Tập đọc
TRÍ DŨNG SONG TOÀN
I. Mục tiêu
1. Đọc thành tiếng
- Đọc đúng các tiếng, từ khó: khóc lóc, Liễu Thăng, cống nạp, đồng trụ, nổi dậy, loang, linh cữu.
- Đọc lưu loát toàn bài văn, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Phân biệt lời của các nhân vật, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm, miêu tả.
- Đọc diễn cảm toàn bài.
2. Đọc hiểu
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: trí dũng song toàn, thám hoa, Liễu Thăng, đồng trụ, tiếp kiến, hạ chỉ, than, cống nạp, .
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh học SGK trang 25
- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
Tuần 21 Thứ hai ngày tháng 1 năm 2008 Tập đọc Trí dũng song toàn I. Mục tiêu 1. Đọc thành tiếng - Đọc đúng các tiếng, từ khó: khóc lóc, Liễu Thăng, cống nạp, đồng trụ, nổi dậy, loang, linh cữu. - Đọc lưu loát toàn bài văn, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Phân biệt lời của các nhân vật, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm, miêu tả. - Đọc diễn cảm toàn bài. 2. Đọc hiểu - Hiểu các từ ngữ khó trong bài: trí dũng song toàn, thám hoa, Liễu Thăng, đồng trụ, tiếp kiến, hạ chỉ, than, cống nạp, .... - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài. II. Đồ dùng dạy học. - Tranh minh học SGK trang 25 - Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc. III. Các hoạt động dạy và học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng và trả lời câu hỏi về nội dung bài: - Gọi HS nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi. - Nhận xét, cho điểm 2. Dạy bài mới 2.1. Giới thiệu bài Nước Việt Nam ta có rất nhiều danh nhân. Thám hoa Giang Văn Minh là một danh nhân đất Việt có trí dũng song toàn. Trí dũng của ông như thế nào? Các em cùng tìm hiểu qua bài tập đọc hôm nay. 2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. Luyện đọc 1 học sinh đọc toàn bài – gv chia đoạn -HS đọc nối tiếp lần 1(sửa phát âm ) -HS đọc nối tiép lần 2(giải nghĩa từ ) -HS đọc nối tiếp lần 3(đọc đúng). - . GV đọc mẫu toàn bài b) Tìm hiểu bài - Yêu cầu HS giải nghĩa các từ: tiếp kiến, hạ chỉ, than, cống nạp. - Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài, trả lời các câu hỏi trong SGK - Cho HS thảo luận, trả lời các câu hỏi dưới sự điều khiển của HS khá giỏi. 1. Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liẽu Thăng? 2. Giang Văn Minh đã khôn khéo như thế nào khi đẩy nhà vua vào tình thế phải bỏ lệ bắt góp giỗ Liễu Thăng? - Giảng: Sứ thần Giang Văn Minh đã khôn khéo đẩy nhà vua Minh vào hoàn cảnh vô tìh thừa nhận sự vô lí của mình, nhà vua dù biết mình đã mắc mưu vẫn phải bỏ lệ bắt nước Việt góp giỗ Liễu Thăng. 3. Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với hai đại thần nhà Minh. 4. Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh? 5. Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn? 6. Nội dung chính của bài là gì? - Ghi nội dung bài lên bảng. c) Đọc diễn cảm - Yêu cầu 5 HS đọc bài theo hình thức phân vai. HS cả lớp theo dõi để tìm cách đọc phù hợp với từng nhân vật. - Hỏi: Các bạn đọc như vậy đã phù hợp với giọng của từng nhân vật chưa? - Treo bảng phụ có nội dung đoạn chọn hướng dẫn luyện đọc. Tổ chức cho HS luyện đọc. - HS đọc bài và trả lời câu hỏi trong SGK. - Nhận xét. - Lắng nghe. - HS đọc theo đoạn. - 1 HS đọc thành tiếng. - HS đọc nối tiếp. - HS đọc theo bàn. - Theo dõi - Nối tiếp nhau giải thích: + Tiếp kiến: gặp mặt + Hạ chỉ: ra chiếu chỉ, ra lệnh + Than: than thở. + Công nạp: nộp - HS ngồi cùng bàn đọc thầm, trao đổi, thảo luận vcà trả lời câu hỏi. - 1 HS điều khiển. 