Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần lễ 15 đến tuần 17

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần lễ 15 đến tuần 17

Tiết 71

 LUYỆN TẬP (Trang 72)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: HS được củng cố quy tắc và rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia số thập phân cho số thập phân.

2. Kĩ năng: Vận dụng giải các bài toán có liên quan đến chia số thập phân cho số thập phân.

3. Thái độ: Ý thức tự giác, tích cực trong học tập. Thích học toán.

II. Đồ dùng dạy học

Phiếu bài tập dùng cho bài 2.

III. Các hoạt động dạy và học

1. Ổn định tổ chức: (1p)

2. Kiểm tra: Gọi HS nêu lại quy tắc chia số thập phân cho số thập phân. (3p)

 

doc 65 trang Người đăng hang30 Lượt xem 459Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần lễ 15 đến tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
 Thứ hai ngày 10 tháng 12 năm 2012
 CHÀO CỜ
Toán	 Tiết 71
 LUYỆN TẬP (Trang 72)
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: HS được củng cố quy tắc và rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia số thập phân cho số thập phân.
2. Kĩ năng: Vận dụng giải các bài toán có liên quan đến chia số thập phân cho số thập phân.
3. Thái độ: Ý thức tự giác, tích cực trong học tập. Thích học toán.
II. Đồ dùng dạy học 
Phiếu bài tập dùng cho bài 2.
III. Các hoạt động dạy và học 
1. Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra: Gọi HS nêu lại quy tắc chia số thập phân cho số thập phân. (3p)
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động1: Giới thiệu bài
Hoạt động2: Dạy bài mới. 
- HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
- HS làm bài tập vào bảng con. 
- GV chữa bài, nhận xét.
Củng cố cách chia.
- HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
- HS làm bài vào phiếu bài tập (nhóm đôi).
- GV chữa bài, nhận xét.
* Củng cố cách tìm thừa số chưa biết 
- HS đọc bài tập.
- GV phát bảng phụ.
- Thảo luận theo nhóm 4 và làm bài.
- Đại diện nhóm trình bầy kết quả.
- GV nhận xét, bổ xung.
- HS nêu yêu cầu của bài 4
- HS làm bài tập vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- GV chữa bài nhận xét.
(1p)
(27p)
5p
8p
Bài 1: Đặt tính và tính 
a) 17,5,5 3,9 b) 0,60,3 0,09 
 1 95 4,5 6 3 6,7
 00 0
 c) 0,30,68 0,26 d) 98,15,6 4,63 
 046 1,18 555 21,2
 208 926
 00 00
Bài 2: Tìm x 
a)
 x 1,8 = 72
 x = 72 : 1,8 
 x = 40	
b)
x 0,34 = 1,19 1,02
x 0,34 = 1,2138
 x = 1,2138 : 0,34
 x = 3,57.	
c) x 1,36 = 4,76 4,08
 x 1,36 = 19,4208
 x = 19,4208 : 1,36
 x = 14,28
Bài 3:
Bài giải
1 lít dầu hoả cân nặng là:
3,952 : 5,2 = 0,76(kg)
5,32 kg dầu hoả có số lít là:
5,32 : 0,76 = 7 (lít).
 Đáp số :7 lít dầu hoả.
Bài 4:
Ta có: 218 : 3,7 = 58,91(Dư 0,033) 
Vậy số dư của phép chia trên là: 0,033 
(Lấy đến hai chữ số ở phần thập phân của thương).
4. Củng cố:(2p) G V tóm tắt lại nội dung chính của bài học.
 5. Dặn dò: (1p) Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. 
Tập đọc	 Tiết 29
 BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO (Trang 144)
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo, biết trọng văn hoá, mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
2. Kĩ năng: Đọc đúng, đọc trôi chảy toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung. Biết đọc diễn cảm toàn bài.
3. Thái độ: Biết quý trọng thầy cô và chăm chỉ học hành.
II. Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ viết sẵn câu hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy và học 
1. Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra: 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động1: Giới thiệu bài
Hoạt động2: Luyện đọc.
- Gọi HS khá đọc toàn bài.
- Chia đoạn:
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp lần 1 
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 2 - kết hợp giải nghĩa từ trong chú giải .
- HS luyện đọc theo cặp.
 - GV đọc mẫu.
Hoạt động3: Tìm hiểu bài.
- GV: Nêu câu hỏi:
- HS đọc thầm đoạn và trả lời câu hỏi. 
+ Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh làm gì?
+ Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo Y Hoa như thế nào?
+ Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý "cái chữ"?
- Chi tiết chứng tỏ tình cảm của cô giáo đối với người dân?
+ Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo với "cái chữ " nói lên điều gì?
+ Bài văn này nói lên điều gì?
- GV ghi nội dung chính lên bảng.
Hoạt động4: Luyện đọc diễn cảm.
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 3- 4.
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc diễn cảm.
- HS đọc diễn cảm đoạn 3- 4 của bài.
 - Động viên khuyến khích học sinh có tiến bộ
(1p)
(11p)
(11p)
(8p)
- Đoạn 1: từ đầu - dành cho khách quý.
- Đoạn 2: Tiếp - chém nhát dao.
- Đoạn 3: Tiếp - xem cái chữ nào.
- Đoạn 4: Còn lại.
- Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để dạy học.
- Người dân Chư Lênh đón tiếp cô rất trang trọng và thân tình. Họ đến chật ních cả nhà sàn. Họ mặc quần áo như đi hội. Họ trải đường đi cho cô giáo suốt từ cầu thang bằng những tấm lông thú mịn màng... trao cho cô một con dao để cô chém một nhát vào cột, thực hiện nghi lễ trở thành người của buôn.
- Mọi người ùa theo già làng để xem "cái chữ" ...Cô Hoa viết xong bao nhiêu tiếng hò reo...
- Cô rất yêu quý mọi người, cô rất xúc động, tim đập rộn ràng khi viết cho mọi người xem cái chữ.
+ Người Tây nguyên rất ham học, quý người và yêu cái chữ, người Tây nguyên hiểu rằng chữ mang lại ấm no cho mọi người.
 *Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo, biết trọng văn hoá, mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
* Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo, biết trọng văn hoá, mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
4. Củng cố: (2p) GV tổng kết tiết học. Liên hệ thực tế? 
5. Dặn dò: (1p) HS về nhà chuẩn bị bài: Về ngôi nhà đang xây. 
Khoa học	 Tiết 29
 THUỶ TINH (Trang 58)
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: Kể tên các vật được làm bằng thuỷ tinh. Nêu tính chất và công dụng của thuỷ tinh thông thường. Nêu tính chất và công dụng của thuỷ tinh chất lượng cao.
2. Kĩ năng: Biết cách bảo quản những đồ dùng bằng thuỷ tinh.
3. Thái độ: Ham tìm hiểu khoa học.
II. Đồ dùng dạy học 
Một vài đồ vật bằng thủy tinh, các hình trong sgk
III. Các hoạt động dạy và học 
1. Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra: 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động1: Giới thiệu bài
Hoạt động2: Làm việc theo nhóm 2.
- HS đọc thông tin, quan sát tranh minh hoạ trang 60, thảo luận nhóm.
- Các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình. 
+ Hãy kể tên một số đồ dùng làm bằng thuỷ tinh?
+ Em thấy các đồ dùng bằng thuỷ tinh đều có tính chất gì?
+ Tay cầm một chiếc cốc thuỷ tinh nếu bị rơi xuống sàn thì sẽ ra sao?
Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm 4.
 - HS đọc và thảo luận các câu hỏi trang 60, 61 sgk.
- GV phát cho mỗi nhóm 1 lọ hoa đẹp, 1 bóng đèn, giấy bút dạ.
- HS quan sát vật thật sau đó xác định thuỷ tinh thường và thuỷ tinh chất lượng cao.
- Các nhóm thảo luận và cử đại diện báo cáo kết quả:
+ Em hãy kể tên những đồ vật làm bằng thuỷ tinh thường và thuỷ tinh chất lượng cao?
+ Em có biết người ta chế tạo thuỷ tinh bằng cách nào không?
+ Em cho biết cách bảo quản những đồ dùng bằng thuỷ tinh.
(1p)
(12p)
(16p)
- Bóng đèn, bát, lọ hoa,... con thú nhỏ, những vật kỉ niệm.
- Các đồ dùng đều trong suốt hoặc có màu, dễ vỡ và không bị gỉ.
- Khi thả chiếc cốc xuống sàn nhà sẽ bị vỡ thành nhiều mảnh nhỏ.
Thuỷ tinh thường
Thuỷ tinh chất lượng cao
- Bóng điện 
- Trong suốt không gỉ, cững, dễ vỡ.
- Không cháy không hút ẩm, không bị 
a- xít ăn mòn.
- Lọ hoa, dụng cụ thí nghiệm.
- Rất trong chịu được nóng lạnh.
- Bền và khó vỡ.
+ Những đồ dùng được làm bằng thuỷ tinh thường: cốc, chén, mắt kính, chai lọ, ống đựng thuốc tiêm,...
+ Những đồ dùng được làm bằng thuỷ tinh chất lượng cao: lọ hoa, chai lọ trong phòng thí nghiệm, bát đĩa hấp thức ăn trong lò vi sóng,...
- Bằng cách đun nóng, chảy cát trắng, và các chất khác rồi thổi thành các hình dạng mình muốn.
- Chúng ta cần cẩn thận nhẹ nhàng khi dùng các đồ thuỷ tinh , không va đập, rửa sạch và để ở nơi chắc chắn tránh rơi, vỡ.
4. Củng cố: (2p) Gọi HS nhắc lại tính chất của thuỷ tinh. 
5. Dặn dò: (1p) Về học bài. 
Kĩ thuật Tiết 15
 LỢI ÍCH CỦA VIỆC NUÔI GÀ (Trang 48)
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: Nêu được lợi ích của việc nuôi gà.
2. Kĩ năng: Biết sản phẩm được chế biến từ thịtgà.
3. Thái độ: Có ý thức chăm sóc, bảo vệ vật nuôi
II. Đồ dùng dạy học 
- Hình ảnh minh hoạ trong sgk.
III. Các hoạt động dạy và học 
1. Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra: 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động1: Giới thiệu bài
Hoạt động2: Tìm hiểu lợi ích của việc nuôi gà.
- HS đọc sách, quan sát các hình ảnh 
trong bài học và thảo luận các câu hỏi.
- Đại diện từng nhóm lần lượt nêu ý kiến. 
- Em hãy kể tên các sản phẩm của chăn nuôi gà? 
- Nuôi gà đem lại những lợi ích gì? 
- Em hãy kể tên một số món ăn được chế biến từ trứng gà mà em biết?
- Em hãy kể tên một số món ăn được chế biến từ thịt gà mà em biết ? 
- GV bổ sung, giải thích theo tranh. 
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập.
- GV cho HS làm phiếu 
- GV gọi HS chữa bài, theo dõi, đối chiếu kết quả.
- GV đưa vào đánh giá kết quả HS.
(1p)
(20p)
(10p)
- Thịt gà, trứng gà, lông gà, 
- Gà lớn nhanh, đẻ nhiều trứng, cung cấp thịt, trứng dùng làm thực phẩm, thịt trứng có nhiều chất bổ nhất là đạm, là nguốn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm, đem lại nguồn kinh tế cho người dân...
- Bánh, nem,...
- Gà tần, gà quay, gà nướng, gà luộc, gà rang, ...
 PHIẾU HỌC TẬP
 Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. 
A
 Lợi ích của việc nuôi gà:
 Cung cấp thịt và trứng làm thực 
 phẩm
Cung cấp chất bột, đường
C
 Cung cấp nguyên liệu cho công 
D
 nghiệp chế biến thực phẩm
 Đem lại nguồn thu nhập cho 
 người chăn nuôi
E
 G. Làm thức ăn cho vật nuôi
 Xuất khẩu 
M
 Cung cấp phân bón cho cây trồng
4. Củng cố: (2p) Nhận xết giờ học. 
5. Dặn dò: (1p) Về học bài và thực hành theo nội dung bài học. 
 Thứ ba ngày 11 tháng 12 năm 2012
Tập đọc Tiết 30
 VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY (Trang 148)
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Hình ảnh đẹp và sống động của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới hằng ngày trên đất nước ta.
2. Kĩ năng: Đọc đúng, đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.
3. Thái độ: GD lòng tự hào vẻ đẹp và sự đổi mới của đất nước.
II. Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ viết nội dung chính của bài.
III. Các hoạt động dạy và học 
1. Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra: (3p) HS đọc bài: Buôn Chư Lênh đón cô giáo. 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động1: Giới thiệu bài
Hoạt động2: Luyện đọc.
- Gọi HS khá đọc toàn bài.
- Chia đoạn:
- HS đọc nối tiếp đoạn 
- HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc mẫu.
Hoạt động3: Tìm hiểu bài.
- HS đọc thầm bài thơ và thảo luận nhóm 2 theo câu hỏi.
+ Các bạn nhỏ quan sát những ngôi nhà đang xây khi nào?
+ Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh những ngôi nhà đang xây?
+ Học sinh đọc toàn bài thơ .
+ Tìm những hình ảnh so sánh nói lên vẻ đẹp của ngôi nhà?
+ Tìm những hình ảnh nhân hoá làm cho ngôi nhà sống động?
+ Hình ảnh ngôi nhà đang xây nói lên điều gì trong cuộc sống hôm nay trên đất nước ta?
+ Bài thơ này nói lên điều gì?
- GV đính bảng phụ có nội dung chính của bài và gọi HS nhắc lại.
Hoạt động4: Luyện đọc diễn cảm.
- 1HS đọc diễn cảm toàn bộ bài thơ .
- Tổ chức thi đọc diễn cảm khổ thơ 1-2 cho HS  ... c
- Yêu cầu học sinh nêu rõ tên góc, dạng góc của từng hình tam giác.
+ GV giới thiệu: Dựa vào các góc của các hình tam giác, người ta chia các hình tam giác làm 3 dạng hình khác nhau đó là:
- Hình tam giác có 3 góc nhọn.
- Hình tam giác có 1 góc tù và 2 góc nhọn.
- Hình tam giác có 1 góc vuông và 2 góc nhọn
+ GV cho học sinh nhận biết các hình tam giác.
* Giới thiệu đáy và đường cao của hình tam giác.
- GV giới thiệu tam giác (ABC), nêu tên đáy (BC) và đường cao (AH) tương ứng.
Hoạt động 3: Thực hành.
HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV gọi học sinh chữa bài.
- GV cho điểm học sinh.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh quan sát dùng ê ke để nhận biết đường cao, đáy của tam giác.
- GV nhận xét cho điểm.
- GV gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- GV hướng dẫn học sinh dựa vào số ô có trong mỗi hình; hãy so sánh diện tích các hình.
- Học sinh làm vào vở; đọc bài trước lớp. Cả lớp thống nhất ý kiến
- GV nhận xét và cho điểm học sinh
(1p)
(15p)
(16p)
- Hình tam giác ABC có 3 cạnh là: 
 Cạnh AB, cạnh AC, cạnh BC.
- Hình tam giác ABC có 3 đỉnh: 
 Đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C.
- Hình tam giác có 3 góc là: 
- Góc đỉnh A, cạnh AB và AC (góc A).
- Góc đỉnh B, cạnh BA và BC (góc B)
- Góc đỉnh C, cạnh CA và CB (góc C)
+ Hình tam giác có 3 góc nhọn.
 A
 B C
+ Hình tam giác EKG có 1 góc tù và 2 góc nhọn
 K
 E G
+ Hình tam giác MNP có 1 góc vuông.
 N
 M P
 A 
 B H C
 Bài 1: Viết tên ba góc và ba cạnh của mỗi hình.
Hình ABC: + Có 3 góc: A,B.C
 + Có 3 cạnh: AB, AC, BC.
Hình DEG: + Có 3 góc: D, E, G.
 + Có 3 cạnh: DE, DG. EG.
Hình MNK: + Có 3 góc: M, N, K. 
 + Có 3 cạnh: MN, MK, KN 
Bài 2: Hãy chỉ ra đáy và đường cao tương ứng được vẽ trong mỗi hình.
- Hình tam giác ABC có đường cao CH, đáy AB.
- Hình tam giác DEG có đường cao DK, đáy EG.
- Hình tam giác MPQ có đường cao MN, đáy PQ.
 Bài 3: So sánh diện tích của mỗi hình.
a) Hình tam giác ADE và hình tam giác EDH có 6 ô vuông và 4 nửa ô vuông. Hai hình tam giác đó có diện tích bằng nhau.
b) Hình tam giác EBC và hình tam giác EHC có diện tích bằng nhau.
c) Từ phần a và phần b suy ra: Diện tích hình chữ nhật ABCD gấp 2 lần diện tích hình tam giác EDC.
4. Củng cố:(1p) Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò:(1p) Chuẩn bị bài giờ sau. 
Luyên từ và câu Tiết 34 
 ÔN TẬP VỀ CÂU (Trang 171)
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu cầu khiến.
2. Kĩ năng: Phân biệt về các kiểu câu kể (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?). Xác định đúng các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong từng câu.
3. Thái độ: Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học 
 Bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy và học 
1. Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra: 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động1: Giới thiệu bài.
Hoạt động2: Hướng dẫn làm bài tập.
- HS đọc nội dung bài tập 1.
- GV cho học sinh chữa bài, nhận xét, bổ sung.
- 4 học sinh thảo luận nhóm. Viết bài vào giấy khổ to.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- GV kết luận lời giải đúng.
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Học sinh nối tiếp nhau trả lời theo khả năng của mình.
- Có những kiểu câu kể nào? Chủ ngữ vị ngữ trong kiểu câu đó trả lời cho câu hỏi nào?
- Treo bảng phụ ghi sẵn ghi nhớ
- Yêu cầu học sinh làm bài tập
- GV gợi ý để học sinh làm bài.
+ Viết riêng từng câu kể trong mẩu chuyện
+ Xác định kiểu câu kể đó.
+ Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong từng câu.
(1p)
(30p)
Bài 1: 
Kiểu câu
Ví dụ
Dấu hiệu
Câu hỏi
- Nhưng vì sao cô biết cháu cóp bài của bạn ?
- Câu dùng để hỏi điều chưa biết.
- Cuối câu có dấu chấm hỏi.
Câu kể
+ Cô giáo phàn nàn với mẹ của một học sinh: 
+ Cháu nhà chị hôm nay cóp bài kiểm tra của bạn.
- Câu dùng để kể sự việc.
- Cuối câu có dấu chấm hoặc dấu hai chấm.
Câu cảm
+ Thế thì đáng buồn quá! 
+ Không đâu!
- Câu bộc lộ cảm xúc.
- Trong câu có các từ quá, đâu.
- Cuối câu có dấu chấm than.
Câu khiến
+ Em hãy cho biết đại từ là gì ?
- Câu nêu yêu cầu, đề nghị 
- Trong câu có từ hãy.
Bài 2: 
+ Lời giải đúng: 
 * Ai làm gì?
1.Cách đây không lâu(TN) // lãnh đạo Hội đồng thành phố Nót-tinh- ghêm ở nước Anh(C) // đã quyết định phạt tiền các công chức.(V)
Nói hoặc viết tiếng Anh không đúng chuẩn.
2. Ông chủ tịch Hội đồng thành phố (C) // tuyên bố sẽ không kí bất cứ văn bản nào có lỗi ngữ pháp và chính tả (V).
* Ai thế nào?
1. Theo quyết định này, mỗi lần mắc lỗi(TN) // công chức (C)// sẽ bị phạt 1 bảng(V).
2. Số công chức trong thành phố(C) // khá đông(V).
* Ai là gì? 
- Đây(C) // là một biện pháp mạnh nhằm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Anh(V).
4. Củng cố: (2p) GV nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò:(1p) Dặn học sinh chuẩn bị bài giờ sau. 
Tập làm văn	 Tiết 34 
 TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI (Trang 172)
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: Nắm được yêu cầu của bài văn tả người theo đề đã cho, Bố cục, trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày.
2. Kĩ năng: Biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi cô giáo yêu cầu chữa trong bài viết của mình, tự viết lại một đoạn cho hay hơn.
3. Thái độ: Có thức tiếp thu và sửa lỗi.
II. Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ viết sẵn một số lỗi cần chữa.
III. Các hoạt động dạy và học 
1. Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra: 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động1: Giới thiệu bài.
Hoạt động1:Nhận xét chung bài làm của học sinh.
- Treo bảng phụ ghi đề bài.
- Gọi 1 học sinh đọc lại đề tập làm văn.
- Nhận xét chung về bài làm:
+ Những ưu điểm chính:
+ Những tồn tại:
- Trả bài cho học sinh.
Hoạt động3: Hướng dẫn học sinh chữa bài.
- Hướng dẫn chữa lỗi chung.
- 1 học sinh lên thực hiện chữa trên bảng.
- GV sửa lại cho đúng.
- Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài.
- Học sinh tìm lỗi mắc và sửa lỗi
- Học tập những bài văn hay, những đoạn văn tốt.
- GV gọi học sinh có đoạn văn hay đọc.
* Hướng dẫn viết lại một đoạn văn.
- Gợi ý học sinh viết lại 1 đoạn văn 
- Gọi hoc sinh đọc lại đoạn văn
- Nhận xét.
(1p)
(10p)
(20p)
* Ưu điểm:
- Có một số bài học sinh hiểu đề, viết đúng yêu cầu.
- Bố cục của bài văn rõ ràng
- Chính tả viết đúng
- Hình thức của bài văn được
* Tồn tại:
- GV nêu một số lỗi về dùng từ, đặt câu, cách trình bày, lỗi, chính tả.
+ Đoạn văn có nhiều lỗi chính tả
+ Đoạn văn dùng từ chưa hay.
+ Mở bài, kết bài đơn giản.
4. Củng cố: (2p) Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò:(1p) Chuẩn bị bài giờ sau. 
Sinh hoạt lớp
NHẬN XÉT CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN
 1. Đạo đức
 Các em học sinh ngoan lễ phép với thầy cô giáo, đoàn kết với bạn, không xẩy ra đánh cãi nhau.
 2. Học tập
 Các em có đủ sách giáo khoa, vở viết, bút mực và các đồ dùng khác phục vụ học tập. Lớp duy trì nề nếp học tập các em học sinh đi học đều, đi học đúng giờ. Nhiều em có ý thức học tập tốt ( Dương Thương, Huyền, Lê Hiệp, Đàm Hiệp). Còn một số học sinh chưa tự giác tập trung trong học tập (Lý Đoàn, Tình, Sơn, Viên).
 3. Lao động vệ sinh
 Các em đã tự giác tích cực thực hiện hoàn thành công việc được giao.
 Công tác vệ sinh lớp học hàng ngày có thực hiện nhưng chưa tự giác mà giáo viên phải nhắc nhở nhiều lần.
 * Nhắc nhở học sinh thực hiện nhiệm vụ tuần tới
 - Yêu cầu cả lớp đi học đều, đi học đúng giờ, trường hợp ốm đau nghỉ học phải có giấy xin phép. Có ý thức chuẩn bị bài ở nhà, trong giờ học cần tập trung phát biểu ý kiến xây dựng bài;
 - Về nhà luyện viết bài và làm bài trong vở bài tập đầy đủ
 - Tự giác làm tốt công tác vệ sinh lớp học và khu vực được phân công;
Kiểm tra giáo án tuần 16 + 17
.
.
TUẦN 18
 Thứ hai ngày 28 tháng 12 năm 2009
Chào cờ
Toán Tiết 86
 DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC (trang 87)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Nắm được quy tắc tính diện tích hình tam giác.
2. Kĩ năng: - Biết vận dụng quy tắc tính S hình tam giác
3. Thái độ: - Giáo dục HS yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy- học:
- GV: Chuẩn bị 2 hình tam giác bằng nhau (bằng bìa)
III. Hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (3p) 
 + CH: Nêu đặc điểm của hình tam giác, phân biệt các dạng hình tam giác.
 - HS: Trả lời.
 - GV: Nhận xét cho điểm
3.Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1. Giới thiệu bài
Hoạt động 2. Giới thiệu cách tính diện tích hình tam giác
+ Đọc tên hình tam giác
+ Đọc tên đường cao và cạnh đáy tương ứng
+ 2 HS thực hiện
- GV: Yêu cầu HS lấy trực quan
+CH: Chồng 2 hình tam giác lên nhau rồi so sánh diện tích của 2 hình.
- GV gắn 2 hình tam giác lên bảng yêu cầu HS
- GV hướng dẫn HS cắt một hình tam giác theo đường cao.
+CH:Sau khi cắt em được hình gì?
- Ghép hình:
- GV:Yêu cầu HS ghép 2 hình tam giác trên với hình tam giác còn lại để được 1 hình chữ nhật.
- H/s thực hành ghép
+CH: Từ 2 hình tam giác có diện tích bằng nhau cắt một hình tam giác thành 2 hình tam giác ta ghép 2 hình tam giác vừa cắt với hình tam giác còn lại ta được 1 hình gì?
- HS: Vẽ đường cao EH
+CH: So sánh SHCN với S 2 hình tam giác không bị cắt.
+ CH: So sánh chiều dài hình chữ nhật với cạnh đáy hình tam giác.
+CH: So sánh chiều rộng của HCN với đường cao của hình tam giác.
+CH: So sánh diện tích của hình chữ nhật ABCD với diện tích của hình tam giác EDC.
- HS : Nêu quy tắc tính SHCN:
- GV cho HS tính SHCN ABCD
- GV vẽ hình.
+ Biết EH = h; DC = a Þ Công thức tính diện tích hình tam giác.
Hoạt động 6: Luyện tập
- HS: Đọc thầm yêu cầu bài 1 
+Tự làm bài, lần lượt 2 HS lên bảng. Dưới lớp làm vào vở.
- HS nêu yêu cầu bài 2.
- GV:Trong bài toán, cần lưu ý gì?
- HS: Tự làm bài – 2HS lên bảng chữa bài.
(1p)
(12p)
 1 2
Diện tích bằng nhau. Đường cắt
 2 hình tam giác.
A	 E	B
 1	
	2
D H	C
 Hình chữ nhật.
SHCN = 2 lần S Hình tam giác không bị cắt
- Hình chữ nhật ABCD có chiều dài DC bằng độ dài đáy DC của hình tam giác EDC.
- Chiều rộng của hình chữ nhật bằng chiều cao của hình tam giác.
- Diện tích hình chữ nhật ABCD = 2 lần diện tích hình tam giác EDC
- Lấy S.HCN : 2 
 E
 h 
D C
 a
- SHCN ABCD = DC AD 
 = DC EH
S hình tam giác EDC = 
(s là diện tích, a là độ dài cạnh đáy, h là chiều cao của hình tam giác)
Bài 1
 a. Diện tích hình tam giác là:
 = 24(cm2)
 Đáp số: 24 cm2
 b. Diện tích của hình tam đó là
 = 1,38(dm2)
 Đáp số: 1,38 dm2
Bài 2
+ Độ dài đáy và chiều cao không cùng nhau.
a. Đổi 5m = 50dm
 Diện tích hình tam giác là:
 = 600(dm2)
 Đáp số: 600dm2
b. Diện tích hình tam giác là:
 = 1,38 (dm2)
 Đáp số: 1,38 dm2
4. Củng cố: (2p) GV: Nhận xét giờ học
5. Dặn dò: (1p) Về nhà học bài. Chuẩn bị bài luyện tập .

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 15-17.doc.doc