Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần số 03

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần số 03

Tập đọc

LÒNG DÂN

I- Mục đích, yêu cầu:

1- Biết đọc đúng một văn bản kịch. Cụ thể:

- Biết đọc ngắt giọng, đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật. Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm trong bài.

- Giọng đọc thay đổi linh hoạt, phù hợp với tính cách từng nhân vật & tình huống căng thẳng, đầy kịch tính của vở kịch. Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai.

2- Hiểu ND, ý nghĩa phần 1 của vở kịch: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.

II- Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.

III- Các hoạt động dạy học:

A- Bài cũ:

- 2 HS đọc TL bài thơ: Sắc màu em yêu, trả lời câu hỏi 2, 3 trong SGK.

B- Bài mới:

1- Giới thiệu bài.

2- Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:

a- Luyện đọc:

- 1 HS đọc lời mở đầu giới thiệu nhân vật, cảnh trí, thời gian, tình huống diễn ra vở kịch.

 

doc 22 trang Người đăng hang30 Lượt xem 486Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần số 03", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 18 tháng 9 năm 2006 
Tập đọc
LÒNG DÂN
Mục đích, yêu cầu:
Biết đọc đúng một văn bản kịch. Cụ thể:
Biết đọc ngắt giọng, đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật. Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm trong bài.
Giọng đọc thay đổi linh hoạt, phù hợp với tính cách từng nhân vật & tình huống căng thẳng, đầy kịch tính của vở kịch. Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai.
Hiểu ND, ý nghĩa phần 1 của vở kịch: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
Các hoạt động dạy học:
Bài cũ:
2 HS đọc TL bài thơ: Sắc màu em yêu, trả lời câu hỏi 2, 3 trong SGK.
Bài mới:
Giới thiệu bài.
Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
Luyện đọc:
1 HS đọc lời mở đầu giới thiệu nhân vật, cảnh trí, thời gian, tình huống diễn ra vở kịch.
GV đọc diễn cảm trích đoạn kịch. Chú ý:
+ Phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật. (VD: SGV trang 83)
+ Thể hiện đúng tình cảm, thái độ của nhân vật & tình huống kịch. Cụ thể: Giọng cai và lính: hống hách, xấc ngược; Giọng dì Năm
HS quan sát tranh minh họa những nhân vật trong màn kịch.
3-4 tốp HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của màn kịch. Có thể chia màn kịch thành các đoạn như sau để luyện đọc:
+ Đoạn 1: Từ đầu lời dì Năm (Chồng tui. Thằng này là con.)
+ Đoạn 2: Từ lời cai (Chồng chị à?)lời lính (Ngồi xuống! Rục rịch tao bắn.)
+ Đoạn 3: Còn lại.
Lưu ý: Khi HS đọc GV tuyên dương những em đọc tốt, sửa sai (phát âm, ngắt nghỉ, giọng đọc).
Khi đọc lượt 2: GV giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó: cai, hổng thấy, thiệt, quẹo vô, lẹ, ráng
GV giải thích thêm: tức thời = vừa xong.
HS luyện đọc theo cặp.
1-2 HS đọc lại đoạn kịch.
Tìm hiểu bài:
GV tổ chức 2-3 HS luân phiên điều khiển lớp đọc, trao đổi, phát biểu (Trả lời câu hỏi SGK) / GV chốt lại ý kiến đúng.
+	Câu1: Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm?
+	Câu 2: Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ?
+	Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất? Vì sao?
Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
GV hướng dẫn HS đọc phân vai: Mỗi nhóm 5 em đảm nhận 5 vai và em thứ 6 làm người dẫn chuyện sẽ đọc phần mở đầu- Nhân vật, Cảnh trí, Thời gian.
HS từng tốp tiếp nối nhau đọc phân vai toàn bộ đoạn kịch.
Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những em học tốt.
Dặn HS về nhà đọc trước phần 2 vở kịch: Lòng dân.
Toán
LUYỆN TẬP
Mục tiêu: (SGV trang 47)
Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1:
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm vở / Chữa bài (Khi chữa bài cho HS nêu lại cách chuyển 1 hỗn số thành phân số như SGK)
Bài 2: 
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm vở. / Chữa bài (Lưu ý định hướng chung là phải chuyển về phân số để so sánh)
Bài 3: 
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm vở. / Chữa bài 
3-	Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
1 HS nêu lại cách chuyển hỗn số thành phân số.
GV nhận xét giờ học.
Đạo đức:
CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH (T1)
Mục tiêu: (SGV trang 19)
Đồ dùng dạy - học:
Một vài mẫu chuyện về những người có trách nhiệm trong công việc hoặc dũng cảm nhận lỗi & sửa lỗi.
BT1 được viết sẵn trên giấy khổ lớn hoặc bảng phụ.
Thẻ màu để dùng cho hoạt động 3 (T1)
Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện Chuyện của bạn Đức.
Mục tiêu: HS thấy rõ diễn biến của sự việc & tâm trạng của Đức; biết phân tích, đưa ra quyết định đúng.
Cách tiến hành:
HS đọc thầm & suy nghĩ về câu chuyện.
1-2 HS đọc to cho cả lớp cùng nghe.
HS thảo luận cả lớp theo 3 câu hỏi SGK.
GV kết luận.
1-2 HS đọc mục ghi nhớ SGK.
2-	Hoạt động 2: Làm BT1 (SGK)
Mục tiêu: HS xác định được những việc làm nào là biểu hiện của người sống có trách nhiệm hoặc không có trách nhiệm.
Cách tiến hành:
GV nêu yêu cầu BT1& gọi 1 HS nhác lại yêu cầu BT1.
HS thảo luận theo nhóm đôi.
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
GV kết luận:
+	 a, b, d, g là những biểu hiện của người có trách nhiệm; c, đ, e không phải là biểu hiện của người sống có trách nhiệm.
+	Biết suy nghĩ trước khi hành động, dám nhận lỗi, sửa lỗi; làm việc gì thì làm đến nơi đến chốn,là những biểu hiện của người có trách nhiệm. Đó là những điều chúng ta cần học tập.
3-	Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (BT2)
Mục tiêu: HS biết tán thành những ý kiến đúng & không tán thành những ý kiến không đúng.
Cách tiến hành:
GV lần lượt nêu từng ý kiến ở BT2.
HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu (theo quy ước).
GV hỏi HS tại sao tán thành hoặc phản đối ý kiến đó.
GV kết luận:
+	Tán thành ý kiến a, đ.
+	Không tán thành ý kiến b, c, d.
*	Hoạt động nối tiếp: Chuẩn bị cho trò chơi Đóng vai (BT3)
Thứ ba ngày 19 tháng 9 năm 2006
Thể dục: (Bài 5)
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ- TRÒ CHƠI: “BỎ KHĂN”
Mục tiêu: (SGV trang 48)
Địa điểm, phương tiện:
Sân trường vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn luyện tập.
Chuẩn bị 1 còi, 1-2 chiếc khăn tay.
III-	Nội dung & phương pháp lên lớp:
1-	Phần mở đầu: 6-10 phút.
-	GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu tiết học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện.
-	Trò chơi: “Diệt các con vật có hại”
-	Đứng tại chỗ vỗ tay & hát 1 bài.
2- 	Phần cơ bản: 18- 22 phút
a- 	Đội hình đội ngũ:
-	Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải,quay trái,quay sau dàn hàng, dồn hàng.
-	HS luyện tập (Lần 1-2 do GV điều khiển, kết hợp sửa chữa những sai sót cho HS.
-	HS luyện tập theo tổ (Lần 3-4 Tổ trưởng điều khiển; GV quan sát, nhận xét, sửa chữa cho HS các tổ.
-	Các tổ thi đua trình diễn. / Nhận xét, tuyên dương.
-	HS cả lớp tập lại để củng cố do cán sự lớp điều khiển. (2 lần)
b-	Trò chơi vận động:
-	Chơi trò chơi “Bỏ khăn.”
+	Tập hợp HS theo đội hình chơi, GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi & quy định chơi.
+	Cả lớp thi đua chơi (2-3 lần) / GV quan sát, nhận xét, biểu dương tổ, cá nhân thắng cuộc và tích cực trong khi chơi, chơi đúng luật.(GV tham khảo sách TD2 trang 20-21; 27-28)
3- 	Phần kết thúc: 4-6 phút
-	HS các tổ đi nối thành vòng tròn lớn sau đó khép lại thành vòng tròn nhỏ, đứng lại quay mặt vào tâm vòng tròn: 1-2phút
-	GV giúp HS hệ thống bài học.
-	GV nhận xét, đánh giá tiết học & giao nhiệm vụ về nhà cho HS.
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG (T1)
Mục tiêu: (SGV trang 48)
Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1:
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm vở / Chữa bài (Khi chữa bài cho HS trao đổi ý kiến để tìm ra cách hợp lí nhất)
Bài 2: 
1 HS nêu yêu cầu BT. 
HS làm vở. / Chữa bài
Bài 3: 
1 HS nêu yêu cầu BT, GV hướng dẫn như SGK.
HS làm vở, 2 HS làm giấy khổ to. / Chữa bài 
Bài 4: 
1 HS nêu yêu cầu BT, GV hướng dẫn mẫu.
HS làm vở. / Chữa bài. (Lưu ý GV phải lựu chọn BT để làm tại lớp cho thích hợp, không nhất thiết phải làm hết BT trong SGK.)
Bài 5: 
1 HS đọc đề bài. 
HS làm vở. / Chữa bài
3-	Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét giờ học.
Chính tả
NHỚ - VIẾT: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
QUY TẮC ĐÁNH DẤU THANH
Mục đích, yêu cầu:
Nhớ & viết lại đúng chính tả những câu đã được chỉ định HTL trong bài: Thư gửi các HS
Luyện tập về cấu tạo của vần; bước đầu làm quen với vần có âm cuối u. Nắm được quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng.
Đồ dùng dạy học:
Phấn màu
Bảng lớp kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần.
Hoạt động dạy- học:
Bài cũ:
HS chép vần của các tiếng trong 2 dòng thơ đã cho vào mô hình. / Nhận xét / Ghi điểm.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Hướng dẫn HS nhớ- viết:
2 HS đọc TL đoạn thơ cần nhớ - viết trong bài: Thư gửi các HS / Lớp theo dõi nhận xét, bổ sung.
GV nhắc HS chú ý: những chữ dễ viết sai, những chữ cần viết hoa, cách viết chữ số.
HS nhớ lại đoạn thư, tự viết bài vào vở./ Hết thời gian, GV yêu cầu HS soát lại bài.
GV chấm 7- 10 bài / Từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau và sửa lỗi.
GV nhận xét chung.
Hướng dẫn HS làm BT:
Bài 2:
1HS đọc yêu cầu / Lớp theo dõi / Lớp làm bài vào giấy nháp.
Gọi HS 2 nhóm, mỗi nhóm 8 em, tiếp nối nhau lên bảng điền vần và dấu thanh vào mô hình. / Nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.
HS chữa bài trong vở BT.
Bài 3:
GV giúp HS nắm yêu cầu BT.
HS dựa vào mô hình cấu tạo vần, phát biểu ý kiến / Nhận xét, kết luận.
2-3 HS nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh.
Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét giờ học.
Dặn HS ghi nhớ quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng.
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN DÂN
Mục đích, yêu cầu:
Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về: Nhân dân, biết 1 số thành ngữ ca ngợi phẩm chất của nhân dân Việt Nam.
Tích cực hóa vốn từ (sử dụng từ đặt câu)
Đồ dùng dạy - học:
Bút dạ; một vài tờ phiếu kẻ bảng phân loại để HS làm BT1, 3b.
Một tờ giấy khổ to GV đã viết lời giải BT3b.
Từ điển từ đồng nghĩa tiếng Việt, Sổ tay từ ngữ Tiếng Việt tiểu học hoặc 1 vài trang từ điển phô tô.
Các hoạt động dạy học:
Bài cũ:
2HS đọc lại đoạn văn miêu tả có dùng những từ ngữ miêu tả đã cho (BT4-tuần trước) đã được viết hoàn chỉnh. / Nhận xét/ Ghi điểm
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Hướng dẫn HS làm BT:
Bài 1:
1 HS đọc yêu cầu 
GV giải thích từ: tiểu thương = buôn bán nhỏ.
HS trao đổi với bạn bên cạnh làm bài vào phiếu đã phát cho từng cặp.
Đại diện cặp trình bày kết quả. / Nhận xét, tuyên dương.
Cả lớp chữa bài vào vở theo lời giải đúng.
Bài 2:
1 HS đọc yêu cầu BT 
GV nhắc HS: Có thể dùng nhiều từ đồng nghĩa để giải thích cho cặn kẽ, đầy đủ ND 1 thành ngữ hoặc tục ngữ.
HS làm việc cá nhân hoặc trao đổi với bạn bên cạnh.
HS phát biểu ý kiến / Nhận xét, kết luận (SGV trang 89)
HS thi ĐTL các thành ngữ, tục ngữ trên.
Bài 3:
1 HS đọc yêu cầu BT
Cả lớp đọc thầm truyện: Con Rồng cháu Tiên để trả lời câu hỏi 3a.
GV phát phiếu, 1 vài trang từ điển phô tô cho các nhóm làm bài 3b.
Các nhóm trình bày / Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
HS viết vào vở khoảng 5-6 từ bắt đầu bằng tiếng đồng.
HS nối tiếp nhau làm miệng bài 3c.
Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét giờ học.
Dặn HS về nhà học thuộc các thành ngữ, tục ngữ ở BT2, ghi nhớ các từ bắt đầu bằng tiếng “đồng”.
Chiều thứ ba ngày 19 tháng 9 năm 2006
Toán (Tự học)
LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
Củng cố các phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số.
Củng cố chuyển đổi đơn vị đo độ dài.
Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1: (BT3 trang 12 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu BT. 
HS làm vở / Chữa bài.
Bài 2: (BT3 trang 14 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm vở / Chữa bài.
Bài 3: ...  chủ chiến chủ trương chống Pháp.
Câu 2: Tôn Thất Thuyết cho lập căn cứ kháng chiến.
Câu 3: HS trình bày diễn biến theo thời gian: hành động của Pháp, tinh thần quyết tâm chống Pháp của phái chủ chiến.
Câu 4: Thể hiện lòng yêu nước của 1 bộ phận quan lại trong triều đình nhà Nguyễn, khích lệ nhân dân đấu tranh chống Pháp.
- 	GV nói thêm: 
Hoạt động 4: (làm việc cả lớp)
GV nhấn mạnh những kiến thức kiến thức cơ bản của bài.
GV đặt câu hỏi:
+	Em biết gì thêm về phong trào Cần vương? Hoặc:
+	Em biết ở đâu có đường phố, trường học  mang tên các lãnh tụ trong phong trào Cần vương?
GV gọi vài HS trả lời. / Lớp & GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Tại sao Nguyễn Trường Tộ lại được người đời kính trọng?
Hoạt động 5: (Củng cố, dặn dò:)
HS đọc mục ghi nhớ SGK.
GV nhận xét tiết học.
Sinh hoạt ngoại khóa 
GIÁO DỤC PHÒNG TRÁNH BOM MÌN
BÀI 1: SỰ NGUY HIỂM CỦA BOM MÌN & VẬT LIỆU CHƯA NỔ
Mục tiêu: (SGV trang 1)
Đồ dùng dạy - học:
Sách GV & sách HS.
Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Trò chơi khởi động: “Bom nổ”
GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi & luật chơi.
HS tham gia chơi.
2-	Hoạt động 2: Đọc thông tin & thảo luận (BT1 – SGK)
1 HS đọc thông tin SGK, cả lớp đọc thầm.
GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: đọc các thông tin SGK và thảo luận 2 câu hỏi SGK:
Đại diện các nhóm trình bày / Nhận xét, bổ sung.
GV kết luận: Hiện nay ở Quảng Trị còn sót lại nhiều bom mìn, vật liệu chưa nổ. Hàng năm vẫn còn nhiều người bị tai nạn về bom mìn, đặc biệt là trẻ em. Các em phải cảnh giác phòng tránh khi lao động, sinh hoạt và vui chơi.
3-	Hoạt động 3: Tập làm tuyên truyền viên (BT2 – SGK)
GV nêu tình huống để HS tập làm tuyên truyền viên: 
VD: Trong một cuộc họp xóm nói chuyện về bom mìn, vật liệu chưa nổ. Em hãy nói những điều về bom mìn mà em biết cho mọi người 
GV hướng dẫn HS nói được các ý sau:
+	Bom mìn, các vật liệu chưa nổ còn sót lại nhiều ở các cuộc chiến tranh.
+	Lượng bom mìn & vật liệu chưa nổ còn sót lại ở Việt Nam & Quảng Trị.
+	Số người bị chết, bị thương tật do bom mìn.
+	Đặc điểm của bom, mìn, vật liệu chưa nổ (hình dạng, kích cỡ, màu sắc,, tính nhạy nổ, điều kiện gây nổ)
+	Một số hành vi nguy hiểm có thể dẫn đến tai nạn bom mìn.
GV tổ chức cho HS phỏng vấn theo nhóm.
Vài HS trình bày (nói trước lớp).
GV chốt lại ý chính.
4-	Hoạt động 4: Sắm vai theo tình huống (BT3 - SGK)
1 HS đọc tình huống SGK, cả lớp đọc thầm.
GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: đọc lại tình huống SGK, phân vai và tập xử lí tình huống đó.
Đại diện các nhóm trình bày / Nhận xét, góp ý.
GV kết luận & khen những nhóm xử lí và đóng vai hay.
5-	Hoạt động 5: Củng cố:
HS rút ra những điều thu hoạch được qua bài học.
Cả lớp đọc thầm mục ghi nhớ rồi nhắc lại (không nhìn sách).
GV dặn dò HS thực hành những điều đã học.
Thứ sáu ngày 22 tháng 9 năm 2006
Âm nhạc
ÔN TẬP BÀI HÁT: REO VANG BÌNH MINH
TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 1
Mục tiêu: (SGV trang 13)
Đồ dùng dạy - học:
a-	GV:
Nhạc cụ quen dùng; máy nghe, băng nhạc.
Bài tập đọc nhạc.
b-	HS: 
SGK Âm nhạc 5; nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách,).
Các hoạt động dạy - học:
1-	Phần mở đầu:
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Phần hoạt động:
Nội dung 1: Ôn tập bài hát: Reo vang bình minh.
HS nghe băng nhạc, hát theo.
GV sửa chữa những sai sót. (Lưu ý: Từ “Reo vang reongập hồn ta” thể hiện vui tươi, rộn ràng. Từ “Líu líusáng muôn năm” thể hiện tính chất linh động, linh hoạt.
Tập hát lĩnh xướng: Đoạn a: 1 em; Đoạn b: cả lớp hòa giọng.
Khi hát lần thứ 2 kết hợp vừa hát vừa gõ đệm theo phách hoặc theo nhịp.
Tập hát cả bài kết hợp gõ đệm theo 1 âm hình tiết tấu cố định.
(Lưu ý Lúc đầu: 1 nửa lớp bên này hát, nửa lớp bên kia gõ đệm; tiếp theo: nửa lớp bên kia hát, nửa lớp bên này gõ đệm; cuối cùng cả lớp vừa hát vừa gõ đệm)
Nội dung 2: Học bài: TĐN số 1:
GV treo bài TĐN viết sẵn lên bảng.
HS làm quen với cao độ: Đô, Rê, Mi, Son.
(GV đánh đàn hoặc đọc mẫu cho HS nghe rồi tập đọc theo thứ tự hoặc không theo thứ tự các âm trên)
HS làm quen với hình tiết tấu (gõ hoặc vỗ tay)
 đơn đơn đơn đơn	 đen đen	 đơn đơn đơn đơn	 trắng
Đọc bài TĐN số 1 (GV đàn, HS nghe nhạc rồi đọc lại đúng tên nốt, đúng cao độ)
HS đọc cả bài (ghép lời ca với tốc độ vừa phải)
3-	Phần kết thúc:
GV hướng dẫn HS tập chép bài TĐN số 1
GV nhận xét tiết học.
Toán
ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
Mục tiêu: (SGV trang 51)
Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Ôn tập tìm 2 số khi biết tổng & tỉ số của 2 số đó; Tìm 2 số khi biết hiệu & tỉ của 2 số đó:
a-	Bài toán 1: (tổng & tỉ)
GV hướng dẫn HS nhớ lại & giải được bài toán.
HS nêu nhận xét chung về cách giải bài toán dạng này.
b-	Bài toán 2: (hiệu & tỉ)
GV hướng dẫn HS nhớ lại & giải được bài toán.
HS nêu nhận xét chung về cách giải bài toán dạng này.
3-	Hoạt động 3: Thực hành:
Bài 1:
1 HS nêu yêu cầu BT.
GV hướng dẫn: Hỏi HS tỉ số của 2 số là số nào? 
HS làm nháp, 2 HS lên bảng làm 2 phần của BT / Chữa bài.
Bài 2: 
1 HS nêu yêu cầu BT. 
HS làm vở (lưu ý: có vẽ sơ đồ) / Chữa bài.
Bài 3:
1 HS nêu yêu cầu BT, GV hướng dẫn thêm: để giải bài toán cần phải đưa về dạng tổng- tỉ...
HS làm vở / Chữa bài (Lưu ý: HS có thể tính gộp 1 số bước)
4-	Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét giờ học.
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
Mục đích, yêu cầu:
Biết hoàn chỉnh các đoạn văn dựa theo ND chính của mỗi đoạn.
Biết chuyển 1 phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa thành 1 đoạn văn miêu tả chân thực, tự nhiên.
Đồ dùng dạy - học:
Bảng phụ viết ND chính của 4 đoạn văn tả cơn mưa (BT1).
Dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa của HS trong lớp.
Các hoạt động dạy – học:
Bài cũ:
GV kiểm tra, chấm điểm dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa của 2 HS./ Nhận xét.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1:
1 HS đọc ND BT / Lớp theo dõi SGK.
GV nhắc HS chú ý yêu cầu của đề bài: Tả quang cảnh sau cơn mưa.
Cả lớp đọc lại 4 đoạn văn để xác định ND chính của mỗi đoạn;/ HS phát biểu ý kiến; / gv chốt lại bằng cách treo bảng phụ đã viết ND chính của 4 đoạn văn – xem đây là căn cứ để HS hoàn chỉnh từng đoạn:
+ Đoạn 1: Giới thiệu cơn mưa rào ào ạt tới rồi tạnh ngay.
+ Đoạn 2: Ánh nắng và các con vật sau cơn mưa.
+ Đoạn 3: Cây cối sau cơn mưa.
+ Đoạn 4: Đường phố và con người sau cơn mưa.
GV yêu cầu HS chọn 1 hoặc 2 đoạn trong số 4 đoạn đã cho bằng cách viết thêm vào những chỗ có dấu ()
HS làm bài vào vở. GV nhắc các em chú ý viết dựa trên ND chính của từng đoạn.
Gọi HS đọc bài làm / Nhận xét, tuyên dương. (Tham khảo SGV trang102)
Bài 2:
1 HS đọc yêu cầu BT.
GV: Dựa trên hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cơn mưa của bạn HS, các em sẽ tập chuyển 1 phần trong dàn ý bài văn: Tả cơn mưa (đã lập trong tiết trước) thành 1 đoạn văn miêu tả chân thực, tự nhiên.
HS viết bài vào vở. / Gọi HS đọc đoạn văn đã viết./ Nhận xét, chấm điểm.
Cả lớp bình chọn người viết đoạn văn hay nhất
Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học. 
Dặn HS về nhà tiếp tục hoàn chỉnh BT2; xem trước bài TLV tuần 4.
Địa lí
KHÍ HẬU
Mục tiêu: (SGV trang 82)
Đồ dùng dạy - học:
Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
Quả địa cầu.
Tranh ảnh về 1 số hậu quả do lũ lụt hoặc hạn hán gây ra ở địa phương (nếu có)
Các hoạt động dạy - học:
1-	Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa:
Hoạt động 1: (nhóm)
a-	Bước 1:
HS trong nhóm quan sát quả địa cầu H1 & đọc ND - SGK rồi thảo luận nhóm theo các gợi ý sau:
+	Chỉ vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu & cho biết nước ta nằm ở đới khí hậu nào? Ở đới khí hậu đó nước ta có khí hậu nóng hay lạnh?
+	Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta.
+	Hoàn thành bảng sau:
Thời gian gió thổi
Hướng gió chính
Tháng 1
.
Tháng 7
.
(Lưu ý: Tháng 1: đại diện cho gió đông bắc. Tháng 7: đại diện cho gió tây nam hoặc đông nam).
b-	Bước 2:
Đại diện nhóm trình bày. / Nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng.
+	HS lên bảng chỉ hướng gió tháng 1 & hướng gió tháng 7 trên bản đồ khí hậu Việt Nam (hoặc hình 1 phóng to)
c-	Bước 3: (Đối với HS khá, giỏi)
HS thảo luận rồi điền mũi tên vào sơ đồ sau:
Vị trí
Nhiệt đới
Nóng
Khí hậu nhiệt đới gió mùa
- Gần biển
- Trong vùng có gió mùa.
- Mưa nhiều
- Gió mưa thay đổi theo mùa.
*	Kết luận: Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa: nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa.
2-	Khí hậu giữa các miền có sự khác nhau:
Hoạt động 2: (cá nhân hoặc cặp)
a-	Bước 1:
2 HS lên bảng chỉ dãy núi Bạch Mã trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
GV giới thiệu dãy núi Bạch Mã là ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam.
HS trao đổi với bạn bên cạnh dựa vào bảng số liệu và đọc SGK, hãy tìm sự khác nhau giữa khí hậu miền Bắc & miền Nam. Cụ thể:
+	Về sự chênh lệch giữa tháng 1 & tháng 7;
+	Về các mùa khí hậu;
+	Chỉ trên hình 1, miền khí hậu có mùa đông lạnh & miền khí hậu nóng quanh năm.
b-	Bước 2:
HS trình bày kết quả làm việc trước lớp. / Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
*	Kết luận: Khí hậu nước ta có sự khác nhau giữa miền Bắc & miền Nam. Miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn; miền Nam nóng quanh năm với mùa mưa & mùa khô rõ rệt.
3-	Ảnh hưởng của khí hậu:
Hoạt động 3: (cả lớp)
HS đọc thầm SGK & cho biết: Ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và SX của nhân dân ta.
(+ Khí hậu nước ta thuận lợi cho cây cối phát triển, xanh tốt quanh năm.
 + Khí hậu nước ta gây 1 số khó khăn: có năm mưa lớn gây lũ lụt; có năm ít mưa hạn hán; bão có sức tàn phá lớn.
HS trưng bày tranh ảnh về 1 số hậu quả do hạn hán, lũ lụt, bão gây ra ở địa phương. (nếu có)
Thứ bảy ngày 23 tháng 9 năm 2006 
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN CHÍNH TẢ
Mục đích, yêu cầu:
Nghe - viết đúng, trình bày đúng đoạn (Từ đầuđầm ấm lạ lùng) trong bài: “Quang cảnh ngày mùa” (SGK trang 10 Tiếng Việt 5 -T1)
Làm BT để củng cố về cấu tạo của phần vần & quy tắc đánh dấu thanh.
Các hoạt động dạy-học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
GV nêu yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe- viết:
GV đọc bài chính tả trong SGK / HS theo dõi trong SGK
HS đọc thầm bài chính tả. GV nhắc các em quan sát hình thức trình bày , chú ý những từ ngữ dễ viết sai.
HS gấp SGK. GV đọc từng câu cho HS viết vào vở.
GV đọc lại toàn bài 1 lượt / HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
GV chấm chữa 7- 10 bài / HS đổi vở KT lẫn nhau hoặc tự đối chiếu SGK để chữa lỗi.
GV nhận xét chung.
3-	Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm BT chính tả:
 Bài 1: Chép vần của từng tiếng trong hai dòng thơ sau vào mô hình cấu tạo vần dưới đây:
	Biển đầy cá tôm
	Bầu trời cao vợi
Tiếng
Vần
Tiếng
Vần

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP5 - TUAN 3.doc