1. Ông vờ khó than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời. Vua Minh phán: Không ai phải giỗ người đã chết từ năm đời. Giang Văn Minh tâu luôn: Vậy, tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy năm trăm năm nay, sao hàng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ? vua Minh biết đã mắc mưu đành phải tuyên bố bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng. 2. Ông khôn khéo đẩy nhà vua vào tình thế thừa nhận sự vô lí bắt góp giỗ Liễu Thăng của mình nên phải bỏ lệ này. 3. Đại thần nhà Minh ra vế đối: Đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc. Ông đối lại ngay: Bạch Đằng thưở trước máu còn loang. 4. Vua Minh mắc mưu Giang Văn Minh, phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng nên căm ghét ông. Nay thấy Giang Văn Minh không những không chịu nhún nhường trước câu đối của đại thần trog triều, cò dám láy việc quân đội cả ba triều đại Nam Hán, Tống, Nguyên đều thảm hại trên sông Bạch Đằng để đối lại nê giận quá, sai người ám hại ông. 5. Vì Giang Văn Minh vừa mưu trí vừa bất khuất, giữa triều đình nhà Minh, ông biết dùng Mưu để vua Minh buộc phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng cho nước Việt, để giữ thể diện và danh dự đất nước, ông dũng cảm không sợ chết, dám đối lại một vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc. 6. Bài văn ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài. - 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài. Chờ rất lâu mà vẫn không được vua nhà Minh cho tiếp kiến, ông vờ khóc lóc rất thảm thiết Vua Minh liền hạ chỉ mời ông đến hỏi cho ra lẽ. Thám hoa vừa khóc vừa than rằng: - Hôm nay là ngày giỗ cụ tổ năm đời của thần, nhưng thần không có mặt ở nhà để cúng giỗ. Thật là bất hiếu với tổ tiên! Vua Minh phán: - Không ai phải giỗ người đã chết từ năm đời. Sứ thần khóc lóc như vậy thật không phải lẽ! Giang Văn Minh nghe vậy, bèn tâu: - Vậy, tường Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm, sao hằng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ? Yêu cầu hs đọc thầm toàn bài, tìm giọng đọccả bài, từng đoạn –thể hiện HS luỵện đọc theo cặp HS đọc diễn cảm - Yêu cầu 3 HS luyện đọc theo vai - Nhận xét, cho điểm từng HS HS nối tiếp nhauđọc theo yêu cầu của gv 2 hs luyện đọc 5-6 em đọc diễn cảm - 2 nhóm hs luyện đọc theo phân vai. 3. Củng cố - Dặn dò - Hỏi: Câu chuyện có ý nghĩa gì? - Nhận xét câu trả lời của HS. - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyệnn về sứ thần Giang Văn Minh cho người thân nghe và chuẩn bị bài Tiếng rao đêm. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Toán Tiết 101: Luyện tập về diện tích I. Mục tiêu - Thực hành tính diện tích của các hình đã học II. Đồ dùng dạy học. - Thước, phấn màu III.Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ - GV mời 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu Tính số HS tham gia môn cầu lông, cờ vua của lớp 5C trong ví dụ 2. + Làm bài tập 2. GV chữa bài nhận xét và cho điểm. 2 Dạy học bài mới 2.1. Giới thiệu bài - Trong tiết học toán này chúng ta cùng làm các bài toán luyện tập về tính diện tích của các hình đã học. 2.2 Ví dụ - GV vẽ hình của mảnh đất trong bài toán lên bảng và yêu cầu HS quan sát. - GV yêu cầu : Thảo luận với bạn bên cạnh đêt tìm cách tính diện tích của mảnh đất. -GV mời một HS trình bày cách tính của mình - GV nhận xét các hướng giải của HS, tuyên dương các cặp HS đưa ra hướng giải đúng, sau đó yêu cầu chọn 1 trong 2 cách trên để tính diện tích của mảnh đất. Nhắc HS đặt tên cho hình để tiện cho trình bày cách giải. - Mời 2 HS đại diện cho 2 hướng giải lên bảng làm bài, yêu cầu HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Cách 1 : - Chia mảnh đất hình chữ nhật ABCD và hai hình chữ nhật bằng nhau MNPQ và EGHK. Ta có : Độ dài cạnh AC là : 20 + 40,1 + 20 = 80,1 (m) Diện tích của hình chữ nhật ABCD là 20 x 80,1 = 1602 (m2) Diện tích của hình chữ nhật MNPQ và hình chữ nhật EGHK là : 25 x 40,1 x 2 = 2005 (m2) Diện tích của mảnh đất là : 1602 + 2005 = 3607 (m2) Đáp số : 3607m2 GV mời 1 HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm. - GV hỏi HS : Để tính diện tích của một hình phức tạp, chúng ta phải làm như thế nào ? - GV nhắc HS : Khi chia nhỏ hình để tính diện tích, chúng ta nên suy nghĩ để tìm được cách tính đơn giản nhất, phải thực hiện tính diện tích của ít bộ phận nhất để bài ngắn gọn. 2.3. luyện tập thực hành Bài 1 - GV yêu cầu HS đọc đề bài và quan sát hình. - GV vẽ hình của bài tập lên bảng, yêu cầu HS suy nghĩ để tìm cách tính diện tích - GV mời 1 HS nhận xét và chọn cách tính đơn giản nhất trong các cách mà các bạn đề ra. - GV yêu cầu HS làm bài. - GV mời 1 HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó chữa bài và ghi điểm cho HS. Bài 2 - GV tổ chức cho HS làm bài 3 tương tự bài 2. Cách chia mảnh đất để tính diện tích là ( Cách 3 là vẽ thêm để tính, đây là cách đơn giản nhất) 3. Củng cố dặn dò - GV nhận xét giờ học. - Hướng dẫn HS chuẩn bị giờ sau. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi và nhận xét - Nghe và xác định nhiệm vụ. - HS quan sát. -HS thảo luận theo cặp. 2 HS ngồi cạnh nhau tạo thành một cặp. * Cách 1 : Chia mảnh đất thành 3 hình chữ nhật, tong đó có 2 hình chữ nhật bằng nhau rồi tính diện tích của từng hình.Sau đó cộng các kết quả lại thì được diện tich của mảnh đất. * Cách 2 : Chia mảnh đất thành 1 hình chữ nhật và hai hình vuông bằng nhau rồi tính diện tích của từng hình.Sau đó cộng các kết quả lại thì được diện tich của mảnh đất. - 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bài vào vở bài tập. Cách 2 Chia mảnh đất hình chữ nhật NPGH thành 2 hình vuông bằng nhau ABEQ và CDKM. Ta có : Độ dài cạch PG là : 25 + 20 + 25 = 70 (m) Diện tích của hình chữ nhật NPGH là 70 x 40,1 = 2807 (m2) Diện tích của hình vuông ABEQ và CDKM là : 20 x 20 x2 = 800 (m2) Diện tích của mảnh đất là : 2807 + 800 = 3607 (m2) Đáp số : 3607m2 - Chúng ta tìm cách chia hình đó thành các hình đơn giản như hình chữ nhật, hình vuông... để tính diện tích từng phần, sau đó tính tổng diện tích. - HS đọc đề bài và quan sát hình trong SGK. - HS suy nghĩ sau đó 2 đến 3 em trình bày cách tính. - HS nhận xét và đi đến thống nhất : Cách chia nào là đơn giản nhất. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở bài tập. - Chia mảnh đất thành 2 hình chữ nhật ABCD và MNPQ. Ta có : Độ dài của cạnh AB là : 3,5 + 4,2 + 3,5 = 11,2 (m) Diện tích hình chữ nhật ABCD là : 11,2 x 3,5 = 39,2 (m2) Diện tích hình chữ nhật MNPQ là : 6,5 x 4,2 = 27,3 (m2) Diện tích của mảnh đất là : 39,2 + 27,3 = 66,5 (m2) Đáp số : 66,5m2 - HS lắng nghe. - HS chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ .............................................................................................................. ............................................................................ Âm nhạc (Giáo viên ... các khối lập phương cạnh 1cm để xếp. - Lắng nghe. - HS chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tập làm văn Kể chuyện (Kiểm tra viết) I. Mục tiêu - Thực hành viết bài văn kể chuyện. - Bài văn đúng nội dung, yêu cầu của đề bài, có đủ 3 phần: mở đầu, diện biến, kết thúc. - Lời văn tự nhiên, chân thực, biết cách dùng các từ ngữ miêu tả hình dáng hoạt động của nhân vật trong truyện để khắc hoạ rõ nét tính cách của nhân vật ấy, thể hiện tình cảm của mình đối với câu chuyện hoặc nhân vật trong truyện. II. Đồ dùng dạy học Bảng lớp viết sẵn đề bài cho HS chọn. III. Các hoạt động dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra giấy bút của HS. 2. Thực hành viết - Gọi 4 đọc 3 đề kiểm tra trên bảng. - Nhắc HS: + Phần mở đầu: Giới thiệu câu chuyện sẽ kể theo lối trực tiếp hoặc gián tiếp. + Phần diễn biến: Mỗi sự việc nên viết thành một đoạn văn. Các câu trog đoạn phải lôgíc, khi kể tên nên xen kẽ tả ngoại hình, hoạt động, lời nói của nhân vật. + Phần kết thúc: nêu ý nghĩa của câu chuyện hoặc suy nghĩ của em về câu chuyện. - HS viết bài. - Thu, chấm một số bài. - Nêu nhận xét chung. 3. Củng cố - Dặn dò - Nhận xét chung về ý thức làm bài của HS. - Dặn HS về nhà xem lại các kiến thức về lập chương trình hoạt động. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Khoa học Bài 44: Sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy I. Mục tiêu Giúp HS: - Nêu được tác dụng của năng lượng nước chảy trong tự nhiên. - Lấy được ví dụ về con người đã khai thác và sử dử năng lượng gió, năng lượng nước chảy trong cuộc ống. - Làm thí nghiệm để biết năng lượng của gió hay năng lượng nước chảy. II.Đồ dung dạy học - Mô hình tua-bi hoặc bánh xe nước ( đủ dùng cho nhóm), xô nước. - Tranh minh hoạ con người đã khai thác và sử dụng năng lượng gió, năng lượng nước chảy. III. Các hoạt động dạy và học Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động khởi động - Kiểm tra bài cũ: + GV gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi về nội dung bài 42 - 43. + Nhận xét, cho điểm từng HS - Giới thiệu bài: +Hỏi: Ngày nay, con người đã khai thác và sử dụng nguồn năng lượng nào nữa ngoài than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên? + Nêu: Từ xa xưa người ta đã biíet sử dụng năng lượng nước chảy để phục vụ sinh hoạt. Bài hôm nay các em cùng tìm hiểu xem con người đã sử dụng nặng lượng gió và năng lượng nước chảy vào những việc gì? - 5 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi sau: + Than đá được sử dụng vào những việc gì? + Sử dụng khí sinh học có lợi gì? + Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi, đốt than? + Tại sao phải sử dụng chất đốt an toàn và tiết kiệm. + Em và gia đình đã làm gì để tránh lãng phí chất