Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần thứ 19, 20

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần thứ 19, 20

Tập đọc:

NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT

I/ MỤC TIÊU

1. Đọc thành tiếng

* Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ :

- Phắc - tuya, Sa-xơ-lu Lô - ba, Phú Lãng Sa, làng Tây, lưởng bổng .

Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở ngững từ ngữ thể hiện tính cách, tâm trạng của từng nhân vật.

- Đọc diễn cảm toàn bài : đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật. Đọc phân vai theo đoạn kịch.

2. Đọc - hiểu

* Hiểu nghĩa các từ ngữ : Anh Thành, phắc-tuya, trường Sa-xơ-lu Lô-ba, đốc học, nghị định giám quốc, Phú Lãng Sa, vào làng Tây, đèn hoa kì, đèn toạ đăng, chớp bóng.

* Hiểu nội dung của bài : Tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước, cứu dân của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

* Tranh minh hoạ trang 5, SGK.

* Bảng phụ ghi sẵn đoạn thơ cần luyện đọc

 

doc 97 trang Người đăng hang30 Lượt xem 424Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần thứ 19, 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 Thứ hai ngày 14 tháng 1 năm 2008
Tập đọc:
Người công dân số một 
I/ Mục tiêu
1. Đọc thành tiếng
* Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ :
- Phắc - tuya, Sa-xơ-lu Lô - ba, Phú Lãng Sa, làng Tây, lưởng bổng ...
Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở ngững từ ngữ thể hiện tính cách, tâm trạng của từng nhân vật.
- Đọc diễn cảm toàn bài : đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật. Đọc phân vai theo đoạn kịch.
2. Đọc - hiểu 
* Hiểu nghĩa các từ ngữ : Anh Thành, phắc-tuya, trường Sa-xơ-lu Lô-ba, đốc học, nghị định giám quốc, Phú Lãng Sa, vào làng Tây, đèn hoa kì, đèn toạ đăng, chớp bóng...
* Hiểu nội dung của bài : Tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước, cứu dân của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.
Ii. đồ dùng dạy - học
* Tranh minh hoạ trang 5, SGK.
* Bảng phụ ghi sẵn đoạn thơ cần luyện đọc
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạyg
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ 
- GV giới thiệu khái quát nội dung và phân phối môn Tập đọc.
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm và mô tả những gì em nhìn thấy trong tranh vẽ.
- Giới thiệu về chủ điểm
2. Dạy - học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- Bức tranh vẽ gì ?
- Hai người thanh niên trong tranh minh hoạ là ai ? Một trong số họ là người công nhân số một ? Tại sao anh thanh niên lại được gọi như vậy ? Các em cùng tìm hiểu bài tập đọc Người công nhân số một để biết điều đó.
- 2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Yêu cầu SHHS mở tran 4 và 5 SGK, sau đó gọi 1 HS đọc lời giới thiệu nhân vật, cảnh trí, 3 HS đọc từng đoạn trong phần trích vở kịch.
- Viết lên bảng các từ phiên âm : phắc-tuya, Sa-xơ-lu Lô-ba và yêu cầu HS đọc
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu toàn bài, chú ý cách đọc bài như sau :
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- Tranh vẽ cảnh hai người thanh niên đang ngồi nói chuyện trong một căn nhà vào buổi tối.
- HS lắng nghe.
- HS đọc theo thứ tự :
+ HS 1 : Nhân vật, cảnh trí.
+ HS 1 : Lê - Anh Thành ... vào Sài Gòn làm gì ?
+ HS 2 : Thành - Anh Lê này ...Sài Gòn này nữa.
+ HS 3 : Thành : - Anh Lê ạ .. Đất nước Việt.
- 3 HS đọc.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
+ Toàn bài đọc với giọng rõ ràng, mạch lạc, thay đổi linh hoạt, phân biệt lời tác giả, nhân vật Thành và Lê để thể hiện được tâm trạng khác nhau của từng người.
+ Giọng anh Thành : chậm rãi, trầm tĩnh, sâu lắng, thể hiện sự trăn trở, suy nghĩ về vận nước
+ Giọng anh Lê : hồ hởi, nhiệt tình, thể hiện tính cách của một người có tinh thần yêu nước, nhiệt tình với bạn bè, nhưng suy nghĩ còn đơn giản, hạn hẹp.
- Nhấn giọng ở những từ ngữ : sao lại thôi ; vào Sài Gòn làm gì ? Sao lại không bao giờ ...
b) Tìm hiểu bài
- Câu hỏi tìm hiểu bài :
1. Anh Lê giúp anh Thành việc gì ?
2. Anh Lê giúp anh Thành tìm việc đạt kết quả như thế nào ?
3. Thái độ của anh Thành khi nghe anh Lê nói về việc làm như thế nào ?
4. Theo em, vì sao anh Thành lại nói như vậy ?
5 Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn nghĩ tới dân, tới nước ?
6. Em có nhận xét gì về câu chuyện giữa anh Lê và anh Thành.
7. Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao như vậy.
8. Theo em, tại sao câu chuyện giữ họ lại không ăn khớp với nhau ?
- GV giảng, kết luận.
- Hỏi : Phần một của đoạn trích cho em biết điều gì ?
- GV ghi nội dung chính của bài lên bảng.
c, Đọc diễn cảm 
- Chúng ta nên đọc vở kịch này thế nào cho phù hợp với từng nhân vật ?
- Chúng ta cùng luyện đọc diễn cảm đoạn từ đầu đến anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không. Hãy theo dõi thầy đọc và tìm ra giọng đọc phù hợp với từng lời nói của nhân vật.
- GV yêu cầu HS nêu giọng đọc của từng cụm từ cần chú ý khi đọc diễn cảm, sau đó chữa ý kiến cho HS.
- Câu trả lời: 
- Anh Lê giúp anh Thành tìm việc ở Sài Gòn.
- Anh Lê đòi thêm được cho anh Thành mỗi năm hai bộ quần áo và mỗi tháng thêm năm hào.
- Anh Thành không để ý đến công việc và món lương mà anh Lê tìm cho. Anh nói : "Nếu chỉ miếng cơm manh áo thì tôi ở Pham Thiết cũng đủ sống..."
- Vì anh không nghĩ đến miếng cơm manh áo của cá nhân mình mà nghĩ đến dân, đến nước.
- Những câu nói của anh Thành cho thấy anh luôn nghĩ đến dân đến nước.
+ Chúng ta là đồng bào, cùng máu đỏ da vàng giống nhau. Nhưng ... anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không ?
+ Vì anh với tôi ... chúng ta là công nhân nước Việt...
- Câu chuyện giữa anh Lê và anh Thành không cùng một nội dung, mỗi người nói một chuyện khác.
- Anh Lê Thành gặp anh Lê Thành để báo tin được việc làm cho anh Thành nhưng anh Thành lại không nói đến chuyện đó. Anh Thành thường không trả lời vào câu hỏi của anh Lê trong khi nói chuỵên. cụ thể : Anh Lê hỏi : Vậy anh vào Sài Gòn này để làm gì? anh Thành đáp : Anh học trường Sa-xơ-lu Lô- ba ... thì ... anh là người nước nào ?
Anh Lê nói : Nhưng tôi chưa hiểu vì sao anh ... Sài Gòn nữa.
Anh Thành trả lời : Anh Lê ạ ... không phải có mùi, không có khói.
