Tập đọc:
MỘT VỤ ĐẮM TÀU
I- Mục đích, yêu cầu: (SGV – trang 178)
- Ý nghĩa: Ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; sự ân cần, dịu dàng của Giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô.
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ chủ điểm và bài đọc trong SGK.
III- Các hoạt động dạy- học:
A- Bài cũ:
- GV nhận xét chung bài kiểm tra giữa kì II.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu chủ điểm mới và bài đọc.
- HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm, tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
2- Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a- Luyện đọc:
- 2 HS (khá, giỏi) nối tiếp nhau đọc bài văn.
- GV viết lên bảng các từ: Li-vơ-pun, Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta./ GV đọc mẫu, cả lớp đọc đồng thanh.
- 2-3 tốp HS (mỗi tốp 5 em) nối tiếp nhau đọc 5 đoạn:
- Có thể chia bài tập đọc thành 5 đoạn để luyện đọc như sau:
+ Đoạn 1: Từ đầu . về quê sống với họ hàng.
+ Đoạn 2: Tiếp theo . băng cho bạn.
+ Đoạn 3: Tiếp . quang cảnh thật hỗn loạn.
+ Đoạn 4: Tiếp . đôi mắt thẫn thờ, tuyệt vọng.
+ Đoạn 5: Đoạn còn lại.
Thứ hai ngày 02 tháng 04 năm 2007 Tập đọc: MỘT VỤ ĐẮM TÀU Mục đích, yêu cầu: (SGV – trang 178) - Ý nghĩa: Ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; sự ân cần, dịu dàng của Giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ chủ điểm và bài đọc trong SGK. Các hoạt động dạy- học: Bài cũ: - GV nhận xét chung bài kiểm tra giữa kì II. Bài mới: Giới thiệu bài: - GV giới thiệu chủ điểm mới và bài đọc. - HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm, tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 2- Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: Luyện đọc: - 2 HS (khá, giỏi) nối tiếp nhau đọc bài văn. - GV viết lên bảng các từ: Li-vơ-pun, Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta./ GV đọc mẫu, cả lớp đọc đồng thanh. - 2-3 tốp HS (mỗi tốp 5 em) nối tiếp nhau đọc 5 đoạn: Có thể chia bài tập đọc thành 5 đoạn để luyện đọc như sau: + Đoạn 1: Từ đầu ... về quê sống với họ hàng. + Đoạn 2: Tiếp theo ... băng cho bạn. + Đoạn 3: Tiếp ... quang cảnh thật hỗn loạn. + Đoạn 4: Tiếp ... đôi mắt thẫn thờ, tuyệt vọng. + Đoạn 5: Đoạn còn lại. - GV kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng & hiểu nghĩa từ khó trong bài (VD: Li-vơ-pun, bao lơn). - GV đọc diễn cảm toàn bài (giọng đọc tham khảo SGV trang 180). b- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: + Nêu hoàn cảnh & mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta. (Ma-ri-ô: bố mới mất, về quê sống với họ hàng. Giu-li-ét: đang trên đường về nhà gặp lại bố mẹ.) - GV nói thêm: Đây là 2 bạn nhỏ người I-ta-li-a, rời cảng Li-vơ-pun ở nước Anh về I-ta-li-a. + Giu-li-ét chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương? (Thấy Ma-ri-ô bị sóng lớn ập tới,...) + Tai nạn bất ngờ xảy ra như thế nào? (Cơn bão dữ dội ập tới,...). + Ma-ri-ô phản ứng thế nào khi những người trên xuồng muốn nhận đứa bé nhỏ hơn là cậu? + Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma-ri-ô nói lên điều gì về cậu? (...tâm hồn cao thượng, nhường sự sống cho bạn, hi sinh bản thân vì bạn.) + Hãy nêu cảm nghĩ của em về 2 nhân vật chính trong truyện? * GV chốt lại: Ma-ri-ô mang những nét tính cách điển hình của nam giới, Giu-li-ét-ta có những nét tính cách điển hình của phụ nữ. ... c- Luyện đọc diễn cảm: - 5 HS nối tiếp nhau đọc 5 đoạn của bài, GV hướng dẫn các em đọc thể hiện đúng ND từng đoạn. - GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu.(Có thể chọn đoạn: Chiếc xuồng được thả xuống đến hết.). - GV đọc mẫu./ HS luyện đọc phân vai theo nhóm (4 vai)./ Các nhóm cử đại diện thi đọc diễn cảm trước lớp./ Bình chọn nhóm đọc hay nhất. Củng cố, dặn dò: HS nhắc lại ý nghĩa của bài đọc. GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn. Toán ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ (TT) Mục tiêu: (SGV trang 236). II- Các hoạt động dạy - học: 1- Hoạt động 1: Giới thiệu bài GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2- Hoạt động 2: Thực hành: Bài 1: 1 HS đọc yêu cầu của BT. HS suy nghĩ hoàn thành BT. / Phát biểu ý kiến./ Lớp & GV nhận xét, GV đánh giá bài làm của HS. Bài 2: 1 HS đọc yêu cầu của BT. HS làm bài vào vở. / Gọi HS đọc bài làm. / HS nhận xét bài làm của bạn, GV đánh giá bài làm của HS. Bài 3: 1 HS đọc yêu cầu của BT. HS làm bài vào vở / Chữa bài (Thi tìm đúng giữa 2 dãy bàn) Bài 4: 1 HS đọc yêu cầu của BT. HS làm bài vào vở / 3 HS làm bài trên bảng lớp./ Chữa bài. Bài 5: 1 HS đọc yêu cầu của BT. HS làm bài vào vở / 2 HS làm bài trên bảng lớp./ Chữa bài. 3- Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò. GV nhận xét giờ học. Thứ ba ngày 03 tháng 04 năm 2007 Thể dục:( Bài 57) MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN TRÒ CHƠI: “NHẢY ĐÚNG, NHẢY NHANH” I- Mục tiêu: (SGV trang 138) II- Địa điểm, phương tiện: Sân trường vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn luyện tập. Chuẩn bị 1 còi, 2 quả bóng rổ số 5; 10-15 quả bóng 150g; dụng cụ để tổ chức trò chơi. III-Nội dung & phương pháp lên lớp: 1- Phần mở đầu: 6-10 phút. - GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu tiết học.(1-2 phút) Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc hoặc vòng tròn quanh sân: 150-200 m. Đi theo vòng tròn, hít thở sâu (1 phút) * Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, vai. (1 phút). Ôn các động tác bài TDPTC (1 lần). * Trò chơi khởi động: “Kết bạn” * KTBC: Kiểm tra cách cầm bóng 2 tay trước ngực. 2- Phần cơ bản: 18 - 22 phút a- Môn thể thao tự chọn: (14-16 phút). * Ôn ném bóng vào rổ bằng 2 tay (trước ngực): 13-14 phút HS tập hợp theo đội hình hàng dọc. GV nêu tên động tác./ Gọi HS khá giỏi làm mẫu./ Cả lớp luyện tập theo khẩu lệnh: “Chuẩn bị, ... ném!./ GV theo dõi sửa sai. * Thi ném bóng vào rổ bằng 2 tay giữa các tổ: 3-4 phút b- Chơi trò chơi: “Nhảy đúng, nhảy nhanh”: 5-6 phút. - GV nêu tên trò chơi, GV cùng HS nhắc lại cách chơi & luật chơi./ HS chơi thử, GV giải thích thêm cho tất cả nắm vững cách chơi. - Cả lớp thi đua chơi./ GV quan sát, nhận xét, biểu dương tổ, cá nhân thắng cuộc và chơi đúng luật. 3- Phần kết thúc: 4-6 phút GV cùng HS hệ thống bài học: 1-2 phút. HS đi thường theo 2- 4 hàng dọc và hát: 2-3 phút. - Nhảy thả lỏng, cúi người thả lỏng. (2 phút). - GV nhận xét tiết học, giao nhiệm vụ về nhà: Tập ném bóng trúng đích. Toán ÔN TẬP VỀ SỐ THẬP PHÂN Mục tiêu: (SGV trang 237). II- Các hoạt động dạy - học: 1- Hoạt động 1: Giới thiệu bài GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2- Hoạt động 2: Thực hành: Bài 1: 1 HS đọc yêu cầu của BT. HS suy nghĩ hoàn thành BT. / Phát biểu ý kiến./ Lớp & GV nhận xét, GV đánh giá bài làm của HS. Bài 2: 1 HS đọc yêu cầu của BT. HS làm bài vào vở. / Gọi HS đọc bài làm. / HS nhận xét bài làm của bạn, GV đánh giá bài làm của HS. Bài 3: 1 HS đọc yêu cầu của BT. HS làm bài vào vở / 1 HS lên bảng làm bài. /Chữa bài. Bài 4: 1 HS đọc yêu cầu của BT. HS làm bài vào vở / 2 HS làm bài trên bảng lớp./ Chữa bài (Lưu ý HS 2 cách chuyển đổi phân số thành STP). Bài 5: 1 HS đọc yêu cầu của BT. HS làm bài vào vở ./ Chữa bài (Thi điền nhanh). 3- Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò. GV nhận xét giờ học. Chính tả: NHỚ VIẾT: ĐẤT NƯỚC LUYỆN TẬP VIẾT HOA Mục đích, yêu cầu: (SGV trang 152 ) Đồ dùng dạy-học: Giấy khổ to chép quy tắc viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng. (...được viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận). Bút dạ & 3 tờ giấy khổ to kẻ bảng phân loại để HS làm BT2 3-4 tờ giấy A4 để HS làm BT3. Các hoạt động dạy - học: A- Bài cũ: - 1 HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng. (...được viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận). B- Bài mới: 1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2- Hướng dẫn HS nhớ viết: 1 HS xung phong đọc thuộc lòng 3 khổ thơ của bài Đất nước. / Lớp lắng nghe, nhận xét. HS đọc thầm lại 3 khổ thơ trong SGK, GV nhắc các em chú ý hình thức trình bày khổ thơ 5 chữ, những chữ viết hoa, các từ ngữ dễ viết sai chính tả rồi viết ra giấy nháp). HS gấp sách, tự nhớ lại 3 khổ thơ viết vào vở. GV chấm chữa 5- 7 bài / HS đổi vở KT lẫn nhau hoặc tự đối chiếu SGK để chữa lỗi. GV nhận xét chung. 3- Hướng dẫn HS làm BT chính tả: Bài 2: 1 HS đọc yêu cầu của BT (lệnh & bài Gắn bó với miền Nam) GV phát phiếu cho 2 HS làm bài trên giấy khổ to / HS làm bài vào vở. 2 HS làm bài trên phiếu làm xong đính lên bảng./ Lớp & GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng (SGV trang 182). GV mở bảng phụ đã ghi quy tắc viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng đính lên bảng./ 2-3 HS đọc lại, cả lớp theo dõi, ghi nhớ. Bài 3: 1 HS đọc yêu cầu của BT (lệnh & bài Gắn bó với miền Nam) Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn./ GV lưu ý HS tên các danh hiệu được in nghiêng trong đoạn văn. GV phát phiếu cho 3 HS làm bài trên giấy A4 / HS làm bài vào vở. 3 HS làm bài trên phiếu làm xong đính lên bảng./ Lớp & GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng (SGV trang 183). 4- Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt. Dặn HS ghi nhớ các quy tắc viết hoa vừa học. Luyện từ và câu ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than) Mục đích, yêu cầu: (SGV trang 183) Đồ dùng dạy học: Bút dạ & một vài tờ giấy khổ to: + Một tờ phô tô mẫu chuyện vui Kỉ lục thế giới (đánh thứ tự các câu văn). + 2-3 tờ phô tô bài Thiên đường của phụ nữ. + 3 tờ phô tô mẫu chuyện vui Tỉ số chưa được mở (đánh thứ tự các câu văn). Các hoạt động dạy- học: A- Bài cũ: GV nhận xét bài KT ĐK giữa kì II. B- Bài mới: 1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2- Hướng dẫn HS làm BT: Bài 1: 1HS đọc yêu cầu BT(đọc cả mẫu chuyện vui Kỉ lục thế giới)./ Lớp theo dõi SGK. HS đọc thầm lại mẫu chuyện vui. - GV lưu ý HS: BT nêu 2 yêu cầu: + Tìm 3 loại dấu câu (chấm, chấm hỏi, chấm than) có trong mẫu chuyện. Muốn tìm dễ dàng các em cần nhớ các dấu câu này được đặt ở vị trí nào trong câu? + Nêu công dụng của từng loại dấu câu, mỗi dấu câu ấy được dùng để làm gì? HS làm việc cá nhân để làm BT. GV đính lên bảng tờ phiếu đã phô tô mẫu chuyện vui./ mời 1 HS lên bảng làm bài./ Lớp & GV nhận xét, kết luận. (SGV trang 184) GV hỏi HS về tính khôi hài của câu chuyện. Bài 2: 1HS đọc yêu cầu BT(đọc cả bài Thiên đường của phụ nữ)./ Lớp theo dõi SGK. HS đọc thầm lại câu chuyện vui./ GV hỏi: + Bài văn nói điều gì? (Kể chuyện thành phố Giu-chi-tan ở Mê-hi-cô là nơi phụ nữ được đề cao, được hưởng những đặc quyền, đặc lợi.) - GV gợi ý: Các em đọc thầm kỉ bài văn phát hiện xem tập hợp nào diễn đạt được ý trọn ven, hoàn chỉnh thì đó là là câu. HS trao đổi theo nhóm nhỏ để làm BT. GV phát phiếu cho 2-3 HS làm bài. HS làm bài trên phiếu làm xong đính bài lên bảng, trình bày. / Lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng ( Tham khảo SGV trang 185) - Cả lớp chữa bài vào vở BT theo lời giải đúng. Bài 3: 1HS đọc yêu cầu BT(đọc cả mẫu chuyện vui Tỉ số chưa được mở)./ Lớp theo dõi SGK. HS đọc thầm lại mẫu chuyện vui. - GV lưu ý HS: BT nêu 2 yêu cầu: HS làm việc cá nhân để làm BT. GV đính lên bảng tờ phiếu đã phô tô mẫu chuyện vui./ mời 2 HS lên bảng thi làm bài./ Lớp & GV nhận xét, kết luận. (SGV trang 185) GV hỏi HS về tính khôi hài của câu chuyện. 4- Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt. Dặn HS xem lại các BT. Chiều thứ ba ngày 03 tháng 04 năm 2007 Toán (Tự học) LUYỆN TẬP I- Mục tiêu: - Ôn tập, củng cố về phân số, STP (đọc, viết, so sánh, các phép tính về phân số& STP). - Rèn kĩ năng tính toán. II- Các hoạt động dạy - học: 1- Hoạt động 1: Giới thiệu bài - GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2- Hoạt động 2: Thực hành: Bài 1: (BT5 trang 76 vở BT toán 5/ T2) 1 HS nêu yêu cầu BT. HS làm bài vào vở / Gọi 3 HS chữa bài. / Nhận xét. Bài 2: (BT6 trang 76 vở BT toán 5/ T2) 1 HS nêu yêu cầu BT. HS làm bài và ... Ôn tập đọc nhạc số 7, ghép lời & gõ đệm theo phách. Tập đọc nhạc & đánh nhịp. - GV chỉ định 1 vài nhóm đọc nhạc và gõ đệm. * Hoạt động 2: Ôn tập đọc nhạc số 8, ghép lời & gõ đệm theo phách (phách mạnh gõ tay phải, phách nhẹ gõ tay trái). Tập đọc nhạc & đánh nhịp. GV cho nửa lớp bên này đọc nhạc còn nửa lớp bên kia ghép lời. - GV chỉ định 1 vài nhóm đọc nhạc và gõ đệm. b) Nội dung 2: Nghe nhạc. GV cho HS nghe 1 bài dân ca, giới thiệu ND và xuất xứ. HS nói lên cảm nhận của mình về bài dân ca. HS thi kể tên hoặc hát 1 vài câu trong các bài dân ca khác. HS nghe lại bài hát, có thể đứng lên và vận động theo nhạc. 3- Phần kết thúc: HS đọc lại bài TĐN số 8 (kết hợp đánh nhịp ) GV nhận xét tiết học. Toán ÔN TẬP VỀ ĐO ĐỘ DÀI VÀ ĐO KHỐI LƯỢNG (TT) Mục tiêu: (SGV trang 239). II- Các hoạt động dạy - học: 1- Hoạt động 1: Giới thiệu bài GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2- Hoạt động 2: Thực hành: Bài 1: 1 HS đọc yêu cầu của BT. HS làm việc cá nhân hoàn thành BT./ Gọi 2HS lên bảng chữa bài./ Lớp & GV nhận xét, GV đánh