Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần số 17

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần số 17

Tập đọc

NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG

I- Mục đích, yêu cầu: (SGV – trang 317)

II- Đồ dùng dạy học:

I- Tranh ảnh minh họa trong SGK; tranh cây & quả thảo quả (nếu có)

III- Các hoạt động dạy- học:

A- Bài cũ:

- 2HS đọc bài: Thầy cúng đi bệnh viện & trả lời câu hỏi bài đọc.

- GV nhận xét, ghi điểm

B- Bài mới:

1- Giới thiệu bài:

2- Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:

a- Luyện đọc:

- 1HS nối giỏi đọc toàn bài.

- 3 HS nối tiếp nhau đọc từng phần trong bài( Đọc 2- 3 lượt )

 Bài này chia làm 3phần:

 + Phần 1: Từ đầu vỡ thêm đất hoang trồng lúa.

 + Phần 2: Tiếp phá rừng làm nương như trước nữa

 + Phần3: còn lại.

- GV kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng & hiểu nghĩa từ khó trong bài (mục chú giải); giải nghĩa thêm các từ: tập quán = thói quen, canh tác = trồng trọt.

- HS luyện đọc theo cặp.

- 1 HS đọc toàn bài.

- GV đọc diễn cảm bài văn.

b- Tìm hiểu bài:

• Câu 1: Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn?

(Ông lần mò hàng tháng trong rừng để tìm nguồn nước; cùng vợ con đào suốt 1 năm trời được gần 4 cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn.)

• Câu 2: Nhờ có mương nước, tập quán canh tác & cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào?

 