đốt? + Trả lời: Con người sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy. Hoạt động 1 năng lượng gió - GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn. + Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS. + Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ 1;2;3 trang 90 và trả lời câu hỏi ÄTại sao lại có gió? ÄNăng lượng gió có tác dụng gì? Äở địa phương em, người ta đã sử dụng năng lượng gió vào những việc gì? - GV đi giúp các nhóm giúp đỡ - Gọi HS trình bày kết quả thảo luận. Các câu hỏi thảo luận: + Tại sao lại có gió? + Năng lượng gió có tác dụng gì? + ở địa phương em, người ta đã sử dụng năng lượng gió vào những việc gì? - Trao đổi, thảo luận, trả lơi từng câu hỏi của GV và ghi câu trả lời đã thốg nhất vào giấy. - Các nhóm cử đại diện trình bày. + Do sự chênh lệch nhiệt độ nên không khí chuyển động từ nơi này đến nơi khác. Sự chuyển động của khôg khí tạo ra gió. + Năng lượng gió giúp cho thuyền, bè xuôi dòng nhanh hơn, giúp con người rê thóc, năng lượng gió làm quay các cánh quạt để tui-bi của nhà máy phát điện..... + HS nêu. - Kết luận: Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng tạo ra gió. Năng lượng gió có tác dụng rất lớn trong đời sống. Những gười đi biển đã sử dụng năng lượng gió làm căng buồm, đẩy thuyền đi, những người dân đã biết dùng năng lượng gió quạt thóc... Một trong những thành tựu khoa học vĩ đại của loài người là biết xây dựng các tháp cao để lắp các cánh quạt. Nhờ năng lượng gió của các cánh quạt quay làm quay tua-bi của máy phát điện tạo ra dòng điệ có nhiều tác dụng như chúng ta đã biết. + Em có biết đất nước ào nổi tiếng với những cánh quạt khổng lồ? - Yêu cầu HS đọc mục Bạn cầ biết trang 90 + Đất nước Hà Lan với những cối xay giói khổng lồ - 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng. Hoạt động 2 Năng lượng nước chảy - Nêu: Chúng ta đã tìm hiểu về năng lượng gió. Vậy năng lượng nước chảy có tác dụng gì? Các em cùg quan sát hình minh hoạ 4,5,6 trang 91 SGK và liên hệ ở thực tế địa phượng mình để êu hững việc con người sử dụng năng lượng nước chảy - Hỏi cả lớp: + Năng lượng nước chảy trong tự nhiên có tác dụng gì? + Conng người đã sử dụng năng lượng nước chảy vào những việc gì? + Em biết những nhà máy thuỷ điện nào ở nước ta? - Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 91. - Kết luận: Năng lượng nước chảy trong tự nhiên có rất nhiều tác dụng. Lợi dụng năng lượng nước chảy người ta xây dụng những nhà máy điện. Khi nước chảy từ trên cao xuống sẽ làm quay tua-bi của các máy phát điện ở nhà máy thuỷ điện tạo ra dòng điện mà chúng ta đang sử dụng hiện nay. Đó là một trong những ứng dụng khoa học kỹ thuật vĩ đại của con người. - Lắng nghe. Thảo luận theo cặp, trả lời từng câu hỏi của GV và ghi câu trả lời đã thống nhất vào giấy. + Năng lượng nước chảy làm tàu, be, thuyền chạy, làm quay tua-bin của các nhà máy thuỷ điện, làm quay bánh xe để đưa nước lên cao, làm quay cối giã gạo xay ngô... + Xây dựng nhà máy thuỷ điện, ........ + Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. Nhà máy thuỷ điện Sơn La. Nhà máy thuỷ điện Y-a-li. Nhà máy thuỷ điện Trị An. - Lắng ghe. Hoạt động 3 Thực hành: Sử dụng năng lượng nước chảy làm quay tua-bin - Nêu: Chúng ta cùng tìm hiểu cách tạo ra dòg điện của nhà máy thuỷ điện bằng mô hình tua-bin nước. - GV chia HS thành 4 nhóm. - Phát dụng cụ thực hành cho từng nhóm: Mô hình tua-bin, cốc, xô, nước. - Hướng dẫn HS cách đổ nước để làm quay tua-bin. Lưu ý HS không được làm đổ nước ta bàn ghế, sàn nhà.ư - Giải thích: Đây chính là mô hình thu nhỏ của nhà máy phát điện. Khi nước chảy làm quay tua-bin. Khi tua-bn quay sẽ làm rô-to của nhà máy phát điện quay và tạo ra dòng điện. - Hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV. - Thực hành làm quay tua - bin. - Quan sát, lắng nghe. Hoạt động kết thúc - Cho HS quan sát tranh ( ảnh ) về việc con người đã sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết, ghi lại vào voet và tìm hiểu xem con người sử dụng năng lượng điện vào những việc gì. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................... Thể dục Bài 44: Nhảy dây - di chuyển tung bắt bóng I. Mục tiêu - Ôn di chuyển tung bóng và bắt bóng , ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác. - Ôn bật cao, tập phối hợp chạy - nhảy - mang vác. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng. II. Địa điểm, phương tiện -Địa điểm: Trên sân trường -Phương tiện: Kẻ sân chơi trò chơi, dây nhảy, bóng. III. Các hoạt động dạy và học Nội dung Định lượng Phương Pháp 1.Phần mở đầu - GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học. - Chạy chậm theo địa hình tự nhiên. - Đứng thành vòng tròn để khởi động các khớp. -Chơi trò chơi “ Con cóc là cậu ông trời” 2. Phần cơ bản - Ôn di chuyển tung và bắt bóng +Tập luyện theo khu vực đã quy định. Tổ trưởng chỉ huy tổ của mình. +Thi giữa các tổ với nhau. GV biểu dương tổ tập đúng. -Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. +GV chọn một số em nhảy tốt lên biểu diễn - Bật cao và tập chạy - nhảy - mang vác: +Tập theo theo tổ. + Tập phối hợp chạy mang vác theo từng nhóm 3 người. 3 Phần kết thúc - HS tập một số động tác để thả lỏng. GV cùng HS hệ thống bài - GV nhận xét đánh giá kết quả bài tập. -G v giao bài về nhà: Nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. 6 - 10' 1 - 2' 1' 2 - 3' 1’ 18 - 22 5 - 6’ 6 – 8’ 7-9’ 5' X x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x X -GV quan sát và sửa sai, giúp đỡ HS thực hiện chưa đúng. - GV sửa sai cho HS, - GV quan sát, hướng dẫn HS tập còn sai. tuyên dương khen ngợi những HS có ý thức tốt. - GV quan sát, sửa sai cho HS. X Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ------------------------------------------------------ Sinh hoạt tuần 22 I. Mục tiêu - Nhận xét đánh giá chung tình hình tuần 22. - Nhắc nhở HS về nghỉ tết nguyên đán. II. Lên lớp 1. Các tổ trưởng báo cáo. 2. Lớp trưởng sinh hoạt. 3. GV chủ nhiệm nhận xét - Nhìn chung đã có nhiều cố gắng, nhưng điểm thi của một số em còn yếu như :Dung; Lan; Đại - Một số HS còn nghỉ học không lý do. - Về nề nếp đạo đức : đi học đúng giờ, ra vào lớp nghiêm túc. - Ngoan ngoãn lễ phép. Bên cạnh đó một số em chưa ý thức hay nói tục chửi bậy : - Vệ sinh : + Lớp học sạch sẽ gọn gàng. + Vệ sinh sân trường chưa sạch, thiếu ý thức, ăn quà còn vứt rác bừa bãi. - Hoạt động đội : Chưa nhanh nhẹn, hoạt động giữa giờ còn lề mề, chưa nghiêm túc, trong hàng còn đùa nhau. 4. Kế hoạch tuần 23 - Tiếp tục duy trì những kết quả đã đạt được. - Nhắc nhở HS chuẩn bị học tập trước và sau tết.
Tài liệu đính kèm: