Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần lễ 11, 12

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần lễ 11, 12

Tiết 51

 LUYỆN TẬP (trang 52)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: HS nắm đ¬ợc chắc về kĩ năng tính tổng nhiều số thập phân, sử dụng tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất. HS được củng cố về so sánh các số thập phân.

2. Kĩ năng: Sử dụng kĩ năng tính tổng nhiều số thập phân để giải bài toán với số thập phân.

3. Thái độ: Ý thức tự giác trong học tập, ham học toán.

II. Đồ dùng dạy học

- Bảng phụ dùng cho bài tập 3.

 

doc 51 trang Người đăng hang30 Lượt xem 470Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần lễ 11, 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Thứ hai ngày 12 tháng 11 năm 2012
CHÀO CỜ
Toán  Tiết 51
 LUYỆN TẬP (trang 52)
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: HS nắm đợc chắc về kĩ năng tính tổng nhiều số thập phân, sử dụng tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất. HS đợc củng cố về so sánh các số thập phân. 
2. Kĩ năng: Sử dụng kĩ năng tính tổng nhiều số thập phân để giải bài toán với số thập phân.
3. Thái độ: Ý thức tự giác trong học tập, ham học toán.
II. Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ dùng cho bài tập 3.
III.Các hoạt động dạy và học 
1. Ổn định tổ chức: (1p)	
2. Kiểm tra: (3p) - HS lên bảng tính: 
 43,9 + 56,08 + 32,6 =132,58 ; 50,03 + 45,78 + 12,5 = 108,31
 - GV nhận xét- cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động1: Giới thiệu bài
Hoạt động2: Luyện tập. 
- HS nêu yêu cầu của bài tập số 1.
Lu ý HS cách đặt tính và tính đúng.
- HS làm trên bảng con.
- HS nêu yêu cầu của bài tập 2.
- HS tự làm bài tập .
- GV giúp đỡ HS yếu.
- 4HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét- cho điểm.
Treo bảng phụ ghi nội dung bài tập.
- HS nêu yêu cầu của bài tập 3.
- HS tự giải lần lợt lên bảng điền kết quả.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm.
- HS : + Đọc đầu bài và nêu yêu cầu của bài. làm bài vào vở.
 – GV bổ sung kết hợp cho điểm.
(1p) (30p)
 8p
Bài 1. Đặt tính rồi tính:
a) 15,32
 + 41,69
 8,44
 65,45
b) 27,05
 + 9,38
 11,23
 47,66
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
 a, 4,68 + 6,03 + 3,97 
 = 4,68 + (6,03 + 3,97) 
 = 4,68 + 10 
 = 14,68.
b, 6,9+ 8,4 + 3,1 + 0,2
 = (6,9 +3,1) + (8,4 + 0,2)	
 = 10 + 8,6 
 = 18,6.
 Bài 3: ; = ?
3,6 + 5,8 > 8,9; 5,7 + 8,8 = 14,5.
7,56 0,08 + 0,4.
Bài 4:
 Bài giải:
Ngày thứ hai người đó dệt được số mét vải là: 28,4 + 2,2 = 30,6(m)
Ngày thứ ba người đó dệt được số mét vải là: 30,6 + 1,5 = 32,1 (m)
Trong ba ngày người đó dệt được số mét vải là: 28,4 + 30,6 + 32,1 = 91,1 (m).
 Đáp số: 91,1 m.
4. Củng cố: (2p) GV tóm tắt lại nội dung chính của bài học. 
5. Dặn dò: (1p) Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau: Trừ hai số thập phân. 
Tập đọc: 
(Tiết 21)
 CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ (trang 102)
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó dễ lẫn: rủ rỉ, leo trèo, xèo ra, lá nâu, săm soi, ríu rít,... Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Săm soi, cầu viện, Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu, có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh.
2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả. Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc đúng lời của từng nhân vật.
3. Thái độ: Tình cảm yêu quý thiên nhiên có ý thức làm đẹp môi trường.
II. Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy và học 
1. Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra: (3p) 2HS đọc bài Đất Cà Mau
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động1: Giới thiệu bài
Hoạt động2: Luyện đọc.
- 1HS khá đọc toàn bài.
- Chia đoạn:
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp lần 1.
- HS đọc nối tiếp lần 2 . Kết hợp đọc chú giải.
- HS đọc theo cặp.
- 1HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
Hoạt động3: Tìm hiểu bài.
- HS đọc thầm và trao đổi với nhau nhóm về các câu hỏi trong bài.
+ CH: Bé Thu thích ra ban công để làm gì?
+ CH: Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có đặc điểm gì nổi bật?
+ GV ghi nhanh ý HS nêu: Cây quỳnh; cây hoa ti gôn, cây hoa giấy, cây hoa ấn Độ.
+ CH: Bạn Thu chưa vui điều gì ?
+ CH: Vì sao chim đậu ban công Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?
+ CH: Em hiểu thế nào là “đất lành chim đậu”?
+ Chốt ý và giảng: 
+ CH: Em có nhận xét gì về hai ông cháu bé Thu?
+ CH: Bài văn muốn nói với chúng ta điều gì?
+ CH: Hãy nêu nội dung chính của bài?
Hoạt động4: Luyện đọc diễn cảm.
 - HD học sinh đọc trên bảng phụ câu dài và diễn cảm đoạn 2.
- HS đọc diễn cảm đoạn 2.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm cho HS bình chọn nhóm, cá nhân đọc hay nhất.
- GV Nhận xét tuyên dương, cho điểm.
(1p)
(10p)
(10p)
(7p)
- Đoạn 1: từ đầu - từng loài cây.
- Đoạn 2: Tiếp - không phải là vườn.
- Đoạn 3: Còn lại.
- Ngắm nhìn cây cối và nghe ông giảng về từng loại cây ở ban công.
- Cây quỳnh lá dày giữ được nước, cây hoa ti-gôn cái râu thò ra theo gió ngọ nguậy như cái vòi voi bé xíu. Cây hoa giấy bị vòi hoa ti-gôn quấn nhiều vòng. Cây đa ấn độ bật ra những búp nhọn đỏ hồng nhọn hoắt, xòe những cái lá nâu, rõ to, ở trong lại hiện ra những búp non nhọn hoắt, đỏ hồng.
- Bạn Hằng ở nhà dưới bảo không phải ban công là vườn.
- Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn.
- Đất lành chim đậu: nơi tốt đẹp thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có con người sinh sống làm ăn. 
* Câu đất lành chim đậu của ông cha ta thật có nhiều ý nghĩa, ở những nơi có sự thanh bình và nhiều cây xanh thì sẽ là môi trường trong lành, nơi chim sinh sống làm tổ có thể là trong rừng, trên cánh đồng nhưng đây chỉ có một ban công nhỏ vẫn có chim đậu.
- Hai ông cháu bé Thu rất yêu thiên nhiên cây cối, chim chóc, hai ông cháu chăm sóc từng loại cây rất tỉ mỉ.
- Mỗi người hãy yêu quý thiên nhiên, làm đẹp môi trường sống xung quanh.
* Nội dung: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu, có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh.
4. Củng cố: (2p) HS tự liên hệ.
 5. Dặn dò: (1p) HS về nhà học bài và chuẩn bị bài: Tiếng vọng. 
Khoa học 
 Tiết 21
 ÔN TẬP CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ (trang 42)
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: Xác định tuổi dậy và đặc điểm nổi bật của tuổi dậy thì.
2. Kĩ năng: Vẽ tranh vận động phòng tránh sử dụng các chất gây nghiện.
3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn sức khoẻ và phòng tránh các chất gây nghiện.
II. Đồ dùng dạy học 
- Giấy A4 và bút màu.
III.Các hoạt động dạy và học 
1. Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra: (4p) Nêu các giai đoạn tuổi dậy thì.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động1: Giới thiệu bài
Hoạt động2: Làm việc cá nhân.
- YC HS nêu:
- Tuổi dậy thì có mấy giai đoạn?
- Mỗi giai đoạn của tuổi dậy thì có đặc điểm gì nổi bật về hình dáng và tình cảm? 
- GV giảng và kết luận:
Hoạt động 3: Thực hành.
- GV gợi ý: Quan sát hình 2,3 trang 44 SGK thảo luận về nội dung từng hình, sau đó đề xuất nội dung tranh và bắt đầu vẽ.
- Trưng bày tranh .
- GV gọi một vài em lên chỉ tranh hãy nói lên thông điệp của mình gửi gắm qua bức tranh.
- GV giảng và kết luận: 
(1p)
(15p)
(15p)
- Tuổi dậy thì có 3 giai đoạn:...
- Có khả năng phát triển về ngoại hình mạnh: chiều cao, cân nặng. Về mặt tình cảm có nhiều thay đổi.
* Ở tuổi dậy thì có nhiều thay đổi về tâm, sinh lí vì thế các em hãy cho người lớn (bố, mẹ, anh, chị) biết những thay đổi của mình 
* Những bức tranh trên bảng mỗi bức tranh là một thông điệp gửi tơí người xem hãy tránh xa các việc xấu. 
4. Củng cố: (3p) Nhắc lại nội dung chính của bài . 
5. Dặn dò: (1p) HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. 
Kĩ Thuật
Tiết 11
 RỬA DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ ĂN UỐNG (trang 44)
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: Nêu đợc tác dụng của việc rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
2. Kĩ năng: Biết cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
3. Thái độ: Có ý thức giúp gia đình.
II. Đồ dùng dạy học 
- Một số bát, đũa và dụng cụ, nước rửa bát (chén).
III.Các hoạt động dạy và học 
1. Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra: (3p)
- Kể tên những công việc em giúp đỡ gia đình trước và sau bữa ăn? 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động1: Giới thiệu bài
Hoạt động2: Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
- HS thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Nêu tên các dụng cụ nấu ăn và ăn uống thường dùng?
- Nêu tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu, bát, đũa sau bữa ăn?
- Nếu như dụng cụ nấu, bát, đũa không được rửa sạch sau bữa ăn thì sẽ thế nào?
- GV kết luận: 
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
- HS quan sát hình, đọc nội dung mục 2 ( SGK) 
- So sánh cách rửa bát ở gia đình với cách rửa bát được trình bày SGK?
- Theo em, những dụng cụ dính mỡ, có mùi tanh nên rửa trước hay rửa sau?
- GV lu ý:
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
- Sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của HS .
- GV nêu đáp án của bài tập. HS đối chiếu kết quả tự đánh giá kết quả học tập của mình.
(1p)
(10p)
(10p)
(7p)
* Bát, đũa, thìa, đĩa sau khi được sử dụng để ăn uống nhất thiết phải được cọ rửa sạch sẽ, không để lưu cữu qua bữa sau hoặc qua đêm. Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống không những làm cho các dụng cụ đó sạch sẽ, khô ráo, ngăn chặn được vi trùng gây bệnh mà còn có tác dụng bảo quản, giữ cho các dụng cụ không bị hoen rỉ.
+ Trứơc khi rửa bát cần dồn hết thức ăn, cơm còn lại trên bát, đĩa vào một chỗ. Sau đó tráng qua một lượt bằng nước sạch tất cả dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
+ Không rửa cốc (li) uống nước cùng với bát, đĩa, thìa, dĩa,...để tránh làm cốc có mùi mỡ hoặc mùi thức ăn.
+ Nên dùng nước rửa bát để rửa sạch mỡ và mùi thức ăn trên bát, đĩa. Về mùa đông, nên hoà nước rửa bát vào nước ấm để rửa cho sạch mỡ. Có thể dùng nước vo gạo để rửa bát cũng rất sạch.
+ Dụng cụ nấu ăn và ăn uống phải đợc rửa hai lần bằng nước sạch. Có thể rửa bát vào chậu, cũng có thể rửa trực tiếp dưới vòi nước. Dùng miếng rửa bát hoặc xơ mớp khô, búi rửa bát cọ sạch cả mặt trong và mặt ngoài của dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
+Úp từng dụng cụ ăn uống đã rửa sạch vào rổ cho ráo nước rồi mới úp vào chạn. 
4. Củng cố: (2p) GV nhận xét ý thức học tập của hs. 
5. Dặn dò: (1p) Tham gia giúp đỡ gia đình rửa bát sau bữa ăn. 
 Thứ ba ngày 13 tháng 11 năm 2012
Tập đọc Tiết 22
 ÔN TẬP 
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: Đọc các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9. Trả lời từ 1-2 câu hỏi của nội dung bài. Lập được bảng thống kê các bài thơ trong ba chủ điểm. Ghi nhớ về tên chủ điểm, tên bài, tác giả, nội dung chính.
2. Kĩ năng: Kĩ năng đọc: đọc trôi chảy, phát âm rõ, tốc độ 100 chữ/1 phút., biết ngắt nghỉ hơi sau dấu câu, giữa các cụm từ, đọc diễn cảm thể hiện nội dung bài và cảm xúc của nhân vật.
3. Thái độ: GD lòng yêu tổ quốc, yêu thiên nhiên, yêu hoà bình qua các bài học.
II. Đồ dùng dạy học 
 - Phiếu ghi sẵn tên bài tập đọc từ tuần 1- tuần 9:
 III.Các hoạt động dạy và học 
1. Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra: 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động1: Giới thiệu bài
Hoạt động2: Kiểm tra đọc (7 HS)
- Gọi từng HS lên bảng gắp thăm và đọc bài trả lời các câu hỏi trong bài đọc theo yêu cầu của GV.
- GV: Nh ...  vượt qua hiểm nghèo, từng bước đẩy lùi "giặc đói, giặc dốt giặc ngoại xâm"
4. Củng cố:(2p) Gọi HS nhắc lại ghi nhớ. Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò : (1p) Về nhà chuẩn bị bài sau. 
Thứ sáu ngày 23 tháng 11 năm 2012
Toán Tiết 60
 LUYỆN TẬP (Trang 61)
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: HS được củng cố về nhân một số thập phân với một số thập phân.
2. Kĩ năng: Bước đầu sử dụng được tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong thực hành tính.
3. Thái độ: Yêu thích môm học.
II. Đồ dùng dạy học 
Bảng nhóm HS
III.Các hoạt động dạy và học 
1. Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra: 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động1: Giới thiệu bài.
Hoạt động2: Luyện tập.
- HS Làm bài theo nhóm 3
 Nhận xét
- HS nêu yêu cầu của bài tập 
- 2 HS lên bảng làm bài tập.
- Lớp làm bài vào vở.
- GV chấm bài, nhận xét
- HS nêu yêu cầu của bài tập 
- 1HS lên bảng làm bài tập.
- Lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét, bổ sung.
 (1p)
(30p)
Bài 1: a) Tính rồi so sánh giá trị của (ab) c và a(bc)
a
b
c
(ab) c
a(bc)
2,5
3,1
0,6
(2,53,1)0,6 = 4,65
2,5(3,10,6) = 4,65
1,6
4
2,5
(1,64)2,5 
=16
1,6(42,5)
=16
4,8
2,5
1,3
(4,82,5)1,3
=15,6
4,8(2,51,3)
=15,6
Phép nhân có tính chất kết hợp.
Khi nhân một tích hai số với số thứ ba ta có thể nhân số thứ nhất với tích của hai số còn lại
 (ab) c = a(bc)
 b) Tính bằng cách thuận tiện nhất.
9,650,4 2,5 = 9,65(0,42,5) 
 = 9,651 = 9,65
0,25409,84 = (0,2540)9,84
 = 10 9,84
 = 98,4
7,38 1,2580 = 7,38(1,2580)
 = 7,38 100 
 = 738
 34,3 5 0,4 = 34,3 (50,4)
 = 3,432 
 = 6,86
Bài 2: Tính
a) (28,7 + 34,5) 2,4 
 = 63,2 2,4 = 151,68
b) 28,7 + 34,5 2,4 
 = 28,7 + 82,8 = 111,5
Bài 3:
Bài giải
 Quãng đường người đi xe đạp đi được trong 2,5 giờ là:
 12,5 2,5 = 31,25(km)
 Đáp số: 31,25 km.
4. Củng cố: (2p) G V tóm tắt lại nội dung chính của bài học. 
5. Dặn dò: (1p) Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung. 
Luyện từ và câu Tiết 23
MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 
(Trang 115)
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về môi trường.
2. Kĩ năng: Tìm đúng từ đồng nghĩa với từ đã cho. Ghép đúng tiếng bảo với những tiếng thích hợp để tạo thành từ phức.
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh.
II. Đồ dùng dạy học 
Bài tập 1b viết sẵn vào bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy và học 
1. Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra: (3p)
- Đặt câu với một cặp quan hệ từ: (Tuy nhà tôi nghèo nhưng tôi vẫn cố gắng đi học) 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập. 
- HS đọc yêu cầu của bài tập 
- HS làm bài tập.
- HS báo cáo kết quả bài làm.
- GV kết luận lời giải đúng.
- HS làm ý b).
- Treo bảng phụ ghi nội dung bài tập.
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1HS lên bảng nối từ với nghĩa của từ
- GV nhận xét- tuyên dương.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài, làm bài tập.
- HS báo cáo kết quả bài làm.
- GV kết luận lời giải đúng.
(1p)
(27p)
12p
Bài tập1:
a)+ Khu dân c: là khu vực dành cho nhân dân ăn ở và sinh hoạt.
 + Khu sản xuất: Là khu làm việc của nhà máy xí nghiệp.
 + Khu bảo tồn thiên nhiên: Là khu vực trong đó có nhiều loại cây quý hiếm và nhiều loại động vật, côn trùng và là cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ và giữ gìn.
b)+ Sinh vật: tên gọi chung các vật sống, bao gồm động, thực vật và vi sinh vật, có sinh đẻ, lớn lên và chết.
 + Sinh thái: Quan hệ giữa sinh vật (kể cả người) với môi trường xung quanh.
 + Hình thái: Hình thức biểu hiện ra bên ngoài của sự vật có thể quan sát được.
Bài tập 2:
VD: Chúng em giữ gìn môi trường sạch đẹp.
4. Củng cố: (2p) GV nhắc lại nội dung chính của bài. 
5. Dặn dò: (1p) Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. 
Luyện từ và câu Tiết 24
 LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ (Trang 121)
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: Xác định đợc quan hệ từ trong câu, ý nghĩa của quan hệ từ và cặp quan hệ từ trong câu cụ thể.
2. Kĩ năng: Sử dụng đúng các từ thích hợp với các câu cụ thể. Sử dụng quan hệ từ đúng mục đích trong khi đặt câu.
3. Thái độ: Yêu thích môm học.
II. Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy và học 
1. Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra: (3p) HS đọc thuộc phần ghi nhớ về quan hệ từ. 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
- HS đọc yêu cầu của bài tập, cả lớp đọc thầm.
- GV gợi ý cho HS cách làm bài.
- HS làm bài tập, báo cáo kết quả bài làm.
- GV kết luận lời giải đúng.
Nhóm đôi
- HS đọc yêu cầu của bài tập, cả lớp đọc thầm.
- HS thảo luận và làm bài tập.
- HS nối tiếp nhau báo cáo kết quả.
- GV kết luận lời giải đúng.
- HS đọc yêu cầu của bài tập 
- HS làm bài tập vào vở.
- 2HS làm bài tập trên bảng phụ và trình bày trên bảng. 
- GV kết luận lời giải đúng.
- HS đọc lại toàn bài.
- HS đọc yêu cầu của bài tập - cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài tập theo 2 nhóm.
- Các nhóm HS nối tiếp nhau ghi kết quả.
- GV kết luận lời giải đúng và tuyên dương khen ngợi nhóm thực hiện tốt. 
(1p)
(28p)
7p
 7p
Bài tập1:
- A cháng đeo cày, cái cày của người Hmông to nặng, bắp cày bằng gỗ tốt màu đen, vòng như hình cái cung, ôm lấy ngực nở. Trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ, cổ đeo cung ra trận.
- bằng nối bắp cày với gỗ tốt; như nối vòng với hình cái cung; như nối hùng dũng với một chàng hiệp sĩ.
Bài tập 2: 
a) Nhưng: biểu thị quan hệ tương phản.
b) Mà: biểu thị quan hệ tương phản.
c) Nếu...thì: biểu thị quan hệ điều kiện, giả thiết - kết quả.
Bài tập 3:
a) điền từ: và.
b) điền từ: ...và... ở... của..
c) điền từ :... thì...thì....
d) điền từ: ... và... nhưng...
Bài tập 4:
VD: Tôi dặn mãi mà nó không nhớ.
 - Việc nhà thì nhác việc chú bác thì siêng.
- Cái áo này chất liệu bằng ni lon.
4. Củng cố: (1p) GV nhắc lại nội dung chính của bài. 
5. Dặn học: (1p) Về nhà ghi nhớ các quan hệ từ và tập đặt câu có quan hệ từ. 	
Tập làm văn Tiết 24
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
 (Quan sát và chọn lọc chi tiết) (Trang 127)
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: Phát hiện những chi tiết tiêu biểu về hình dáng, hoạt động của nhân vật qua hai bài văn mẫu Bà tôi và Người thợ rèn. Biết cách khi quan sát hay viết một bài văn tả người phải chọn lọc để đưa vào bài những chi tiết nổi bật, gây ấn tượng.
2. Kĩ năng: Vận dụng để ghi lại kết quả quan sát ngoại hình của một người thường gặp.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học 
III.Các hoạt động dạy và học 
1. Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra: (3p) HS nêu cấu tạo của bài văn tả người? (gồm 3 phần...) 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
- HS đọc yêu cầu của bài tập - cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài tập theo nhóm đôi.
- Các nhóm HS nối tiếp nhau báo cáo kết quả.
- GV kết luận lời giải đúng.
+ Em có nhận xét gì về cách miêu tả ngoại hình của tác giả?
+Giảng: Bài văn vì thế mà ngắn gọn, sống động mà khắc hoạ nét hình ảnh người bà của tác giả trong tâm trí người đọc, từ đó thấy được tình yêu của cháu đối với bà.
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
HS làm vào vở .
+ HS dựa vào các câu hỏi gợi ý để làm bài tập.
- HS nối tiếp nhau báo cáo kết quả
 - Cùng HS nhận xét, sửa chữa.
+ Em có nhận xét gì về cách miêu tả anh thợ rèn đang làm việc của tác giả?
+ Em có cảm giác gì khi đọc đoạn văn?
- Kết luận: Như vậy ta biết chọn lọc những chi tiết nổi bật khi miêu tả sẽ làm cho người được tả khác biệt hẳn với người xung quanh, làm cho bài văn sẽ hấp dẫn hơn không lan tràn, dài dòng.
(1p)
(27p)
Bài tập 1. Đọc bài văn sau và ghi lại những đặc điểm ngoại hình của người bà (mái tóc, đôi mắt, khuôn mặt, ).
- Chi tiết tả đặc điểm ngoại hình của người bà là:
 + Mái tóc: Đen và dày kì lạ, phủ kín hai vai xoã xuống ngực, xuống đầu gối, mớ tóc dày khiến bà đưa lược thưa bằng gỗ một cách khó khăn.
 + Giọng nói: Trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông, khắc sâu và dễ dàng vào trí nhớ của cháu, dịu dàng, rực rỡ đầy nhựa sống như đoá hoa.
 + Đôi mắt: Hai con ngươi đen sẫm mở ra, long lanh, dịu hiền khó tả, ánh lên những tia sáng ấm áp vui tươi.
 + Khuôn mặt: Đôi má ngăm ngăm đã nhiều nếp nhăn nhưng khuôn mặt hình như vẫn tươi trẻ.
- Tác giả đã quan sát bà rất kĩ, chọn lọc những chi tiết tiêu biểu về ngoại hình của bà để tả.
Bài tập 2: Đọc và ghi lại những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc trong bài văn Người thợ rèn:
 - Những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc:
+ Bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy con cá sống.
 + Quai những nhát búa hăm hở (khiến cho những con cá vàng vùng vẫy quằn quại, giãy lên đành đạch, vẩy bắn tung toé thành những tia lửa sáng rực, nghiến răng ken két, cưỡng lại, không chịu khuất phục).
 + Quặp thỏi thép trong đôi kìm thép dài, dúi đầu nó vào đống than hồng, lệnh cho thợ phụ thổi.
 + Lại lôi con cá lửa ra...
 + Trở tay ném thỏi sắt đánh xèo một tiếng vào cái chậu nước đục ngầu...
 + Liếc nhìn lưỡi rựa như một kẻ chiến thắng, lại bắt đầu một cuộc chinh phục mới.
 - Tác giả đã quan sát rất kĩ từng hoạt động của anh thợ rèn: bắt thỏi thép, quai búa, đập,...
- Cảm giác như đang chứng kiến anh thợ làm việc và thấy tò mò thích thú.
4.Củng cố:(2p) GV nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò: (1p) Về nhà chuẩn bị bài sau. 
Sinh hoạt lớp
NHẬN XÉT CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN
1. Đạo đức
 Các em học sinh ngoan lễ phép với thầy cô giáo, đoàn kết với bạn, không xẩy ra đánh cãi nhau.
 2. Học tập
 Các em có đủ sách giáo khoa, vở viết, bút mực và các đồ dùng khác phục vụ học tập. Lớp duy trì nề nếp học tập các em học sinh đi học đều, đi học đúng giờ. Nhiều em có ý thức học tập tốt ( Dương Thương, Huyền, Hiệp). Còn một số học sinh chưa tự giác tập trung trong học tập (Lý Đoàn, Tình, Sơn).
 3. Lao động vệ sinh
 Các em đã tự giác tích cực thực hiện hoàn thành công việc được giao.
 Công tác vệ sinh lớp học hàng ngày có thực hiện nhưng chưa tự giác mà giáo viên phải nhắc nhở nhiều lần.
 * Nhắc nhở học sinh thực hiện nhiệm vụ tuần tới
 - Yêu cầu cả lớp đi học đều, đi học đúng giờ, trường hợp ốm đau nghỉ học phải có giấy xin phép. Có ý thức chuẩn bị bài ở nhà, trong giờ học cần tập trung phát biểu ý kiến xây dựng bài;
 - Tự giác làm tốt công tác vệ sinh lớp học và khu vực được phân công;
 - Thực hiện nộp các khoản đóng góp trong năm học.
	- Tham gia luyện tập Tiếng Việt của chúng em
	- Tập luyện nghi thức Đội
Kiểm tra giáo án tuần 11+12
.
.
.
Phạm Thị Lộc

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan11,12,.doc