- Vì anh nghĩ đến công ăn, việc làm, miếng cơm, manh áo hàng ngày của bạn còn anh Thành nghĩ đến việc cứu nước, cứu dân.
- Phần một của đoạn trích là tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.
- 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài.
1 HS nêu ý kiến các HS khác bổ sung và thống nhất.
+ Người dẫn chuyện : to, rõ ràng, mạch lạc.
+ Giọng anh Thành : Chậm rãi, trầm tĩnh sâu lắng.
+ Giọng anh Lê : hồ hởi nhiệt tình.
- HS theo dõi GV đọc mẫu để rút ra giọng đọc.
- HS nêu.
- GV yêu cầu đọc phân vai, diễn cảm theo nhóm.
- Thi đọc diễn cảm theo phân vai
3. Củng cố - dặn dò 
- Gọi 1 HS nêu ý nghĩa của đoạn trích
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học và soạn bài 
- 3 HS thi đọc diễn cảm.
- 1 HS nêu.
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Toán ( Tiết 91):
 Diện tích hình thang
I.Mục tiêu
Giúp HS :
- Hình thành công thức tính diện tích của hình thang.
- Nhớ và biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải các bài tập có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học
- GV : chuẩn bị bảng phụ và các mảnh bìa có hình dạng như hình vẽ trong SGK.
- HS : chuẩn bị giấy kẻ ô vuông, thước kẻ, kéo.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
* Gv vẽ một hình thang lên bảng, yêu cầu Hs nêu đặc điểm hình thang :
? Trên bảng thầy có hình gì ? Đọc tên hình ?
? Hình thang ABCD này có đặc điểm gì ?
? Hình thang ABCH là hình thang gì ? Vì sao ?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- Các em đã được nhận biết về hình thang. Hôm nay thầy sẽ hướng dẫn cách tính diện tích hình thang. Gv ghi tựa đề.
b. Hoạt động:
* Bước 1 : Gv nêu : Hôm trước thầy đã yêu cầu các em về chuẩn bị 2 hình thang giống hệt nhau ( bằng bìa ). Mời cả lớp để 2 hình thang đó lên bàn ( chuẩn bị kéo ) 
- Các em sẽ làm theo hướng dẫn của GV :
- Lấy M là trung điểm cạnh BC ( Trung điểm là điểm giữa )
- Nối AM, hạ đường cao AH ( đường cao vuông góc với cạnh đáy )
* Gv nêu : Trên tay thầy có thêm 1 hình thang bằng hình thang trên bảng ( Gv áp tay vào hình trên bảng để Hs nhận biết )
ề Như vậy cô cũng có hai hình thang giống nhau. Cô trò mình cùng thực hiện như sau :
- Dùng kéo cắt hình tam giác ABM ( cắt theo đường AM )
( Đây là phần còn lại : Gv áp vào hình có trên bảng ) 
+ Bây giờ các em hãy ghép tam giác ABM với hình tứ giác AMCD sao cho đỉnh B của tam giác trùng với đỉnh C của tứ giác, đỉnh M của tam giác trùng với đỉnh M đã cho ban đầu.
? Hình vừa ghép được là hình gì ?
* Đặt tên đỉnh K và nêu đỉnh K trùng với đỉnh A.
* Gv kết luật : Như vậy khi cho hình thang ABCD và điểm M là trung điểm của cạnh BC. Cắt tam giác ABM rồi ghép với hình tứ giác AMCD ta được tam giác ADK.
? Em có nhận xét gì về diện tích của hình thang ABCD và diện tích của hình tam giác ADK.
ề Hình dạng khác nhau nhưng diện tích bằng nhau ( Được học điều này ở lớp dưới
? Nhìn trên hình vẽ hãy so sánh cho cô các độ dài sau :
AB = CK ( Đoạn AB chính là đoạn CK )
AH là chiều cao của tam giác ADK và cũng chính là chiều cao của hình thang ABCD.
? Hãy nêu cách tính diện tích hình tam giác ADK.
Diện tích hình tam giác ADK = 
Mà = = 
Vậy diện tích hình thang = 
ề Dựa vào nhận xét trên hãy nêu cách tính diện tích hình thang ?
 - Gv dán quy tắc lên bảng 
- Thầy quy ước S là diện tích : a, b là độ dài các cạnh đáy, h là chiều cao.
? Hãy viết biểu thức tính S hình thang
 S = 
3. Luyện tập.
Bài 1( 93 )
- áp dụng công thức tính
-GV hướng dẫn, nhận xét, chữa bài
( Phần b gọi Hs lên bảng làm )
Bài 2( 94 )
- Gv yêu cầu HS làm phần a
- Hs đổi bài làm cho nhau và chấm chéo
- Gv nhận xét, đánh giá bài làm của học sinh.
Bài 3( 94 )
 - GV hướng dẫn HS
- Yêu cầu học sinh nêu cách giải
- GV nhận xét đánh giá bài làm của học sinh và chữa bài.
4, Củng cố dăn dò.
* Tổ chức trò chơi.
- Chọn kết quả đúng bằng cách nối các hình thang với kết quả đúng.
( Thực hiên như chuẩn bị đồ dùng )
- Gv nhận xét giờ học.
- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài sau.
- Hình thang ABCD
( Đáy AB // đáy DC ; 2 cạnh bên AD và BC ; Chiều cao AH )
- Là hình thang vuông vì có cạnh bên AH vuông góc với hai đáy AB và HC
- Hs lắng nghe.
Hs lắng nghe và thực hiện theo hướng dẫn
- Hs kẻ vào cả 2 hình của mình.
- Hs thực hành cắt ghép.
- Hình tam giác 
- Diện tích hình thang ABCD và diện tích hình tam giác ADK bằng nhau.
- HS thực hiện tính
- 1 đến 2 Hs nêu
- 2 - 3 HS nhắc lại
- Hs thực hiện 
- HS đọc yêu cầu
= 50 cm2
= 84 m2
- Hs thực hiện làm bài
a, S = 32,5 cm2
b, S = 20 cm2
- Học sinh nêu cách giải, Hs khác nhận xét
Bài giải
Chiều cao của hình thang là :
 ( 110 + 90,2 ) : 2 = 100,1 ( m )
Diện tích của thửa ruộng hình thang là
( 110 + 90,2 ) X 100,1 : 2 = 10020,01
 ( m2 )
 Đáp số : 10 020,01 m2
Hs chuẩn bị bài sau.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Khoa học:
Bài 37: Dung dịch
I. Mục tiêu
	Sau bài học giúp HS:
- Hiểu thế nào là dung dịch.
- Biết cách tạo ra một dung dịch.
- Biết cách tách các chất trong dung dịch ( trường hợp đơn giản )
II. Đồ dùng dạy học
- HS chuẩn bị: đường, muối ăn, cốc, chén, thìa nhỏ.
- GV chuẩn bị: nước nguội, nước nóng, đĩa con.
- Phiếu báo cáo
Tên và đặc điểm của từng chất tạo ra dung dịch
Tên hỗn hợp và đặc điểm của dung dịch
III. ... dò HS về nhà đọc lại biểu đồ hình quạt trong bài.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: Học sinh học được
Tập làm văn:
Lập chương trình hoạt động
I. Mục tiêu
	Giúp HS:
- Biết cách lập Chương trình hoạt động nói chung và lâp Chương trình hoạt động một buổi sinh hoạt tập thể.
- Rèn luyện óc tổ chức, tác phong làm việc khoa học, ý thức tập thể.
II. Đồ dùng dạy học
	Bảng nhóm, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
 Nhận xét qua về bài viết của HS trtong tiết trước.
2. Dạy bài mới.
2.1. Giới thiệu bài
- Hỏi: Em đã từng tham gia những sinh hoạt tập thể nào?
- Lắng nghe.
- Nối tiếp trả lời.
- Giới thiệu: Trong cuộc sống, chúng ta thường có những buổi sinh hoạt tập thể. Muốn buổi sinh hoạt tập thể ấy đạt hiệu quả cao, chúng ta phải lập Chương trình hoạt động cụ thể. Nếu sinh hoạt tập thể mà không có một chương trình cụ thể thì công việc sẽ lung tung, luộm thuộm, không theo trình tự. Vậy làm thế nào để lập được một chương trình tốt? Bài học hôm nay sẽ giúp các em điều đó.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
-Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu của bài tập.
-Hỏi: Em hiểu việc bếp núc nghĩa là gì?
- Yêu cầu HS làm bài tập.
- Hỏi:
+ Buổi họp lớp bàn về việc gì?
+ Các bạn đã quyết định chọn hình thức, hoạt động nào để chúc mừng thầy cô?
+ Mục đích của hoạt động đó là gì?
+ Để tổ chức buổi liên hoan, có những việc gì phải làm?
+ Hãy kể lại chương trình của buổi liên hoan.
+ Theo em, một chương trình hoạt động gồm mấy phần, là những phần nào?
- Ghi nhanh lên bảng ý kiến của HS.
- Giới thiệu: Buổi liên hoan văn nghệ của lớp bạn Thuỷ Minh đã thành công tốt đẹp là do các bạn ấy đã cùng nhau lập nên một Chương trình hoạt động khoa học, cụ thể, huy động được tất cả mọi người. Các em hãy lập lại chương trình hoạt động đó.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Chia HS thành các nhóm. Nhận bảng nhóm và bút dạ.
- Yêu cầu HS trong nhóm thảo luận để viết lại Chương trình hoạt động
- Nhắc HS: Sau khi bàn bạc, chia hóm thành 3 tốp, mỗi tốp lậm chương trình cho 1 hoạt động cụ thể. Các em có thể thêm các tiết mục văn nghệ mà lớp bạn Thuỷ Minh chưa có.
- Gọi các nhóm trình bày.
- GV nhận xét và bổ sung.
- 2 HS đọc nội dung và yêu cầu của bài.
- Việc bếp núc: việc chuẩn bị thức ăn, nước uống, bát đĩa.
- HS thảo luận
+ Liên hoan văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.
+ Liên hoan văn nghệ tại lớp.
+ Chúc mừng thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và bày tỏ longf biết ơn đối với thầy cô.
+ Chuẩn bị bánh, kẹo, hoa quả, chen, đĩa . Tâm, Phượng và các bạn nữ.
Trang trí lớp học: Trung, Nam, Sơn.
Ra bào: Thuỷ Minh+ ban biên tập. Cả lớp viết bài, vẽ hoặc sưu tầm.
Các tiết mục văn gnhệ: dẫn chương trình – Thu Hương, kịch câm – Tuấn béo, kéo đàn – Huyền Phương, các tiết mục khác.
+ Mở đầu là chương trình văn nghệ. Thu Hương dẫn chương trình, Tuấn Béo ..
+ Gồm 3 phần
I. Mục đích
II. Phân công chuẩn bị
III. Chương trình cụ thể.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài
- Chia nhóm, nhận đồ dùng dạy học
- Hoạt động nhóm.
- Báo cáo kết quả thảo luận
- Bổ sung
3. Củng cố – Dặn dò
- Hỏi: Lập Chương trình hoạt động có tác dụng gì? Hãy nêu cấu tạo một chương trình hoạt đông.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: Hướng dẫn kĩ phần viết chương trình hoạt động.
Khoa học:
Bài 40: Năng lượng
I. Mục tiêu
	 Sau bài học HS:
- Tự làm thí nghiệm đơn giản về: các vật có biến đổi vị trí, hình dạng, nhiệt độ,  là nhờ được cung cấp năng lượng.
- Nêu được một số ví dục về hoạt động của con người, động vật, phương tiên, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó.
- Hiểu được bất kì một hoạt động nào cũng cần năng lượng.
II. Đồ dùng dạy học
- Nến, diêm, pin tiểu, một đồ chơi chạy bằng pin tiểu.
- Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động khởi động
- Kiểm tra bài cũ:
+ GV gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài 38 – 39.
+ Nhận xét cho điểm từng HS.
- GV giới thiệu bài: GV chỉ lọ hoa và quyển sách trên bàn và hỏi: 
+ Lọ hoa đang ở vị ví nào trên bàn?
- Gv cầm lọ hoa để xuống bàn HS và hỏi: Lọ hoa đang ở vị trí nào?
+ Tại sao lọ hoa từ trên bàn giáo viên lại có thể nằm trên bàn của bạn A.
- Nêu: Lọ hoa đã thay đỗi vị trí do thầy có thể dùng tay đặt nó đến vị trí khác. Khoa học giải thích về sự thay đổi vị trí này như thế nào? Các em sẽ tìm thấy câu trả lời trong bài Năng lượng. 
- 3 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi.
+ Thế nào là sự biến đổi hoá học? Cho ví dụ.
+ Hãy lấy ví dụ chứng tỏ sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt.
+ Hãy lấy ví dụ chứng tỏ vai trò của ánh sáng trong biến đổi hoá học.
- Quan sát và trả lời.
+ Lọ hoa ở phía bên trái của góc bàn.
+ Lọ hoa ở trên bàn học của bạn A.
+ Lọ hoa ở trên bàn học của bạn A là do thầy cầm lọ hoa từ bàn giáo viên xuống bàn của bạn A.
- Lắng nghe.
Hoạt động 1: Nhờ cung cấp năng lượng mà các vật có thể biến đổi vị trí, hình dạng
- GV tiến hành làm từng thí nghiệm cho HS quan sát, trả lời câu hỏi để đi đến kết luận: Muốn làm cho các vật xung quanh biến đổi cần có năng lượng.
- GV kê 1 chiếc bàn ở giữa lớp, chuẩn bị 1 chiếc cặp, 1 ngọn nến, diêm, pin, đồ chơi.
1. Thí nghiệm với chiếc cặp.
+ Chiếc cặp sách nằm ở đâu?
+ Làm thế nào để có thể nhấc nó lên cao?
- Yêu cầu 2 HS nhấc chiếc cặp lên khỏi mặt bàn và đặt vào vị trí khác.
- Chiếc cặp thay đổi vị trí là do đâu?
- Kết luận: Muốn đưa cặp sách lên cao hoặc đặt sang vị trí khác ta có thể dùng tay để nhấc cặp lên. Khi ta dùng tay nhấc cặp là ta đã cung cấp cho cặp sách một năng lượng giúp cho nó thay đổi vị trí.
2. Thí nghiệm với ngọn nến.
- GV đốt cắm ngọn nến vào đĩa.
- Tắt điện trong lớp học và hỏi:
+ Em thấy trong phòng thế nào khi tắt điện?
- Bật diêm, thắp nên và hỏi
+ Khi thắp nên, em thấy gì được toả ra từ ngọn nến?
+ Do đâu mà ngọnn nến toả nhiệt và phát ra ánh sáng?
- Kết luận: Khi thắp nến, nến toả nhiệt và phát ra áh sáng. Nến bị cháy đã cung cấp năng lượng cho việc phát sáng và toả nhiệt.
3. Thí nghiệm với đồ chơi
- GV cho HS quan sát chiếc ô tô khi chưa lắp pin.
- Yêu cầu HS bật công tắc của ô tô đặt xuống bàn và nêu nhận xét.
+ Tại sao ô tô lại không hoạt động?
- Yêu cầu HS lắp pin vào ô tô và bật công tắc, nêu nhận xét
+ Khi lắp pin vào ô tô và bật công tắc thì có hiện tượng gì xảy ra?
+ Nhờ đâu mà ô tô hoạt động, đèn sáng còi kêu?
- Kết luận: Khi lắp pin và bật công tắc ô tô đồ chơi, động cơ quay, đèn sáng, còi kêu. Điện do pin sinh ra đã cung cấp năng lượng làm ô tô chạy, đén sáng, còi kêu.
- GV hỏi: Qua 3 thí nghiệm, em thấy các vật muốn biến đổi cần có điều kiện gì?
- Yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết trang 82 SGK.
- Quan sát GV làm thí nghiệm, trao đổi với bạn ngồi bên cạnh để trả lời câu hỏi:
- HS cả lớp quay mặt về phía chiếc bàn, cùng GV thực hành.
+ Chiếc cặp sách nằm yên ở trên bàn.
+ Có thể dùng tay nhấc cặp hoặc dùng que, gậy móc vào quai cặp rồi nhấc cặp lên.
- 2 HS thực hành.
- Chiếc cặp thay đổi là do tay ta nhấc nó đi.
- Lắng nghe.
- Quan sát và trả lời câu hỏi.
+ Khi tắt điện phong trở nên tối hơn.
+ Khi thắp nến, nến toả nhiệt và phát ra ánh sáng.
+ Do nến bị cháy.
-Lắng nghe.
- Quan sát, làm thí nghiệm cùng GV, trao đổi và trả lờ câu hỏi.
- Nhận xét: ô tô không hoạt động.
+ Ô tô không hoạt động vì không có pin.
- Nhận xét: ô tô hoạt động bình thường khi lắp pin.
+ Khi lắp pin vào ô tô và bật công tắc, ô tô hoạt động, đèn sáng, còi kêu.
+ Nhờ điện do pin sinh ra điện đã cung cấp năng lượng làm cho ô tô hoạt động.
- Các vật muốn biến đổi thì cần phải được cung cấp năng lượng.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc cho cả lớp nghe.
Hoạt động 2: Một số nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động của con người, động vật, phương tiện
- GV yêu cầu HS đọc mục Bạn cầnn biết trang 83 SGK.
- GV nêu: Em hãy quan sá các hình minh hoạ 3,4,5 trang 83- SGK và nói tên những nguỗn cung cấp năng lượng cho hoạt động của con người, đôngj vật, máy móc.
- GV đi giúp đỡ những HS cònn gặp khó khăn.
- Gọi 2 HS khá làm mẫu.
- Gọi Hs trình bày.
+ Muốn có năng lượng để thực hiện các hoạt động con người cần phải làm gì?
+ Nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động của con người được lấy từ đâu?
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết trang 83 SGK
- 2 HS đọc
- Lắng nghe.
- HS thảo luận theo bàn.
- 2 HS làm mẫu.
- HS trình bày.
+ Muốn có năng lượng để thực hiện các hoạt động con người phải ăn, uống và hít thở.
+ Nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động của con người được lấy từ thức ăn.
- 1 HS đọc bài.
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế
- GV tổ chức cho HS liên hệ thực tế về hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó.
- Chia lớp thành 2 đội: mỗi đội cử ra 2 HS làm trọng tài.
- Hướng dẫn cách chơi: 1 đội nêu 1 hoạt động, đội kia phải chỉ ra được nguồn năng lượng cho hoạt động đó. Sau đó tiếp tục đổi bên.
- Tổ chức HS chơi trong 5 phút.
- Yêu cầu trọng tài công bố điểm
- Tổng kết cuộc chơi.
- 4 HS lên bảng làm trọng tài
- Lắng nghe GV phổ biến cách chơi.
- HS cả lớp chơi.
Hoạt động kết thúc
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết, ghi lại vào vở và tìm xem con người đã sử dụng năng lượng Mặt trời vào những việc gì.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: Học sinh học tốt.
Âm nhạc:
Ôn bài hát: Hát mừng
Tập đọc nhạc: TĐN số 5
Sinh hoạt:
 NHận xét tuần 20
I. Mục tiêu
- Nhận xét đánh giá chung tình hình tuần 20.
- Đề ra phương hướng kế hoạch tuần 21
II. Lên lớp
	1. Các tổ trưởng báo cáo.
	2. Lớp trưởng sinh hoạt.
	3. GV chủ nhiệm nhận xét
- Nhìn chung đã có nhiều cố gắng, học tập có tiến bộ, chữ viết đẹp hơn: Phong, Trung
- Một số HS còn nghỉ học không lý do.
Trong giờ nhiều em hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài, chuẩn bị bài chu đáo trướng khi đến lớp: Chinh, Yến, Giang, Nguyên,.
- Sinh hoạt 15 phút đầu giờ đúng lịch và nghiêm túc.
- Về nề nếp đạo đức : đi học đúng giờ, ra vào lớp nghiêm túc.
- Ngoan ngoãn lễ phép. Bên cạnh đó một số em chưa ý thức hay nói tục chửi bậy : 
- Vệ sinh : + Lớp học sạch sẽ gọn gàng.
 + Vệ sinh sân trường chưa sạch, thiếu ý thức, ăn quà còn vứt rác bừa bãi.
- Hoạt động đội : Chưa nhanh nhẹn, hoạt động giữa giờ còn lề mề, chưa nghiêm túc, trong hàng còn đùa nhau.
	4. Kế hoạch tuần 21
- Thực hiện tốt nề nếp học tập và đội
- Khắc phục tồn tại tuần 20
------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 19 - 20.doc