giá bài làm của HS. Bài 2: 1 HS đọc yêu cầu của BT. HS làm bài vào vở. / 2HS đọc bài làm. / HS nhận xét bài làm của bạn, GV đánh giá bài làm của HS. Bài 3: 1 HS đọc yêu cầu của BT. HS làm bài vào vở. / 2HS đọc bài làm. / HS nhận xét bài làm của bạn, GV đánh giá bài làm của HS. Bài 4: 1 HS đọc yêu cầu của BT. HS làm bài vào vở. / 2HS đọc bài làm. / HS nhận xét bài làm của bạn, GV đánh giá bài làm của HS. 3- Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò. GV nhận xét giờ học. Tập làm văn TRẢ BÀI VĂN TẢ CÂY CỐI Mục đích, yêu cầu: (SGV trang 148) Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ viết 5 đề bài của tiết kiểm tra viết ở tuần 27, một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ , đặt câu, đoạn, ýtrong bài của HS cần chữa chung cả lớp. Các hoạt động dạy-học: A- Bài cũ: - HS đọc màn kịch 1 trong 2 màn kịch (Giu-li-ét-ta hoặc Ma-ri-ô) của tiết TLV trước đã được về nhà viết lại. / GV nhận xét, ghi điểm. Bài mới: 1- Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2- Nhận xét kết quả bài làm của HS: Nhận xét về kết quả bài làm chung của cả lớp: GV mở bảng phụ viết sẵn 5 đề bài của tiết kiểm tra; 1 số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý, của HS. Nhận xét chung về bài làm cả lớp: + Những ưu điểm chính. (nêu một vài VD cụ thể) + Những thiếu sót, hạn chế.(nêu một vài VD cụ thể) b- Thông báo điểm số cụ thể: GV trả bài cho từng HS. 3- Hướng dẫn HS chữa bài: Hướng dẫn chữa lỗi chung: 1 số HS lên bảng chữa lỗi./ Cả lớp tự chữa vào giấy nháp. HS trao đổi về bài chữa trên bảng./ GV chữa lại bằng phấn màu ( nếu sai) Hướng dẫn từng HS chữa lỗi trong bài: HS đọc lời nhận xét của thầy giáo, phát hiện thêm lỗi trong bài làm của mình & chữa lỗi./ Đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát lại việc sửa lỗi. GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc. Hướng dẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay: GV đọc những đoạn văn, bài văn hay cho HS nghe. HS trao đổi thảo luận để tìm ra cái hay, cái đáng học từ đó rút kinh nghiệm cho mình. d- Mỗi HS chọn 1 đoạn văn viết chưa đạt viết lại cho hay hơn. - HS làm việc cá nhân. / GV mời vài HS đọc lại đoạn văn đã được viết lại. 4- Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS làm bài tốt, chữa lại bài tốt trên lớp. Dặn những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài; chuẩn bị tiết tới. Địa lí CHÂU ĐẠI DƯƠNG VÀ CHÂU NAM CỰC I- Mục tiêu: (SGV trang 142) II- Đồ dùng dạy - học: - Quả địa cầu hoặc bản đồ thế giới. - Bản đồ Tự nhiên châu châu Đại Dương & châu Nam Cực. - Tranh ảnh hoặc tư liệu về thiên nhiên, dân cư của châu Đại Dương & châu Nam Cực. III- Các hoạt động dạy - học: 1- Châu Đại Dương. a) Vị trí địa lí, giới hạn: Hoạt động 1: (Cá nhân) HS làm việc cá nhân: Dựa vào SGK trả lời câu hỏi: + Châu Đại Dương gồm những phần đất nào? và trả lời câu hỏi mục a SGK. HS phát biểu ý kiến, chỉ trên bản đồ treo tường về vị trí địa lí, giới hạn của châu Đại Dương./ Lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. GV giới thiệu vị trí địa lí, giới hạn châu Đại Dương trên quả địa cầu (Chú ý đường chí tuyến Nam đi qua lục địa Ô-xtrây-li-a, còn các đảo và quần đảo nằm trong vùng các vĩ độ thấp. b- Đặc điểm tự nhiên: Hoạt động 2: (Cá nhân) HS làm việc cá nhân: Dựa vào tranh ảnh SGK hoàn thành bảng sau: Khí hậu Thực vật, động vật Lục địa Ô-xtrây-li-a Các đảo và quần đảo - HS trình bày kết quả./ Nhận xét, hoàn thiện câu trả lời. HS Gắn các tranh ảnh (nếu có) vào vị trí của chúng trên bản đồ. c) Dân cư, kinh tế: Hoạt động 3: (Cả lớp) HS dựa vào SGK trả lời các câu hỏi: + Về dân số châu Đại Dương có gì khác so với các châu lục đã học? + Dân cư ở lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo có gì khác nhau? + Trình bày đặc điểm về kinh tế của Ô-xtrây-li-a. 2- Châu Nam Cực: Hoạt động 4: (Nhóm) HS dựa vào tranh ảnh, lược đồ, SGK để trả lời câu hỏi mục 2 SGK. Cho biết: + Đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên của châu Nam Cực. Vì sao châu Nam Cực không có cư dân sinh sống thường xuyên? HS chỉ trên vị trí địa lí của châu Nam Cực, trình bày kết quả thảo luận./ Lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Kết luận: Châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất thế giới. Là châu lục duy nhất không có cư dân sinh sống thường xuyên. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học Thứ bảy ngày 24 tháng 03 năm 2007 Tiếng Việt ÔN LUYỆN CHÍNH TẢ Mục đích, yêu cầu: Nghe - viết đúng, trình bày đúng 1 đoạn văn trong bài: “Một vụ đắm tàu” (Đoạn từ đầu băng cho bạn) SGK TV5/T2 trang 108). Làm BT để củng cố về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài. Các hoạt động dạy-học: 1- Hoạt động 1: Giới thiệu bài. GV nêu yêu cầu tiết học. 2- Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe- viết: GV đọc đoạn bài chính tả / HS theo dõi trong SGK HS đọc thầm bài chính tả. GV nhắc các em quan sát hình thức trình bày , chú ý những từ ngữ dễ viết sai. HS gấp SGK. GV đọc từng câu cho HS viết vào vở. GV đọc lại toàn bài 1 lượt / HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi. GV chấm chữa 5- 7 bài / HS đổi vở KT lẫn nhau hoặc tự đối chiếu SGK để chữa lỗi. GV nhận xét chung. 3- Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm BT chính tả: Bài 1: a) Tìm trong bài những tên người, tên địa lí và viết lại những tên riêng đó. b) Viết lại cho đúng những lỗi trong bài chính tả vừa viết, mỗi lỗi viết lại 1 dòng. Bài 2: Viết một đoạn văn ngắn (từ 5-7 câu) giới thiệu một cảnh đẹp ở quê em (có sử dụng tên người, tên địa lí). Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí. - GV nhận xét tiết học, biểu dương những cá nhân và nhóm học tốt. Khoa học SỰ SINH SẢN VÀ NUÔI CON CỦA CHIM Mục tiêu: (SGV trang 185) Đồ dùng dạy - học: Thông tin và hình trang 118, 119 SGK. III-Các hoạt động dạy - học: Giới thiệu bài: GV nêu vấn đề như câu hỏi trang 118 SGK rồi giới thiệu bài học. 1- Hoạt động 1: Quan sát. Mục tiêu: Hình thành cho HS về sự phát triển phôi thai của chim trong quả trứng. Cách tiến hành: HS làm việc theo cặp: Dựa vào câu hỏi trang 118 để hỏi và trả lời lẫn nhau. Đại diện các nhóm trình bày./ Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. (SGV trang 186) GV giảng giải thêm cho HS hiểu rõ sự phát triển phôi thai của chim trong quả trứng. Kết luận: (SGV trang 186) 2- Hoạt động 2: Thảo luận. Mục tiêu: HS nói được về sự nuôi con của chim. Cách tiến hành: HS làm việc theo nhóm: Quan sát hình trang 119 SGK và thảo luận câu hỏi: + Bạn có nhận xét gì về những con chim non, gà con mới nở. Chúng đã tự đi kiếm mồi được chưa? Tại sao? Đại diện các nhóm trình bày./ Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. (SGV trang 187) Kết luận: Hầu hết chim non mới nở đều yếu ớt, chưa thể tự đi kiếm mồi được ngay. Chim bố và chim mẹ phải thay phiên nhau đi kiếm mồi về nuôi chúng cho đến khi chúng có thể tự đi kiếm ăn được (SGV trang 186) Củng cố, dặn dò: HS đọc mục ghi nhớ SGK. - GV nhận xét tiết học, biểu dương những cá nhân và nhóm học tốt. Đạo đức EM tìm hiểu VỀ LIÊN HỢP QUỐC (T2) Mục tiêu: (SGV trang 48) Đồ dùng dạy - học: Tranh, ảnh về cuộc sống của trẻ em và nhân dân ở những nơi có chiến tranh. Tranh ảnh, băng hình về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh của thiếu nhi & nhân dân Việt Nam, thế giới. Giấy khổ to; bút màu. Điều 38, Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em. Các hoạt động dạy - học: Giới thiệu bài: GV nêu nhiệm vụ tiết học. 1- Hoạt động 1: Trò chơi “Phóng viên” (BT2 SGK.) Mục tiêu: HS biết một vài cơ quan của Liên Hợp Quốc ở Việt Nam, biết 1 vài hoạt động của Liên Hợp Quốc ở địa phương em. Cách tiến hành: GV phân công 1 số HS đóng vai phóng viên để phỏng vấn bạn trong lớp về các vấn đề có liên quan đến Liên Hợp Quốc. VD: + Liên Hợp Quốc được thành lập khi nào? + Trụ sở của Liên Hợp Quốc được đóng ở đâu? + Việt Nam trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc từ khi nào? + Bạn hãy kể tên 1 số cơ quan của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam mà bạn biết. + Bạn hãy kể 1 việc làm của Liên Hợp Quốc mang lại lợi ích cho trẻ em. HS tham gia trò chơi./ GV khen những em trả lời những câu đúng, hay... 2- Hoạt động 2: Triển lãm nhỏ. Mục tiêu: Củng cố bài. Cách tiến hành: GV cho HS thi trình bày tranh, ảnh, bài báo,... sưu tầm được về Liên Hợp Quốc theo từng nhóm. Cả lớp cùng đi xem, nghe giới thiệu, trao đổi. 4- Hoạt động 4: Hoạt động tiếp nối: GV nhắc HS tham gia tích cực các hoạt động vì hoà bình phù hợp với khả năng. Thực hành những điều đã học. Sinh hoạt SINH HOẠT LỚP Mục đích, yêu cầu: - Đánh giá hoạt động tuần qua, triển khai kế hoạch tuần tới. - Vui chơi giải trí. Nội dung: 1- Đánh giá hoạt động tuần qua: GV đánh giá chung các hoạt động về: nề nếp, học tập, lao động của lớp trong tuần qua: + Nề nếp: Đi học chuyên cần, đúng giờ; thực hiện tốt ATGT, PTBM; Đội cờ đỏ làm việc tốt, nghiêm túc. + Học tập: Trong giờ học, chăm chú nghe giảng bài, có ý thức học hợp tác, giúp đỡ các bạn học yếu; đội tuyển HS giỏi có ý thức ôn tập để thi HS giỏi tỉnh vòng 2. - Thi HS giỏi tỉnh môn toán kết quả đạt thấp. + Lao động: Tham gia đầy đủ, tích cực; công tác vệ sinh theo sơ đồ làm tốt. - Tuyên dương những HS chăm ngoan, tích cực trong các hoạt động. (Có danh sách riêng) - Phê bình những HS còn mắc phải nhiều khuyết điểm. (Có danh sách riêng) 2- Kế hoạch tuần tới: Duy trì, phát huy các mặt đã đạt được, sửa chữa những khuyết điểm còn mắc phải. Tiếp tục ôn tập chuẩn bị thi cuối kì II. Duy trì phong trào thi đua học tập “Chào mừng ngày thành lập đoàn 30/4 và 1/5 Tiếp tục tập tiết mục văn nghệ chuẩn bị cho 19/5. 3- Vui chơi, giải trí: - Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đánh chiêng ngày Hội”.
Tài liệu đính kèm: