Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần số 14

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần số 14

Tập đọc

CHUỖI NGỌC LAM

I- Mục đích, yêu cầu: (SGV – trang 265)

II- Đồ dùng dạy học:

- Tranh ảnh minh họa trong SGK; sưu tầm thêm ảnh giáo đường (nếu có).

III- Các hoạt động dạy- học:

A- Bài cũ:

- 2HS đọc bài Trồng rừng ngập mặn, trả lời câu hỏi bài đọc.

- GV nhận xét, ghi điểm

B- Bài mới:

1- Giới thiệu bài:

- Giới thiệu chủ điểm: HS quan sát tranh minh họa chủ điểm: Vì hạnh phúc con người./ GV giới thiệu: Các bài đọc trong chủ điểm sẽ giúp các em có hiểu biết về cuộc đấu tranh chống đói nghèo, lạc hậu, bệnh tật, vì tiến bộ, vì hạnh phúc của con người

- GV giới thiệu bài tập đọc: chuỗi ngọc lam, một câu chuyện cảm động về tình cảm thương yêu giữa những nhân vật có số phận rất khác nhau.

2- Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:

- 2HS giỏi nối tiếp nhau đọc toàn bài.

Bài này có thể chia thành 2 đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu đã cướp mất người anh yêu quý: Cuộc đối thoại giữa Pi-e và cô bé.

+ Đoạn 2: Đoạn còn lại: Cuộc đối thoại giữa Pi-e và chị cô bé.

- HS luyện đọc, tìm hiểu bài, đọc diễn cảm theo từng đoạn của bài:

a- Đoạn 1: Cuộc đối thoại giữa Pi-e và cô bé:

- Từng tốp HS ( mỗi tốp 3 em) nối tiếp nhau đọc 3 phần của đoạn 1 ( Đọc 2- 3 lượt )

 Đoạn 1 có thể chia làm 3 phần để luyện đọc:

+ Phần 1: Từ đầu Xin chú gói lại cho cháu!

+ Phần 2: Tiếp theo Pi-e đưa cho cô bé chuỗi ngọc và dặn: “Đừng đánh rơi nhé!”

+ Phần 3: Tiếp đã cướp mất người anh yêu quý.

- GV kết hợp sửa lỗi về phát âm, giọng đọc cho HS, đọc đúng các câu hỏi, câu cảm; giúp HS hiểu nghĩa từ khó trong đoạn (lễ Nô-en ).

- HS luyện đọc theo cặp.

 

