong ý kiến của từng người để gĩp phần diễn tả rõ nội dung bài học và bộc lộ thái độ như: quý nhất ,lúa gạo,khơng ăn,cĩ lí ,khơng đúng,quý như vàng,,thì giờ ,thì giờ quý hơn vàng bạc,( Giọng tranh luận sơi nổi của Hùng ,Nam ,Quý , lời thầy giáo ơn tồn chân tình giàu sức thuyết phục).
-4HS đọc diễn cảm theo vai(3-4 lượt).Lớp nhận xét bình chọn ,GV nhận xét ,ghi điểm.
3.C ủng cố dặn dị:
-Em hãy mô tả lại bức tranh minh họa của bài tập đọc và cho biết bức tranh muốn khẳng định điều gì? (Tranh vẽ mọi người đều đang làm việc: nông dân đ đang gặt lúa, kĩ sư đđang thiết kế, công nhân đang làm việc, thợ điêu khắc đang chạm trổ.Tranh vẽ khẳng định rằng: Người lao động là quý nhất)
-Nhận xét tiết học.-Dặn HS về nhà học lại bài và chuẩn bị bài : Đất Cà Mau
Rút kinh nghiệm
-----------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------
==============================
 KỸ THUẬT - TIẾT 9:. LUỘC RAU
I.MỤC TIÊU:HS cần phải:
-Biết cách thực hiện các công việc chuẩn bị và các bước luộc rau.
-Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp gia đình nấu ăn .
II .ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Rau muống( hoặc tuỳ mùa) rau còn tươi non ,nước sạch ;nồi ,đĩa;bếp dầu hoặc bếp ga du lịch ;hai cái rổ ;chậu nhựa ;đũa nấu ;phiếu đánh gia kết quả học tập .
III .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
2 .Bài mới : a/ Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài ghi bảng .
 b/ Giảng  ... .
- GV gọi 1 HS đọc đề bài.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?( Bài tập yêu cầu chúng ta viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân có đơn vị là mét ).
- GV gọi 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở bài tập.
	a) 3m6dm =3 m . b) 4dm= 0,4m.
c) 34m5cm =34 m=34,05. d) 345cm =300cm+45cm=3m45cm =3,45m
- GV gọi HS nhận xét bài làm trên bảng, cả lớp theo dõi và tự kiểm tra bài mình. GV nhận xét, cho điểåm.
Bài 2: Viết số đo thích hợp vào ô trống (theo mẫu):
- GV yêu cầu HS đọc đề bài:
Đơn vị đo là tấn
Đơn vị đo là ki- lô-gam
3,2 tấn
3200kg
0,502 tấn
502kg
2,5 tấn
2500kg
0,021 tấn
21kg
- GV yêu cầu HS nêu cách làm.
- Nếu cho số đo có đơn vị là tấn thì viết thành số đo có đơn vị là ki-lô-gam.
 (Nếu cho số đo có đơn vị là ki-lô-gam thì viết thành số đo có đơn vị là tấn ).
- GV gọi 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở bài tập.
- GV gọi 1 HS chữa bài trên bảng, HS cả lớp đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.GV thu vở chấm bài một số em. GV nhận xét , cho điểm.
Bài 3: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ trống.
- GV gọi 1 HS đọc đề- xác định đề.
- Cả lớp làm vaị bảng con .Giải thích cách làm.
- GV gọi 3 HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi và nhận xét.
	 4
a) 4dm 4cm=42 dm=42,4dm
 10
 9
b) 56cm9mm =56 cm=56,9mm
 10 
 2
c) 26m2cm =26 m=26,02m
 100
- GV nhận xét và cho điểm.
Bài 4: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
- GV gọi 1 HS để đọc đề.GV tiến hành cho HS làm tương tự bài 3.
	 5
a) 3kg5g =3 kg=3,005kg
 1000
 30
b) 30g = kg=0,03kg
 1000
 103
c) 1103g =1000g+103g=1kg103g=1 kg=1,103kg 
 1000
- GV nhận xét, ghi điểm.
Bài 5: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- GV gọi 1 HS đọc đề. GV yêu cầu HS quan sát hình minh họa và hỏi: 
 +Túi cam nặng bao nhiêu?(Túi cam cân nặng 1kg 800g).
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?(Bài yêu cầu viết cân nặng của túi cam thành số đo có đơn vị là ki-lô-gam là gam ).
- Cả lớp làm vào vở bài tập.GV gọi 1 HS đọc kết quả trước lớp:
	a) 1kg 800g=1,8kg b)1kg800g=1800g
- GV nhận xét, ghi điểm.
 3, Củng cố dặn dị : 
- GV tổng kết tiết học: 2 HS đọc bảng đơn vị đo khối lượng và độ dài .Nêu mối quan hệ của hai đơn vị liền kề .
- Dặn HS về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau:Luyện tập chung .
Rút kinh nghiệm
-----------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------
===========================
 TẬP LÀM VĂN- TIẾT 18
LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH, TRANH LUẬN
I.MỤC TIÊU
- Luyện tập vè cách thuyết trình, tranh luận. Biết tìm và đưa ra những lý lẽ, dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận về một vấn đề trong môi trường phù hợp với lứa tuổi.
- Trình bày ý kiến của mình một cách rõ ràng, mạch lạc,dể nghe để thuyết phục mọi người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kẻ sẳn vào giấy khổ to:
Ý kiến của nhân vật
Lí lẽ, dẫn chứng mở rộng
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1, Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS trả lời:
+ Em hãy nêu những điều kiện cần khi muốn tham gia thuyết trình, tranh luận về một vấn đề nào đó?
+Khi thuyết trình, tranh luận người nói cần có thái độ như thế nào?
- Nhận xét, ghi điểm.
 2, Dạy học bài mới :
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài ,ghi đề bài.
b.Giảng bài mới :
*Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:Dựa vào ý kiến của một nhân vật trong mẩu chuyện dưới đây ,em hãy mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình ,tranh luận cùng bạn.
- Gọi 5 HS đọc phân vai truyện.
+ Hướng dẫn tìm hiểu truyện: 
-Các nhân vật trong truyện tranh luận về vấn đề gì?
 - HS trả lời, GV ghi bảng.
H: Ý kiến của em về vấn đề này như thế nào?
 - GV: Đất, nước, không khí, ánh sáng là bốn điều kiện rất quan trọng đối với cây xanh. Nếu thiếu một trong bốn điều kiện trên cây xanh sẽ không phát triển được.
 - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm: Trao đổi để mở rộng lí lẽû và dẫn chứng cho từng nhân vật. 
- 1 nhóm lên đóng vai 4 nhân vật: Đất , nước, ánh sáng, không khí.
- 5 HS đọc theo vai: Người dẫn truyện, đất, nước, không khí, ánh sáng. 
- HS trả lời, nhận xét bổ sung. 
+ Các nhân vật trong truyện tranh luận về vấn đề: Cái gì cần nhất đối với cây xanh?
 + Ai cũng tự cho mình là người cần nhất đối với cây xanh:
 . Đất nói: Tôi có chất màu để nuôi cây lớn. Không có tôi, cây không thể sống được. 
. Nước nói: Nếu chất màu không có nước vận chuyển thì cây lớn lên được không?
 . Không khí nói: Không có khí trời các cây đều chết rũ.
 . Ánh sáng nói: Thiếu ánh sáng thì sẽ không thể có màu xanh. Không có màu xanh thì còn gọi là cây xanh được sao! 
- HS nối tiếp nhau nêu ý kiến. 
 - HS thảo luận nhóm 4 đưa ra ý liến của mình và viết vào phiếu.
 - 1 nhóm đóng vai, cả lớp nhận xét bổ sung ý kiến
Kết luận: Trong thuyết trình, tranh luận chúng ta cần phải nắm chắc được vấn đề tranh luận, thuyết trình, đưa được ý kiến riêng của mình, tìm những lí lẽ và dẫn chứng bảo vệ ý kiến cho phù hợp. Qua ý kiến của mỗi nhân vật, các em kết luận được điều gì để cả 4 nhân vật đểu thấy được tầm quan trọng của mình.
Bài 2:Hãy trình bày ý kiến của em nhằm thuyết phục mọi người thấy rõsự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao sau:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài. 
- Bài tập 2 yêu cầu thuyết trình hay tranh luận? 
- Bài tập yêu cầu thuyết trình về vấn đề gì? 
- Yêu cầu HS làm bài tập cá nhân. Gợi ý: Với yêu cầu này các em không phải nhập vai trăng hay đèn mà các em tìm lí lẽ dẫn chứng dựa vào hiểu biết của mình để cho mọi người thấy được sự cần thuyết của trăng và đèn. Các em có thể tự trả lời câu hỏi sau: +Nếu chỉ có trăng thì chuyện gì sẽ xảõy ra? 
 +Nếu chỉ có đèn thì chuyện gì sẽ xãy ra? Vì sao nói cả trăng và đèn đều cần thiết cho cuộc sống? 
+Trăng và đèn đều có những ưu điểm và hạn chế nào? 
- HS trình bày bài vào VBT. 1em làm bảng phụ.
 - Nhận xét sửa chữa chấm điểm HS những bài đạt yêu cầu.Gọi HS đọc bài ,nhận xét sửa sai.
- 1 HS đọc. Cả lớp lắng nghe. 
 - Bài tập 2 yêu cầu thuyết trình. 
 - Bài tập yêu cầu thuyết trình về sự cần thiết của trăng và đèn trong bài ca dao.
 - HS làm vào vở, 2 HS làm vào giấy khổ to 
-Những ngày khơng cĩ trăng sẽ rất tối.
- Nếu chỉ cĩ đèn thì chúng ta khơng thể thưởng thức những đêm trăng đẹp.Cả tăng và đèn đều quan trọng vì đây là hai vật cùng toả sang vào ban đêm.Trăng soi sang khắp nơi trăng làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp thơ mộng .Cịn đèn tuy nhỏ bé nhưng cũng rất cĩ ích đèn soi sáng cho con người quanh nămTrăng chỉ sang một số ngày trong tháng ,cịn đèn khơng thể sáng nếu khơng cĩ dầu ,ra trước gĩ cĩ thể bị tắt.
 3,Củng cố dặn dị :	
- Khi thuyết trình ,tranh luận một vấn đề nào đĩ em cần lưu ý những gì ?
 Nhận xét tiết học.Dặn HS về nhà làm bài vào vở và chuẩn bị : Ơn tập.
Rút kinh nghiệm
-----------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------
================================
SINH HOẠT LỚP- TIẾT 9
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ - SINH HOẠT CUỐI TUẦN.
I. MỤC TIÊU
 HS tiếp tục nắm đựơc các hoạt động trong chủ điểm chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam ,nắm được một số bài hát về chủ điểm này .
- Giúp HS nhận ra những khuyết điểm trong tuần.
- HS có ý thức khắc phục những mặt tồn tại và biết phát huy những việc đã làm được.GV vạch ra kế hoạch tuần tới để HS thực hiện.
 Giáo dục HS cĩ ý thức học tập tốt, rèn luyện chăm ,kính trọng và vâng lời thầy cơ.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
 1, Ổn định :
Lớp hát tập thể một bài về chủ điểm “ Nhớ ơn thầy cơ “đã học ở tiết trước.
2,Tiến hành :
*Sơ kết tuần 9.
- GV yêu cầu tổ trưởng báo cáo, lớp trưởng báo cáo.
- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
a) Đạo đức:
- Đa số các em ngoan, lễ phép,có ý thức chấp hành tốt nội dung trường lớp đề ra.Đoàn kết với bạn bè và giúp đỡ bạn cùng tiến bộ .
b) Học tập:
- Các em đi học đúng giờ, chuyên cần cĩ ý thức học tập tốt , trong lớp chú ý nghe giảng tích cực, tự giác học tập
- Đến lớp học bài và làm bài đầy đủ. Sách vở bao bọc cẩn thận 
c) Các hoạt động khác:
- Tiếp tục tham gia các bạn có hoàn cảnh khó khăn.- Thể dục sinh hoạt theo lịch. Giảm bớt tình trạng ăn quà vặt.
- Nâng cao chất lượng sinh hoạt đầu giờ và giữa giờ , phát huy ý thức giữ gìn trường lớp xanh, sạch, đẹp.
 + Tuyên dương : Trinh giúp bạn tiến bộ , Nữ, Trinh, Hương,tích cực học tập.
 * Tồn tại:- Một số em còn lười học, ham chơi, trong giờ học còn lơ là , thường xuyên quên sách vở dụng cụ học tập : Đơ Na, Du.
*Kế hoạch tuần 10.
 Tiếp tục thực hiện nghiêm túc kế hoạch tuần. Đăng kí giờ học tốt ,bơng hoa điểm 10 để dâng lên các thầy cơ giáo .
- Phát động phong trào thi đua học tập tốt ,rèn luyện tốt , thi đua viết chữ đẹp giữ vở sạch và bình chọn bạn thực hiện tốt để tuyên dương vào tiết sinh hoạt.
-Tập hai tiết mục văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.
- Tích cực trong học tập, có ý thức tự học tự rèn. Trong giờ học tích cực phát biểu xây dựng bài.
- Rèn kỹ năng đọc, viết, làm tính lưu loát và chính xác.
- Có tinh thần giúp đỡ nhau cùng tiến.
- Có ý thức giữ vệ sinh chung và không ăn quà vặt trong và ngoài trường.
- Tham gia đầy đủ các hoạt động do trường, lớp , Đội đề ra.
- Thực hiện tốt ATGT và ANHĐ.
 3,Dặn dị :
Thực hiện nghiêm túc nội quy trường lớp ,chăm ngoan học giỏi .Vâng lời ơng bà ,cha mẹ ,thầy cơ.
***********************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 9THAI.doc