Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần số 15

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần số 15

Tập đọc

BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO

I- Mục đích, yêu cầu: (SGV – trang 286)

II- Đồ dùng dạy học:

- Tranh ảnh minh họa trong SGK.

III- Các hoạt động dạy- học:

A- Bài cũ:

- 2HS đọc thuộc lòng khổ thơ mà em thích trong bài: Hạt gạo làng ta & trả lời câu hỏi bài đọc.

- GV nhận xét, ghi điểm

B- Bài mới:

1- Giới thiệu bài:

2- Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:

a- Luyện đọc:

- 1HS nối giỏi đọc toàn bài.

- 4 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài( Đọc 2- 3 lượt )

 Bài này chia làm 4 đoạn:

 + Đoạn 1: Từ đầu dành cho khách quý.

 + Đoạn 2: Tiếp sau khi chém nhát dao.

 + Đoạn3: Tiếp xem cái chữ thế nào.

 + Đoạn 4: Còn lại.

- GV kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng các từ dễ viết sai chính tả; hiểu nghĩa từ khó trong bài.

- HS luyện đọc theo cặp.

- 1 HS đọc toàn bài.

- GV đọc diễn cảm bài văn.

 

doc 23 trang Người đăng hang30 Lượt xem 526Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần số 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 18 tháng 12 năm 2006
Tập đọc
BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
Mục đích, yêu cầu: (SGV – trang 286)
Đồ dùng dạy học:
Tranh ảnh minh họa trong SGK.
Các hoạt động dạy- học:
Bài cũ:
-	2HS đọc thuộc lòng khổ thơ mà em thích trong bài: Hạt gạo làng ta & trả lời câu hỏi bài đọc.
GV nhận xét, ghi điểm 
Bài mới:
1-	Giới thiệu bài:
2-	Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a- 	Luyện đọc:
-	1HS nối giỏi đọc toàn bài. 
-	4 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài( Đọc 2- 3 lượt ) 
	Bài này chia làm 4 đoạn:
	+ Đoạn 1: Từ đầudành cho khách quý.
	+ Đoạn 2: Tiếpsau khi chém nhát dao.
	+ Đoạn3: Tiếp xem cái chữ thế nào.
	+ Đoạn 4: Còn lại.
-	GV kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng các từ dễ viết sai chính tả; hiểu nghĩa từ khó trong bài. 
HS luyện đọc theo cặp. 
1 HS đọc toàn bài.
GV đọc diễn cảm bài văn. 
b-	Tìm hiểu bài:
Câu 1: Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì?
(để mở trường dạy học.)
Câu 2:Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào?
(Mọi người đến rất đông khiến căn nhà chật ních)
Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức & chờ đợi cái chữ?
(Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ. Mọi người im phăng phắc khi xem Y Hoa viết. Y Hoa viết xong bao nhiêu tiếng cùng hò reo.)
Câu 4: Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì?
c- 	Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- 	4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài. / GV uốn nắn cách đọc cho từng đoạn.
-	GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 3. 
+	GV gọi 1 HS đọc lại đoạn 3 . GV hướng dẫn cách đọc, nhấn giọng, ngắt giọng
HS luyện đọc theo cặp.
GV gọi vài HS đọc diễn cảm . Nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
Củng cố, dặn dò:
HS nêu ND bài tập đọc: Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo, biết trọng văn hóa, mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
GV nhận xét tiết học. 
Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn.
Toán
LUYỆN TẬP