doc 22 trang Người đăng hang30 Lượt xem 377Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần số 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 01 tháng 01 năm 2007 
Tập đọc
NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG
Mục đích, yêu cầu: (SGV – trang 317)
Đồ dùng dạy học:
Tranh ảnh minh họa trong SGK; tranh cây & quả thảo quả (nếu có)
Các hoạt động dạy- học:
Bài cũ:
-	2HS đọc bài: Thầy cúng đi bệnh viện & trả lời câu hỏi bài đọc.
- 	GV nhận xét, ghi điểm 
Bài mới:
1-	Giới thiệu bài:
2-	Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a- 	Luyện đọc:
-	1HS nối giỏi đọc toàn bài. 
-	3 HS nối tiếp nhau đọc từng phần trong bài( Đọc 2- 3 lượt ) 
	Bài này chia làm 3phần:
	+ Phần 1: Từ đầu vỡ thêm đất hoang trồng lúa.
	+ Phần 2: Tiếpphá rừng làm nương như trước nữa
	+ Phần3: còn lại.
-	GV kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng & hiểu nghĩa từ khó trong bài (mục chú giải); giải nghĩa thêm các từ: tập quán = thói quen, canh tác = trồng trọt.
-	HS luyện đọc theo cặp. 
-	1 HS đọc toàn bài.
-	GV đọc diễn cảm bài văn. 
b-	 Tìm hiểu bài:
Câu 1: Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn?
(Ông lần mò hàng tháng trong rừng để tìm nguồn nước; cùng vợ con đào suốt 1 năm trời được gần 4 cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn.)
Câu 2: Nhờ có mương nước, tập quán canh tác & cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào?
(Về tập quán canh tác, đồng bào không làm nương như trước mà trồng lúa nước; không làm nương nên không còn nạn phá rừng. Về đời sống, nhờ trồng lúa lai cao sản, cả thôn không còn hộ đói.)
Câu 3: Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ dòng nước?
(Ông hướng dẫn bà con trồng cây thảo quả.)
Câu 4: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
(Ông Lìn đã chiến thắng đói nghèo, lạc hậu nhờ quyết tâm và tinh thần vượt khó. / Bằng trí thông minh & lao động sáng tạo, Ông Lìn đã làm giàu cho mình, làm cho cuộc sống của thôn từ nghèo đói vươn lên khá. / Muốn có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, con người phải dám nghĩ, dám làm)
c- 	Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- 	3 HS tiếp nối nhau đọc 3 phần của bài. / GV uốn nắn cách đọc cho từng phần.
-	GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 1. 
+	GV gọi 1 HS đọc lại đoạn 1 . GV hướng dẫn cách đọc, nhấn giọng các từ ngữ: ngỡ ngàng, ngoằn ngoèo, vắt ngang, con nước ông Lìn, cả tháng, không tin, suốt 1 năm trời, bốn cây số, xuyên đồi, vận động, mở rộng, vỡ thêm.)
-	HS luyện đọc theo cặp.
GV gọi vài HS đọc diễn cảm . Nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
Củng cố, dặn dò:
-	HS nêu ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ, dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của cả 1 vùng, làm giàu cho mình, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.
GV nhận xét tiết học. 
Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn.
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
Mục tiêu: (SGV trang 155)
Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
HS làm bài vào vở / Chữa bài (Khi chữa bài GV yêu cầu HS nêu lại quy tắc chia; KQ: 5,16;	0,08;	2,6)
Bài 2:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
2 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở / Chữa bài (KQ: 65,68; 1,5275)
Bài 3:
1 HS đọc đề bài / GV hướng dẫn để HS nắm chắc yêu cầu BT.
1HS lên bảng làm, Cả lớp làm bài vào vở / Chữa bài (KQ: a- 1,6%; b- 16129 người)
Bài 4:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
HS thi làm bài theo 4 nhóm / Đại diện nhóm báo cáo kết quả / Chữa bài (Khi chữa bài GV yêu cầu HS giải thích tại sao lại khoanh vào chữ cái đó; KQ: Khoanh tròn vào C)
3- Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét giờ học.
Thứ ba ngày 02 tháng 01 năm 2007
Thể dục:( Bài 33)
TRÒ CHƠI “CHẠY TIẾP SỨC THEO VÒNG TRÒN”
Mục tiêu: (SGV trang 97)
Địa điểm, phương tiện:
Sân trường vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn luyện tập.
Chuẩn bị 1 còi, kẻ sân 2-4 vòng tròn đường kính 8-10 m để chơi trò chơi.
Nội dung & phương pháp lên lớp:
1-	Phần mở đầu: 6-10 phút.
GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học (1-2 phút)
-	Chạy chậm trên địa hình tự nhiên thành 1 hàng dọc quanh sân tập (1-2 phút).
*	Giậm chân tại chỗ đếm to theo nhịp: 1-2; 1-2;(1 phút)
Ôn 5 động tác TD: tay, chân, vặn mình, toàn thân, nhảy của bài TD phát triển chung (1 lần)
-	Trò chơi khởi động (GV tự chọn): 1-2 phút.
2- 	Phần cơ bản: 18- 22 phút.
Ôn đi đều vòng phải, vòng trái (8-10 phút)
+	GV điều khiển: 1lần, kết hợp sửa chữa những sai sót cho HS.
+	HS luyện tập theo tổ (Lần 2 Tổ trưởng điều khiển; GV quan sát, nhận xét, sửa chữa cho HS các tổ)
+	Tập cả lớp để thi đua giữa các tổ do GV điều khiển, Nhận xét, biểu dương những tổ nhiều HS thực hiện tốt, Tổ nào nhiều HS thực hiện chưa tốt phải chạy 1 vòng xung quanh sân tập.
Học trò chơi “Chạy tiếp sức theo vòng tròn”: 10-12 phút.
+	Tập hợp HS theo đội hình chơi, GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi & quy định chơi; GV hướng dẫn cách chơi (Lưu ý HS khi chơi phải đảm bảo an toàn) & tổ chức chơi thử (1-2 lần)./ Cả lớp thi đua chơi (2-3 lần) / GV quan sát, nhận xét, biểu dương tổ, cá nhân thắng cuộc và chơi đúng luật.
 3- 	Phần kết thúc: 4-6 phút
-	HS tập một số động tác thả lỏng: Đi theo vòng tròn vừa đi vừa làm động tác hít thở sâu: 1 phút.
Đứng tại chỗ vỗ tay & hát: 1-2 phút.
-	GV cùng HS hệ thống bài: 1- 2 phút.
-	GV nhận xét, giao bài về nhà cho HS ( ôn lại nội dung đội hình đội ngũ đã học). 
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
Mục tiêu: (SGV trang 156)
Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1:
1 HS đọc yêu cầu của BT (GV lưu ý HS có thể làm 1 trong 2 cách:
+ C1- Chuyển phần phân số của hỗn số thành phân số thập phân rồi viết STP tương ứng; chẳng hạn: 4= 4= 4,5
+ C2- Thực hiện chia tử số của phần phân số cho mẫu số; chẳng hạn: Vì 1: 2 = 0,5 nên 4= 4,5
HS làm bài vào vở / Chữa bài. (KQ: 4,5; 3,8; 2,75; 1,48)
Bài 2:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
2 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở / Chữa bài (KQ: a- x = 0,09 b- x = 0,1)
Bài 3:
1 HS đọc đề bài / GV lưu ý HS có thể làm 1 trong 2 cách.
1HS lên bảng làm, Cả lớp làm bài vào vở / Chữa bài (KQ: 25% lượng nước trong hồ)
Bài 4:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
HS thi làm bài theo 2 nhóm / Đại diện nhóm báo cáo kết quả / Chữa bài (Khi chữa bài GV yêu cầu HS giải thích tại sao lại khoanh vào chữ cái đó; KQ: Khoanh tròn vào D)
3- Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét giờ học.
Chính tả:
NGHE - VIẾT: NGƯỜI MẸ CỦA 51 ĐỨA CON
Mục đích, yêu cầu: (SGV trang 319)
Đồ dùng dạy-học:
3-4 tờ phiếu khổ to viết mô hình cấu tạo vần cho HS làm BT2.
Các hoạt động dạy-học:
Bài cũ:
2HS lên bảng làm lại BT2a tiết trước.
Nhận xét, ghi điểm.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hướng dẫn HS nghe- viết:
GV đọc đoạn văn cần viết chính tả trong bài: Người mẹ của 51 đứa con. / Cả lớp theo dõi trong SGK
HS đọc thầm đoạn văn, chú ý hình thức trình bày, các từ khó dễ viết sai chính tả: 51, Lý Sơn, Quảng Ngãi, 35 năm, bươn chải,
GV đọc từng câu cho HS viết vào vở.
GV đọc lại toàn bài 1 lượt / HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
GV chấm chữa 5- 7 bài / HS đổi vở KT lẫn nhau hoặc tự đối chiếu SGK để chữa lỗi.
GV nhận xét chung.
Hướng dẫn HS làm BT chính tả:
Bài 2a:
1 HS nêu yêu cầu của BT. / GV hướng dẫn mẫu BT.
HS làm bài vào giấy nháp./ 2 HS làm bài vào phiếu , làm xong thì dán lên bảng lớp.
Cả lớp & GV nhận xét, chốt lại bài làm đúng.
HS chữa bài vào vở.
Bài2b:
1HS đọc yêu cầu của bài tập
HS làm bài vào vở./ GV gọi vài em nêu miệng bài làm./ Nhận xét, chốt lại lời giải đúng
Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.
Dặn HS ghi nhớ mô hình cấu tạo vần của tiếng.
Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ.
Mục đích, yêu cầu: (SGV trang 320- 321)
Đồ dùng dạy học:
Phục vụ cho BT1:
+	Bảng phụ viết ND như sau:
Từ có 2 kiểu cấu tạo là từ đơn & từ phức.
Từ đơn gồm 1 tiếng.
Từ phức gồm 2 hay nhiều tiếng.
2- Từ phức gồm 2 loại: từ ghép và từ láy.
+ 	Bút dạ, 3-4 tờ giấy khổ to kẻ sẵn bảng phân loại cấu tạo từ.
Phục vụ cho BT2:
+ 	Giấy khổ to viết ND như sau:
Từ đồng nghĩa là những từ chỉ một sự vật, hoạt động, trạng thái hay tính chất.
Từ nhiều nghĩa là từ có 1 nghĩa gốc & một hay 1 số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.
Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.
+ 	Bút dạ, 4-5 tờ giấy khổ to phô tô ND bảng tổng kết ở BT2.
Phục vụ cho BT3:
+ 	Một vài tờ phiếu viết sẵn 3 từ in đậm trong BT3.
Các hoạt động dạy-học:
Bài cũ:
2 HS bài tập 1, 3 tiết trước.
GV nhận xét, ghi điểm.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hướng dẫn HS làm BT:
Bài 1:
1 HS đọc ND của BT1, cả lớp theo dõi SGK.
2HS nhắc lại kiến thức đã học ở lớp 4:
Trong tiếng Việt có những kiểu cấu tạo từ như thế nào?
HS phát biểu ý kiến, GV mở bảng phụ đã viết ND ghi nhớ, gọi 2 HS nhìn bảng đọc lại.
HS làm bài vào vở. / 2 HS làm bài vào phiếu dán lên bảng. / Nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh BT.(GV tham khảo SGV trang 322)
HS chữa bài vào vở.
Bài 2:
1 HS đọc ND của BT2, cả lớp theo dõi SGK.
2HS nhắc lại kiến thức đã học về từ nhiều nghĩa, đồng nghĩa, đồng âm.
HS phát biểu ý kiến, GV mở bảng phụ đã viết ND ghi nhớ, gọi 2 HS nhìn bảng đọc lại.
HS trao đổi với bạn bên cạnh làm bài vào vở. / 2 HS làm bài vào phiếu dán lên bảng. / Nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh BT.(GV tham khảo SGV trang 322)
HS chữa bài vào vở.
Bài 3:
1 HS đọc yêu cầu BT.
HS làm việc theo 4 nhóm.
Đại diện nhóm trình bày. / Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. (SGV trang 322)
Bài 4:
1 HS đọc yêu cầu BT.
HS làm bài vào vở.
Gọi vài HS đọc bài làm. / Nhận xét, chốt lại lời giải đúng./ GV chấm 5-7 bài.
3- 	Củng cố, dặn dò:
- 	GV nhận xét tiết học, biểu dương những nhóm, HS học tốt.
- 	Dặn HS ôn lại kiến thức cần ghi nhớ các bài luyện từ và câu ở sách tiếng Việt 4: Câu hỏi & dấu chấm hỏi, câu kể, câu khiến, câu cảm, các kiểu câu kể: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? 
Chiều thứ ba ngày 02 tháng 01 năm 2007
Toán (Tự học)
LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
-	Củng cố về phép chia STP, giải toán về tỉ số phần trăm.
-	Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính trên số thập phân & giải toán có lời văn.
II-	Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
-	GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1: (BT3 trang 98 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm làm bài vào vở / Chữa bài.
Bài 2: (BT4 trang 99 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm bài vào vở /Chữa bài (thi điền nhanh giữa các nhó).
Bài 3: (BT3 trang 100 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm làm bài vào vở. / Chữa bài. 
 Bài 4: (BT4 trang 100 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm ... h sử dưới đây theo trình tự thời gian, bằng cách đánh số 1, 2, 3,  vào ô trống trước mỗi sự kiện:
	£	Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
Thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta.
Chiến dịch Biên Giới thu - đông.
Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập.
Cách mạng tháng Tám thành công.
Chiến dịch Việt Bắc thu - đông.
7-	Hoạt động 7: (Cả lớp)
-	GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị tiết sau KT cuối HKI.
Sinh hoạt ngoại khóa
GIỮ GÌN TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ DÂN TỘC
I-	Mục tiêu: (SGV trang 13)
Giáo dục HS có ý thức giữ gìn truyền thống văn hoá dân tộc.
Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Cả lớp hát 1 bài hát.
2-	Hoạt động 2: Thi kể các truyền thống văn hoá tốt đẹp của Dân tộc việt Nam mà em biết.
GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: kể cho nhau nghe các truyền thống văn hoá tốt đẹp của Dân tộc Việt Nam.
HS làm việc theo nhóm. / GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm.
Đại diện các nhóm thi kể trước lớp. / Nhận xét, góp ý.
GV: Dân tộc ta có nhiều truyền thống tốt đẹp, chúng ta cần phải biết giữ gìn, vun đắp để các truyền thống quý báu đó được lưu tồn mãi cho các thế hệ mai sau.
+	Để giữ gìn được các truyền thống văn hoá tốt đẹp của Dân tộc ta, thế hệ chúng ta cần làm gì?
+	Em hãy kể lại 1 câu chuyện về gương biết giữ gìn, bảo vệ truyền thống văn hoá dân tộc em được tận mắt chứng kiến (hay được đọc qua sách, báo)
-	HS thi kể chuyện giữa các nhóm.
+	Thi trình diễn các bài hát, ca dao, tục ngữnói về chủ đề văn hoá dân tộc.(Thi giữa các nhóm)
3-	Hoạt động 3: Nhận xét, dặn dò.
GV nhận xét tiết học.
Thứ sáu ngày 05 tháng 01 năm 2007
Âm nhạc
ÔN TẬP & KIỂM TRA 2 BÀI HÁT: REO VANG BÌNH MINH,
HÃY GIỮ CHO EM BẦU TRỜI XANH - ÔN TẬP TĐN SỐ 2
Mục tiêu: (SGV trang 44)
Đồ dùng dạy - học:
a-	GV:
Nhạc cụ quen dùng; máy nghe, băng nhạc.
b-	HS: 
SGK Âm nhạc 5; nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách,).
Các hoạt động dạy - học:
1-	Phần mở đầu:
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Phần hoạt động:
Nội dung 1: Ôn tập & kiểm tra 2 bài hát.
a-	Hoạt động 1: Ôn bài hát: Reo vang bình minh.
Ôn lại bài hát 1 lần.
GV sửa chữa những chỗ hát sai.
Kiểm tra nhóm, KT cá nhân trình bày bài hát.
b-	Hoạt động 2: Ôn bài hát: Hãy giữ cho em bầu trời xanh.
Ôn lại bài hát 1 lần.
GV sửa chữa những chỗ hát sai.
Kiểm tra nhóm, KT cá nhân trình bày bài hát.
Nội dung 2: Ôn tập TĐN số 2
GV treo bài TĐN viết sẵn lên bảng.
Cả lớp đọc nhạc, hát lời, kết hợp gõ phách.
Tổ nhóm trình bày bài TĐN.
3-	Phần kết thúc:
Cả lớp hát lại 1 bài hát đã ôn.
GV nhận xét tiết học.
Toán
HÌNH TAM GIÁC
Mục tiêu: (SGV trang 160)
Đồ dùng dạy - học:
Các dạng hình tam giác như SGK; thước ê ke.
III- Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Tìm hiểu các yếu tố của tam giác:
a-	Giới thiệu đặc điểm hình tam giác:
GV vẽ hình tam giác ABC lên bảng.
HS chỉ ra 3 cạnh, 3 đỉnh, 3 góc của hình tam giác (như SGK)
HS viết tên 3 góc, 3 cạnh của mỗi hình tam giác (như SGK) 
b-	Giới thiệu 3 dạng hình tam giác (theo góc):
GV treo đồ dùng vẽ 3 dạng hình tam giác lên bảng và giới thiệu đặc điểm của mỗi hình.
GV vẽ 1 số hình tam giác khác & yêu cầu HS nhận dạng.
c-	Giới thiệu đáy & đường cao tương ứng:
GV vẽ 1 hình tam gác lên bảng & giới thiệu đáy và đường cao (như SGK), lưu ý nhấn mạnh đường cao tương ứng với đáy.
GV hướng dẫn HS nhận ra được: Chiều cao của tam giác là gì?
HS dùng e ke để tập nhận biết đường cao của tam giác trong các trường hợp (SGK); --	GV lưu ý hướng dẫn HS sử dụng ê ke.
3-	Hoạt động 3: Thực hành:
Bài 1:
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm bài vào vở / Chữa bài.
Bài 2:
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS trao đổi với bạn bên cạnh rồi làm bài vào vở / Chữa bài.
Bài 3:
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm việc theo nhóm nhỏ / Đại diện nhóm trình bày (mỗi nhóm 1 câu) / Chữa bài.
4- Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
HS nhắc lại các yếu tố của tam giác; đỉnh, cạnh, góc, chiều cao
GV nhận xét giờ học.
Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
Mục đích, yêu cầu: (SGV trang 332)
Đồ dùng dạy - học:
Bảng phụ viết 4 đề bài của tiết kiểm tra viết ở tuần 16, một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ , đặt câu, đoạn, ýtrong bài của HS cần chữa chung cả lớp.
Các hoạt động dạy-học:
Bài cũ:
- 	GV kiểm tra, chấm điểm đơn xin được học môn tự chọn của 2 HS .
Bài mới:
Giới thiệu bài:
GV nhận xét chung về kết quả bài làm của cả lớp:
Nhận xét về kết quả bài làm:
GV mở bảng phụ viết sẵn 4 đề bài của tiết kiểm tra; 1 số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý, của HS.
Nhận xét chung về bài làm cả lớp:
+	Những điểm chính.
+	Những thiếu sót, hạn chế.
Thông báo điểm số cụ thể:
Hướng dẫn HS chữa bài:
GV trả bài cho từng HS.
Hướng dẫn chữa lỗi chung:
1 số HS lên bảng chữa lỗi./ Cả lớp tự chữa vào giấy nháp.
HS trao đổi về bài chữa trên bảng./ GV chữa lại bằng phấn màu ( nếu sai)
Hướng dẫn từng HS chữa lỗi trong bài:
HS đọc lời nhận xét của thầy giáo, phát hiện thêm lỗi trong bài làm của mình & chữa lỗi. Đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát lại việc sửa lỗi.
GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
Hướng dẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay:
GV đọc những đoạn văn, bài văn hay cho HS nghe.
HS trao đổi thảo luận để tìm ra cái hay, cái đáng học từ đó rút kinh nghiệm cho mình.
d-	Mỗi HS chọn 1 đoạn văn viết chưa đạt viết lại cho hay hơn.
Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Dặn những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài. Đọc lại các bài TĐ; HTL các đoạn văn, bài thơ có yêu cầu trong SGK tập 1 để kiểm tra lấy điểm trong tuần học tới.
Địa lí
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
Mục tiêu:
-	Hệ thống hoá, củng cố kiến thức đã học trong học kì I.
Đồ dùng dạy - học:
Quả địa cầu.
Bản đồ Tự nhiên châu Á.
Bút dạ, giấy khổ to để các nhóm làm BT.
III- Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: (nhóm)
HS làm việc theo nhóm hoàn thành bảng sau:
Các yếu tố tự nhiên
Đặc điểm chính
Địa hình
Khí hậu
Sông ngòi
Đất
Rừng
Đại diện nhóm trình bày. / Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động 2: (cặp)
Nước ta có bao nhiêu dân tộc sinh sống? Dân tộc nào chiếm số dân đông nhất? Hãy kể tên một số dân tộc mà em biết.
Hãy kể tên một số đồng bằng và các sông lớn ở nước ta.
Tại sao nói Nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản? 
Hoạt động 3: (cá nhân)
HS làm việc cá nhân hoàn thành BT sau: Đánh dấu nhân (x) vào ô trống trước câu đúng.
Số dân ở thành thị chiếm số dân ở nước ta.
Ở nước ta, lúa gạo là cây được trồng nhiều nhất.
Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở miền núi và cao nguyên.
Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp của nước ta.
Ở nước ta, ngành thuỷ sản phân bố chủ yếu ở vùng núi và trung du.
Nước ta có nhiều ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
Đường sắt có vai trò quan trọng nhất trong việc vận chuyển hàng hoá và hành khách ở nước ta.
Hoạt động 4: (cả lớp)
-	GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị tiết sau KT cuối học kì I.
Thứ bảy ngày 06 tháng 01 năm 2007
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN CHÍNH TẢ
Mục đích, yêu cầu:
Nghe - viết đúng, trình bày đúng 1 đoạn văn trong bài: “Ngu Công xã Trịnh Tường” (Đoạn từ đầu vỡ thêm đất hoang trồng lúa) SGK TV5 trang 164).
Làm BT để củng cố về phân biệt thanh d/gi, s/x.
Các hoạt động dạy-học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
GV nêu yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe- viết:
GV đọc bài chính tả / HS theo dõi trong SGK
HS đọc thầm bài chính tả. GV nhắc các em quan sát hình thức trình bày , chú ý những từ ngữ dễ viết sai.
HS gấp SGK. GV đọc từng câu cho HS viết vào vở.
GV đọc lại toàn bài 1 lượt / HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
GV chấm chữa 5- 7 bài / HS đổi vở KT lẫn nhau hoặc tự đối chiếu SGK để chữa lỗi.
GV nhận xét chung.
3-	Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm BT chính tả:
 Bài 1:
a-	Tìm trong bài viết những chữ có s/x; d/gi đứng đầu.
b-	Tìm và viết vào vở 3 từ ngữ có tiếng chứa s, 3 từ ngữ có tiếng chứa x đứng đầu.
Bài 2: Viết các từ ngữ chứa các tiếng sau:
sao
xao
M: ngôi sao,..
M: lao xao, ..
dày
giày
.
.
Khoa học
KIỂM TRA HỌC KÌ I 
(Thi theo đề chung của trường)
Đạo đức
HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH (T2)
Mục tiêu: (SGV trang 39)
Đồ dùng dạy - học:
Phiếu học tập cá nhân cho hoạt động 3 (T2)
Thẻ màu để sử dụng cho hoạt động 3 (T1)
Các hoạt động dạy - học:
Giới thiệu bài: GV nêu nhiệm vụ tiết học.
Hoạt động 1:Làm BT3-SGK.
Mục tiêu: HS biết nhận xét một số hành vi, việc làm có liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh.
Cách tiến hành:
2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận & làm BT3.
HS làm việc theo cặp.
1 số HS trình bày kết quả trước lớp (theo từng ND). / Nhận xét, bổ sung hay tranh luận.
GV kết luận: 
a-	Trong khi thực hiện công việc chung cần phân công nhiệm vụ cho từng người, phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau.
b-	Bạn Hà có thể bàn với bố mẹ về việc mang những đồ dùng cá nhân nào, tham gia chuẩn bị hành trang cho chuyến đi.
3-	Hoạt động 3: Làm BT 5-SGK:
Mục tiêu: HS biết xây dựng kế hoạch hợp tác với những người xung quanh trong các công việc hàng ngày.
Cách tiến hành:
GV giao nhiệm vụ:HS làm việc cá nhân (làm BT 5), sau đó trao đổi với bạn bên cạnh.
HS làm BT & trao đổi với bạn.
Một số HS trình bày dự kiến sẽ hợp tác với những người xung quanh trong 1 số việc; các bạn khác có thể góp ý cho bạn.
GV nhận xét về những dự kiến của HS.
4-	Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò:
1-2 HS đọc phần ghi nhớ SGK.
Sinh hoạt
SINH HOẠT LỚP
Mục đích, yêu cầu:
Đánh giá hoạt động tuần qua, triển khai kế hoạch tuần tới.
Vui chơi giải trí.
Nội dung:
1-	Đánh giá hoạt động tuần qua:
GV đánh giá chung các hoạt động về: nề nếp, học tập, lao động của lớp trong tuần qua:
+	Nề nếp: Đi học chuyên cần, đúng giờ; thực hiện tốt ATGT, PTBM; Đội cờ đỏ làm việc tốt, nghiêm túc. 
+	Học tập: Trong giờ học nghiêm túc, chăm chú nghe giảng bài, có ý thức học hợp tác, giúp đỡ các bạn học yếu, có ý thức trong việc ôn tập chuẩn bị cho thi cuối kì I.
+	Lao động: Tham gia đầy đủ, tích cực; công tác vệ sinh theo sơ đồ làm tốt.
Tuyên dương những HS chăm ngoan, tích cực trong các hoạt động. (Có danh sách riêng)
Phê bình những HS còn mắc phải nhiều khuyết điểm. (Có danh sách riêng)
2-	Kế hoạch tuần tới:
Duy trì, phát huy các mặt đã đạt được, sửa chữa những khuyết điểm còn mắc phải.
Duy trì và đẩy mạnh các phong trào học tập “Đôi bạn cùng học”, “Ngàn hoa điểm 10”,
Tổ chức lao động vệ sinh trường lớp vào chiều thứ tư.
Tiếp tục tập tiết mục văn nghệ chuẩn bị cho 26/3
3-	Vui chơi, giải trí:
Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đố bạn”.

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP5 - TUAN 17.doc