Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần thứ 25, 26

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần thứ 25, 26

Tập đọc

PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG

I. MỤC TIÊU

1. Đọc thành tiếng

- Đọc đúng các tiếng từ khó hoặc dễ lẫn : dập dờn, xoè hoa, sừng sững, xa xa, Sóc Sơn, xâm lược, lưng trừng,.

* Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả.

* Đọc diễn cảm toàn bài với giọng trang trong tha thiết.

2. Đọc - hiểu

* Hiểu các từ ngữ khó trong bài: đền Hùng, Nam quốc sơn hà, bức hoành phi, ngã Ba Hạc, ngọc phả, chi, đất tổ,.

* Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ tráng lệ của đền Hùng và vùng đất tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

* Tranh minh hoạ trang 67, 68 SGK.

* Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.

 

doc 84 trang Người đăng hang30 Lượt xem 516Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần thứ 25, 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Thứ hai ngày 10 tháng 3 năm 2008
Tập đọc
Phong cảnh đền hùng
I. Mục tiêu
1. Đọc thành tiếng
- Đọc đúng các tiếng từ khó hoặc dễ lẫn : dập dờn, xoè hoa, sừng sững, xa xa, Sóc Sơn, xâm lược, lưng trừng,...
* Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả.
* Đọc diễn cảm toàn bài với giọng trang trong tha thiết.
2. Đọc - hiểu
* Hiểu các từ ngữ khó trong bài: đền Hùng, Nam quốc sơn hà, bức hoành phi, ngã Ba Hạc, ngọc phả, chi, đất tổ,...
* Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ tráng lệ của đền Hùng và vùng đất tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
II. Đồ dùng dạy - học
* Tranh minh hoạ trang 67, 68 SGK.
* Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc từng đoạn của bài Hộp thư mật và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm từng HS
2. Dạy - học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- Yêu cầu HS mở SGK trang 67, quan sát tranh, đọc tên chủ điểm và nói suy nghĩ của em về chủ điểm.
- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ và giới thiệu. 
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài (đọc 2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, giải thích từ khó, cách ngắt nhịp các câu dài và đọc diễn cảm cho Hs.
- GV dùng tranh minh hoạ trang 68, SGK để giới thiệu về vị trí của đền Hùng.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
- 4 HS đọc bài nối tiếp và lần lượt trả lời các câu hỏi theo SGK.
- Nhận xét.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- 3 HS đọc bài theo thứ tự :
+ HS 1 : Đền Thượng ... chính giữa.
+ HS 2 : Làng của các vua Hùng ... đồng bằng xanh mát.
+ HS 3 : Trước đền Thượng ... rửa mặt, soi gương.
- Quan sát, lắng nghe.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc từng đoạn.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
b, Tìm hiểu bài
- GV chia HS thành các nhóm yêu cầu HS trong nhóm đọc thầm bài, trao đổi và trả lời các câu hỏi
- Các câu hỏi tìm hiểu bài :
+ Bài văn viết về cảnh vật gì ? ở đâu ?
+ Hãy kể những điều em biết về Vua Hùng.
- Giảng : Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân phong cho người con trai trưởng làm vua nước Lang, Xưng là Hùng Vương truyền được 18 đời, trị vì 2621 năm, từ năm 2879 trước công nguyên. Đền Hùng nằm ở vị trí sơn thuỷ hữu tình rất nên thơ.
+ Em hãy tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng.
+ Những từ ngữ đó, gợi cho em thấy cảnh thiên nhiên ở đền Hùng ra sao ?
+ Bài văn đã gợi cho em nhớ đến những truyền thuyết nào về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ?
- GV ghi lên bảng các truyền thuyết.
+ Hãy kể ngắn gọn về các truyền thuyết mà em biết.
+ Em hiểu câu ca dao sau như thế nào :
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
+ Dựa vào nội dung tìm hiểu được, em hãy nêu nội dung chính của bài.
- Ghi nội dung chính lên bảng.
GV giảng thêm :
c, Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp toàn bài, nhắc HS theo dõi tìm cách đọc phù hợp.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 2.
+ Treo bảng phụ có viết sẵn đoạn văn. 
- Hướng dẫn Hs cách đọc.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét cho điểm từng HS.
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và soạn bài Cửa sông.

- HS trao đổi trong đổi trong nhóm, trả lời câu hỏi.
- Các câu trả lời :
+ Bài văn tả cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa Lĩnh, huyện Lâm Thao, tình Phú Thọ, nơi thờ các vua Hùng, tổ tiên của dân tộc ta.
+ Các vua Hùng là những người đầu tiên lập ra nhà nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu vung phú thọ, cách đây khoảng 4000 năm.
- Lắng nghe.
+ Những từ ngữ : những đám hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn, bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, bên phải là những dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững, xa xã là núi Sóc Sơn, trước mặt là Ngã Ba Hạc, những cành hoa đại, những gốc thông già, giếng Ngọc trong xanh...
+ Cảnh thiên nhiên ở đền Hùng thật tráng lệ, hùng vĩ.
+ Những truyền thuyết : Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; Thành Gióng; An Dương Vương; Sự tích trăm trứng; Bánh trưng, bánh giày.
- Nối tiếp nhau kể.
+ Câu cac dao như nhắc nhở mọi người dù đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì cũng không được quen ngày giỗ Tổ.
+ Câu ca luôn nhắc nhở mọi người luôn nhớ đến cội nguồn của dân tộc.
* Bài văn ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
- 2 HS nhắc laịu nội dung chính. HS cả lớp ghi vào vở.
- 3 HS nối tiếp đọc từng đoạn, HS cả lớp theo dõi, sau đó 1 HS nêu cách đọc. Các HS các bổ sung và thống nhất cách đọc .
+ Toàn bài đọc với giọng to vừa phải, nhịp điệu khoan thai, giọng đọc trang trọng, tha thiết.
- Hs luyện đọc theo sự hướng dẫn của Gv.
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc.
- 3 đến 5 HS đọc diễn cảm đoạn văn trên. HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán
Kiểm tra định kì giữa kì 2
I. Mục tiêu
Kiểm tra HS về :
- Tỉ số phần trăm và giải các bài toán có liên quan đến tỉ số phần trăm.
- Đọc và phân tích thông tin từ biểu đồ hình quạt.
- Nhận dạng, tính diện tích và thể tích một số hình đã học.
II. Đề kiểm tra do phòng giáo dục ra đề.
III. Dặn dò.
 Chuẩn bị sách toán bài tập tập 2 để giờ sau chúng ta học
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Khoa học
ôn tập: Vật chất và năng lượng
I. Mục tiêu
	Giúp HS:
- Ôn tập và củng cố kiến thức về phần Vật chất và năng lượng
- Rèn kỹ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần Vật chất và năng lượng.
- Luôn yêu thiên nhiên, có thái độ trân trọng các thành tựu khoa học, có lòng ham tìm tòi, khám phá làm thí nghiệm
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu học tập cá nhân
- Hình minh hoạ 1 trang 101 SGK
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động khởi động
- Kiểm tra bài cũ
+ GV mới 3 HS lên bảng, yêu cầu trả lời về nội dung bài 48.
+ Nhận xét và cho điểm từng HS.
- Gv giới thiệu bài.
- 3 HS lên bảng, lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
+ Chúng ta cần làm gì để phòng tránh bị điện giật?
+ Vì sao cần sử dụgn điện một cách hợp lý?
+ Em và gia đình đã làm gì để thực hiện tiết kiệm điện.
- Lắng nghe
Hoạt động1
	Tính chất của một số vật liệu và sự biến đổi hoá học	
- Hỏi: ở phần vật chất và năng lượng em đã được tìm hiểu về những vật liệu nào?
- Nêu: Cuối học kỳ I, các em đã được học về tính chất... Cùng với những bài đầu kì II các em được tìm hiểu về sự biến đổi của các chất và sử dụng năng lượng. Các em cùng làm phiếu học tập để ôn tập và củng cố lại những vấn đề này.
- Gv yêu cầu Hs mở Sách bài tập Khoa học, yêu cầu HS tự đọc, hoàn chỉnh các bài tập .
- GV đi hướng dẫn, giúp đỡ học sinh gặp khó khăn
- Tiếp nối nhau trả lời câu hỏi:
+ Những vật liệu: sắt, gang, thép, nhôm....
- Lắng nghe
- Hs làm bài
- Gọi HS trình bày, GV ghi câu trả lời lên bảng.
- Thu vở bài tập của HS.
