Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần số 12

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần số 12

Tập đọc

MÙA THẢO QUẢ

I- Mục đích, yêu cầu: (SGV – trang 230)

II- Đồ dùng dạy học:

- Tranh ảnh minh họa trong SGK. Quả thảo quả hoặc tranh ảnh về rừng thảo quả (nếu có).

III- Các hoạt động dạy- học:

A- Bài cũ:

- 2HS đọc bài thơ Tiếng vọng & trả lời câu hỏi về ND bài.

B- Bài mới:

1- Giới thiệu bài:

- GV giới thiệu bài tập đọc.

2- Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:

a- Luyện đọc:

- 1HS giỏi đọc toàn bài.

- Từng tốp HS ( mỗi tốp 3 em) nối tiếp nhau đọc từng phần của bài ( Đọc 2- 3 lượt )

 Bài này chia làm 3phần:

+ Phần 1: Từ đầu nếp khăn.

+ Phần 2: Tiếp theo không gian.

+ Phần 3: Còn lại.

- GV giới thiệu quả thảo quả, ảnh minh họa rừng thảo quả.

- GV kết hợp sửa lỗi về phát âm, giọng đọc cho HS; giúp HS hiểu nghĩa từ khó trong bài (Chú giải SGK ).

- HS luyện đọc theo cặp.

- 1 HS đọc toàn bài.

- GV đọc diễn cảm bài văn.

 

doc 23 trang Người đăng hang30 Lượt xem 405Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần số 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 27 tháng 11 năm 2006
Tập đọc
MÙA THẢO QUẢ
I-	Mục đích, yêu cầu: (SGV – trang 230)
II-	Đồ dùng dạy học:
Tranh ảnh minh họa trong SGK. Quả thảo quả hoặc tranh ảnh về rừng thảo quả (nếu có).
III-	Các hoạt động dạy- học:
Bài cũ:
-	2HS đọc bài thơ Tiếng vọng & trả lời câu hỏi về ND bài. 
Bài mới:
1-	Giới thiệu bài:
-	GV giới thiệu bài tập đọc.
2-	Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a- 	Luyện đọc:
-	1HS giỏi đọc toàn bài. 
-	Từng tốp HS ( mỗi tốp 3 em) nối tiếp nhau đọc từng phần của bài ( Đọc 2- 3 lượt ) 
	Bài này chia làm 3phần:
+	Phần 1: Từ đầunếp khăn.
+	Phần 2: Tiếp theokhông gian.
+	Phần 3: Còn lại.
- 	GV giới thiệu quả thảo quả, ảnh minh họa rừng thảo quả.
-	GV kết hợp sửa lỗi về phát âm, giọng đọc cho HS; giúp HS hiểu nghĩa từ khó trong bài (Chú giải SGK ). 
HS luyện đọc theo cặp. 
1 HS đọc toàn bài.
-	GV đọc diễn cảm bài văn. 
b-	Tìm hiểu bài:
Câu 1: Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào?( bằng mùi thơm đặc biệt quyến rũ lan xa, lam cho gió thơm, cây cỏ thơm, đất trời thơm, từng nếp khăn, nếp áo người đi rừng cũng thơm.)
Cách dùng từ đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý? ( có tác dụng nhấn mạnh mùi thơm đặc biệt của thảo quả. Câu 2 khá dài, có nhiều từ như lướt thướt, quyến, rải, ngọt lựng, thơm nồng gợi cảm giác hương thơm lan toả, kéo dài. Các câu Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. rất ngắn, lặp lại từ thơm, như tả 1 người đang hít vào để cảm nhận mùi thơm của thảo quả lan khắp không gian.)
Câu 2: Tìm những từ tả chi tiết cho biết cây thảo quả phát triển nhanh? ( Qua 1 nămlấn chiếm không gian.)
Câu 3: Hoa thảo quả nảy ra ở đâu? ( nảy dưới gốc cây)
Khi thảo quả chín, rừng có những nét gì đẹp?( Dưới đáy rừng nhấp nháy.)
c- 	Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- 	3 HS tiếp nối nhau đọc 3 phần của bài. / GV uốn nắn cách đọc cho từng đoạn
-	GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 2.
-	GV hướng dẫn cách đọc : Chú ý nhấn giọng các từ: lướt thướt, ngọt lựng, thơm nồng, gió, đất trời, thơm đậm, ủ ấp.
HS luyện đọc theo cặp.
GV gọi vài HS đọc diễn cảm . Nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
3-	Củng cố, dặn dò:
HS nhắc lại ND bài văn: Ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả khi vào mùa với hương thơm đặc biệt & sự sinh sôi phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả.
GV nhận xét tiết học. 
Toán
NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI 10; 100; 1000; 
I-	Mục tiêu: (SGV trang 118)
II-	Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Hình thành quy tắc nhân nhẩm 1 STP với 10; 100; 100; 
a-	VD1:
GV nêu VD1 & yêu cầu HS tự tìm ra KQ của phép nhân 27,867 x 10 
GV gợi ý để HS rút ra nhận xét như SGK, từ đó nêu cách nhân nhẩm 1 STP với 10.
b-	VD2:
GV nêu VD2 & yêu cầu HS tự tìm ra KQ của phép nhân 53,286 x 100 
GV gợi ý để HS rút ra nhận xét như SGK, từ đó nêu cách nhân nhẩm 1 STP với 100.
c-	Hướng dẫn HS nêu cách nhân nhẩm 1 STP với 10; 100; 1000; như SGK rồi gọi vài HS nhắc lại.
3-	Hoạt động 3: Thực hành:
Bài 1:
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS thi tính nhẩm nhanh (nêu miệng) / Chữa bài (Khi chữa bài GV hỏi HS đã nhẩm như thế nào.)
Bài 2:
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm vở / 1 số HS làm ở bảng lớp / Chữa bài. (Khi chữa GV giúp HS thấy được vận dụng mối quan hệ giữa các đơn vị đo & cách nhân nhẩm. Chẳng hạn: 10,4 dm = 104 cm vì: 10,4 x 10 = 104)
Bài 3:
1 HS đọc đề bài.
HS làm vở / Chữa bài.
3- Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
1 HS nêu lại cách nhân nhẩm 1 STP với 10; 100; 1000; 
GV nhận xét giờ học.
Thứ ba ngày 28 tháng 11 năm 2006
Thể dục:( Bài 23)
ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ, TAY, CHÂN, VẶN MÌNH VÀ TOÀN THÂN
TRÒ CHƠI “AI NHANH VÀ KHÉO HƠN”
Mục tiêu: (SGV trang 80)
Địa điểm & phương tiện:
Sân trường vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn luyện tập.
Chuẩn bị 1 còi, bóng và kẻ sân để tổ chức trò chơi
Nội dung & phương pháp lên lớp:
1-	Phần mở đầu: 6-10 phút.
GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học (1-2phút)
Giậm chân tại chỗ vỗ tay: 1 phút.
Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, hông(do cán sự điều khiển) GV quan sát, nhắc nhở cho HS khởi động đúng động tác, biên độ động tác rộng ( theo đội hình vòng tròn): 2 phút.
*	Chơi trò chơi do GV và hS chọn (theo đội hình vòng tròn khi xoay các khớp): 2 – 3 phút.
2- 	Phần cơ bản: 18- 22 phút.
Trò chơi “ ai nhanh và khéo hơn”: 5 – 6 phút.
+	GV nêu tên trò chơi để HS nhắc lại cách chơi, sau đó cho cả lớp chơi thử: 1- 2 lần rồi cho chơi chính thức 3 – 5 lần. Sau mỗi lần chơi, GV xác nhận và công bố trước lớp những người thắng cuộc ( do từng cặp báo cáo). Cuối cùng những người thua phải chịu phạt theo hình thức đã thoả thận hoặc do những người thắng cuộc yêu cầu.
Ôn 5 động tác thể dục đã học: 10 – 12 phút.
+	Lúc đầu GV cho HS ôn tập chung cả lớp 1 – 2 lần cả 5 động tác theo đội hình vòng tròn hoặc hàng ngang hoặc đội hình do GV chọn, sao đó chia tổ để HS tự quản ôn tập khoảng 7 – 8 phút. Trước khi chia tổ, GV nhấn mạnh những điểm cần chú ý về kĩ thuật và ý thức tổ chức kỉ luật, sau đố mới triển khai về vị trí tập luyện. Trong quá trình HS tập, GV đến từng tổ quan sát, nhắc nhở và kết hợp với sửa động tác sai cho HS. Các em trong tổ thay nhau hô nhịp cho các bạn tập. Ở mỗi tổ có thể tổ chức thi đua chỉ huy, ai có nhịp hô to, rõ ràng, biết nhắc nhở, sửa sai cho bạn là người tháng cuộc.
-	Thi đua giữa các tổ ôn 5 động tác thể dục: 2 – 3 phút. Phương pháp tổ chức thi và hình thức thưởng do GV quy định.
3-	Phần kết thúc: 4-6 phút
-	GV cho HS thả lỏng hoặc hát 1 bài hát do GV chọn: 2 – 3 phút.
-	GV cùng HS hệ thống bài.
GV nhận xét, đánh giá kết quả bài tập. 
Giao bài về nhà: thuộc và tập đúng 5 động tác đã học và nhắc nhở HS chuẩn bị cho giờ sau kiểm tra.
Toán
LUYỆN TẬP
I-	Mục tiêu: (SGV trang 120)
II-	Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1:
1 HS nêu yêu cầu BT.
GV hướng dẫn bài 1b: Chẳng hạn: từ số 8, 05 ta dịch chuyển dấu phẩy sang phải 1 chữ số thì được 80,5. Do đó số 8,05 phải nhân với 10 để được 80,5.
HS tự làm bài vào vở / Đổi vở để chữa chéo cho nhau / Gọi 1 số em đọc kết quả.
Bài 2:
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm vở / 1 số HS làm ở bảng lớp / Chữa bài.
Bài 3:
1 HS đọc đề bài.
HS làm vở / Chữa bài / HS đổi vở để KT.
Bài 4:
1 HS nêu yêu cầu BT.
GV hướng dẫn HS thử từng trường hợp bắt đầu từ x = 0
HS làm vở / Chữa bài.
3- Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét giờ học.
Chính tả:
NGHE - VIẾT: MÙA THẢO QUẢ
PHÂN BIỆT ÂM ĐẦU S/ X, ÂM CUỐI T/ C.
Mục đích, yêu cầu: (SGV trang 232)
Đồ dùng dạy-học:
Một số tờ phiếu nhỏ viết từng cặp tiếng ở BT 2a hoặc 2b để HS bốc thăm, tìm từ ngữ chứa tiếng đó.
Bút dạ, giấy khổ to để các nhóm thi tìm nhanh các từ láy theo yêu cầu ở BT3b.
Các hoạt động dạy-học:
1-	Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hướng dẫn HS nghe- viết:
1 HS đọc đoạn văn trong bài Mùa thảo quả. Cả lớp theo dõi trong SGK
HS nêu ND đoạn văn:Tả quá trình thảo quả nảy hoa, kết trái & chín đỏ làm cho rừng ngập tràn hương thơm & có vẻ đặc biệt.
HS đọc thầm đoạn văn, chú ý những từ dễ viết sai: nảy, lặng lẽ, mưa rây, rực lên, chứa lửa, chứa nắng. 
GV đọc từng câu cho HS viết vào vở.
GV đọc lại toàn bài 1 lượt / HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
GV chấm chữa 7- 10 bài / HS đổi vở KT lẫn nhau hoặc tự đối chiếu SGK để chữa lỗi.
GV nhận xét chung.
Hướng dẫn HS làm BT chính tả:
Bài 2b: (Nhóm)
1 HS nêu yêu cầu của BT.
HS bốc thăm để tìm cặp tiếng cần phân biệt & viết các từ ngữ có chứa các âm đó lên giấy nháp / GV chia HS thành 4 nhóm thi viết nhanh lên bảng hoặc giấy khổ to từ ngữ có cặp tiếng mình đã bốc thăm.
Lớp & GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.
Vài HS tiếp nối nhau đọc lại bài làm tốt nhất của nhóm GV giữ lại trên bảng lớp.
Bài 3:
1HS đọc yêu cầu của bài tập.
HS làm bài theo nhóm đôi. 
GV mời 2 HS lên bảng thi làm bài nhanh vào giấy khổ to GV đã chuẩn bị.
Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
GV gọi vài HS đọc bài làm./ Nhận xét.
4-	Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.
Dặn HS ghi nhớ cá từ ngữ đã luyện viết ở lớp để không viết sai chính tả.
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.
Mục đích, yêu cầu: (SGV trang 235)
Đồ dùng dạy học:
Tranh ảnh khu dân cư, khu SX, khu bảo tồn thiên nhiên giúp HS hiểu các cụm từ trên- BT 1a; 1 vài tờ giấy khổ to thể hiện ND BT 1b.
Bút dạ, 1 vài tờ giấy khổ to & từ điển tiếng Việt hoặc 1 vài trang từ điển phô tô để làm BT 2.
Các hoạt động dạy-học:
Bài cũ:
2 HS nhắc lại kiến thức về quan hệ từ & 1 HS làm BT 3 tiết trước.
GV nhận xét, ghi điểm.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hướng dẫn HS làm BT:
Bài 1:
Một HS đọc ND của BT1, cả lớp theo dõi SGK.
Từng cặp HS trao đổi rồi làm bài vào giấy nháp.
GV dán 3 tờ phiếu lên bảng./ Gọi 3 HS lên bảng làm bài./ Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
GV cho HS làm theo 4 nhóm.
Đại diện các nhóm trình bày./ Nhận xét, chốt lại bài làm đúng.
HS chữa bài vào vở.
Bài 3:
1 HS đọc yêu cầu của BT. 
HS làm bài vào vở./ Gọi vài em nêu miệng bài làm, thu chấm 5- 7 bài./ Nhận xét, ghi điểm.
3-	Củng cố, dặn dò:
-	GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt.
- 	Nhắc HS ghi nhớ các từ ngữ đã học trong bài. 
Chiều thứ ba ngày 28 tháng 11 năm 2006
Toán (Tự học)
LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
Củng cố về phép nhân số thập phân.
Rèn kĩ năng thực hiện tính nhân số phập phân & giải toán có lời văn.
II-	Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1: (BT3 trang 69 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm làm bài vào vở / Chữa bài.
Bài 2: (BT3 trang 70 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm bài vào vở / Chữa bài.
Bài 3: (BT4 trang 70 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm làm bài vào vở, 1HS làm trên bảng lớp / Chữa bài.
 Bài 4: (BT3 trang 71 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm làm bài vào vở / Gọi 1 HS lên bảng chữa bài.
Bài 5: (BT4 trang 71 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm làm bài vào vở / Chữa bài (Thi tìm nhanh).
3-	Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét giờ học.
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Mục đích, yêu cầu:
Củng cố luyện tập về Đại từ trong tiếng Việt.
Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hoạt động 2: Làm bài tập:
Bài ôn:
+	Đại từ là gì? Cho ví dụ.
Bài 1: Đọc thầm bài rồi tìm và ghi lại những đại từ có trong bài “Cái gì quý nhất” SGK  ... g câu. (Lưu ý: Chỗ có luyến & ngân dài, GV đếm số phách 2-3-4 để HS hát ngân dài đủ trường độ nốt nhạc, phân chia câu hát để tập lấy hơi đúng chỗ)
b-	Hoạt động 2:
Hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp.
Hát kết hợp đứng vận động tại chỗ.
3-	Phần kết thúc:
GV cho HS nghe lại bài hát qua băng đĩa.
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà hát lại bài cho mọi người nghe.
Toán
LUYỆN TẬP
Mục tiêu: (SGV trang 124)
Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1:
*	Bài 1a:
GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm (Kẻ sẵn bảng như SGK để hướng dẫn các nhóm làm việc): tính rồi so sánh giá trị của (a x b) x c & a x (b x c); rút ra nhận xét về TC kết hợp của phép nhân số thập phân.
HS làm việc theo nhóm; đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc / Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
HS rút ra nhận xét chung & nhắc lại nhận xét như SGK.
*	Bài 1b:
HS tự làm bài vào vở / Đổi vở để chữa chéo cho nhau.
Bài 2:
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm vở / 1 số HS làm ở bảng lớp / Chữa bài (Khi chữa bài GV cho HS thấy rõ ở phần a và phần b chỉ khác thứ tự phép tính nhưng kết quả hoàn toàn khác nhau).
Bài 3:
1 HS đọc đề bài.
HS làm vở / Chữa bài (KQ: 31,25 km)
3- Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét giờ học.
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(Quan sát và chọn lọc chi tiết)
Mục đích, yêu cầu: (SGV trang 245)
Đồ dùng dạy - học:
Bảng phụ ghi những đặc điểm ngoại hình của người bà (BT1), những chi tết tả người thợ rèn đang làm việc (BT2)
Các hoạt động dạy-học:
Bài cũ:
GV kiểm tra vài HS về việc hoàn chỉnh dàn ý chi tiết của bài văn tả 1 người trong gia đình.
1 HS nhắc lại ND cần ghi nhớ trong tiết TLV trước.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1:
1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
1 HS đọc bài Bà tôi, trao đổi cùng bạn bên cạnh, ghi những đặc điểm ngoại hình của người bà (mái tóc, khuôn mặt, đôi mắtvv). Nếu có vở BT thì gạch chân những chi tiết nhưng khi trình bày phải diễn đạt bằng lời của mình (tránh đọc lại câu văn trong bài.)
HS trình bày kết quả / Nhận xét, bổ sung.
GV mở bảng phụ đã trình bày vắn tắt đặc điểm ngoại hình của người bà. / 1 HS đọc lại.
- Mái tóc:
- Đôi mắt:
- Khuôn mặt:
- Giọng nói:
- đen, dày, phủ kín hai vai, xoãõa xuống ngực, xoãõa xuống đầu gối; mớ tóc dày khiến bà đưa chiếc lược thưa bằng gỗ 1 cách khó khăn.
- hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả; ánh lên những tia sáng ấm áp, vui tươi.
- đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn nhưng khuôn mặt hình như vẫn còn tươi trẻ.
- trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông; khắc sâu vào trí nhớ của cậu bé; dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống như những đoáóa hoa.
GV: Tác giả đã ngắm bà rất kĩ, đã chọn lọc những chi tiết tiêu biểu về ngoại hình của bà để miêu tả. Bài văn vì thế ngắn gọn mà sống động, khắc họa rất rõ hình ảnh của người bà trong tâm trí bạn đọc, đồng thời bộc lộ tình yêu của đứa cháu nhỏ với bà qua từng lời tả.
Bài 1:
1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
1 HS đọc bài Người thợ rèn, trao đổi cùng bạn bên cạnh, ghi những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc. Nếu có vở BT thì gạch chân những chi tiết nhưng khi trình bày phải diễn đạt bằng lời của mình (tránh đọc lại câu văn trong bài.)
HS trình bày kết quả / Nhận xét, bổ sung.
GV mở bảng phụ đã trình bày vắn chi tiết tả người thợ rèn. / 1 HS đọc lại. (SGV trang 247)
GV: Tác giả đã quan sát rất kĩ hoạt động của người thợ rèn; miêu tả quá trình thỏi thép hồng qua bàn tay anh đã biến thành 1 lưỡi rựa vạm vỡ, duyên dáng. Thỏi thép hồng được ví như 1 con cá sống bướng bỉnh, hung dữ; anh thợ rèn như 1 người chinh phục mạnh mẽ, quyết liệt. Người đọc bị cuốn hút, tò mò về HĐ mà mình chưa biết, say mê theo dõi quá trình người thợ khuất phục con cá lửa. Bài văn hấp dẫn, sinh động, mới lạ cả với người đã biết nghề rèn.
Củng cố, dặn dò:
1 HS nói lại tác dụng của việc quan sát & chọn lọc chi tiết miêu tả.
Dặn HS về nhà quan sát ghi lại có chọn lọc kết quả quan sát 1 người em thường gặp (cô giáo, công an) để lập dàn ý cho bài văn tả người trong tiết TLV Luyện tập tả người (tả ngoại hình).
Địa lí
CÔNG NGHIỆP
Mục tiêu: (SGV trang 104)
Đồ dùng dạy - học:
-	Tranh ảnh về một số ngành CN, thủ công nghiệp & sản phẩm của chúng.
-	Bản đồ Hành chính Việt Nam.
Các hoạt động dạy - học:
	Giới thiệu bài:
-	GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.	
1-	Các ngành công nghiệp:
Hoạt động 1: (cặp)
-	HS làm BT 1 trong SGK.
-	Gọi HS trình bày kết quả. / Nhận xét, bổ sung.
-	Tổ chức trò chơi: “Đố vui” về sản phẩm của các ngành CN.
*	Kết luận: Nước ta có nhiều ngành CN. Sản phẩm của từng ngành cũng rất đa dạng.Hình a thuộc ngành CN cơ khí. Hình b thuộc ngành CN điện (Nhiệt điện). Hình c &d thuộc ngành SX hàng tiêu dùng. Hàng CN xuất khẩu của nước ta là dầu mỏ, than, quần áo, giày dép, cá tôm đông lạnh
-	GV nêu câu hỏi:
+	Ngành CN có vai trò như thế nào đối với đời sống & SX? (Cung cấp máy móc cho SX, các đồ dùng cho đời sống & xuất khẩu.).
2-	Nghề thủ công:
Hoạt động 2: (cả lớp)
-	HS trả lời câu hỏi mục 2 SGK.
*	Kết luận: Nước ta có rất nhiều nghề thủ công.
Hoạt động 3: (Cặp)
-	HS dựa vào SGK chuẩn bị trả lời câu hỏi:
+	Nghề thủ công ở nước ta có vai trò & đặc điểm gì?
-	HS trình bày kết quả, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
-	HS chỉ trên bản đồ những địa phương có sản phẩm thủ công nổi tiếng (nếu có điều kiện).
*	Kết luận: 
-	Vai trò: Tận dụng lao động, nguyên liệu, tạo nhiều sản phẩm phục vụ cho đời sống, sản xuất & xuất khẩu.
-	Đặc điểm: + Nghề thủ công ngày càng phát triển trong khắp cả nước, dựa vào sự khéo léo của người thợ & nguồn nguyên liệu sẵn có. + Nước ta có nhiều hàng thủ công nổi tiếng từ xa xưa như: lụa Hà Đông, gốm Bát Tràng, gốm Biên Hòa, hàng cói Nga Sơn,
	Củng cố, dặn dò:
-	HS đọc mục tóm tắt SGK.	
Thứ bảy ngày 2 tháng 12 năm 2006
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
Mục đích, yêu cầu:
Biết lập dàn ý & viết thành 1 đoạn văn tả hình dáng của 1 người.
Đồ dùng dạy học:
1-	Giáo viên:
Viết sẵn cấu tạo của bài văn tả người lên giấy khổ to.
2-	Học sinh:
Những ghi chép kết quả quan sát ngoại hình một người bạn thân.
Các hoạt động dạy học:
Bài cũ:
-	1 HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả người.
-	GV đính tờ giấy viết sẵn cấu tạo bài văn tả người lên bảng / 1 HS đọc lại.
B-	Bài mới:
1-	Giới thiệu bài:
-	GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Đọc thầm lại bài “Hạng A Cháng” và ghi lại những đặc điểm ngoại hình của Hạng A Cháng.
-	HS làm việc cá nhân, GV theo dõi nhắc nhở thêm.
-	GV gọi 1 HS đọc bài làm. / Nhận xét, góp ý.
Bài 2: Dựa vào những gì quan sát được về một người bạn thân, em hãy lập dàn ý cho đoạn văn tả ngoại hình của người bạn thân đó.
-	HS làm việc cá nhân, GV theo dõi nhắc nhở thêm.
-	GV gọi 1 HS đọc bài làm, nhận xét, góp ý.
-	GV chấm điểm 1 số bài.
3- 	Củng cố, dặn dò:
-	1 HS nêu lại cấu tạo của bài văn tả người.
- 	GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà bổ sung hoàn chỉnh dàn ý tả ngoại hình 1 người bạn thân để tiết sau viết thành đoạn văn. 
Khoa học
ĐỒNG & HỢP KIM CỦA ĐỒNG
Mục tiêu: (SGV trang 95)
Đồ dùng dạy - học:
Thông tin & hình trang 50, 51 SGK.
Một số đoạn dây đồng.
Phiếu học tập
Sưu tầm một số tranh ảnh, một số đồ dùng được làm từ đồng hoặc hợp kim của đồng.
Các hoạt động dạy - học:
	Giới thiệu bài:
-	GV nêu nội dung, yêu cầu tiết học.
1-	 Hoạt động 1: Làm việc với vật thật.
Mục tiêu: 
HS quan sát và phát hiện 1 số TC của đồng.
Cách tiến hành:
GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: quan sát các đoạn dây đồng được đem đến lớp & mô tả màu sắc, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của đoạn dây đồng. Có thể so sánh đoạn dây đồng với đoạn dây thép.
Các nhóm làm việc, GV đến các nhóm để giúp đỡ.
Đại diện nhóm trình bày kết quả quan sát & thảo luận của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận: Dây đồng có màu đỏ nâu, có ánh kim, không cứng bằng sắt, dẻo, dễ uốn, dễ dát mỏng hơn sắt.
2-	Hoạt động 2:
Mục tiêu: HS nêu được TC của đồng & hợp kim của đồng.
Cách tiến hành:
HS làm việc cá nhân: đọc các thông tin trang 50 & hoàn thành bảng sau:
Gọi vài HS trình bày bài làm. / Nhận xét, góp ý, bổ sung hoàn chỉnh BT.
Đồng
Hợp kim của đồng
Tính chất
Có màu đỏ, có ánh kim.
Dễ dát mỏng & kéo sợi
Dẫn nhiệt & dẫn điện tốt.
Có màu nâu hoặc vàng, có ánh kim & cứng hơn đồng.
Kết luận: Đồng là kim loại. Đồng-thiếc, đồng-kẽm đều là hợp kim của đồng.
3-	Hoạt động 3: Quan sát & thảo luận: 
Mục tiêu: 
HS kể được tên 1 số đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng.
HS nêu được cách bảo quản một số đồ dùng bằng đồng & hợp kim của đồng.
Cách tiến hành:
HS chỉ & nói tên các đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng trong các hình trang 50, 51 SGK.
Kể tên các đồ dùng khác được làm bằng đồng hoặc hợp kim của đồng mà em biết.
Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng đồng & hợp kim của đồng trong gia đình.
Kết luận: 
Mục bạn cần biết trang 51 SGK
Các đồ dùng bằng đồng & hợp kim của đồng để ngoài không khí có thể bị xỉn màu, vì vậy thỉnh thoảng người ta dùng thuốc đánh đồng để lau chùi, làm cho các đồ đồng đó sáng bóng trở lại.
	Củng cố, dặn dò:
- 	HS đọc mục ghi nhớ SGK.
Đạo đức:
KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ (T1)
Mục tiêu: (SGV trang 32)
Đồ dùng dạy - học:
Đồ dùng để đóng vai cho hoạt động1 (T1).
Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Tìm hiểu ND truyện Sau đêm mưa.
Mục tiêu: HS cần biết phải giúp đỡ người già, em nhỏ & ý nghĩa của việc giúp đỡ người già, em nhỏ.
Cách tiến hành:
GV đọc truyện: Sau đêm mưa SGK.
HS đóng vai theo ND truyện.
HS thảo luận cả lớp theo 3 câu hỏi SGK.
GV kết luận: 
Cần tôn trọng người già, em nhỏ & giúp đỡ họ bằng những việc làm cụ thể phù hợp với khả năng. / Tôn trọng người già, giúp đỡ em nhỏ là biểu hiện của tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người, là biểu hiện của người văn minh, lịch sự.
1-2 HS đọc mục ghi nhớ SGK.
2-	Hoạt động 2: Làm BT1 (SGK)
Mục tiêu: HS nhận biết được các hành vi thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ.
Cách tiến hành:
GV nêu yêu cầu BT1& gọi 1 HS nhắc lại yêu cầu BT1.
HS làm việc cá nhân.
Gọi vài HS trình bày ý kiến. ? Nhận xét, bổ sung.
GV kết luận:
+	Các hành vi a, b, c là những hành vi thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ.
+	Hành vi (d) chưa thể hiện sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc em nhỏ.
3-	Hoạt động nối tiếp: 
-	Tìm hiểu các phong tục, tập quán thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ của địa phương, của dân tộc ta.
Sinh hoạt
SINH HOẠT ĐỘI
(Có biên bản sinh hoạt riêng ở hồ sơ của Chi đội)

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP5 - TUAN 12.doc