Mục tiêu: (SGV trang 139)
Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1:
1 HS nêu yêu cầu BT.
2 HS lên bảng làm phần a, b / Cả lớp làm vở, gọi đọc kết quả phần c, d / Chữa bài, (KQ: a) 4,5	b) 6,7	c) 1,18	d) 21,2)
Bài 2:
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm vở / Chữa bài (Khi chữa bài GV yêu cầu HS trả lời cách tìm thành phần chưa biết; KQ: a) x = 40; b) x = 3,57; c) x = ).
Bài 3:
1 HS đọc đề bài.
1HS lên bảng làm, Cả lớp làm bài vào vở / Chữa bài (KQ: 7 l dầu hỏa)
Bài 4:
-	1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm việc theo nhóm đôi. / Đại diện 1 vài nhóm báo cáo kết quả / Nhận xét, chốt lại (GV lưu ý thêm cách nhận biết số dư trong phép chia).
3- Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
1 HS nêu lại cách chia 1 STP cho 1STP.
GV nhận xét giờ học.
Thứ ba ngày 19 tháng 12 năm 2006
Thể dục:( Bài 29)
BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG - TRÒ CHƠI “THỎ NHẢY”
Mục tiêu: (SGV trang 91)
Địa điểm, phương tiện:
Sân trường vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn luyện tập.
Chuẩn bị 1 còi, kẻ sân để chơi trò chơi.
Nội dung & phương pháp:
1-	Phần mở đầu: 6-10 phút.
GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học (1-2 phút)
-	Chạy chậm hoặc đi đều vòng quanh sân tập (2 phút).
-	Đứng thành vòng tròn khởi động các khớp: cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai, hông (1-2 phút)
*	Chơi trò chơi “ Con thỏ, con thỏ”: 1-2 phút.
2- 	Phần cơ bản: 18- 22 phút.
-	Ôn bài thể dục phát triển chung (10- 12 phút)
+	Cả lớp tập đồng loạt theo đội hình hàng ngang (1-2 lần) do GV hô nhịp.
+	GV chỉ định 1 số HS ở các tổ lần lượt lên thực hiện từng động tác (theo thứ tự), GV xen kẻ Cho HS tự đánh giá, kết hợp cả lớp & GV nhận xét, đánh giá, sửa sai.
+	Chia tổ và phân công địa điểm để các tổ tự quản ôn tập. GV giúp các tổ trưởng điều khiển và sửa sai cho HS.
*	Tổ chức thi giữa các tổ: 3- 4 phút. / Nhận xét, đánh giá & xác định kết quả, tổ thua phải nhảy lò cò 1 vòng.
-	Chơi trò chơi “Thỏ nhảy” 6-7 phút. (GV tham khảo sách TD 3)
+	GV nêu tên trò chơi, HS nhắc lại cách chơi, sau đó cho cả lớp chơi thử: 1- 2 lần rồi cho chơi chính thức 3 – 5 lần. Sau mỗi lần chơi, GV xác nhận và công bố trước lớp những người thắng cuộc. Cuối cùng những người thua phải chịu phạt theo hình thức đã thoả thuận hoặc do những người thắng cuộc yêu cầu.
 3- 	Phần kết thúc: 4-6 phút
-	HS tập một số động tác thả lỏng ( do GV chọn) hoặc chơi một trò chơi để thả lỏng: 2 phút.
-	GV cùng HS hệ thống bài:1- 2 phút.
-	GV nhận xét, giao bài về nhà cho HS ( ôn bài thể dục phát triển chung). 
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
Mục tiêu: (SGV trang 140)
Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1:
1 HS nêu yêu cầu BT.
2 HS lên bảng làm phần a, b / Cả lớp làm vở phần c, d / GV lưu ý HS không nên cộng 1 STN với 1 phân số mà chuyển phân số thập phân thành STP rồi tính / Chữa bài. (KQ: a) 450,07	b) 30,54	c) 107,08	d) 35,53)
Bài 2:
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm vở / Đổi vở để KT lẫn nhau / Chữa bài (Khi chữa bài GV cho HS thi điền nhanh nối tiếp & yêu cầu HS giải thích cách điền).
Bài 3:
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm trao đổi với bạn bên cạnh rồi làm vào vở / Chữa bài.
Bài 4:
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm vở / Đổi vở để KT lẫn nhau / Chữa bài (KQ: a) x = 15	b) x = 25	c) x = 15,625	d) x = 10.
3- Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét giờ học.
Chính tả:
NGHE - VIẾT: BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO.
PHÂN BIỆT ÂM ĐẦU TR/CH, THANH HỎI / THANH NGÃ.
Mục đích, yêu cầu: (SGV trang 288)
Đồ dùng dạy-học:
Một vài tờ giấy khổ to cho HS làm BT 2b.
2-3 tờ phiếu khổ to viết những câu văn có tiếng cần điền trong BT 3b để HS thi làm bài trên bảng lớp.
Các hoạt động dạy-học:
Bài cũ:
2HS lên bảng làm lại BT2a tiết trước.
Nhận xét, ghi điểm.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hướng dẫn HS nghe- viết:
GV đọc đoạn văn cần viết chính tả trong bài: Cô giáo đến buôn Chư Lênh. / Cả lớp theo dõi trong SGK
HS đọc thầm đoạn văn, chú ý cách viết các câu đối thoại, các câu hỏi, câu cảm, các từ ngữ các em dễ viết sai. 
GV đọc từng câu cho HS viết vào vở.
GV đọc lại toàn bài 1 lượt / HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
GV chấm chữa 5- 7 bài / HS đổi vở KT lẫn nhau hoặc tự đối chiếu SGK để chữa lỗi.
GV nhận xét chung.
Hướng dẫn HS làm BT chính tả:
Bài 2b:
1 HS nêu yêu cầu của BT. / GV hướng dẫn mẫu BT.
HS trao đổi theo nhóm nhỏ.
GV dán 4 tờ phiếu khổ to lên bảng; mời 4 nhóm HS thi tiếp sức. 
Lớp & GV nhận xét, đánh giá các nhóm tìm được đúng, nhanh, nhiều từ ngữ.
HS tự chữa bài vào vở. (viết vào vở 4 cặp từ ngữ)
Bài 3b:
1HS đọc yêu cầu của bài tập.
Cả lớp đọc thầm đoạn văn Lịch sử bấy giờ ngắn hơn. 
HS làm bài vào vở.
GV dán 2 tờ phiếu lên bản, mời 2HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh.Mỗi HS làm xong, đọc lại mẩu tin đã được điền chữ hoàn chỉnh. / Nhận xét, GV chấm điểm.
1HS đọc lại mẩu tin đã được điền đúng.
Cả lớp chữa bài theo lời giải đúng. (tổng, sử, bảo, điểm, tổng, chỉ, nghĩ)
Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.
Dặn HS ghi nhớ các từ ngữ đã luyện viết ở lớp để không viết sai chính tả.
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: HẠNH PHÚC.
Mục đích, yêu cầu: (SGV trang 290)
Đồ dùng dạy học:
Một vài tờ giấy khổ to để HS làm BT2, 3 theo nhóm.
Từ điển từ đồng nghĩa tiếng Việt hoặc vài trang phô tô, sổ tay từ ngữ tiếng Việt Tiểu học.
Các hoạt động dạy-học:
Bài cũ:
2 HS đọc lại đoạn văn tả mẹ cấy lúa (BT3- tiết trước).
GV nhận xét, ghi điểm.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hướng dẫn HS làm BT:
Bài 1:
1 HS đọc ND của BT1, cả lớp theo dõi SGK.
GV: Trong 3 ý đã cho, có thể có ít nhất 2 ý thích hợp, các em phải chọn 1 ý thích hợp nhất.
HS làm bài vào vở. / Phát biểu ý kiến, GV chốt lại ý đúng (Ý b).
Bài 2:
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập.
GV cho HS làm việc theo 4 nhóm.
Đại diện các nhóm trình bày./ Nhận xét.( Đồng nghĩa:sung sướng, may mắn; Trái nghĩa: bất hạnh, khốn khổ, khổ cực, cơ cực)
HS chữa bài vào vở.
Bài 3:
1 HS đọc yêu cầu của BT. 
GV cho HS làm việc theo 8 nhóm (Khuyến khích tra từ điển) thi tìm nhanh từ ngữ chứa tiếng phúc cùng nghĩa với hạnh phúc.
Đại diện các nhóm trình bày./ Nhận xét.
GV tổ chức HS đặt câu với từ ngữ tìm được hoặc tìm từ trái nghĩa.
Bài 4:
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập.
GV cho HS làm việc theo 4 nhóm sau đó tham gia tranh luận trước lớp.
GV tôn trọng ý kiến của các em song chỉ ra cho HS thấy được yếu tố hòa thuận là đúng đắn nhất.
3- 	Củng cố, dặn dò:
- 	GV nhận xét tiết học, biểu dương những nhóm,HS học tốt.
- 	Nhắc HS ghi nhớ các từ ngữ đã học trong bài. 
Chiều thứ ba ngày 19 tháng 12 năm 2006
Toán (Tự học)
LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
-	Củng cố về phép chia một thập phân cho1 số thập phân.
-	Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính trên số thập phân & giải toán có lời văn.
II-	Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1: (BT3 trang 86 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm làm bài vào vở / Chữa bài.
Bài 2: (BT3 trang 87 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm bài vào vở / 1 HS làm bảng / Chữa bài.
Bài 3: (BT4 trang 87 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm làm bài vào vở / 1 HS làm trên bảng / Chữa bài.
 Bài 4: (BT3 trang 88 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm việc theo nhóm 4 / Chữa bài (Thi khoanh tròn nhanh giữa các nhóm.
Bài 5: (BT4 trang 88 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm bài bài vào vở / Chữa bài.
3-	Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét giờ học.
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN TẬP ĐỌC
Mục tiêu:
Rèn đọc & đọc diễn cảm bài “Hạt gạo làng ta”
Tìm hiểu, cảm thụ ND của bài tập đọc.
Các hoạt động dạy học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc & đọc diễn cảm.
Luyện đọc:
GV gọi 1 HS giỏi đọc bài.
3 tốp HS ( mỗi tốp 5 em) tiếp nối nhau đọc 5 khổ thơ. / GV kết hợp sửa lỗi về cách đọc cho HS (Chú ý cách nhấn giọng, ngắt nhịp); Giúp HS hiểu nghĩa các từ khó (Mục chú giải).
GV đọc diễn cảm toàn bài: Giọng nhẹ nhàng, tình cảm, tha thiết; nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
b-	Đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ:
HS nối tiếp nhau đọc bài thơ.
GV hướng dẫn đọc diễn cảm: đọc thể hiện đúng ND từng khổ thơ, cả bài thơ.
GV hướng dẫn HS luyện đọc 1 khổ thơ tiêu biểu (Khổ 2) 
+ GV đọc mẫu
+	HS luyện đọc theo cặp.
+	Vài HS thi đọc trước lớp. / Nhận xét, tuyên dương.
GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lò ... ục tiêu: (SGV trang 145)
Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Hướng dẫn HS giải toán về tỉ số phần trăm.
a-	VD1: Giới thiệu cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số 315 & 600.
GV nêu VD & ghi tóm tắt lên bảng.
HS làm theo yêu cầu của GV:
+	Viết tỉ số của số HS nữ & số HS toàn trường. (315 : 600)
+	Thực hiện phép chia. (315 : 600 = 0,525)
+	Nhân với 100 và chia cho 100 ( 0,525 x 100 : 100 = 52,5 :100 = 52,5 %)
GV giới thiệu: Thông thường ta viết gọn như sau: 
315 : 600 = 0,525 = 52,5 %
+	Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số 315 và 600 ta làm thế nào? (SGK trang 75)
Vài HS nhắc lại.
b-	Áp dụng vào giải bài toán có ND tìm tỉ số phần trăm:
GV nêu bài toán, HS áp dụng tìm tỉ số phần trăm tương tự như ở VD1 để làm.
3-	Hoạt động 3: Thực hành.
Bài 1:
1 HS nêu yêu cầu BT, GV hướng dẫn mẫu như SGK.
HS làm bài vào vở, gọi đọc kết quả / Chữa bài
Bài 2: 
1 HS nêu yêu cầu BT, GV hướng dẫn mẫu như SGK (Lưu ý HS khi chia để tìm tỉ số phần trăm ta lấy kết quả gần đúng tức chỉ lấy ở phần thập phân của thương 4 chữ số).
HS làm bài vào vở, gọi đọc kết quả / Chữa bài
Bài 1:
1 HS đọc đề bài.
1 HS làm bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở / Chữa bài (KQ: 52%)
4-	Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét giờ học.
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(Tả hoạt động)
Mục đích, yêu cầu: (SGV trang 296)
Đồ dùng dạy - học:
2 tờ phiếu khổ to để 2 HS lập dàn ý làm mẫu.
Một số tranh, ảnh sưu tầm về em bé ở độ tuổi tập nói, tập đi. (nếu có)
Các hoạt động dạy-học:
A-	Bài cũ:
2HS đọc lại đoạn văn đã viết lại ở BT2 tiết trước.
GV nhận xét, ghi điểm.
B-	Bài mới:
1-	Giới thiệu bài:
Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1:
1 HS đọc yêu cầu BT.(đọc cả phần gợi ý ) / Lớp đọc thầm.
GV kiểm tra kết quả quan sát ở nhà của HS cả lớp & giới thiệu tranh, ảnh về các em nhỏ ở tuổi tập nói, tập đi.
-	GV nhắc HS: Dựa trên kết quả quan sát được, lập dàn ý chi tiết cho bài văn tới có đủ 3 phần: Mở bài- thân bài-kết bài.
HS lập dàn ý chi tiết vào giấy nháp. / 2 HS làm vào giấy khổ to.
HS làm giấy khổ to làm xong dán lên bảng, trình bày. / Lớp & GV nhận xét, hoàn thiện dàn ý. (SGV trang 301)
Bài 2:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
GV đọc đọc cho cả lớp nghe bài: Em Trung của tôi (SGV trang 302)
GV nhắc HS: 
+	Nên chọn 1 đoạn trong phần thân bài để chuyển thành đoạn văn.
+	Mỗi đoạn có1 câu mở đầu nêu ý bao trùm của đoạn. Các câu trong đoạn cùng làm nổi bật ý đó.
+	Đoạn văn phải có hình ảnh.Chú ý áp dụng biện pháp so sánh, nhân hóa cho hình ảnh thêm sinh động.
+	Đoạn văn cần thể hiện cảm xúc của người viết
HS viết đoạn văn vào vở. GV thu chấm 5-7 bài, gọi vài HS đọc bài viết / Nhận xét, ghi điểm.
Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Dặn những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại.
Địa lí
THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
Mục tiêu: (SGV trang 111)
Đồ dùng dạy - học:
Bản đồ Hành chính Việt Nam.
Tranh ảnh về các chợ lớn, trung tâm thương mại & về ngành du lịch (phong cảnh, lễ hội, di tích lịch sử, di sản văn hóa, di sản thiên nhiên thế giới, hoạt động du lịch).
Các hoạt động dạy - học:
	Giới thiệu bài:
-	GV nêu ND, yêu cầu tiết học.
1-	Ngành thương mại:
Hoạt động 1: (cá nhân)
HS dựa vào SGK chuẩn bị trả lời các câu hỏi sau:
+	Thương mại gồm những hoạt động nào?
+	Những địa phương nào có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước?
+	Nêu vai trò của ngành thương mại.
+	Kể tên một số mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu của nước ta.
HS trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ về các trung tâm thương mại lớn nhất cả nước.
*	Kết luận:
Thương mại là ngành thực hiện việc mua bán hàng hóa, bao gồm:
+	Nội thương: buôn bán trong nước.
+	Ngoại thương: buôn bán với nước ngoài.
Hoạt động thương mại phát triển nhất ở Hà Nội & TP. HCM.
Vai trò của thương mại: cầu nối giữa SX với tiêu dùng.
Xuất khẩu: khoáng sản (than đá, dầu mỏ,), hàng công nghiệp nhẹ & CN thực phẩm (giày dép, quần áo, bánh kẹo,), hàng thủ CN (đồ gỗ các loại, đồ gốm sứ, mây tre đan, tranh thêu,), nông sản (gạo, sản phẩm cây CN, hoa quả,), thủy sản (cá tôm đông lạnh, cá hộp,).
Nhập khẩu: máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu,nhiên liệu.
2-	Ngành du lịch:
Hoạt động 2: (nhóm)
HS dựa vào SGK, tranh ảnh & vốn hiểu biết để:
+	Trả lời câu hỏi của mục 2 trong SGK.
+	Vì sao những năm gần đây, lượng khách du lịch đến nước ta đã tăng lên?
+	Kể tên các trung tâm du lịch lớn của nước ta.
HS trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ vị trí các trung tâm du lịch lớn.
*	Kết luận:
Nước ta có nhiều điều kiện để phát triển du lịch.
Số lượng khách du lịch trong nước tăng do đời sống được nâng cao, các dịch vụ du lịch phát triển. Khách du lịch nước ngoài đến nước ta ngày càng tăng.
Các trung tâm du lịch lớn: Hà Nội, TP. HCM, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu,
+	Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch của Huế. (Nếu còn thời gian)
	Củng cố, dặn dò:
1-2 HS đọc phần ghi nhớ SGK.
Thứ bảy ngày 25 tháng 12 năm 2006
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN CHÍNH TẢ
Mục đích, yêu cầu:
Nghe - viết đúng, trình bày đúng 1 đoạn văn trong bài: “Mùa thảo quả” (Đoạn từ đầu tới bụng người) SGK TV5 trang 113.
Làm BT để củng cố về phân biệt thanh hỏi, thanh ngã.
Các hoạt động dạy-học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
GV nêu yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe- viết:
GV đọc bài chính tả / HS theo dõi trong SGK
HS đọc thầm bài chính tả. GV nhắc các em quan sát hình thức trình bày , chú ý những từ ngữ dễ viết sai.
HS gấp SGK. GV đọc từng câu cho HS viết vào vở.
GV đọc lại toàn bài 1 lượt / HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
GV chấm chữa 5- 7 bài / HS đổi vở KT lẫn nhau hoặc tự đối chiếu SGK để chữa lỗi.
GV nhận xét chung.
3-	Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm BT chính tả:
 Bài 1:
a-	Tìm trong bài viết những chữ có dấu ?, dấu ~.
b-	Tìm và viết vào vở 3 từ ngữ có tiếng chứa thanh hỏi, 3 từ ngữ có tiếng chứa thanh ngã.
 Bài 2: Tìm 3 từ láy có thanh sắc đi với thanh hỏi, 3 từ láy có thanh nặng đi với thanh ngã.
Khoa học
CAO SU
Mục tiêu: (SGV trang 110)
Đồ dùng dạy - học:
Thông tin & hình trang 62, 63 SGK.
Sưu tầm 1 số đồ dùng bằng cao su: quả bong, mảnh săm, lốp
Các hoạt động dạy - học:
Mở bài:
HS thi kể tên các đồ dùng được làm bằng cao su mà em biết. (PP hỏi-đáp hoặc trò chơi)
1-	 Hoạt động 1: Thực hành.
Mục tiêu: 
HS thực hành để tìm ra TC đặc trưng của cao su.
Cách tiến hành:
HS làm việc theo nhóm: làm thực hành như hướng dẫn trang 63 SGK.
Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm thực hành của nhóm mình. / Nhận xét, bổ sung.
(+ Ném quả bóng cao su xuống sàn nhà, ta thấy quả bóng lại nảy lên.
 + Kéo căng sợi dây cao su, sợi dây dãn ra. Khi buông tay, sợi dây cao su lại trở về vị trí cũ.
Kết luận: Cao su có tính đàn hồi.
2-	 Hoạt động 2: Thảo luận:
Mục tiêu: Giúp HS:
Kể được tên các vật liệu được dùng để chế tạo ra cao su.
Nêu được TC, công dụng & cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.
Cách tiến hành:
HS làm việc cá nhân: Đọc ND mục Bạn cần biết trang 63 SGK để trả lời các câu hỏi cuối bài.
Gọi một số HS lần lượt trả lời từng câu hỏi:
+	Có mấy loại cao su? Đó là những loại nào?
+	Ngoài TC đàn hồi tốt, cao su còn có TC gì?
+ 	Cao su được sử dụng để làm gì?
+	Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng cao su.
Kết luận:
	+	 Có 2 loại cao su: cao su tự nhiên (chế tạo từ nhựa cây cao su) & cao su nhân tạo (thường chế tạo từ than đá & dầu mỏ).