doc 24 trang Người đăng hang30 Lượt xem 382Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần số 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 11 tháng 12 năm 2006
Tập đọc
CHUỖI NGỌC LAM
Mục đích, yêu cầu: (SGV – trang 265)
Đồ dùng dạy học:
Tranh ảnh minh họa trong SGK; sưu tầm thêm ảnh giáo đường (nếu có).
Các hoạt động dạy- học:
Bài cũ:
-	2HS đọc bài Trồng rừng ngập mặn, trả lời câu hỏi bài đọc.
- 	GV nhận xét, ghi điểm 
Bài mới:
1-	Giới thiệu bài:
- 	Giới thiệu chủ điểm: HS quan sát tranh minh họa chủ điểm: Vì hạnh phúc con người./ GV giới thiệu: Các bài đọc trong chủ điểm sẽ giúp các em có hiểu biết về cuộc đấu tranh chống đói nghèo, lạc hậu, bệnh tật, vì tiến bộ, vì hạnh phúc của con người
-	GV giới thiệu bài tập đọc: chuỗi ngọc lam, một câu chuyện cảm động về tình cảm thương yêu giữa những nhân vật có số phận rất khác nhau.
2-	Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
-	2HS giỏi nối tiếp nhau đọc toàn bài.
Bài này có thể chia thành 2 đoạn: 
+ Đoạn 1: Từ đầuđã cướp mất người anh yêu quý: Cuộc đối thoại giữa Pi-e và cô bé.
+ Đoạn 2: Đoạn còn lại: Cuộc đối thoại giữa Pi-e và chị cô bé.
- 	HS luyện đọc, tìm hiểu bài, đọc diễn cảm theo từng đoạn của bài:
a- 	Đoạn 1: Cuộc đối thoại giữa Pi-e và cô bé:
-	Từng tốp HS ( mỗi tốp 3 em) nối tiếp nhau đọc 3 phần của đoạn 1 ( Đọc 2- 3 lượt ) 
	Đoạn 1 có thể chia làm 3 phần để luyện đọc:
+	Phần 1: Từ đầuXin chú gói lại cho cháu!
+	Phần 2: Tiếp theoPi-e đưa cho cô bé chuỗi ngọc và dặn: “Đừng đánh rơi nhé!”
+	Phần 3: Tiếpđã cướp mất người anh yêu quý.
-	GV kết hợp sửa lỗi về phát âm, giọng đọc cho HS, đọc đúng các câu hỏi, câu cảm; giúp HS hiểu nghĩa từ khó trong đoạn (lễ Nô-en ). 
HS luyện đọc theo cặp. 
Câu 1: Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai?
(để tặng chị nhân ngày lễ Nô-en. Đó là người chị đã thay mẹ nuôi cô từ khi mẹ mất.)
Câu 2: Em có đủ tiền mua chuỗi ngọc không?
(Cô bé không đủ tiền mua chuỗi ngọc.)
Chi tiết nào cho biết điều đó? 
(Cô bé mở khăn tay, đổ lên bàn 1 nắm xu & nói đó là số tiền cô đã đập con lợn đất. Chú Pi-e trầm ngâm nhìn cô, lúi húi gỡ mảnh giấy ghi giá tiền)
HS luyện đọc phân vai theo nhóm 3. / GV mời 2 tốp HS đọc diễn cảm theo cách phân vai đoạn 1.
b- 	Đoạn 2: Cuộc đối thoại giữa PI-e & chị cô bé.
-	Từng tốp HS ( mỗi tốp 3 em) nối tiếp nhau đọc 3 phần của đoạn 2 ( Đọc 2- 3 lượt ) 
	Đoạn 2 chia làm 3 phần để luyện đọc:
+	Phần 1: TiếpCâu trả lời của PI-e: Phải.
+	Phần 2: Tiếp theobằng toàn bộ số tiền em có.
+	Phần 3: Đoạn còn lại.
-	GV kết hợp sửa lỗi về phát âm, giọng đọc cho HS, đọc đúng các câu hỏi, câu cảm; giúp HS hiểu nghĩa từ khó trong đoạn (giáo đường ); giới thiệu tranh minh họa về giáo đường (nếu có). 
HS luyện đọc theo cặp. 
Câu 3: Chị của cô bé gặp Pi-e để làm gì?
(để hỏi có phải cô bé mua chuỗi ngọc ở tiệm của PI-e không? Pi-e bán chuỗi ngọc cho cô bé với giá tiền bao nhiêu?)
Câu 4: Vì sao Pi-e nói rằng em bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc?
(Vì em bé đã mua chuỗi ngọc bằng tất cả số tiền em dành dụm được. / Vì em đã lấy tất cả số tiền mà em đập con lợn đất để mua món quà tặng chị.)
Em nghĩ gì về các nhân vật trong câu chuyện này?
(Các nhân vật trong câu chuyện đều là những người tốt)
GV: Tóm tắt ý chính câu chuyện. (SGV trang 267)
HS luyện đọc phân vai theo nhóm 3. / GV hướng dẫn HS đọc đúngsau đó mời 2 tốp HS đọc diễn cảm theo cách phân vai đoạn 2.
Củng cố, dặn dò:
1HS nêu ý nghĩa của truyện: Ca ngợi những nhân vật trong truyện là những con người có tấm lòng nhân hậu, thương yêu người khác, biết đem lại niềm hạnh phúc, niềm vui cho người khác. 
GV nhận xét tiết học. Nhắc HS biết sống đẹp như các nhân vật trong câu chuyện để cuộc đời trở nên tốt đẹp hơn.
Toán
CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN
MÀ THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ MỘT SỐ THẬP PHÂN
Mục tiêu: (SGV trang 132)
Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hiện phép chia 1 STN cho 1 STN mà thương tìm được là 1 STP:
a-	VD1:
-	GV nêu bài toán / 1 HS nêu lại bài toán.
+	Muốn biết mỗi cạnh của hình vuông dài bao nhiêu mét làm thế nào? Nêu phép tính.
	( 27 : 4 = ? (m))
GV hướng dẫn HS cách cách đặt tính và tính như SGK (Chú ý nhấn mạnh ở thao tác viết dấu phẩy ở thương & thêm 0 vào bên phải số bị chia rồi chia tiếp.
GV hướng dẫn HS tự rút ra cách chia một STN cho 1 STN mà còn dư.
+	Khi chia một số tự nhiên cho 1 STN mà còn dư ta làm thế nào?
-	HS phát biểu ý kiến, nhận xét, kết luận (như SGK)
b-	VD2:
-	GV nêu bài toán, yêu cầu HS vận dụng nhận xét từ VD1 để tự đặt tính & tính. (Lưu ý hỏi HS phép chia này có thực hiện được như phép chia ở VD1 không? “Coi như được 0 & số dư chính là số bị chia hoặc chuyển 43 thành 43,0 rồi thực hiện phép chia như đã học)
c-	Hướng dẫn HS nêu cách chia 1 STN cho 1 STN mà còn dư như SGK rồi gọi vài HS nhắc lại.
3-	Hoạt động 3: Thực hành:
Bài 1:
1 HS nêu yêu cầu BT.
Lần lượt 2HS lên bảng làm, cả lớp làm vở / Chữa bài (KQ: a) 2,4; 5,75; 24,5 b) 1,875; 6,25; 20,25)
Bài 2:
1 HS đọc đề bài./ GV ghi tóm tắt lên bảng.
1 HS lên bảng làm / HS làm vở / Chữa bài. (KQ: 16,8 m)
Bài 3: (Nếu còn thời gian.)
1 HS nêu yêu cầu BT
HS làm vở / Chữa bài.
3- Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
1 HS nêu lại cách chia 1 STN với 1 STN mà còn dư.
GV nhận xét giờ học.
Thứ ba ngày 12 tháng 12 năm 2006
Thể dục:( Bài 27)
ĐỘNG TÁC ĐIỀU HÒA - TRÒ CHƠI “THĂNG BẰNG”
Mục tiêu: (SGV trang 87)
II-	Địa điểm, phương tiện:
Sân trường vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn luyện tập.
Chuẩn bị 1 còi, kẻ sân để tổ chức trò chơi.
Nội dung & phương pháp:
1-	Phần mở đầu: 6-10 phút.
GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học (1-2 phút)
-	Chạy chậm hoặc đi đều vòng quanh sân tập (2 phút).
-	Đứng thành vòng tròn khởi động các khớp (1-2 phút)
*	Chơi trò chơi “ Kết bạn”: 3-4 phút.
2- 	Phần cơ bản: 18- 22 phút.
-	Học động tác nhảy: 5- 6 lần, mỗi lần mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
+	Giáo viên nêu tên động tác, sau đó vừa phân tích kỹ thuật động tác vừa làm mẫu và cho học sinh tập theo.Lần đầu, nên thực hiện chậm để học sinh nắm được phương hướng và biên độ động tác. Lần tiếp theo GV hô nhịp chậm cho HS tập, sau mỗi lần tập GV nhận xét, uốn nắn sửa động tác sai rồi mới cho các em HS tập tiếp.
+	GV cần chú ý nhắc HS: Các động tác không căng cơ mà thả lỏng, ở các nhịp 1, 3, 5, 7 có thể rung hoặc vẫy vẫy nhẹ nhàng 2 bàn tay đồng thời hít vào; ở các nhịp 2, 4, 6, 8 hơi hóp ngực, cúi đầu & thở ra.
-	Ôn 5 động tác thể dục đã học: 8- 10 phút. Chia tổ và phân công địa điểm để các tổ tự quản ôn tập. GV giúp các tổ trưởng điều khiển và sửa sai cho HS.
*	Tổ chức thi giữa các tổ: 3-4 phút. / Nhận xét, đánh giá & xác định kết quả, tổ thua phải nhảy lò cò 1 vòng.
-	Chơi trò chơi “Thăng bằng” 5- 6 phút. (GV tham khảo sách TD 4)
+	GV nêu tên trò chơi, HS nhắc lại cách chơi, sau đó cho cả lớp chơi thử: 1- 2 lần rồi cho chơi chính thức 3 – 5 lần. Sau mỗi lần chơi, GV xác nhận và công bố trước lớp những người thắng cuộc. Cuối cùng những người thua phải chịu phạt theo hình thức đã thoả thuận hoặc do những người thắng cuộc yêu cầu.
 3- 	Phần kết thúc: 4-6 phút
-	HS tập một số động tác hồi tĩnh ( do GV chọn) hoặc chơi một trò chơi để thả lỏng: 2 phút.
-	Vỗ tay theo nhịp và hát một bài: 2 – 3 phút.
-	GV cùng HS hệ thống bài.
-	GV nhận xét, giao bài về nhà cho HS ( ôn các động tác đã học của bài thể dục): 1- 2 phút.
Toán
LUYỆN TẬP
Mục tiêu: (SGV trang 133)
Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1:
1 HS nêu yêu cầu BT.
2 HS lên bảng làm phần a, c / Cả lớp làm vở, gọi đọc kết quả phần b, d / Chữa bài, (KQ: a) 16,01	b) 1,89	c) 1,67	d) 4,38)
Bài 2:
1 HS nêu yêu cầu BT.
 GV gọi 2HS lên bảng, (1 em làm 8,3 x 4; 1 em làm 8,3 x 10 : 25), cả lớp làm vở nháp. / Nhận xét & so sánh 2 kết quả.
GV giải thích lí do vì sao kết quả giống nhau & nêu tác dụng của tính nhẩm.
HS làm bài vào vở các bài còn lại / Chữa bài.
Bài 3:
1 HS đọc đề bài.
1HS lên bảng làm, Cả lớp làm bài vào vở / Chữa bài (67,2 m; 230,4m2)
Bài 4:
1 HS đọc đề bài.
1HS lên bảng làm, Cả lớp làm bài vào vở / Chữa bài (KQ: KQ: 20,5 km)
3- Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
1 HS nêu lại cách chia 1 STN cho 1STN mà còn dư.
GV nhận xét giờ học.
Chính tả:
NGHE - VIẾT: CHUỖI NGỌC LAM
PHÂN BIỆT ÂM ĐẦU TR/CH VẦN AO/AU.
Mục đích, yêu cầu: (SGV trang 268)
Đồ dùng dạy-học:
Bút dạ, 2-3 tờ giấy khổ to kẻ bảng ND bài tập2; từ điển HS hoặc 1 vài trang từ điển phô tô.
2 -3 tờ phiếu phô tô ND vắn tắt BT3.
Các hoạt động dạy-học:
Bài cũ:
2 HS lên bảng viết những từ chỉ khác nhau ở âm đầu s/x hoặc vần uôt/uôc.
Nhận xét, ghi điểm.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hướng dẫn HS nghe- viết:
1 HS đọc đoạn văn trong bài: Chuỗi ngọc lam. Cả lớp theo dõi trong SGK
HS nêu ND đoạn đối thoại: Chú Pi-e biết Gioan lấy hết tiền dành dụm từ con lợn đất để mua tặng chị chuỗi ngọc lam đã tế nhị gỡ mảnh giấy ghi giá tiền để cô bé vui vì mua được chuỗi ngọc tặng chị.
HS đọc thầm đoạn văn, chú ý cách viết các câu đối thoại, các câu hỏi, câu cảm, các từ ngữ các em dễ viết sai: trầm ngâm, lúi húi, rạng rỡ 
GV đọc từng câu cho HS viết vào vở.
GV đọc lại toàn bài 1 lượt / HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
GV chấm chữa 7- 10 bài / HS đổi vở KT lẫn nhau hoặc tự đối chiếu SGK để chữa lỗi.
GV nhận xét chung.
Hướng dẫn HS làm BT chính tả:
Bài 2a:
1 HS nêu yêu cầu của BT.
HS trao đổi theo nhóm nhỏ . GV yêu cầu mỗi nhóm tìm những từ ngữ chứa cả 4 cặp tiếng trong bảng.
GV dán 4 tờ phiếu khổ to lên bảng; mời 4 nhóm HS thi tiếp sức. 
Lớp & GV nhận xét, đánh giá các nhóm tìm được đúng, nhanh, nhiều từ ngữ.
HS tự chữa bài vào vở.
Bài 3:
1HS đọc yêu cầu của bài tập.
Cả lớp đọc thầm đoạn văn Ngôi nhà 18 tuổi. 
HS làm bài vào vở.
GV dán 2 – 3 tờ phiếu lên bản, mời 2 – 3 HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh.Mỗi HS làm xong, đọc lại mẩu tin đã được điền chữ hoàn chỉnh. NHạn xét, GV chấm điểm.
1HS đọc lại mẩu tin đã được điền đúng.
Cả lớp chữa bài theo lời giải đúng.
Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.
Dặn HS ghi nhớ các từ ngữ đã luyện viết ở lớp để không viết sai chính tả. Viết thêm 5 từ ngữ bắt đầu bằng tr/ch.
Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI.
Mục đích, yêu cầu: (SGV trang 271)
Đồ dùng dạy học:
3 tờ phiếu khổ to: 1 tờ viết định nghĩa DT chung, DT riêng; 1 tờ viết quy tắc viết hoa danh từ riêng; 1 tờ viết khái niệm về đại từ xưng hô
2 -3 tờ phiếu viết đoạn văn ở BT1
4 tờ phiếu khổ to- mỗi tờ viết 1 yêu cầu a hoặc b, c, d của BT4.
Các hoạt động dạy-học:
Bài cũ:
2 HS đặ ...  MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN
Mục tiêu: (SGV trang 138)
Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Hình thành quy tắc chia 1 STP với 1 STP:
a-	VD1:
GV nêu VD1 rồi tóm tắt bài toán lên bảng / 1 HS nêu lại bài toán.
+	Muốn biết 1 dm thanh sắt cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam ta làm thế nào? Nêu phép tính.
	( 23,56 : 6,2 = ? (kg))
GV hướng dẫn HS tìm cách thực hiện phép chia bằng cách:
+	Chuyển về phép chia cho STN (như SGK).
GV hướng dẫn HS cách cách đặt tính và tính như SGK
HS nêu nhận xét về số chữ số ở phần thập phân của số chia & chuyển dấu phẩy ở số bị chia sang phải.
GV hướng dẫn HS tự rút ra cách chia một STP cho 1 STP.
+	Muốn chia 1 STP cho 1 STP ta làm thế nào?
-	HS phát biểu ý kiến, nhận xét, kết luận (như SGK)
b-	VD2:
-	GV nêu bài toán, yêu cầu HS vận dụng nhận xét từ VD1 để tự đặt tính & tính.
c-	Hướng dẫn HS nêu cách chia 1 STP với 1 STP như SGK rồi gọi vài HS nhắc lại.
3-	Hoạt động 3: Thực hành:
Bài 1:
1 HS nêu yêu cầu BT.
1HS lên bảng làm 19,72 : 5,8 lớp làm vở nháp / Chữa bài (Khi chữa bài GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép chia)
GV hướng dẫn HS thảo luận trường hợp, khi phần thập phân của số bị chia có ít số chữ số hơn phần thập phân của số chia thì ta làm thế nào? (thêm chữ số 0 vào bên phải số bị chia)
HS làm các bài còn lại vào vở. / Gọi đọc kết quả. (KQ: a) 3,4; 	b) 1,58; 	c) 51,52 	d) 12)
Bài 2:
1 HS nêu yêu cầu BT / GV tóm tắt bài toán lên bảng.
HS làm vở / 1HS lên bảng làm / Chữa bài (KQ: 6, 08 kg). 
Bài 3:
1 HS đọc đề bài.
HS làm vở / Chữa bài. (GV lưu ý HS số bộ quần áo là STN; KQ: 113 bộ dư 1,1 m)
3- Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
1 HS nêu lại cách chia 1 STP với 1 STP.
GV nhận xét giờ học.
Tập làm văn
LUYỆN TẬP LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
Mục đích, yêu cầu: (SGV trang 284)
Đồ dùng dạy - học:
Bảng lớp viết đề bài, gợi ý 1; dàn ý 3 phần của 1 biên bản cuộc họp.
Các hoạt động dạy-học:
A- 	Bài cũ:
2HS nhắc lại ND cần ghi nhớ trong tiết TLV trước.
B-	Bài mới:
1-	Giới thiệu bài:
2-	Hướng dẫn HS làm bài tập:
1 HS đọc đề bài và các gợi ý 1, 2, 3 trong SGK.
GV kiểm tra việc HS chuẩn bị làm BT; mời vài HS nói trước lớp:
+ Em chọn viết biên bản cuộc họp nào? Cuộc họp ấy bàn về vấn đề gì và diễn ra vào thời điểm nào? 
GV và cả lớp trao đổi xem những cuộc họp ấy có cần ghi biên bản không?
GV nhắc HS trình bày biên bản đúng theo thể thức của 1 biên bản (Mẫu Biên bản đại hội chi đội).
GV dán lên bảng tờ phiếu ghi ND gợi ý 3; dàn ý 3 phần của 1 biên bản cuộc họp. / 1 HS đọc lại.
HS làm việc theo nhóm (mỗi nhóm không quá 4 em).
Đại diện các nhóm thi đọc biên bản. / Lớp & GV nhận xét, biểu dương, chấm điểm những biên bản viết tốt.
Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS sửa lại biên bản vừa lập ở lớp; về nhà quan sát và ghi lại kết quả quan sát hoạt động của 1 người mà em yêu mến để chuẩn bị cho tiết TLV tới.
Địa lí
GIAO THÔNG VẬN TẢI
Mục tiêu: (SGV trang 108)
Đồ dùng dạy - học:
Bản đồ Giao thông Việt Nam.
1 số tranh ảnh về loại hình & phương tiện giao thông.
Các hoạt động dạy - học:
	Giới thiệu bài:
-	GV nêu nội dung, yêu cầu tiết học.
1-	Các loại hình giao thông vận tải:
Hoạt động 1 (cá nhân hoặc cặp)
HS trả lời câu hỏi mục 1 trong SGK.
HS trình bày kết quả. / GV chốt lại.
*	Kết luận:
Nước ta có đủ các loại hình giao thông vận tải: đường ô tô, đường sắt, đường sông, đường biển, đường không.
Đường ô tô có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hóa, hành khách.
+	Hãy kể các phương tiện giao thông thường được sử dụng.
+	Vì sao loại hình vận tải đường ô tô có vai trò quan trọng nhất? (Dành cho HS giỏi).
(Vì ô tô có thể đi lại trên nhiều dạng địa hình, len lõi vào các ngõ nhỏ giao & nhạn hàng hóa; ô tô có thể đi)
GV nói thêm: Tuy nước ta có nhiều loại hình phương tiện giao thông nhưng chất lượng chưa cao, ý thức tham gia giao thông của một số người chưa tốt
2-	Phân bố 1 số loại hình giao thông:
Hoạt động 2: (cá nhân)
HS làm BT ở mục 2 trong SGK.
GV gợi ý: Khi nhận xét sự phân bố, các em chú ý quan sát xem mạng lưới giao thông của nước ta phân bố toả khắp đất nước hay tập trung ở 1 số nơi. Các tuyến đường chính chạy theo chiều Bắc-Nam hay chiều Đông-Tây?
HS trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ vị trí đường sắt Bắc- Nam, quốc lộ 1A, các sân bay, cảng biển.
*	Kết luận:
Nước ta có mạng lưới giao thông toả đi khắp đất nước.
Các tuyến giao thông chính chạy theo chiều Bắc-Nam.
Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc-Nam là tuyến đường ô tô & đường sắt dài nhất, chạy dọc theo chiều dài đất nước.
Các sân bay quốc tế là: Nội Bài (Hà Nội), Tân Sơn Nhất (thành phố HCM), Đà Nẵng.
Những thành phố có cảng biển lớn: Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. HCM.
+	Hiện nay nước ta đang xây dựng tuyến đường nào để phát triển KT-XH ở vùng núi phía tây của đất nước? (Đường Hồ Chí Minh).
	GV nói thêm: Đó là con đường huyền thoại, đã đi vào lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, nay đã &đang góp phần phát triển KT-XH của nhiều tỉnh miền núi.
	Củng cố dặn dò:
-	HS đọc mục tóm tắt SGK
Thứ bảy ngày 16 tháng 12 năm 2006
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
Mục đích, yêu cầu:
Biết lập dàn ý & viết thành 1 đoạn văn tả hình dáng của 1 người.
Đồ dùng dạy học:
1-	Giáo viên:
Viết sẵn cấu tạo của bài văn tả người lên giấy khổ to.
2-	Học sinh:
Những ghi chép kết quả quan sát ngoại hình một người bạn thân.
Các hoạt động dạy học:
Bài cũ:
-	1 HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả người.
-	GV đính tờ giấy viết sẵn cấu tạo bài văn tả người lên bảng / 1 HS đọc lại.
B-	Bài mới:
1-	Giới thiệu bài:
-	GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Trên cơ sở dàn ý đoạn văn tả ngoại hình một người bạn thân tiết trước, em hãy sửa chữa, bổ sung hoàn chỉnh dàn ý đã lập.
Bài 2: Dựa vào dàn ý của đoạn văn tả ngoại hình của người bạn thân ở BT1 em hãy viết một đoạn văn tả hình dáng người bạn thân đó.
-	HS làm việc cá nhân, GV theo dõi nhắc nhở thêm.
-	GV gọi 1 HS đọc bài làm, nhận xét, góp ý.
-	GV chấm điểm 1 số bài làm tốt.
3- 	Củng cố, dặn dò:
-	1 HS nêu lại cấu tạo của bài văn tả người.
- 	GV nhận xét tiết học. 
Khoa học
XI MĂNG
Mục tiêu: (SGV trang 108)
Đồ dùng dạy - học:
Thông tin & hình trang 58, 59 SGK.
Các hoạt động dạy - học:
	Giới thiệu bài:
-	GV nêu nội dung, yêu cầu tiết học.
1-	 Hoạt động 1: Thảo luận.
Mục tiêu: 
HS kể được tên 1 số nhà máy xi măng ở nước ta.
Cách tiến hành:
GV cho HS thảo luận các câu hỏi sau:
+	Ở địa phương bạn, xi măng được dùng để làm gì?
+	Kể tên 1 số nhà máy xi măng ở nước ta. (Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Nghi Sơn, Bút Sơn, Hà Tiên,)
2-	 Hoạt động 2: Thực hành xử lí thông tin:
Mục tiêu: Giúp HS:
Kể được tên các vật liệu được dùng để SX xi măng.
Nêu được TC, công dụng của xi măng.
Cách tiến hành:
GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: Đọc các thông tin & thảo luận các câu hỏi trang 59 SGK.
Đại diện nhóm trình bày 1 trong các câu hỏi SGK. / Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Tính chất của xi măng: Xi măng có màu xám xanh (hoặc nâu đất, trắng), không tan trong nước khi bị trộn 1 ít nước trở nên dẻo quánh; khi khô kết thành tảng, cứng như đá.
+ Cần bảo quản xi măng ở nơi khô, thoáng khí vì nếu để nơi ẩm hoặc để thấm nước vào, xi măng sẽ kết lại thành tảng, cứng như đá, không dùng được nữa.
+ TC của vữa xi măng: Khi mới trộn, vữa xi măng dẻo; khi khô, vữa xi măng trở nên cứng, không tan, không thấm nước. Vì vậy vữa xi măng trộn xong phải dùng ngay, để lâu sẽ bị hỏng.
+ Các vật liệu tạo thành bê tông: Xi măng, cát, sỏi (hoặc đá) trộn đều với nước. Bê tông chịu nén, được dùng để lát đường
+ Bê tông cốt thép: Bê tông đổ vào khuôn có cốt thép: bê tông cốt thép chịu được các lực kéo, nén & uốn, được dùng để xây nhà cao tầng, cầu, đập nước
Tiếp theo GV yêu cầu HS cả lớp trả lời câu hỏi:
+	Xi măng được làm từ những vật liệu nào?
Kết luận: Xi măng được dùng để SX ra vữa xi măng, bê tông & bê tông cốt thép. Các sản phẩm từ xi măng đều được sử dụng trong xây dựng từ những công trình đơn giản đến những công trình phức tạp đòi hỏi sức đàn hồi, sức đẩy, sức kéo, sức nén cao như cầu, đường, nhà cao tầng, các công trình thủy điện
	Củng cố, dặn dò:
-	HS đọc mục tóm tắt SGK
Đạo đức:
TÔN TRỌNG PHỤ NỮ(T1)
Mục tiêu: (SGV trang 35)
Đồ dùng dạy - học:
Thẻ màu để sử dụng cho hoạt động 3 (T1)
Tranh, ảnh, bài thơ, bài hát truyện nói về phụ nữ Việt Nam.
Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin trang 22, SGK.
Mục tiêu: HS biết những đóng góp của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình và ngoài XH.
Cách tiến hành:
GV chia HS thành các nhóm & giao nhiệm vụ cho từng nhóm quan sát, chuẩn bị giới thiệu ND 1 bức ảnh trong SGK.
Các nhóm chuẩn bị.
Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến.
GV kết luận: Bà Nguyễn Thị Định, bà Nguyễn Thị Trâm, chị Nguyễn Thúy Hiền & bà mẹ trong bức ảnh: “Mẹ địu con làm nương” đều là những người phụ nữ không chỉ có vai trò quan trọng trong gia đình mà còn góp phần rất lớn vào công cuộc đấu tranh & bảo vệ đất nước ta, trên các lỉnh vực quân sự, khoa học, thể thao, kinh tế.
HS thảo luận theo các câu hỏi SGK.
HS trình bày ý kiến. / Nhận xét, bổ sung.
1-2 HS đọc mục ghi nhớ SGK.
2-	Hoạt động 2: Làm BT1- SGK:
Mục tiêu: HS biết các hành vi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ, sự đối xử bình đẳng giữa trẻ em trai và trẻ em gái.
Cách tiến hành: 
GV giao nhiệm vụ cho HS.
HS làm việc cá nhân.
1 HS lên trình bày ý kiến. / Nhận xét, bổ sung.
GV kết luận: 
+	Các việc làm biểu hiện sự tôn trọng phụ nữ là: a, b.
+	Các việc làm biểu hiện thái độ chưa tôn trọng phụ nữ là: c, d.
3-	Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (BT 2- SGK)
Mục tiêu: HS biết đánh giá & bày tỏ thái độ tán thành với các ý kiến tôn trọng phụ nữ, biết giải thích lí do vì sao tán thành hoặc không tán thành ý kiến đó.
Cách tiến hành:
GV nêu yêu cầu BT 2 & hướng dẫn HS bày tỏ thái độ thông qua việc giơ thẻ màu.
GV lần lượt đưa ra từng ý kiến. / HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ (theo quy ước).
GV mời 1 số HS giải thích lí do, cả lớp lắng nghe bổ sung (nếu cần).
GV kết luận:
+	Tán thành với các ý kiến: a, d.
+	Không tán thành với các ý kiến: b, c, đ.
4-	Hoạt động nối tiếp:
Tìm hiểu & chuẩn bị giới thiệu về 1 người phụ nữ mà em kính trọng, yêu mến. (có thể là bà, mẹ, cô giáo hay 1 phụ nữ nổi tiếng trong XH)
Sưu tầm các bài thơ, bài hát ca ngợi người phụ nữ nói chung & người phụ nữ Việt Nam nói riêng.
Sinh hoạt
SINH HOẠT ĐỘI
(Có biên bản sinh hoạt riêng ở hồ sơ của Chi đội)

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP5 - TUAN 14.doc