Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần thứ 16

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần thứ 16

Tập đọc:

THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN

I/ MỤC TIÊU

1. Đọc thành tiếng

* Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ :

- Danh lợi, nóng nực, nồng nặc, nổi tiếng.

* Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ nói về tình cảm của người bệnh, sự tận tụy và lòng nhân hậu của Lãn Ông.

* Đọc diễn cảm toàn bài văn.

2. Đọc - hiểu

* Hiểu nghĩa các từ ngữ : Hải Thượng Lãn Ông, danh lợi, bệnh đậu, tái phát, vời, ngự y,.

* Hiểu nội dung của bài: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

* Tranh minh hoạ trang 153, SGK.

* Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc

 

doc 48 trang Người đăng hang30 Lượt xem 579Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần thứ 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 Thứ hai ngày 24 tháng 12 năm 2007
Tập đọc:
Thầy thuốc như mẹ hiền
I/ Mục tiêu
1. Đọc thành tiếng
* Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ :
- Danh lợi, nóng nực, nồng nặc, nổi tiếng...
* Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ nói về tình cảm của người bệnh, sự tận tụy và lòng nhân hậu của Lãn Ông.
* Đọc diễn cảm toàn bài văn.
2. Đọc - hiểu 
* Hiểu nghĩa các từ ngữ : Hải Thượng Lãn Ông, danh lợi, bệnh đậu, tái phát, vời, ngự y,...
* Hiểu nội dung của bài: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.
Ii. đồ dùng dạy - học
* Tranh minh hoạ trang 153, SGK.
* Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu 2 HS đọc bài thơ Về ngôi nhà đang xây và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
+ Em thích hình ảnh nào trong bài thơ vì sao ? Vì sao ?
+ Bài thơ nói lên điều gì ?
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét cho điểm từng HS
2. Dạy - học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ bài tập đọc và mô tả những gì vẽ trong tranh.
- Giới thiệu: Người thầy thuốc đó là danh y Lê Hữu Trác. Ông còn có tên là Hải Thượng Lãn Ông. Ông là thầy thuốc nổi tiếng tài đức trong lịch sử y học Việt Nam. ở thủ đô Hà Nội và nhiều thành phố, thị xã đều có những con đường mang tên ông. Bài văn Thầy thuốc như mẹ hiền giới thiệu đôi nét về tài năng và nhân cách cao thượng của ông.
- 2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Yêu cầu SHHS đọc nối tiếp từng đoạn (2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm. Ngắt giọng cho từng HS (nếu có).
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Giải thích : Lãn Ông có nghĩa là ông lão lười. Đây là biệt hiệu danh y tự đặt cho mình, ngụ ý nói rằng ông lười biếng với chuyện danh lợi.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc thành bài.
- GV đọc mẫu. Chú ý cách đọc như sau :
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng toàn bài thơ, lần lượt trả lời các câu hỏi..
- Nhận xét.
- Tranh vẽ người thầy thuốc đang chữa bệnh cho em bé mọc mụn đầy người trên một chiếc thuyền nan.
- Lắng nghe.
- HS đọc bài theo trình tự:
- HS 1: Hải Thượng Lãn Ông .... cho thêm gạo, củi.
- HS 2: Một lần khác ... càng nghĩ càng hối hận.
- HS 3: Là thầy thuốc ... chẳng đổi phương.
- HS 4: Y Hoa lấy trong túi ... Chữ cô giáo..
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Theo dõi.
2 HS ngồi cùng bàn đọc tiếp nối từng đoạn 
- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
+ Toàn bài đọc với giọng kể nhẹ nhàng, điềm tĩnh, thể hiện thái độ cảm phục lòng nhân ái, không màng danh lợi của Hải Thượng Lãn Ông.
- Nhấn giọng ở những từ ngữ : Nhân ái, danh lợi, nặng, nhà nghèo, nóng nực, đầy mụn mủ, hôi tanh, nồng nặc, ngại khổ, ân cần, suốt một tháng trời, cho thêm, kĩ, lấy thuốc khác, hối hận, nổi tiếng, tiến cử, chối từ, trôi như nước, nhân nghĩa, chẳng đổi phương,...
b) Tìm hiểu bài
- GV chia HS thành nhiều nhóm 4HS, yêu cầu các nhóm đọc thầm, trao đổi và trả lời các câu hỏi cuối bài của SGK.
- GV gọi 1 HS khá lên điều kiển cả lớp trao đổi, trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài.
- GV theo dõi, hỏi thêm, giảng giải khi cần.
- Câu hỏi tìm hiểu bài :
+ Hải Thượng Lãn Ông là người như thế nào?
+ Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong công việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài ?
+ Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc chữa bệnh cho người phụ nữ ?
- Giảng : Hải Thượng Lão Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái. Ông giúp những người dân nghèo khổ, Ông tự buộc mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra mà chết do bàn tay thầy thuốc khác. Điều đó cho thấy ông là một thầy thuốc có lương tâm và trách nhiệm đối với nghề, đối với mọi người. Ông còn là một người cao thượng và không màng danh lợi.
+ Vì sao có thể nói Hải Thượng Lãn Ông là một người không màng danh lợi ?
+ Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài thơ thế nào ?
+ Bài văn cho em biết điều gì ?
- Ghi nội dung chính của bài lên bảng.
- Kết luận : Nhắc lại nội dung chính.
c, Đọc diễn cảm 
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài. Yêu cầu HS cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay.
- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1 :
+ Treo bảng phụ có viết đoạn 1.
+ Đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- HS hoạt động trong nhóm, nhóm trưởng điều kiển nhóm hoạt động.
-1 HS khá lên điều khiển cả lớp trao đổi, trả lời câu hỏi. (Cách làm như đã giới thiệu ở bài tập đọc Bài ca về trái đất).
- Câu trả lời: 
+ Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi.
+ Những chi tiết : Lãn Ông nghe tin con nhà thuyền chài bị bệnh đậu nặng mà nghèo, không có tiền chữa, tự tìm đến thăm. Ông tận tụy chăm sóc cháu bé hàng tháng trời không ngại khổ, ngại bẩn. Ông chữa khỏi bệnh cho cháu bé, không những không lấy tiền mà còn cho họ thêm gạo, củi.
+ Người phụ nữ chết do tay thầy thuốc khác song ông tự buộc tội mình về cái chết ấy. Ông rất hối hận.
- Lắng nghe.
+ Ông được vời vào cung chữa bệnh, được tiến chức ngự y song ông đã khéo léo chối từ 
+ Hai câu thơ cuối bài cho thấy Hải Thượng Lãn Ông coi công danh trước mắt trôi đi như nước còn tấm lòng nhân nghĩa thì còn mãi.
+ Bài văn cho em hiểu rõ về tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.
- 2 HS nhắc lại nội dung của bài, HS cả lớp ghi vào vở.
- Lắng nghe.
- Đọc và tìm cách đọc hay.
+ Theo dõi GV đọc mẫu
+ 2 HS ngồi cạnh nhau cùng đọc bài cho nhau nghe.
Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi.
Có lần, một người thuyền chài có đứa con nhỏ bị bệnh đậu nặng, nhưng nhà nghèo, không có tiền chữa. Lãn Ông biết tin đến thăm. Giữa mùa hè nóng nực, cháu bé nằm trong chiếc thuyền nhỏ hẹp, người đầy mụn mủ, mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc. Nhưng Lãn Ông vẫn không ngại khổ. Ông ân cần chăm sóc đứa bé suốt một tháng trời và chữa khỏi bệnh cho nó. Khi từ giã nhà thuyền chài, ông chẳng những không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm
- Nhận xét cho điểm HS.
3. Củng cố - dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học và soạn bài Thầy cúng đi bệnh viện
- 3 HS thi đọc diễn cảm.
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: Học sinh đọc tốt.
Toán: ( Tiết 76 )
luyện tập
I. Mục tiêu
Giúp HS :
- Rèn kĩ năng tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Làm quen với các khái niệm :
+ Thực hiện một số phần trăm kế hoạch, vượt mức một số phần trăm kế hoạch.
+ Tiền vốn, tiền bán, tiền lãi, số phần trăm lãi.
- Làm quen với các phép tính với tỉ số phần trăm (Cộng và trừ hai tỉ số phần trăm, nhân và chia số phần trăm với một số tự nhiên).
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét ghi điểm.
2. Dạy học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài : Trong tiết học toán hôm nay chúng ta làm một số bài toán luyện tập về tỉ số phần trăm.
2.2 Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
- GV viết lên bảng các phép tính :
6% + 15% = ?
112,5% - 13% = ?
14,2% x 3 = ?
60% : 5 = ?
- GV chia HS lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận để tìm cách thực hiện một phép tính.
- GV cho các nhóm phát biểu ý kiến.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
- GV gọi HS đọc đề toán.
- GV hỏi : Bài tập cho chúng ta biết gì ?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- Bài toán hỏi gì ?
- GV yêu cầu : Tính tỉ số phần trăm của số diện tích ngô trồng được đến hết tháng và kế hoạch cả năm.
- Như vậy đến hết tháng 9 thôn Hoà An đã thực hiện được bao nhiêu phần trăm kế hoạch ?
 - Em hiểu "Đến hết tháng 9 thôn Hoà An thực hiện được 90% kế hoạch "như thế nào ?
- GV nêu : "Đến hết tháng 9 thôn Hoà an thực hiện được 90% kế hoạch có nghĩa là"
- GV yêu cầu : Tính tỉ số phần trăm của diện tích trồng được cả năm về kế hoạch.
- Vậy đến hết năm thôn Hoà An thực hiện được bao nhiêu phần trăm kế hoạch ?
- Em hiểu tỉ số 111,5% kế hoạch như thế nào ?
- GV nêu : Tỉ số 117,5 kế hoạch nghĩa là coi kế hoạch là 100% thì cả năm thực hiện được 117,5%.
- GV hỏi : Cả năm nhiều hơn so với kế hoạch là bao nhiêu phần trăm.
- GV nêu : 17,5% chính là số phần trăm vượt mức kế hoạch ?
- GV hướng dẫn HS trình bày lời giải bài toán.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi nhận xét.
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
- HS thảo luận.
- 4 HS lần lợyt phát biểu ý kiến trước lớp, khi một nhóm phát biểu các nhóm khác theo dõi bổ sung ý kiến, cả lớp thống nhất cách thực hiện các phép tính sau :
6% + 15% = 21%
Cách cộng : Ta nhẩm 6 + 15 = 21 
(Vì 6% = : 15% = 
)
Viết % vào bên phải kết quả được 21%.
- Tương tự :
 112,5% - 13%=99,5%
Nhẩm 112,5 - 13 = 99,5 : Viết kí hiệu % vào kết quả được 99,5%
 14,2% x 3 = 42,6%
Nhẩm 14,2 x 3 = 42,6 ; Viết kí hiệu % vào kết quả được 42,6%.
 60% : 5 = 12%
Nhẩm 60 : 5 = 12; Viết kí hiệu % vào kết quả được 12%
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- 1 HS đọc đề toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS : bài tập cho biết ;
Kế hoạch năm : 20ha ngô
Đến tháng 9 : 18ha
Hết năm : 23,5ha
 - Bài toán hỏi :
Hết tháng 9 : ....%kế hoạch ?
Hết năm : ....% vượt kế hoạch ....%
- HS tính và nêu : Tỉ số phần trăm của số diện tích ngô trồng được đến hết tháng 9 và kế hoạch năm là :
18 : 20 = 0,9 ; 0,9 = 90%
- Đến hết tháng 9 thôn Hoà An thực hiện được 90% kế hoạch.
- Một số HS phát biểu ý kiến.
- HS tính và nêu :
Tỉ số phần trăm của diện tích trồng được cả năm và kế hoạch là ;
23,5 : 20 = 117,5%
- Đến hết năm thôn Hoà An thực hiện được 117,5% kế hoạch.
- Một HS phát biểu ý kiến trước lớp.
- HS tính : 117,5% - 100% = 17,5%
- HS cả lớp theo dõi GV hướng dẫn và trình bày lời giải bài toán vào vở như sau 
Bài giải
a, Theo kế hoạch cả năm, đến hết tháng 9 thôn Hoà An đã thực hiện được là:
18 : 20 = 0,9
0,9 = 90%
b, Đến hết năm thôn Hoà An đã thực hiện được kế hoạch là :
23,5 : 20 = 1,175
1,175 = 117,5%
Thôn Hoà An đã vượt mức kế hoạch là :
117,5% - 100% = 17,5%
Đáp số : a, Đạt 90% ; b, Thực hiện 117,5% và vượt 17,5%
Bài 3
- Gọi HS đọc đề toán.
- GV hỏi : Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Muốn biết tiền bán rau bằng bao nhiêu phần  ...  đọc lại đoạn văn tả hoạt động của một em bé.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2. Dạy - học bài mới
2.1 Giới thiệu bài: 
- GV nêu : Các em đã biết cách viết một biên bản, hình thức trình bày một biên bản khi học bài làm biên bản một cuộc họp. Tiết học hôm nay, các em cùng tham khảo Biên bản về việc Mèo Vằn ăn hối lộ của nhà Chuột để lập biên bản một vụ việc.
2.2 Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp, trả lời câu hỏi của bài.
- Yêu cầu HS phát biểu. GV ghi nhanh lên bảng ý kiến của HS.
 - 3 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
- HS nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi
- Nối tiếp nhau phát biểu, bổ sung ý kiến để có câu trả lời hoàn chỉnh.
Sự giống nhau
Sự khác nhau
- Ghi lại diễn biến để làm bằng chứng.
- Phần mở đầu : Có tên biên bản, có Quốc hiệu, tiêu ngữ.
- Phần chính : Cùng có ghi :
+ Thời gian.
+ Địa điểm.
+ Thành phần có mặt.
+ Nội dung sự việc.
- Phần kết : Cùng có ghi :
+ Ghi tên.
+ Chữ kí của người có trách nhiệm.
- Biên bản cuộc họp có : Báo cáo, phát biểu.
- Biên bản một vụ việc có : Lời khai của những người có mặt.
Bài 2 
- Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài. Gợi ý HS : Dựa vào Biên bản về việc mèo Vằn ăn hối hộ của nhà Chuột và phần gợi ý trong SGK để làm bài.
