Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần dạy 03

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần dạy 03

Tiết 2:Tập đọc:

$5: LÒNG DÂN

I. Mục tiêu:

- Giúp HS biết đọc đúng văn bản kịch cụ thể: Ngắt giọng, thay đổi phù hợp với tính cách từng nhân vật trong tình huống kịch.

- Hiểu nội dung ý nghĩa: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.

( trả lời được các câu hỏi 1,2, 3)

- Học sinh khá, giỏi biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 - Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.

 

doc 33 trang Người đăng hang30 Lượt xem 383Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần dạy 03", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3: 
Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2009
Tiết 1: Hoạt động tập thể
Chào cờ + Múa hát tập thể
Tiết 2:Tập đọc:
$5: Lòng dân
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biết đọc đúng văn bản kịch cụ thể: Ngắt giọng, thay đổi phù hợp với tính cách từng nhân vật trong tình huống kịch. 
- Hiểu nội dung ý nghĩa: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
( trả lời được các câu hỏi 1,2, 3)
- Học sinh khá, giỏi biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật.
II. Đồ dùng dạy học:	
	- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
	- Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
 - HS đọc thuộc lòng và nêu ý nghĩa bài thơ: Sắc màu em yêu.
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Vào bài.
a. HD HS luyện đọc:
- GV đọc diễn cảm đoạn kịch :
 + Phân biệt tên nhân vật với lời nói của 
nhân vật và lời chú thích về thái độ của nhân 
vật.
+ Thể hiện đúng tình cảm, thái độ của 
nhân vật và tình huống kịch. 
- GV kết hợp sửa lỗi cho HS và giúp HS giải nghĩa một số từ : cai , hổng thấy , thiệt, quẹo vô, lẹ , ráng
b.Tìm hiểu bài:
H: Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm? 
H: Dì Năm đã nghĩ ra cách gì cứu chú?
H: Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích 
thú nhất?
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
-GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm theo cách phân vai. 
-GV cùng HS nhận xét đánh giá.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nêu ý nghĩa của phần đầu vở kịch?
- GV nhận xét tiết học, khen những HS học tốt.
- Khuyến khích các nhóm về nhà tập dựng lại đoạn kịch trên và đọc trước đoạn kịch 2.
- 2 HS đọc bài và nêu nội dung.
- HS theo dõi SGK
- HS quan sát tranh minh hoạ.
- HS (mỗi tốp 3 em) tiếp nối nhau đọc từng đoạn kịch.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một,hai HS đọc lại đoạn kịch
- Một HS đọc phần giới thiệu nhận vật, cảnh trí, thời gian.
- Chú bị bọn giặc đuổi bắt, chạy vào nhà dì Năm.
- Dì vội đưa cho chú một chiếc áo khác để thay, cho bọn giặc không nhận ra rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm, làm như chú là chồng dì. 
- HS đọc lướt đoạn kịch.
- HS phát biểu ý kiến.
-Từng nhóm HS đọc phân vai toàn bộ đoạn kịch
- Từng tốp HS thi đọc 
* ý nghĩa: Phần đầu vở kịch ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
 Tiết 3: Toán :
$11: Luyện tập
I, Muc tiêu:
Giúp HS:
- Biết cộng, trừ, nhân chia hỗn số và biết so sánh các hỗn số.
- Làm bài 1( 2 ý đầu) bài 2 (a,d), bài 3.
- Giáo dục học sinh ý thức tích cực làm toán.
II, các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. kiểm tra bài cũ:
- Chuyển các hỗn số sau thành phân số 
- GV nhận xét đánh giá.
B. Bài mới:
*Bài 1: Chuyển các hỗn số sau thành phân số:
H: Nêu cách chuyển từ hỗn số thành phân số?
- Nhận xét ghi điểm
* Bài 2: So sánh các hỗn số:
- HD học sinh so sánh bằng cách chuyển các hỗn số thành phân số rồi so sánh các phân số.
- Gv nhận xét ghi điểm cho HS
*Bài 3: Chuyển các hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính.
- Gọi 4 HS lên bảng dưới lớp làm vào vở 
- GV chấm ,chữa bài.
C. Củng cố dặn dò
H: Nêu lại cách chuyển từ hỗn số thành phân số?
- GV củng cố nội dung bài.
- VN làm các bài trong vở bài tập.
+ 1 HS lên bảng , dưới lớp làm bảng con:
- HS nêu yêu cầu của bài
 1-2 HS nêu lại cách chuyển
- HS làm bảng lớp , bảng con
- HS làm bảng lớp , vở nháp
a. và Ta có 
 mà nên 
d. và Ta có 
 mà nên 
( Các phần b, c làm tương tự phần a)
- HS nêu yêu cầu của bài
- HS làm bảng lớp , bảng con
a.
b.
c.
d. 
1-2 HS nêu lại
Tiết 4: Lịch sử.
$3: Cuộc phản công ở kinh thành Huế
I. Mục tiêu:
 Học xong bài này HS biết:
 - Tường thuật lại sơ bộ cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại tổ chức:
 + Trong nội bộ triều đình Huế có hai phái: Chủ hoà và chủ chiến ( đại diện là Tôn Thất Thuyết).
 + Đêm mồng 4 rạng sáng ngày mồng 5/7/1885, phái chủ chiến dưới sự chỉ huy của Tôn Thất Thuyết chủ động tấn công quân Pháp ở kinh thành Huế.
 + Trước thế mạnh của gặc, nghĩa quân phải rút lui lên lên vùng rừng núi Quảng Trị.
 + Tại vùng căn cứ vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân đứng lên đánh pháp.
- HS khá, giỏi: Phân biệt điểm khác nhaugiữa phái chủ chến và phái chủ hoà: Phái chủ hoà chủ trương thương thuyết với Pháp; phái chủ chiến chủ trương cùng nhân dân tiếp tục đánh Pháp.
- Giáo dục học sinh ý thức đấu tranh bảo vệ hoà bình để môi trường trong sạch.
II. Đồ dùng dạy- học:
	-Lược đồ kinh thành Huế năm 1885.
	-Bản đồ hành chính Việt Nam.
	-Hình trong SGK và phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.Kiểm tra bài cũ:
H: Nêu những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ?
H: Tại sao Nguyễn Trường Tộ lại được người đời sau kính trọng?
- GV nhận xét ghi điểm.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: GV ghi bảng
2. Vào bài:
*Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
2 HS nêu
- GV trình bày một số nét chính tình hình nước ta (1884)
- GV nêu nhiệm vụ học tập và phát phiếu thảo luận cho HS.
 * Nội dung phiếu thảo luận:
H: Phân biệt điểm khác nhau về chủ trương của phái chủ chiến và phái chủ hoà?
H: Tôn Thất Thuyết đã làm gì để chuẩn bị chống Pháp?
H: Tường thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế?
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
* Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
- GV nhận xét và nhấn mạnh thêm:
+ Tôn Thất Thuyết quyết định đưa vua Hàm Nghi và đoàn tuỳ tùng lên vùng rừng núi Quảng Trị.
+ Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua thảo chiếu “Cần vương”.
+ Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu (kết hợp sử dụng tranh ảnh, bản đồ).
* Hoạt động 4: làm việc cả lớp.
 - GV nhấn mạnh kiến thức cơ bản của bài.
 - Em có biết gì thêm về phong trào Cần vương? hoặc em biết ở đâu có đường phố, trường học mang tên các lãnh tụ phong trào Cần vương? 
* Để môi trường không bị ô nhiễm do chất độc chiến tranh các em cần làm gì?
3.Củng cố-dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về học bài xem trước bài mới. 
-HS chú ý lắng nghe.
- Đại diện các nhóm nhận phiếu học tập.
- HS thảo luận nhóm bảy theo nội dung phiếu BT.
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác bổ sung.
- HS lắng nghe và ghi nhớ các nội dung chính.
+ Phái chủ hoà : chủ trương thương thuuyết với Pháp. Phái chủ chiến: chủ chương cùng nhân dân tiếp tục chiến đấu chống Pháp để giành lại độc lập dân tộc.
+ Cho lập các căn cứ ở vùng rừng núi, lập các đội nghĩa binh ngày đêm tập luyện, sẵn sàng chiến đấu.
+ HS nêu diễn biến cuộc tổng phản công đêm ngày 4 rạng sáng mồng 5-7-1885
- Chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình.
2-3 HS đọc ghi nhớ SGK
Giáo án đạo đức lớp 5
Bài 3: có trách nhiệm về việc làm của mình( tiết1)
 I. Mục tiêu:
 Sau bài học này, hs biết:
 - Thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình.
 - Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa.
 - Ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình.
 - Không tán thành với những hành vi trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác,..
- Giáo dục HS ý có thức trách nhiệm với việc làm của mình.
 II. Tài liệu - phương tiện:
- Một vài mẩu chuyện về những người có trách nhiệm trong công việc hoặc dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi.
- Thẻ màu.
- Định hướng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Đàm thoại, thực hành; thảo luận nhóm, cá nhân...
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động cuả trò
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện :
 " Chuyện của Đức”
* MT: HS thấy rõ diễn biến của sự việc và tâm trạng của Đức; biết phân tích và đưa ra quyết định đúng.
* Cách tiến hành:
- GV cho HS đọc thầm và suy nghĩ về câu chuyện. Sau đó yêu cầu 1-2 HS đọc to truyện cho cả lớp cùng nghe.
H: Đức đã gây ra chuyện gì?
H: Sau khi gây ra chuyện Đức cảm thấy thế nào?
H: Theo em Đức nên giải quyết việc này thế nào cho tốt? Vì sao?
- HS đọc truyện.
- Thảo luận cả lớp theo 3 câu hỏi SGK
+ Đức vô ý đá quả bóng vào bà Doan
+ Đức tự thấy phải có trách nhiệm về việc làm của mình.
+ HS đưa ra cách giải quyết
- KL: Đức vô ý đá quả bóng vào bà Doan và chỉ có Đức với Hợp biết. Nhưng trong lòng Đức tự thấy phải có trách nhiệm vì hành động của mình và suy nghĩ tìm cách giải quyết phù hợp nhấtcác em đã đưa ra giúp Đức một số cách giải quyết vừa có lí, vừa có tình. Qua câu chuyện của Đức, chúng ta rút ra điều cần ghi nhớ( SGK)
- Một vài HS đọc ghi nhớ
2. Hoạt động 2: làm Bài tập 1 SGK
* MT: HS xác định được những việc làm nào là biểu hiện của người sống có trách nhiệm hoặc không có trách nhiệm.
* cách tiến hành:- GV chia HS thành những nhóm nhỏ
- Nêu yêu cầu bài tập
- KL: Biết suy nghĩ trước khi hành động, dám nhận lỗi và sửa lỗi, làm việc gì thì làm đến nơi, đến chốn là những biểu hiện của người có trách nhiệm. đó là những điều chúng ta cần học tập.
- 1 - 2 HS nêu lại yêu cầu
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS nhận xét bổ sung.
- KL: a,b,c là biểu hiện của những người sống có trách nhiệm. 
 c,d e không phải là biểu hiện của người sống có tách nhiệm.
 3. Hoạt động3: Bày tỏ thái độ (Bài tập2, SGK)
* MT: HS biết tán thành những ý kiến đúng, và không tán thành những ý kiến không đúng.
* Cách tiến hành:GV lần lượt nêu từng ý kiến ở BT2
- y/c một vài hs giải thích tại sao lại tán thành hoặc phản đối ý kiến đó.
4. Hoạt động nối tiếp: 
- Dặn HS về học bài và chuẩn bị cho trò chơi đóng vai của BT3 (SGK)
HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu.
- Kết luận: 
+ Tán thành các ý kiến a,đ.
+ Không tán thành ý kiến b,c,d.
- Một vài hs giải thích tại sao lại tán thành hoặc phản đối ý kiến đó.
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2009
Tiết1 : Thể dục
$ 5: Đội hình đội ngũ- trò chơi “ Bỏ khăn”
I.Mục tiêu:
 - Thực hiện được tập hợp hàng dọc, dóng hàng, dàn hàng, dồn hàng, quay phải, quay trái, quay sau.
 - Biết cách chơi và than ra chơi được trò chơi: “ Bỏ khăn”
 - Giáo dục học sinh ý ...  chỗ có dấu ( ).
-GV nhắc HS chú ý viết dựa trên nội dung chính của từng đoạn.
-GV nhận xét, khen ngợi những HS hoàn chỉnh được những đoạn văn hay.
*Bài tập 2:
-GV: Em hãy dựa vào hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cơn mưa thành một đoạn văn miêu tả chân thực tự nhiên.
-GV nhận xét, chấm điểm,một số bài viết hay, thể hiện sự quan sát riêng, lời văn chân thực, sinh động.
-Một HS đọc nội dung bài tập 1. Cả lớp theo dõi SGK.
-Cả lớp đọc thầm lại 4 đoạn.
-HS phát biểu, các HS khác bổ sung
+Đoạn 1:Giới thiệu cơn mưa rào ào ạt tới rồi tạnh ngay.
+Đoạn 2: ánh nắng và các con vật sau cơn mưa
+Đoạn 3: Cây cối sau cơn mưa.
+Đoạn 4: Đường phố và con người sau cơn mưa.
-HS viết bài vào vở.
-HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình
-Cả lớp nhận xét.
-HS cả lớp viết bài.
-Một số HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn đã viết.
-Cả lớp nhận xét. 
 3. Củng cố - dặn dò.
 - GV nhận xét tiết học. Cả lớp bình chọn người viết được đoạn văn hay nhất trong giờ học.
 - Dặn HS về nhà tiếp tục hoàn chỉnh đoạn văn miêu tả cơn mưa( với những HS chưa viết xong hoặc viết chưa đạt). Đọc trước yêu cầu và những điều cần lưu ý trong tiết tập làm văn tuần tới quan sát trường học , viết lại những điều đã quan sát để chuẩn bị tốt cho bài tập: Lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả trường học.
Tiết 3: Toán
$15: Ôn tập về giải toán
I. Mục tiêu:
 - Làm được bài tập dạng tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.
 - HS làm BT1
 - Giáo dục hs tích cực trong học tập.
II. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 HS lên bảng dưới lớp làm bảng con:
- Gv nhận xét sửa sai
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Vào bài.
a. Hướng dẫn ôn tập
Tính: 
* Bài toàn về tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó
-Gọi HS đọc bài toán 1
H: Bài toán thuộc dạng nào?
- Yêu cầu HS nêu cách vẽ sơ đồ ,cách giải.
- Yêu cầu HS lên bảng vẽ sơ đồ và giải bài .
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
H: Nêu cách giải bài toán dạng tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó? 
- Gv nhận xét ý kiến của HS
*Bài toán về tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó
- Tiến hành tương tự 
b. Luyện tập
*Bài tập 1:
-Yêu cầu học sinh tự giải cả hai bài toán phần a, b .
-GV gợi ý: Trong mỗi bài toán :” Tỷ số” của hai số là số nào? “Tổng” của hai số là số nào? “Hiệu” của hai số là sồ nào? Từ đó tìm ra cách giải bài toán.
-GV chữa bài chấm điểm.
*Bài tập 2.
- Gọi HS đọc đề bài toán
H: Bài toán thuộc dạng nào?
- Yêu cầu HS nêu cách giải .1HS lên bảng , dưới lớp làm vào vở. 
- Nhận xét, ghi điểm
- 1 HS đọc thành tiêng ,cả lớp đọc thầm.
- Thuộc dạng tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
Số bé: 
Số lớn: 
 Bài giải
Theo sơ đồ , tổng số phần bằng nhau là:
 5 + 6 = 11( phần)
Số bé là: 121 :11 x 5 = 55
Số lớn là:121 – 55 = 66
 Đáp số : Số bé: 55 , Số lớn : 66
2-3 HS nêu cách giải
-HS làm bài.
- Hai HS lên bảng trình bày, mỗi em một phần .
-HS làm bài vào vở(Tóm tắt bằng sơ đồ )
a. Bài giải 
Theo sơ đồ , tổng số phần bằng nhau là:
 7 + 9 = 16 ( phần)
Số bé là: 80 : 16 x 7 = 35
Số lớn là: 80 – 35 = 45
 Đáp số : Số bé: 35 , Số lớn : 45
b. Theo sơ đồ , hiệu số phần bằng nhau là:
 9 – 4 = 5( phần)
 Số bé là: 55 : 5 x 4 = 44 
 Số lớn là : 44 + 55 = 99 
 Đáp số : Số bé: 44 , Số lớn : 99
Nước mắm loại I :
Nước mắm loại II:
 Bài giải:
 Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
 3 -1=2(phần).
 Số lít nước mắm loại I là
 12: 2 x 3 = 18()
 Số lít nước mắm loại II là:
 18 – 12 = 6 ()
- Bài 3:
 Yêu cầu HS biết tính chiều dài , chiều rộng vườn hoa hình chữ nhật bằng cách đưa về bài toán: “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” 
- GV hướng dẫn HS tóm tắt bằng sơ đồ.
- Yêu cầu HS làm bài ra nháp
GV nhận xét chữa bài
3. Củng cố dặn dò: 
 -Dặn học sinh về làm lại bài 3.
 -GV nhận xét chung giờ học.
 -Y/C học sinh chuẩn bị bài sau.
 Đáp số : 18 và 12 .
 Bài giải:
 a, Nửa chu vi vườn hoa hình chữ nhật là:
 120: 2 = 60 ( m )
Ta có sơ đồ:
Chiều rộng:
Chiều dài: 
 Tổng số phần bằng nhau là:
 5 +7 = 12 ( phần)
 Chiều rộng vườn hoa hình chữ nhật là:
 60 : 12 x 5 = 25 ( m )
 Chiều dài vườn hoa hình chữ nhật là:
 60 – 25 = 35( m )
b, Diện tích vườn hoa là:
 35 x 25 = 875 ( m2 )
 Diện tích lối đi là:
 875 : 25 = 35 ( m2 )
 Đáp số: a, 35m
 b, 35m2
Tiết 4: Khoa học
$6: Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì
I. Mục tiêu: 
 * Sau bài học HS biết:
 - Nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì.
 - Nêu được một số thay đổi về sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì.
II. Đồ dùng dạy- học:
-Thông tin và hình trang 14, 15 (SGK)
-HS sưu tầm ảnh chụp bản thân lúc còn nhỏ hoặc ảnh của trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
 H: Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khoẻ?
- GV nhận xét ghi điểm
B.Bài mới:
1.Hoạt động 1:Thảo luận cả lớp.
1-2 HS trả lời
*Mục tiêu:
 - HS nêu được tuổi và đặc điểm của bé trong ảnh đã sưu tầm được.
*Cách tiến hành:
-GV yêu cầu một số HS đem ảnh của mình hồi nhỏ hoặc ảnh của các trẻ em khác dã sưu tầm được lên giới thiệu trước lớp theo yêu cầu:
H: Em bé mấy tuổi và đã biết làm gì?
- GV nhận xét khen ngợi HS giới thiệu đầy đủ lưu loát theo yêu cầu.
-HS lần lượt mang ảnh của mình sưu tầm được lên giới thiệu.
2.Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”.
*Mục tiêu: -Nêu một số đặc điểm chung của trẻ em ở từng giai đoạn: dưới 3 tuổi, từ 3-6 tuổi, từ 6-10 tuổi.
*Cách tiến hành
-Bước 1: GV phổ biến cách chơi và luật chơi:
+Mọi thành viên trong nhóm đều đọc các thông tin trong khung chữ và tìm xem mỗi thông tin ứng với lứa tuổi nào như đã nêu ở trang 14 – SGK. Sau đó sẽ cử một bạn viết nhanh đáp án vào bảng.
+Nhóm nào xong trước và đúng là thắng cuộc.
+Đáp án: 1 - b
	 2 - a	
	 3 – c
+GV tuyên dương nhóm thắng cuộc.
3. Hoạt động 3: Thực hành.
*Mục tiêu: -Nêu đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời của mỗi con người.
*Cách tiến hành:
-Bước 2: Làm việc theo nhóm.
 	+HS làm việc theo HD của GV.
-Bước 3: Làm việc cả lớp.
	+GV ghi rõ nhóm nào làm xong trước, nhóm nào làm xong sau. đợi tất cả các nhóm cùng xong, GV mới yêu cầu các em giơ đáp án.
-GV yêu cầu HS làm việc cá nhân.
H: Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người?
-GV kết luận:
tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người, vì đây là thời kì cơ thể có nhiều thay đổi nhất:
- cơ thể pt nhanh cả về chiều cao và cân nặng.
- cơ quan sinh dục bắt đầu pt, con gái xuất hiện kinh nguyệt, con trai có hiện tượng xuất tinh.
- Biến đổi về tình cảm , suy nghĩ và mối quan hệ xã hội.
-HS đọc các thông tin trang 15- SGK và trả lời câu hỏi của GV
-Vì đây là thời kì cơ thể có nhiều thay đổi nhất...
2-3 HS đọc mục bạn cần biết.
3. Củng cố – dặn dò: 
-GV nhận xét giờ học, nhắc HS học bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: Kĩ thuật
$3: Thêu dấu nhân (tiết 1)
I. Mục tiêu:
HS cần phải :
- Biết cách thêu dấu nhân.
- Thêu được các mũi thêu dấu nhân. Các mũi thêu tương đói đều nhau Thêu được ít nhất 5 dấu nhân. đường thêu có thể bị dúm.
- Không bắt buộc học sinh namthực hành toạ ra sản phẩm thêu. HS nam cố thể thực hành đính khuy.
- Với hs khéo tay:
+ Thêu được ít nhất 8 dấu nhân. các mũi thêu đèu nhau. Đường thêu ít bị dúm.
+ Biết ứng dụng thêu dấu nhân để thêu trang trí sản phẩm đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Mẫu thêu dấu nhân
- Một số sản phẩm thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân.
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
+ Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích thước 35 cm x 35cm.
+ Kim khâu len.
+ Phấn màu, thước kẻ, kéo, khung thêu.
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
-Cho HS nhắc lại các kiểu thêu.
-Giới thiệu và nêu mục đích của tiết học.
2. Vào bài
 Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu
-GV giới thiệu mẫu thêu dấu nhân cho HS quan sát, nhận xét.
H: Em có nhận xét gì về đường thêu dấu nhân?
-GV giới thiệu một số sản phẩm may mặc có thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân
H: Em hãy nêu ứng dụng của thêu dấu nhân?
- Gv kết luận về đặc điểm và ứng dụng của thêu dấu nhân
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
Hướng dẫn HS đọc mục II-SGK để nêu các bước thêu dấu nhân
.
-Nêu cách vạch dấu đường thêu dấu nhân?
- GV quan sát HS vạch dấu đường thêu.
-Nêu cách bắt đầu thêu và cách thêu mũi thêu dấu nhân? GV hướng dẫn các thao tác bắt đầu thêu, thêu mũi 1, 2.
-GV mời 2-3 HS lên bảng thêu các mũi thêu tiếp theo.
-Em hãy nêu và thực hiện các thao tác kết thúc đường thêu?
+GV hướng dẫn nhanh các thao tác thêu dấu nhân lần thứ 2.
-Yêu cầu HS nhắc lại cách thêu dấu nhân
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV tổ chức cho HS tập thêu dấu nhân trên giấy kẻ ô li hoặc vải.
- HS quan sát
-Nhận xét: Thêu dấu nhân là cách thêu tạo thành các mũi thêu giống như dấu nhân nối tiếp nhau liên tiếp giữa 2 đường thẳng song song ở mặt phải đường thêu.
-Để thêu trang trí trên các sản phẩm may mặc như váy, áo, vỏ gối, khăn ăn.
-HS nêu mục 1-SGK và thực hành vạch dấu đường thêu dấu nhân
-HS nêu mục 2-SGK và theo dõi các thao tác GV hướng dẫn.
-HS tập thêu các mũi thêu tiếp theo.
-HS nêu và thực hiện.
-HS nhắc lại cách thêu dấu nhân.
-HS tập thêu dấu nhân
3.Củng cố - dặn dò: 
-GV nhận xét gìơ học
- Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài để tiết sau thực hành.
Tiết5: Sinh hoạt lớp 
Sinh hoạt + Múa hát tập thể
I/Mục tiêu
-HS nhận thấy những ưu khuyết điểm chính trong tuần học vừa qua.
- Nắm được phương hướng hoạt động tuần sau.
II/ Lên lớp
1-GVCN nhận xét chung
*Ưu điểm:- HS đi học tương đối đều, đúng giờ.
 - Có tương đối đầy đủ đồ dùng học tập
 - Trong lớp đa số các emchú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
 - Tham gia nhiệt tình các hoạt động của lớp, của khu.
 -Đội viên có khăn quàng đầy đủ.
 - Phụ huynh tham gia họp đầy đủ. Lao động đã hoàn thành theo kế hoạch.
 *Nhược điểm: HS còn yếu về kĩ năng viết đoạn văn, kể chuyện , tính toán còn chậm, Một số HS chưa thuộc bảng cửu chương( Quý, Dương, Hoài)
2. Phương hướng tuần sau:
- Duy trì nề nếp ra vào lớp
- Phát huy tối đa những ưu điểm, hạn chế tối đa những nhược điểm.
- Vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài lớp học
- Trồng và chăm sóc bồn hoa
3. Múa hát tâp thể.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan3.doc