+ 	Cao su có tính đàn hồi; ít bị biến đổi khi gặp nóng, lạnh; cách điện, cách nhiệt; không tan trong nước, tan trong 1 số chất lỏng khác.
+ 	Cao su được sử dụng làm săm, lốp xe; làm 1 số chi tiết của các đồ dùng điện, máy móc & đồ dùng trong gia đình.
+ 	Không nên để các đồ dùng bằng cao su ở nơi có nhiệt độ quá cao (cao su dễ bị chảy) hoặc nơi có nhiệt độ quá thấp (cao su sẽ bị giòn, cứng). Không để các hóa chất dính vào cao su.)
Đạo đức:
TÔN TRỌNG PHỤ NỮ(T2)
Mục tiêu: (SGV trang 35)
Đồ dùng dạy - học:
Thẻ màu để sử dụng cho hoạt động 3 (T1)
Tranh, ảnh, bài thơ, bài hát truyện nói về phụ nữ Việt Nam.
Các hoạt động dạy - học:
	Giới thiệu bài:
-	GV nêu ND, yêu cầu tiết học.
1-	Hoạt động 1: Xử lí tình huống BT 3- SGK.
Mục tiêu: Hình thành kĩ năng xử lí tình huống.
Cách tiến hành:
GV chia nhóm & giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận các tình huống của BT 3.
Các nhóm thảo luận.
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
GV kết luận:
+	Chọn trưởng nhóm phụ trách Sao cần phải xem khả năng tổ chức công việc & khả năng hợp tác với bạn khác trong công việc. Nếu Tiến có khả năng thì có thể chọn bạn. Không nên chọn Tiến chỉ vì lí do bạn là con trai.
+	Mỗi người đều có quyền bày tỏ ý kiến của mình. Bạn Tuấn nên lắng nghe các bạn nữ phát biểu.
2-	Hoạt động 2: Làm BT 4 – SGK:
Mục tiêu: HS biết những ngày & những tổ chức XH dành riêng cho phụ nữ; biết đó là biểu hiện sự tôn trọng phụ nữ & bình đẳng giới trong XH.
Cách tiến hành:
GV giao nhiệm vụ cho các nhóm.
HS làm việc theo nhóm.
Đại diện các nhóm trình bày. / Nhận xét, bổ sung.
GV kết luận: 
+	Ngày 8/3 là ngày Quốc tế phụ nữ.
+	Ngày 20/10 là ngày Phụ nữ Việt Nam.
+	Hội Phụ nữ, Câu lạc bộ các nữ doanh nhân là tổ chức XH dành riêng cho phụ nữ.
3-	Hoạt động 3: Ca ngợi người Phụ nữ Việt Nam (BT 5 – SGK).
Mục tiêu: HS củng cố bài học.
Cách tiến hành:
HS các nhóm thi trình bày các bài hát, múa, đọc thơ (hoặc đóng vai phỏng vấn) về chủ đề Phụ nữ.
Lớp & GV bình chọn nhóm thắng cuộc.
	Củng cố, dặn dò:
1-2 HS đọc phần ghi nhớ SGK.
Sinh hoạt
SINH HOẠT LỚP
Mục đích, yêu cầu:
Đánh giá hoạt động tuần qua, triển khai kế hoạch tuần tới.
Vui chơi giải trí.
Nội dung:
1-	Đánh giá hoạt động tuần qua:
GV đánh giá chung các hoạt động về: nề nếp, học tập, lao động của lớp trong tuần qua:
+	Nề nếp: Đi học chuyên cần, đúng giờ; thực hiện tốt ATGT, PTBM; Đội cờ đỏ làm việc tốt, nghiêm túc. 
+	Học tập: Trong giờ học nghiêm túc, chăm chú nghe giảng bài, có ý thức học hợp tác, giúp đỡ các bạn học yếu.
+	Lao động: Tham gia đầy đủ, tích cực; công tác vệ sinh theo sơ đồ làm tốt.
Tuyên dương những HS chăm ngoan, tích cực trong các hoạt động. (Có danh sách riêng)
Phê bình những HS còn mắc phải nhiều khuyết điểm. (Có danh sách riêng)
2-	Kế hoạch tuần tới:
Duy trì, phát huy các mặt đã đạt được, sửa chữa những khuyết điểm còn mắc phải.
Duy trì và đẩy mạnh các phong trào học tập “Đôi bạn cùng học”, “Ngàn hoa điểm 10”,
Tổ chức lao động vệ sinh trường lớp vào chiều thứ tư.
Tiếp tục tập tiết mục văn nghệ chuẩn bị cho 26/3
3-	Vui chơi, giải trí:
Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Làm theo hiệu lệnh”.

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP5 - TUAN 15.doc