- Gọi HS viết vào giấy dán bài lên bảng, HS cùng GV nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Gọi HS dưới lớp đọc bài làm của mình. 
- Nhận xét, cho điểm cho HS viết đạt yêu cầu.
* Ví dụ về biên bản :
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng trước lớp.
- 1 HS làm vào giấy khổ to, HS cả lớp làm vào vở.
- 1 HS báo cáo biên bản của mình, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
- 3 HS dưới lớp đọc bài làm của mình.
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Điện Biên, ngày 14 tháng 12 năm 2007
Biên bản về việc bệnh nhân trốn bệnh
Hôm nay, vào hồi 7 giờ sáng ngày 14 tháng 12 năm 2006 chúng tôi gồm những người sau đây lập biên bản về việc bệnh nhân Lò Văn ún trốn viện.
+ Bác sĩ : Nguyễn Minh Đức - Trưởng ca trực.
+ BS : Nguyễn Hoàng Long
+ Y tá : Lê Thu Hồng
Hai bệnh nhân nằm cùng phòng 205 với bệnh nhân Lò Văn ún, Sùng A Chính, Nông Văn Thành.
Sau đây là toàn bộ sự việc:
1. Bệnh nhân : Lò Văn ún ; 70 tuổi đang nằm chờ mổ sỏi thận.
2. Lời khai của bác sĩ Đức :
Vào lúc 22 giờ đêm ngày 13 tháng 12 năm 2006, tôi đến phòng 205 để khám cho bệnh nhân lần cuối thì phát hiện cụ ún không có trong phòng. Anh Chính và anh Thành nói là cụ ún đi vệ sinh từ lúc khoảng 16 giờ chưa thấy về.
3. Lời khai của y tá Hồng :
Tôi tiêm cho cụ ún lúc 15 giờ 30 phút. Cụ vẫn bình thường nhưng tâm lí hơi lo sợ.
4. Lời khai của bệnh nhân cùng phòng :
Lúc 16 giờ chúng tôi thấy cụ bảo đi vệ sinh. Không thấy cụ về chúng tôi cứ nghĩ cụ đi dạo đâu đó nên đi ngủ.
5. Lúc 22 giờ 30 phút, các bác sĩ, y tá kiểm tra đồ đạc của cụ ún thì thấy trống không. Tìm hết trong khuôn viên bệnh viện mà không thấy cụ. Chúng tôi dự đoán cụ ún lần đầu tiên đi bệnh viện, rất sợ phải mổ nên đã trốn viện về nhà.
Đề nghị lãnh đạo viện có biện pháp khẩn cấp tìm cụ ún, đưa cụ về bệnh viện để mổ sỏi mật. Nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Đại diện bác sĩ, y tá
Nguyễn Minh Đức
Đại diện các bệnh nhân cùng phòng
Sùng A Chính
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn thành biên biên bản và chuẩn bị bài sau.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: Học sinh chuẩn bị bài chu đáo, học sinh tiếp thu bài được.
Khoa học: 
Tơ sợi
I/ Mục tiêu
Giúp học sinh
- Kể tên một số loại vải thường dùng để may chăn, màn, quần, áo.
- Biết được một số công đoạn để làm ra tơ sợi tự nhiên.
- Làm thí nghiệm để biết một số được điểm chính của tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
II/ Đồ dùng dạy-học
- Học sinh chuẩn bị các bài mẫu.
- GV chuẩn bị bát đựng nước, diêm đủ dùng theo nhóm (đủ dùng theo nhóm).
- Phiếu học tập (đủ dùng theo nhóm), bút dạ phiếu to.
- Hình minh hoạ trang 66 SGK.
III) Các hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
hoạt động khởi động
-Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài trước sau đó nhận xét và cho điểm từng học sinh.
-Yêu cầu học sinh kể một số loại vải dùng để may chăn, màn, quần áo cho em để mang tới lớp.
- Giới thiệu: Tất cả các mẫu vải các em đã sưu tầm đều được dệt từ các loại tơ sợi. Bài học hôm nay sẽ giúp các em có những hiểu biết cơ bản về nguồn gốc, đặc điểm và công dụng của sợi tơ.
-2 HS lần lượt lên bảng và trả lời các câu hỏi sau:
+) HS 1: chất dẻo được làm ra từ vật liệu nào? nó có tính chất gì?
+) HS 2: Ngày nay chất dẻo có thể thay thế những vật liệu nào để chế tạo ra các sản phẩm thường dùng hằng ngày? Tại sao?
-5-7 em HS tiếp nối nhau giới thiệu.
Ví dụ:
+) Vải bông (cô-tông)
+) Vải pha ni lông, vải tơ tằm, vải thô, vải lụa Hà Đông, vải sợi bông, vải sợi len, vải sợi lanh,vải màn.
-Lắng nghe.
Hoạt động 1: nguồn gốc của các loại sợi tơ
-Tổ chức cho học sinh hoạt động theo cặp: Yêu cầu học sinh quan sát hình minh hoạ trang 66 SGk và cho bíêt những hình nào liên quan đến sợi đay. Những hình nào liên quan đến sợi tơ tằm, sợi bông.
- Gọi học sinh phát biểu ý kiến.
+ Hình 1: Phơi đay, đây là một trong những công đoạn để làm ra sợi đay, người ta bóc lấy vỏ của cây đay, đem ngâm nước, rũ sạch lớp vỏ ngoài sẽ được tơ sợi trắng dùng để làm ra sợi đay.
+ Hình 2: Cán bông, đây là 1 trong những công đoạn làm ra sợi bông, quả bông đã đến lúc thu hoạch, người ta cho vào cán lấy bông.
+ Hình 3: kéo tơ, đây là những công đoạn làm ra sợi tơ tằm. con tằm ăn lá dâu, nhả tơ thành kén, người ta quay kéo tằm thành sợi tơ.
- Hỏi: Sợi bông, sợi đay, sợi tơ tằm, sợi lanh loại nào có nguồn gốc từ thực vật, loại nào có nguồn gốc từ động vật?
-Kết luận: Có nhiều loại sợi tơ khác nhau làm ra các loại sản phẩm khác nhau. Sợi bông, sợi lanh, sợi đay, sợi tơ tằm gọi chung là sợi tơ tự nhiên, sợi tự nhiên có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật. Ngoài những tơ sợi tự nhiên còn có sợi ni lông được tổng hợp nhân tạo từ công nghệ hoá học, còn gọi là tơ sợi nhân tạo, hai loại tơ sợi này có đặc điểm gì? các em cùng làm thí nghiệm để biết.
-2 học sinh ngồi cùng bàn trao đổi ý kiến, thảo luận.
-3 HS nối tiếp nhau nói về từng hình.
+) Hình 1: Phơi đay có liên quan đến việc làm sợi đay.
+) Hình 2: Cán bông có liên quan đến việc làm sợi bông.
+) Hình 3: Kéo tơ có liên quan đến việc làm ra tơ tằm.
+) Sợi bông, sợi đay, sợi lanh, có nguồn gốc từ thực vật. Tơ tằm có nguồn gốc từ động vật.
-Lắng nghe.
Hoạt động 2: tính chất của tơ sợi
- Tổ chức cho học sinh hoạt động theo tổ như sau:
- Phát cho mỗi tổ 1 bộ đồ dùng học tập bao gồm:
- Phiếu bài tập.
- Hai miếng vải nhỏ các loại: sợi bông (sợi đay, sợi lanh, sợi tơ tằm, sợi len); sợi nilông.
- Diêm.
- Bát nước.
Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm.
+) Thí nghiệm 1: 
nhúng từng miếng vải vào bát nước, quan sát hiện tượng, ghi lại kết quả khi nhấc miếng vải ra khởi bát nước.
+) Thí nghiệm 2:
lần lượt đốt từng loại vải trên, quan sát hiện tượng và ghhi lại kết quả.
-Gọi một nhóm học sinh lên trình bày thí nghiệm, yêu cầu nhóm khác bổ sung (nếu có).
-Nhận xét, khen ngợi học sinh làm thí nghiệm trung thực, biết tổng hợp kiến thức và ghi chép khoa học.
- Nhận đồ dùng học tập, làm việc trong tổ dưới sự điều khiển của tổ trưởng, hướng dẫn của GV.
- 2 HS trực tiếp làm thí nghiệm, HS khác quan sát hiện tượng, nêu lên hiện tượng để thư kí ghi vào phiếu.
- 1 nhóm ghi phiếu thảo luận lên bảng,2 nhóm học sinh cùng lên bảng ttrình bày kết quả thí nghiệm, cả lớp theo dõi, bổ sung ý kiến và đi đến thống nhất như sau
Phiếu học tập
Bài: Tơ sợi
Tổ:..........
Loại sợi tơ
Thí nghiệm
Đặc điểm chính
Khi đốt lên
Khi nhúng nước
1. Tơ sợi tự nhiên
-Sợi bông
- có mùi khét. 
- tạo thành tàn tro
thấm nước
vải bông thấm nước, có thể rất mỏng, nhẹ như vải màn hoặc có thể dày dùng để làm lều, bạt, buồm.
-Sợi đay
-có mùi khét.
-tạo thành tàn tro
thấm nước
thấm nước, bền, dùng để làm vải buồm, vải đệm ghế, vải lều bạt, có thể nén với giấy và chất dẻo có thể làm ván ép
-Tơ tằm
- có mùi khét.
- tạo thành tàn tro.
thấm nước
óng ả, nhẹ nhàng.
2. Tơ sợi nhân tạo (nilông)
-Không có mùi khét.
-Sợi sun lại.
không thấm nứơc
không thấm nước, dai, mềm, không nhàu. được dùng trong y tế, làm bàn trải, dây câu cá, đai lưng an toàn, một số chi tiết của máy móc.
- Gọi học sinh đọc lại thông tin trang 67 SGK.
- Kết luận: Tư sợi là nguyên liệu chính của nghành dệt may và một số nghành công nghiệp khác. Tơ sợi tự nhiên có nhiều ứng dụng trong nghành công nghiệp nhẹ. Quần áo may bằng sợi bông thoáng về mùa hè và ấm mùa đông. Vải lụa tơ tằm và một trong những mặt hàng cao cấp, óng ả, nhẹ, giữ ấp khi trời lạnh và mát mẻ khi trời nóng. Vải ni lông khô nhanh, không thấm nước, không nhàu, dai, bền, sợi nilông được dùng trong y tế, lành các ống để thay thế mạch máu bị tổn thương, làm bàn chải, dây câu cá, đai lưng an toàn, một số chi tiết cùa máy móc
-1 số HS đọc thành tiếng trước lớp. HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
Hoạt động kết thúc
- GV yêu cầu học sinh trả lời nhanh các câu hỏi sau:
+) Hãy nêu đặc điểm và công dụng của một số tơ sợi tự nhiên?
+) Hãy nêu đặc điểm và công dụng của tơ sợi nhân tạo?
- Nhận xét câu trr lời của HS.
- Nhận xét tiết học, khen ngợi học sinh tích cực tham gia xây dựng bài.
- Dặn học sinh về nhà đọc kĩ phần thông tin vè tơ sợi và chuẩn bị bài sau.
Sinh hoạt:
Nhận xét tuần 16
I/ Mục tiêu:
- Học sinh nhận thấy được ưu nhược điểm của tuần qua và đề ra phương hướng hoạt động cho tuần tới.
II/ Nội dung:
1. Cán sự nhận xét.
2. Giáo viên nhận xét:
A, ưu điểm: 
- Đi học đều, đứng giờ, sinh hoạt 15 phút đầu giờ đúng lịch, mặc đồng phục đúng quy định.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Học và làm bài trước khi đến lớp, trong giờ hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài.
- Chăm ngoan, đoàn kết giúp đỡ bạn bè.
B, Tồn tại:
- Một số em còn đi học muộn, trong giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ chưa nghiêm túc, mặc đồng phục chưa gọn gàng.
- Vệ sinh chung chưa sạch, đặc biệt là khi đi vệ sinh nhiều em quên không khoá vòi nước lại.
- Về nhà nhiều em không chịu học thuộc bài ở nhà, không làm bài tập trước khi đến lớp, quên đồ dùng, trong giờ học còn nói chuyện riêng và làm việc riêng như: Hoàn, Trần Sơn, Dương Sơn, Hoàng, 
III/ Phương hướng tuần tới.
- Phát huy ưu điểm.
- Khắc phục tồn tại.
- Ôn tập chuẩn bị thi học kì I

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 16.doc