Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần dạy 16

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần dạy 16

TIẾT 31: THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN

I. Mục đích - yêu cầu:

- HS đọc lưu loát, rành mạch toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi.

- Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)

- Giáo dục HS ý thức tích cực học tập và luôn có tấm lòng nhân hậu, bao dung.

II. Đồ dùng dạy học

- Bảng phụ

 

doc 34 trang Người đăng hang30 Lượt xem 388Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần dạy 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Thứ hai ngày 7 tháng 12 năm 2009
Tiết 1: Hoạt động tập thể
Chào cờ + Múa hát tập thể 
Tiết 2: Tập đọc. 
Tiết 31: Thầy thuốc như mẹ hiền
I. Mục đích - yêu cầu:
- HS đọc lưu loát, rành mạch toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi.
- Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)
- Giáo dục HS ý thức tích cực học tập và luôn có tấm lòng nhân hậu, bao dung...
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc bài “Về ngôi nhà đang xây” và nêu nội dung chính của bài.
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: - Ghi bảng
2. Vào bài:
 1 - 2 HS đọc và trả lời câu hỏi.
a. Luyện đọc:
- Mời 1 HS khá đọc toàn bài.
- GV hướng dẫn giọng đọc.
+ Bài văn được chia thành mấy phần ?
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó (Hải Thượng Lãn Ông, danh lợi, bệnh đậu, tái phát, ngự y,).
- Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
- Mời HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc đoạn một:
+ Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài?
- Cho HS đọc đoạn hai:
+ Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ?
+ Qua tìm hiểu đoạn một và hai của truyện em thấy Lãn Ông là người như thế nào?
- Cho HS đọc phần còn lại:
+ Vì sao có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi?
+ Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài như thế nào?
+ Đoạn 3 của bài cho ta thấy Lãn Ông là người như thế nào?
* Qua bài em học tập được điều gì ở Hải Thượng Lãn Ông? 
- GV tiểu kết rút ra nội dung bài.
- GV gọi vài HS nêu lại ND bài.
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Mời HS nối tiếp đọc bài.
- Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
- GV treo bảng phụ hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 2.
+ GV đọc mẫu.
+ HS nhẩm đọc 2 phút
- Thi đọc diễn cảm.
HS cả lớp đọc thầm.
+ Bài văn được chia thành 3 đoạn : 
+ Đoạn 1: Từ đầu đến mà còn cho thêm gạo củi.
+ Đoạn 2: Tiếp cho đến Càng nghĩ càng hối hận
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- HS nối tiếp đọc theo đoạn.
- HS đọc đoạn theo cặp
- 1 - 2 HS đọc toàn bài
- Lãn Ông nghe tin con của người thuyền chài bị bệnh đậu nặng, tự tìm đến thăm. Ông tận tuỵ chăm sóc người bệnh suốt cả tháng 
- Cả lớp đọc thầm.
- Lãn Ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra
* ý1: Lãn Ông là một người có tấm lòng nhân ái.
- Vì ông được tiến cử vào chức ngự y nhưng ông đã khéo chối từ.
- Lãn Ông không màng công danh, chỉ chăm làm việc nghĩa
* ý2 :Lãn Ông không màng danh lợi.
- Học tập ông lòng nhân hậu, thương ngời...
ND: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông. 
- 3 HS nối tiếp đọc 3 đoạn.
- HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn.
- HS nghe đọc
- HS luyện đọc diễn cảm.
- 2- 3 HS thi đọc.
 3. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu lại nội dung bài.
- Về học bài và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Toán.
Tiết 76: luyện tập
I. Mục tiêu: 
Giúp HS: 
- Biết tìm tỉ số phần trăm của hai số và ứng dụng trong giải toán.
- HS làm các bài tập: 1, 2. HS khá, giỏi làm bài tập 3.
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.
II.Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ, bảng con
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: 
+ Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta làm thế nào?
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào bảng con.
- GV nhận xét sửa sai
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: - Ghi bảng
2. Vào bài: 
- GV hướng dẫn HS làm các bài tập.
1 - 2 HS nêu lại cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- HS : 13 : 25 = 0,52 = 52%
Bài tập 1 (76): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS phân tích mẫu.
- Cho HS làm vào bảng lớp, bảng con. 
- GV nhận xét.
Bài tập 2 (76): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV Hướng dẫn HS và lưu ý: “Số phần trăm đã thực hiện được và số phần trăm vượt mức so với kế hoạch cả năm”
- Mời 1 HS lên bảng, dưới lớp HS làm vào vở.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (76):
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 1 HS khá lên bảng làm.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
Tính (theo mẫu)
a. 27,5 % + 38 % = 65,5 %
b. 30 % - 16% = 14 %
c. 14,2 % x 4 = 56,8 %
d. 216% : 8 = 27 %
 Bài giải:
a. Theo kế hoạch cả năm, đến hết tháng 9 thôn Hoà An đã thực hiện được là:
 18 : 20 = 0,9
 0,9 = 90%
b. Đến hết năm, thôn Hoà An đã thực hiện được kế hoạch là:
 23,5 : 20 = 1,175
 1,175 = 117,5%
Thôn Hoà An đã thực hiện vượt mức kế hoạch là:
 117,5% - 100% = 17,5%
 Đáp số: a) Đạt 90% 
 b) Thực hiện 117,5%
 Vượt 17,5%
 *Bài giải:
a. Tỉ số phần trăm của tiền bán rau và tiền vốn là:
 52500 : 42000 = 1,25
 1,25 =125%
b. Tỉ số phần trăm của tiền bán rau và tiền vốn là 125% nghĩa là coi tiền vốn là 100% thì tiền bán rau là 125%. Do đó, số phần trăm tiền lãi là:
 125% - 100% = 25%
 Đáp số: a. 125%
 b. 25%
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu lại nội dung bài.
- GV nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học và làm các bài trong vở bài tập
- GV nhận xét giờ học.
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: Chính tả (nghe – viết)
Tiết 16: về ngôi nhà đang xây
I. Mục đích - yêu cầu:
 Giúp HS :
- Viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức hai khổ thơ đầu của bài thơ Về ngôi nhà đang xây. Bài viết sai không quá 5 lỗi chính tả.
- Làm được BT (2) a / b; tìm được những tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẩu chuyện (BT3).
- Giáo dục HS ý thức giữ vở sạch, rèn chữ viết đúng, đẹp.	
II. Đồ dùng daỵ học:
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: - Ghi bảng
2. Vào bài
a. Hướng dẫn HS nghe – viết:
- GV Đọc bài viết.
+ Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh một ngôi nhà đang xây?
- Cho HS đọc thầm lại đoạn viết.
- GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con: giàn giáo, huơ huơ, nồng hăng
- Em hãy nêu cách trình bày bài? GV lưu ý HS cách trình bày theo thể thơ tự do. 
- GV đọc từng câu (ý) cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài. 
- GV thu một số bài để chấm.
- Nhận xét chung.
- HS theo dõi SGK.
- Giàn giáo tựa cái lồng, trụ bê tông nhú lên. Bác thợ nề cầm bay làm việc
- HS đọc thầm
- HS viết bảng con.
- Viết hoa các chữ cái đầu dòng
- HS viết bài.
- HS soát bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
 Bài tập 2 (154):
- Mời một HS nêu yêu cầu.
- GV cho HS làm bài vào vở bài tập.
- Mời 3 nhóm lên thi tiếp sức.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc
Bài tập 3 (137):
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- Cho HS làm vào vở bài tập. 
- Mời một số HS trình bày.
- HS khác nhận xét, bổ sung. 
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Cho 1 - 2 HS đọc lại câu truyện.
 Tìm từ ngữ chứa các tiếng :
a. Rẻ: giá rẻ, hạt dẻ, giẻ rách
 Rây: mưa rây, nhảy dây, giây bẩn
 b. vàng bạc, ra vào, vỗ tay.
 Dễ dàng, dạt dào, dỗ dành
Lời giải:
Các tiếng cần điền lần lượt là: 
 Rồi, vẽ, rồi, rồi, vẽ, vẽ, rồi, dị.
3. Củng cố dặn dò: 
 - HS nêu lại nội dung bài.
- Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai.
- GV nhận xét giờ học.
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 5: Địa lí.
Đ/C Oanh dạy
Thứ ba ngày 8 tháng 12 năm 2009
Nghỉ công tổ khối: Đ/C Thao soạn dạy.
Thứ tư ngày 9 tháng 12 năm 2009
Tiết 1: Kể chuyện.
Tiết 16: Kể chuyện được chứng kiến
hoặc tham gia
I. Mục đích - yêu cầu:
- Kể được một buổi xum họp đầm ấm trong gia đình theo gợi ý của SGK.
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập và có ý thức góp phần xây dựng gia đình đầm ấm, hạnh phúc...
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS kể lại một đoạn (một câu) chuyện đã nghe đã đọc về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu.
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Vào bài:
a. Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của đề bài:
1 – 2 HS kể chuyện
- Cho HS đọc đề bài.
- GV nhắc HS: Câu chuyện các em kể phải là chuyện về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình em hay gia đình nhà bạn em..
 1 HS đọc các gợi ý 1 - 2 SGK. Cả lớp theo dõi SGK.
- HS lập dàn ý câu truyện định kể. 
- GV kiểm tra và khen ngợi những HS có dàn ý tốt.
- Mời một số HS giới thiệu câu chuyện sẽ kể.
1 – 2 HS đọc đề bài 
- HS đọc gợi ý.
- HS lập dàn ý.
- HS giới thiệu câu chuyện kể.
b. Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
+ Kể chuyện theo cặp. Cho HS kể chuyện theo cặp, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- GV đến từng nhóm giúp đỡ, hướng dẫn.
+ Thi kể chuyện trước lớp:
- Các nhóm cử đại diện lên thi kể. Mỗi HS kể xong, GV và các HS khác đặt câu hỏi cho người kể để tìm hiểu về nội dung, chi tiết, ý nghĩa của câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét sau khi mỗi HS kể:
+ Nội dung câu chuyện có hay không?
+ Cách kể: giọng điệu, cử chỉ, 
+ Cách dùng từ, đặt câu.
- Cả lớp và GV bình chọn:
+ Bạn có câu chuyện thú vị nhất.
+ Bạn đặt câu hỏi hay nhất tiết học.
* Để góp phần cho gia đình xum họp đầm ấm thường xuyên chúng ta cần làm gì?
- HS kể chuyện trong nhóm và trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Đại diện các nhóm lên thi kể, khi kể xong thì trả lời ... ng 1: Kể tên một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta và địa phương
? Kể tên các giống gà mà em biết? 
- GV kết luận : Có nhiều giống gà được nuôi ở nước ta.Có những giống gà : gà nội ,gà nhập nội ,gà lai.
3/ Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của một số giống gàđược nuôi nhiều ở nước ta.
- GV chi nhóm cho HS thảo luận 
-Gà ri ,gà Đông Cảo,gà Tam Hoàng 
- HS thảo luận ghi kết quả vào phiếu học tập
Phiếu học tập
1/ đọc thông tin trong SGK và hoàn thiện bảng sau
Tên giống gà
Đặc điểm hình dạng
Ưu điểm chủ yếu
Nhược điểm chủ yếu
Gà ri
Thân hình ngắn, chân thấp màu vàng
Thịt chắc ,thơm ,ngon ,đẻ nhiều trứng,chăm chỉ kiếm ăn
Gà ác
Thân hình nhỏ ,lông trắng xù như bông chân có 5 ngón và có lông.
Thịt và xương màu đen thơm ngon ,bổ
Gà lơ - go 
Thân hình dài,lông màu trắng,chân cao màu vàng.
Có khả năng đẻ nhiều trứng.
Gà Tam hoàng
Than hình ngắn,lông màu vàng rơm,chân và da màu vàng.
Chóng lớn đẻ nhiều trứng.
2/ Nêu đặc điểm của giống gà được nuôi nhiều ở địa phương em?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
-Gv nhân xét kết luận
4/ Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập.
- GV cho Hs trả lời các câu hỏi cuối bài
-Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
- HS nêu đặc điểm
- HS trình bày
2-3 HS đọc
IV/ Nhận xét dặn dò
- Gv nhận xét thái độ ,tinh thần học tập của HS
Tiết 5: Mĩ thuật
$16: Vẽ theo mẫu:
Mẫu vẽ có hai vật mẫu
I/ Mục tiêu:
- Học sinh hiểu được đặc điểm của mẫu. 
- Học sinh biết cách bố cục và vẽ được hình có tỉ lệ gần đúng mẫu. 
- Học sinh thích quan tâm yêu quý các đồ vật xung quanh. 
II/ Chuẩn bị:
	- Chuẩn bị mẫu cóhai vật mẫu.
	- Bài vẽ của học sinh lớp trước.
	- Giấy vẽ, bút, tẩy, mầu.
III/ Các hoạt động dạy – học:
	1. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
	2. Bài mới:
 *Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1: Quan sát nhận xét:
-Giáo viên đặt mẫu ở vị trí thích hợp, yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét:
+Sự giống và khác nhau của một số đồ vật như chai ,lọ, bình, phích?
+Độ đậm nhạt của từng vật mẫu?.
* Hoạt động 2: Cách vẽ.
- Giáo viên gợi ý cách vẽ.
 +Vẽ khung hình chung và khung hình riêng của từng vật mẫu.
 + Xác định tỷ lệ bộ phận của từng vật mẫu.
 + Vẽ phác hình bằng nét thẳng.
 + Hoàn chỉnh hình.
-Giáo viên gợi ý học sinh vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen:
+Phác các mảng đâm, đậm vừa, nhạt.
+Dùng các nét gạch thưa, dày bằng bút chì đen để diễn tả các độ đậm nhạt.
-Một số HS có thể vẽ màu theo ý thích. 
- Học sinh quan sát mẫu, trả lời câu hỏi của giáo viên.
+Khác nhau: ở tỉ lệ rộng ,hẹp to nhỏ
+Giống nhau: Có miệng cổ, vai thân, đáy 
-Độ đậm nhạt khác nhau.
:* Hoạt động 3: thực hành.
Giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh yếu
Học sinh thực hành vẽ theo hướng dẫn của giáo viên. 
* Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá 
- Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét một số bài vẽ: bố cục, tỉ lệ và đặc điểm của hình vẽ, đậm nhạt.
-GV nhận xét bài vẽ của học sinh
-Gợi ý HS xếp loại bài vẽ theo cảm nhận riêng
-HS nhận xét bài vẽ theo hướng dẫn của GV.
-Học sinh bình chọn bài vẽ đẹp.
3-Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học.HS về nhà chuẩn bị bài sau. 
 Thứ ba ngày 26 tháng 12 năm 2006
Tiết 4: Kĩ thuật
$15: Cắt, khâu, thêu
 túi xách tay đơn giản (tiết3)
I/ Mục tiêu: 
HS cần phải :
Biết cách cắt, khâu, thêu trang trí túi xách tay đơn giản.
Cắt, khâu, thêu trang trí được túi xách tay đơn giản.
Rèn luyện sự khéo léo của đôi tay và khhả năng sáng tạo. HS yêu thích, tự hào với sản phẩm làm được.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Mẫu túi xách tay bằng vải có hình thêu trang trí ở mặt túi.
- Một số mẫu thêu đơn giản.
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
+ Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích thước 50 cm x 70 cm.
+ Kim khâu, kim thêu.
+ Phấn màu, thước kẻ, kéo, khung thêu, chỉ thêu các màu.
III/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
	1-Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS.
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài:
	-Giới thiệu và nêu mục đích của tiết học.
 2.2-Hoạt động 1: HS thực hành.
-GV kiểm tra sản phẩm HS đo, cắt, thêu, khâu ở giờ học trước.
-GV mời 2 HS nêu các yêu cầu của sản phẩm.
-GV nhận xét và nêu thời gian thực hành.
-Nhắc HS thêu trang trí trước rồi mới khâu các bộ phận của túi.
-HS thực hành thêu trang trí, khâu các bộ phận của túi xách tay. (theo nhóm)
-GV quan sát, uốn nắn, chỉ dẫn cho những HS còn lúng túng.
 2.3-Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm.
-Mời một số HS lên trưng bày sản phẩm.
-Cho HS nhắc lại yêu cầu của sản phẩm.
-Cử 2-3 HS lên đánh giá sản phẩm.
-GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS theo hai mức hoàn thành A và chưa hoàn thành B. Những HS hoàn thành sản phẩm trước thời gian , túi khâu đảm bảo kĩ thuật , đẹp được dánh giá ở mức hoàn thành tốt A+
-HS nêu.
-HS thực hành theo hướng dẫn của GV.
-HS trưng bày sản phẩm.
-HS đánh giá sản phẩm.
	3-Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét giờ học.
-Nhắc HS về nhà học bài và đọc trước bài “Một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình”.
Thứ năm ngày 28 tháng 12 năm 2006
Tiết 5: Âm nhạc
$16: Học bài hát 
do địa phương tự chọn
I/ Mục tiêu:
 -Hát đúng giai điệu và lời ca (Chú ý những chỗ có luyến âm).
 -Cảm nhận được hình tượng đẹp trong bài hát
II/ Chuẩn bị : 
 1/ GV: Nhạc cụ : Song loan, thanh phách.
 2/ HS: Nhạc cụ : Song loan, thanh phách.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ KT bài cũ:
 - KT sự chuẩn bị của HS.
2/ Bài mới: 
2.1 HĐ 1: Học hát bài Nụ hoa cách mạng.
- Giới thiệu bài .
-GV hát mẫu 1,2 lần.
-GV hướng dẫn đọc lời ca.
-Dạy hát từng câu: 
+Dạy theo phương pháp móc xích.
+HS hát tiếp cho đến hết bài
+Hướng dẫn HS hát gọn tiếng, thể hiện tình cảm thiết tha trìu mến.
2.2- Hoat động 2: Hát kết hợp võ đệm.
-GV hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
.3-Phần kết thúc:
- Em hãy phát biểu cảm nhận của mình khi hát bài hát này?
- GV nhận xét chung tiết học 
- Về nhà ôn lại bài, chuẩn bị bài sau.
-HS lắng nghe :
- Lần 1: Đọc thường 
-Lần 2: Đọc theo tiết tấu
-HS học hát từng câu:
Trăm sông về biển đông hát bài ca nước non chan hoà
Quê em dòng kênh mát yêu mến cho đất đai phù sa.
-HS hát và gõ đệm theo nhịp
-Lớp chia thanh 2 nửa, một nửa hát một nửa gõ đệm theo nhịp.
 Trăm sông về biển đông hát bài ca nước 
 x x x
non chan hoà
 x
Quê em dòng kênh mát yêu mến cho đất 
 x x x
đai phù sa.
 x
-Bài hát thể hiện tình cảm thiết tha trìu mến của bạn nhỏ với quê hương.
Tiết 5: Đạo đức
Tiết 16: Hợp tác với 
những người xung quanh (tiết 1)
I. Mục tiêu: 
*Học xong bài này, HS biết:
-Cách thức hợp tác với những người xung quanh và ý nghĩa của việc hợp tác.
-Hợp tác với những người xung quanh trong học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày.
-Đồng tình với những người biết hợp tác với những người xung quanh và không đồng tình với những người không biết hợp tác với những người xung quanh.
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2-Hoạt động 1: Tìm hiểu tranh tình huống (trang 25-SGK)
*Mục tiêu: HS biết được một biểu hiện cụ thể của việc hợp tác với những người xung quanh.
*Cách tiến hành:
-GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ:
+ Các nhóm quan sát 2 tranh ở trang 25 SGK và thảo luận các câu hỏi được nêu dưới tranh.
+ Em có nhận xét gì về cách tổ chức trồng cây của mỗi tổ trong tranh?
+ Kết quả mỗi tổ như thế nào?
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận: 
-HS thảo luận theo hướng dẫn của GV.
-Đại diện nhóm trình bày.
1) + Tổ 1 mỗi bạn trồng một cây việc của ai người âý làm nên xong muộn hơn.
+ Tổ 2 các bạn biết lam chung công việc nên hiệu quả công việc cao hơn.
- HS nhận xét.
2.3-Hoạt động 2: Làm bài tập 1 SGK
*Mục tiêu: HS nhận biết được một số việc làm thể hiện sự hợp tác. nhận biết được một số việc làm thể hiện sự hợp tác.
*Cách tiến hành: 
 -Mời 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1.
 -Cho HS thảo luận nhóm 4.
-Mời đại diện các nhóm HS trình bày.
 -GV kết luận:Để hợp tác tốt với người xung quanh chúng ta cần phải biết phân công nhiệm vụ cho nhau 
- Các việc làm thể hiến sự hợp tác là : a,d,đ 
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
2.4-Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (bài tập 2-SGK)
*Mục tiêu: HS biết phân biệt những ý kiến đúng hoặc sai liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh.
*Cách tiến hành:
-GV nêu yêu cầu của bài tập 2 và hướng dẫn HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ.
-GV lần lượt nêu từng ý kiến.
-Mời một số HS giải thích lí do.
-GV kết luận: 
+Tán thành với các ý kiến: a, d
+Không tán thành với các ý kiến: b, c
-Mời 1-2 HS đọc phần ghi nhớ.
-HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ.
-HS giải thích lí do.
- 2- 3 HS đọc.
3-Hoạt động nối tiếp: 
-HS thực hành theo nội dung trong SGK, trang 27.
* Nhận xét giờ học.
Tiết 4: Địa lí
Tiết 16: Ôn tập
I. Mục tiêu: 
 * Học xong bài này, HS:
 -Biết hệ thống hoá các kiến thức đã họcvề dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản.
 -Xác định được trên bản đồ một số thành phố và trung tâm công nghiệp , cảng biển nước ta.
II. Đồ dùng dạy học: 
-Bản đồ trống Việt Nam.	
-Bản đồ: phân bố dân cư, kinh tế Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1-Kiểm tra bài cũ: 
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài:
 2.2-Hoạt động 1: (Làm việc theo nhóm 4)
-Mời 4 HS đọc nối tiếp 4 yêu cầu trong SGK.Gv phát phiếu cho HS thảo luận
+ Nước ta có bao nhiêu dân tộc ? Dân tộc nào có số dân đông nhất và sống chủ yếu ở đâu?Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu?
+ Trong các câu dưới đây câu nào đúng câu nào sai?
+ Kể tên các sân bay quốc tế của nước ta ? Những thành phố nào có cảng biển lớn vào bậc nhất nước ta?
2.2-Hoạt động 2: (Làm việc cả lớp)
-Mời đại diện các nhóm trình bày, mỗi nhóm trình bày một câu. 
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét. Kết luận:
- GV treo bản đồ yêu cầu HS chỉ vị trí các trung tâm công nghiệp lớn tuyến đường sắt Bắc –Nam,quốc lộ 1A
-HS đọc yêu cầu.
-HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.
- Nước ta có 54 dân tộc ,dân tộc Kinh ( Việt ) có số dân đông nhất và sống chủ yếu ở đồng bằng, ven biển.Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng núi và khu vực Tây Nguyên.
- Các câu đúng : b, c ,d
-Đại diện nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Các sân bay quốc tế của nước ta là:Sân bay Nội Bài ,sân bay Tân Sơn NhấtNhững thành phố có cảng biển lớn vào bậc nhất nước ta là:Hải Phòng , Đà Nẵng , Thành phố Hồ Chí Minh .
- HS chỉ bản đồ theo yêu cầu của GV
3-Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét giờ học. 
-Nhắc HS về học bài và chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 16.doc