Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần dạy 30

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần dạy 30

TIẾT 59: THUẦN PHỤC SƯ TỬ

I. Mục đích - yêu cầu:

- Học sinh đọc rành mạch lưu loát, đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc diễn cảm bài văn.

 - Hiểu ý nghĩa: Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh minh hoạ nội dung bài, bảng phụ.

- Định hướng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Vấn đáp, gợi mở; thực hành, thảo luận nhóm, cá nhân.

 

doc 34 trang Người đăng hang30 Lượt xem 339Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần dạy 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
II. Lên lớp
1. GVCN nhận xét chung
*Ưu điểm:- HS đi học đều, đúng giờ.
 - Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
 - Tham gia nhiệt tình các hoạt động của lớp, của khu.
 - Đội viên có khăn quàng đầy đủ.
 *Nhược điểm:- HS đọc còn ngọng nhiều, kĩ năng làm văn còn nhiều hạn chế, kĩ năng chia còn hạn chế.
 2. Phương hướng tuần sau:
- Duy trì nề nếp ra vào lớp.
- Tăng cường ôn tập 
- Phát huy tối đa những ưu điểm, hạn chế những nhược điểm.
- Tham gia nhiệt tình các hoạt động của khu.
3. Múa hát tập thể
 Đọc báo + Múa hát tập thể
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 5 : Kĩ thật
Đồng chí Nguyên dạy
Tuần 30 
Thứ hai ngày 29 tháng 3 năm 2010
Tiết 1: Hoạt động tập thể.
Chào cờ
Tiết 2: Tập đọc 
Tiết 59: Thuần phục sư tử
I. Mục đích - yêu cầu:
- Học sinh đọc rành mạch lưu loát, đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc diễn cảm bài văn.
 - Hiểu ý nghĩa: Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ nội dung bài, bảng phụ.
- Định hướng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Vấn đáp, gợi mở; thực hành, thảo luận nhóm, cá nhân.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc bài Con gái và nêu nội dung chính của bài.
 - GV nhận xét ghi điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi bảng.
2. Vào bài:
1 - 2 HS đọc bài và nêu nội dung
a. Luyện đọc:
- Mời 1 HS giỏi đọc.
- GV giới thiệu giọng đọc toàn bài.
 - HD chia đoạn.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
- Mời HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc đoạn 1:
+ Ha-li-ma đến gặp vị giáo sĩ để làm gì?
+ Nêu nội dung chính của đoạn 1?
- Cho HS đọc đoạn 2, 3:
+ Vị giáo sĩ ra điều kiện như thế nào?
+ Vì sao nghe điều kiện của vị giáo sĩ, Ha-li-ma sợ toát mồ hôi, vừa đi vừa khóc?
+ Ha-li-ma đã nghĩ ra cách gì làm thân với sư tử ?
+ Ha- li–ma làm gì để làm được đúng điều kiện của vị giáo sĩ?
- Cho HS đọc đoạn còn lại:
+ Ha-li-ma đã lấy 3 sợi lông bờm của sư tử như thế nào?
+ Vì sao gặp ánh mắt của Ha-li-ma, con sư tử đang giận dữ “bỗng cụp mắt  lặng bỏ đi”?
+ Theo vị giáo sĩ điều gì làm nên sức mạnh của người phụ nữ?
+ Kết quả Ha-li-ma đã nhận được điều gì?
- GV tiểu kết rút ra nội dung bài.
- Cho HS nêu lại nội dung bài.
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Mời HS nối tiếp đọc bài.
- Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn từ Nhưng mong muốn hạnh phúcđến sau gáy trong nhóm 2.
- Thi đọc diễn cảm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Cả lớp theo dõi SGK
- Đoạn 1: Từ đầu đến giúp đỡ.
- Đoạn 2:Tiếp cho đến vừa đi vừa khóc.
- Đoạn 3: Tiếp cho đến chải bộ lông bờm sau gáy.
- Đoạn 4:Tiếp cho đến lẳng lặng bỏ đi.
- Đoạn 5: Phần còn lại
+ Lần 1: kết hợp luyện phát âm 
+ Lần 2: Giải nghĩa từ.
- HS luyện đọc theo cặp
1 - 2 HS đọc
+ Nàmg muốn vị giáo sĩ cho lời khuyên:
- ý1: Ha-li-ma gặp vị giáo sĩ để xin lời khuyên 
- HS đọc thầm
+ Nếu Ha-li-ma lấy được 3 sợi lông bờm
+ Vì điều kiện của vị giáo sĩ không thể thực hiện được: Đến gần sư tử đã khó, nhổ 3 sợi
+ Tối đến, nàng ôm một con cừu non vào 
- ý2: Ha-li-ma nghĩ ra cách làm thân với sư tử
+ Một tối, khi sư tử đã no nê, ngoan ngoãn nằm bên chân nàng, Ha-li-ma bèn khấn
+ Vì ánh mắt dịu hiền của Ha-li-ma làm sư tử không thể tức.
+ Điều làm nên sức mạnh của người phụ nữ là trí thông minh, lòng kiên nhẫn, sự dịu dàng.
- ý3: Ha-li-ma đã lấy được 3 sợi lông bờm của sư tử và nhận được lời khuyên
ND: Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình. 
- 5 HS nối tiếp đọc bài
- HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nêu ý nghĩa của câu chuyện? 
- Nhắc HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
- GV nhận xét giờ học. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Toán
Tiết 146: Ôn tập về đo diện tích
I. Mục tiêu: 
 Giúp HS biết:
- Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích; chuyển đổi các đơn vị đo diện tích (với các đơn vị đo thông dụng).
- Viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
- HS làm được bài tập 1, BT2 (cột 1), BT3(cột 1). HS khá giỏi làm được cả các phần còn lại.
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng con, bảng nhóm
- Định hướng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Vấn đáp, gợi mở; thực hành, thảo luận nhóm, cá nhân.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS nêu bảng đơn vị đo diện tích.
- GV nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi bảng
2. Vào bài:
Km2, hm2, dam2, m2 ,dm2, cm2, mm2
Bài tập 1 (154): 
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài theo nhóm 2. GV cho 3 nhóm làm vào bảng nhóm.
- Mời 3 nhóm treo bảng nhóm lên bảng và trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
+ Trong bảng đơn vị đo diện tích đơn vị lớn gấp bao nhiêu lần đơn vị bé tiếp liền ?
+ Đơv vị bé bằng một phần mấy đơn vị lớn hơn tiếp liền?
*Bài tập 2 (154): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm vào bảng con.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (154): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
1km2 = 100hm2
1hm2 = 100dam2= km2
1dam2 = 100m2 = hm2
1m2 = 100 dm2 = dam2
1dm2 = 100cm2 = m2
1 cm2 = 100mm2= dm2
1mm2 = 0,01dm2
1 ha = 10 000 m2
- Trong bảng đơn vị đo diện tích :
+ Đơn vị lớn gấp 100 lần đơn vị bé hơn tiếp liền
+ Đơn vị bé bằng đơn vị lớn hơn tiếp liền.
 Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a. 1m2 = 100dm2 = 10 000cm2= 1000 000mm2
 1ha = 10 000m2
 1km2 = 100ha = 1 000 000m2
b. 1m2 = 0,01dam2 
 1m2 = 0,0001hm2 *1ha = 0,01km2
 = 0,0001ha *4ha = 0,04km2
 1m2 = 0,000001km2
* Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là héc-ta:
 a. 65 000m2 = 6,5 ha b. 6km2 = 600ha
 * 846 000m2 = 84,6ha *9,2km2 = 920ha
 *5000m2 = 0,5ha *0,3km2 = 30ha 
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV củng cố nội dung bài.
- Nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.xem trước bài sau.
- GV nhận xét giờ học.
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: Chính tả (nghe – viết)
Tiết 30: Cô gái Của tương lai
I. Mục đích - yêu cầu:
- Nghe và viết đúng bài CT, viết đúng những từ ngữ dễ viết sai (VD:in-tơ-nét), tên riêng nước ngoài, tên tổ chức. 
- Biết viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng, tổ chức (BT2, 3).
- Giáo dục HS ý thức giữ vở sạch viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng daỵ học:
- Bút dạ và một tờ phiếu viết các cụm từ in nghiêng ở BT 2.
- Định hướng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Vấn đáp, gợi mở; thực hành, thảo luận nhóm, cá nhân.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS viết vào bảng con tên những huân chươngtrong tiết trước.
- GV nhận xét
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài
2. Vào bài:
a. Hướng dẫn HS nghe – viết:
HS viết bảng con
- GV Đọc bài viết.
+ Bài chính tả nói điều gì?
- Cho HS đọc thầm lại bài.
- GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con: In-tơ-nét, Ôt-xtrây-li-a, Nghị viện Thanh niên,
- Em hãy nêu cách trình bày bài? 
- GV đọc từng câu (ý) cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài. 
- GV thu một số bài để chấm.
- Nhận xét chung.
- HS theo dõi SGK.
- Bài chính tả giới thiệu Lan Anh là một bạn gái giỏi giang, thông minh, được xem là một trong những mẫu người của tương lai.
- HS viết bảng con.
- HS viết bài.
- HS soát bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
 Bài tập 2:
- Mời một HS đọc nội dung bài tập.
- Mời 1 HS đọc lại các cụm từ in nghiêng.
- GV dán tờ phiếu đã viết các cụm từ in nghiêng lên bảng và hướng dẫn HS làm bài.
- HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng.
- HS làm bài cá nhân.
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. 
- Cả lớp và GV NX, chốt lại ý kiến đúng.
 Bài tập 3:
- Mời một HS nêu yêu cầu.
- GV gợi ý hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài theo nhóm.
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV NX, chốt lại ý kiến đúng.
+ Lời giải:
Cụm từ anh hùng lao động gồm 2 bộ phận: anh hùng / lao động, ta phải viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó: Anh hùng Lao động.
Các cụm từ khác tương tự như vậy:
 Anh hùng Lực lượng vũ trang
 Huân chương Sao vàng
 Huân chương Độc lập hạng Ba
 Huân chương Lao động hạng Nhất
 Huân chương Độc lập hạng Nhất
- Ghi tên huân chương phù hợp với mỗi chỗ trống:
a. Huân chương Sao vàng
b. Huân chương Quân công
c. Huân chương Lao động
3. Củng cố dặn dò: 
- Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ... ...............................................................................................................................................
Tiết 4: Khoa học
Tiết $59: sự sinh sản của thú
I. Mục tiêu: 
- Biết thú là động vật đẻ con.
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ các loài thú quý hiếm.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 120, 121 SGK. Phiếu học tập.
- Định hướng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Trực quan, vấn đáp, gợi mở; thực hành quan sát, thảo luận nhóm, cá nhân.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Chim là động vật đẻ trứng hay đẻ con?
- GV nhận xét đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.
- 1 - 2 HS nêu.
2. Vào bài:
a. Hoạt động 1: Quan sát
*Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình và trả lời các câu hỏi:
+ Chỉ vào bào thai trong hình và cho biết bào thai của thú được nuôi dưỡng ở đâu?
+ Chỉ và nói tên một số bộ phận của thai mà bạn nhìn thấy?
+ Bạn có nhận xét gì về hình dạng của thú con và thú mẹ?
+ Thú con ra đời được thú mẹ nuôi bằng gì?
+ So sánh sự sinh sản của thú và của chim, bạn có nhận xét gì?
- Bước 2: Làm việc cả lớp
+ Mời đại diện một số nhóm trình bày.
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ GV nhận xét, kết luận: 
*Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết bào thai của thú phát triển trong bụng mẹ.
- Phân tích được sự tiến hoá trong chu trình sinh sản của thú so với chu trình sinh sản của chim, ếch,
- HS thảo luận nhóm .
- Bào thai của thú được nuôi dưỡng trong bụng mẹ.
- HS chỉ và nêu
- Thú con mới sinh ra có hình dạng giống mẹ.
- Thú con ra đời được thú mẹ nuôi bằng sữa mẹ.
- Sự sinh sản của thú khác với của chim là:
+ Chim đẻ trứng rồi mới nở thành con.
+ ở thú, hợp tử được phát triển trong bụng mẹ, thú con mới sinh ra đã có hình dạng giống như thú mẹ.
b. Hoạt động 2: Làm việc với phiếu.
*Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm 
+ GV phát phiếu học tập cho các nhóm. Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 119 SGK và dựa vào hiểu biết của mình để hoàn thành nhiệm vụ đề ra trong phiếu:
- Bước 2: Làm việc cả lớp
+ Mời đại diện một số nhóm trình bày.
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ GV nhận xét, tuyên dương những nhóm điền được nhiều tên con vật và điền đúng.
*Để các loài thú quý hiếm tồn tại và phát triển chúng ta cần làm gì?
*Mục tiêu: 
- HS biết kể tên một số loài thú thường đẻ mỗi lứa một con ; mỗi lứa nhiều con.
- HS thảo luận ghi kết quả vào phiếu học tập
Phiếu học tập
Số con trong một lứa
Tên động vật
Chỉ đẻ 1 con
Trâu, bò, ngựa,...
2 con trở lên
Chó, lợn, hổ,
- Không lên săn bắn bừa bãi, khuyên ngăn mọi người không lên buôn bán động vật hoang rã...
3. Củng cố, dặn dò: 
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết.
- Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- GV nhận xét giờ học. 
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 5: Mĩ thuật
Đồng chí Thương dạy
Tiết 1: Thể dục
Tiết 59: môn thể thao tự chọn
Trò chơi “lò cò tiếp sức”
I. Mục tiêu:
- Ôn tâng cầu và phát cầu bằng mu bàn chân hoặc ôn ném bóng vào rổ bằng một tay trên vai. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
- Học trò chơi “Lò cò tiếp sức” Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
II/ Địa điểm-Phương tiện:
 - Trên sân trường vệ sinh nơi tập, đảm bảo an khi tập luyện.
- Cán sự mỗi người một còi, Mỗi tổ tối thiểu 5 quả bóng rổ, mỗi học sinh 1quả cầu . Kẻ sân để chơi trò chơi
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp:
 Nội dung Định lượng PP và hình thức tổ chức
1.Phần mở đầu.
- Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu của giờ học.
- Khởi động
- Ôn bài thể dục một lần.
- Kiểm tra bài cũ.
2.Phần cơ bản
*Môn thể thao tự chọn : 
-Ném bóng
3/ Phần kết thúc
- Tập hợp lớp. Hệ thống nội dung bài
6-10 phút
1-2 phút
1 phút
2 phút
3- phút
3- phút
18-22 phút
14-16 phút
2-3 phút
13-14 phút
 5-6 phút
4-6 phút
GV @ * * * * * * *
 * * * * * * * 
-GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học.
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc hoặc theo vòng tròn trong sân
- Đi thường và hít thở sâu
-Xoay các khớp cổ chân đầu gối , hông , vai.
- Kiểm tra 3-4 HS
+ Ôn cầm bóng bằng một tay trên vai.
+ Học cách ném ném bóng vào rổ bằng một tay trên vai.
-ĐHTL: GV
 * * * * *
 * * * * *
-Đi đều theo 2-4 hàng dọc vỗ tay và hát.
- GV cùng học sinh hệ thống bài
- GV nhận xét đánh giá giao bài tập về nhà.
1 –2 phút
1 phút
1 phút
 GV
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * * 
Tiết 2: Tập làm văn
Tiết 5: Mĩ thuật
$30: Vẽ trang trí
Trang trí đầu báo tường.
I/Muc tiêu:
-HS hiểu ý nghĩa của trang trí đầu báo tường
-HS biết cách trang trí vàtrang trí được đầu báo tường.
-HS yêu thích các hoạt động của tập thể.
II/ chuẩn bị:
- Một số đầu báo nhân dân, Nhi đồng
- Giấy vẽ, bút vẽ
III/ Các hoạt động dạy học;
 1.Kiểm tra
-Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
 2.Bài mới:
a/ Giới thiệu bài.
b/ Hoạt động1:Quan sát nhận xét
-Giáo viên cho hoc sinh quan sat một số đầu báo và thân báo (có các bài và tranh ảnh minh hoạ.)
-Báo tường là báo của đơn vị như bộ đội trường học
-Giáo viên yêu cầu HS phát biểu chọn tên tờ báo, kiểu chữ
-Quan sát và tìm.
+ Tên tờ báo.
+Chủ đề của tờ báo
+Hình minh hoạ
-HS phát biểu.
c/ Hoạt động 2: Cách trang trí:
- GV hướng dẫn HS tìm ra cách vẽ.
-Y/C một học sinh nhắc lại .
*HS tìm ra cách vẽ:
- Vẽ hình cân đối với khổ giấy.
- Kẻ chữ và vẽ hình trang trí.
-.Chia khoảng cách để vẽ hoạ tiết.
-Vẽ phác hình hoạ tiết 
-Vẽ nét chi tiết.
-Vẽ màu theo ý thích ở hoạ tiết và nền.
d/ Hoạt động 3: Thực hành:
-GV quan sát giúp đỡ HS còn lúng túng.
-Nhắc HS chọn những hoạ tiết đơn giản để hoàn thành bài vẽ tại lớp.
-HS thực hành vẽ theo nhóm
e/ Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá:
 -Chọn một số bài vẽ để cả lớp nhận xét và xếp loại theo các tiêu chí.
	+Cách bố cục (Hài hoà ,cân đối)
	+Vẽ hoạ tiết (đều,đẹp.)
	+Vẽ màu (có đậm có nhạt).
 - Nhận xét chung tiết học và xếp loại .
3/ Dặn dò: 
 - Sưu tầm tranh, chuẩn bị bài sau.
Tiết 5: Đạo đức
$30: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 
(tiết 1)
I/ Mục tiêu: 
 * Học xong bài này, HS biết:
-Tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống con người.
-Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển môi trường bền vững.
-Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Ii/Đồ dùng đạy học
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1-Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS nối tiếp nêu phần ghi nhớ bài 13.
- Gv nhận xét đánh giá
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: 
2-3 HS nêu
2.2-Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin (trang 44, SGK).
*Mục tiêu: HS nhận biết vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con người ; vai trò của con người trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
*Cách tiến hành:
-GV yêu cầu HS đọc các thông tin trong bài.
-Cho HS thảo luận nhóm 4 theo các câu hỏi trong SGK.
? Tài nguyên thiên nhiênmang lại lợi ích gì cho em và cho mọi người?
? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?
-Mời đại diện một số nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận và mời một số HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
-HS thảo luận theo hướng dẫn của GV.
-Giúp con người phát triển kinh tế,dùng sức nước để chạy máyphát 
điện,sử dụng năng lượng mặt trời để cung cấp năng lượng cho sản xuất và sinh hoạt.
- Cần sử dụng tài nguyên thiên nhiên tiết kiệm và hợp lí,bảo vệ nguồn nước ,không khí
2.3-Hoạt động 2: Làm bài tập 1, SGK
*Mục tiêu: HS nhận biết được một số tài nguyên thiên nhiên
*Cách tiến hành: 
-Mời 1 HS đọc yêu cầu của BT 1.
-Cho HS làm việc cá nhân.
-Mời một số HS trình bày. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, kết luận: 
*Tìm những từ ngữ chỉ tài nguyên thiên nhiên:
Đất trồng, mỏ than ,mỏ dầu, ánh sáng mặt trời ,hồ nước tự nhiên
2.4-Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (bài tập 3, SGK)
*Mục tiêu: HS biết đánh giá và bày tỏ thái độ đối với các ý kiến có liên quan đến tài nguyên thiên nhiên.
*Cách tiến hành: 
-GV lần lượt đọc từng ý kiến trong BT 1.
	-Sau mỗi ý kiến, GV yêu cầu HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu theo quy ước.
 	+Thẻ đỏ: Tán thành.
	+Thẻ xanh: Không tán thành.
	+Thẻ vàng: Phân vân.
-GV mời một số HS giải thích lí do.
-GV kết luận: +Các ý kiến b, c là đúng ; ý kiến a là sai.
 +Tài nguyên thiên nhiên là có hạn, con người cần sử dụng tiết kiệm
3-Hoạt động nối tiếp: 
- Yêu cầu HS tìm hiểu về một tài nguyên thiên nhiên của nước ta hoặc của địa phương để giờ sau tiếp tục nội dung bài học.
Thứ ba ngày 10 tháng 4 năm 2007
 -Dặn HS ghi nhớ những kiến thức về văn tả cây cối vừa ôn luyện. 
 Thứ năm ngày 12 tháng 4 năm 2007
$30: Học hát: 
bài Dàn đồng ca mùa hạ
I/ Mục tiêu:
 -HS hát đúng nhạc và lời bài “Dàn đồng ca mùa hạ” .
- HS hát đúng những chỗ đảo phách và những chỗ có luyến hai nốt nhạc.
 -Giáo dục biết yêu quý và bảo vệ thiên nhiên.
II/ Chuẩn bị : 
 1/ GV:
 -Nhạc cụ : Song loan, thanh phách.
 2/ HS:
 -SGK Âm nhạc 5.
 - Nhạc cụ : Song loan, thanh phách.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ KT bài cũ:
 - KT sự chuẩn bị của HS.
2/ Bài mới: 
2.1 HĐ 1: Học hát bài “Dàn đồng ca mùa hạ” .
- Giới thiệu bài .
-GV hát mẫu 1,2 lần.
-GV hướng dẫn đọc lời ca.
-Dạy hát từng câu: 
+Dạy theo phương pháp móc xích.
+Hướng dẫn HS hát gọn tiếng, thể hiệntình cảm thiết tha trìu mến.
2.2- Hoat động 2: Hát kết hợp gõ đệm.
-GV hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
.3/ Phần kết thúc:
 - GVhát lại cho HS nghe1 lần nữa.
GV nhận xét chung tiết học 
Về nhà ôn lại bài, chuẩn bị bài sau.
-HS lắng nghe :
- Lần 1: Đọc thường 
-Lần 2: Đọc theo tiết tấu
-HS học hát từng câu 
Chẳng nhìn thấy ve đâu, chỉ râm ran tiếng hát
Bè trầm hoà bè cao trong màn xanh lá dày.
- HS hát cả bài
-HS hát và gõ đệm theo nhịp
-Lớp chia thanh 2 nửa, một nửa hát một nửa gõ đệm theo nhịp, theo phách 
Chẳng nhìn thấy ve đâu, chỉ râm ran tiếng hát
 x x x x x x x x x x
Bè trầm hoà bè cao trong màn xanh lá dày.
 X x x x x x x x x x
-HS hát lại cả bài hát.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 30.doc