- GV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ 1 trang 101 SGK và thực hiện các yêu cầu:
+ Mô tả thí nghiệm được minh hoạ trong hình.
+ Sự biến đổi hoá học của các chất xảy ra trong điều kiện nào?
- GV đi hướng dẫn HS gặp khó khăn.
- Nhân xét, kết luận khen ngợi HS hiểu bài, ghi nhớ các kiến thức đã học.
- 1 HS chữa bài.
Đáp án: 1.d ; 2.b; 3. c; 4. b; 5. b; 6. c
- Lắng nghe, nắm nhiệm vụ học tập
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận.
Hình a: Thanh sắt để lâu ngày đã hút không khí ẩm nên trên mặt thanh sắt có một lớp sắt gỉ; màu nâu. Sự biến đổi hoá học này xảy ra trong điều kiện nhiệt độ bình thường.
Hình b: Cho đường vào trong ống nghiệm, đung dưới ngọn lửa đèn cồn. Trên thành ống nghêm sẽ đọng lại những giọt nước còn đường thì biết thành than. Sự biến đổi hoá học này xảy ra khi có nhiệt độ cao.
+ Hình c: Cho vôi sống vào nước ta được vôi tôi dẻo quánh, sự biến đổi này xảy ra ở điều kiện nhiệt độ bình thường.
+ Hình d: Vắt chanh lên chiếc mâm đồng ta thấy xuất hiện lớp gỉ đồng màu xanh. Sự biến đổi hoá học này xảy ra trong điều kiện nhiệt độ bình thường.
Hoạt động 2
Năng lượng lấy từ đâu?
- Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp và yêu cầu HS
+ Quan sát từng hình minh hoạ trang 102 SGK
+ Nói tên các phương tiện, máy móc có trong hình.
+ Các phương tiện, máy móc đó lấy năng lượng từ đâu để hoạt động?
- Gọi HS phát biểu. Sau mỗi HS phát biểu, một HS khác bổ sung.
- Nhận xét, kết luận câu trả lời đúng
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận theo yêu cầu của GV.
- HS tiếp nối nhau trả lời.
Hoạt động kết thúc
? Qua tiết học ngày hôm nay các em đã được ôn tập và củng cố những kiến thưc nào.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị ôn tập tiếp.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Đạo đức
Thực hành giữa kì 2
I. Mục tiêu
	 HS thực hành các bài: Em yêu quê hương ; Uỷ ban nhân dân xã ( phường ) em và em yêu tổ quốc Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy học
	Như các bài 10; 11 và 12.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1
Giới thiệu quê hương em
Yêu cầu HS nghĩ về nơi mình sinh ra và lớn lên sau đó viết ra những điều khiến em luôn nhớ về nơi đó.
- Gv yêu cầu HS trình bày trước lớp theo ý sau: Quê hương em ở đâu? Quê hương em có điều gì khiến em luôn nhớ về?
- GV lắng nghe HS và giúp đỡ HS diễn đạt trôi chảy.
- GV kết luận:
+GV cho HS xem 1 vài bức tranh ảnh giới thiệu về địa phương
+ Quê hương là những gì gần gũi,  ... ét.
- 1 HS đọc đề toán trước lớp.
- 1 HS tóm tắt trước lớp.
- Để tính vận tốc của người đi xe máy đó ta lấy quãng đường đi được ( 105 km) chia cho thời gian ( 3 giờ ).
- 1 HS lên bảng trình bày bài toán, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Vận tốc của người đi xe máy đó là:
105 : 3 = 35 ( km/ giờ )
Đáp số: 35 km/giờ
- 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- 1 HS đọc thành tiếng. HS cả lớp đọc thầm.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Vận tốc của máy bay là:
1800 : 2,5 = 720 ( km/ giờ )
Đáp số: 720 km/giờ
- 1 HS nhận xét, nêu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- Vì quãng đường bay được tính theo ki-lô-mét, thời gian bay hết quãng đường đó tính theo đơn giờ nên vận tốc thường tính theo đơn vị km/giờ
- 1 HS đọc đề bài cho cả lớp cùng nghe.
- HS trả lời câu hỏi:
+ Người đó chạy được 400.
+ Thời gian để chạy hết 400 m là 1 phút 20 giây.
+ Tính vận tốc chạy của người đó theo đơn vị m/giây.
+ Quãng đường tính bằng đơn vị mét, thời gian tính bằng đơn vị giây.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
1 phút 20 giây = 80 giây
Vận tốc chạy của người đó là:
400 : 80 = 5 ( m/giây)
Đáp số: 5 m/giây.
- Muốn tìm vận tốc của một chuyển động ta lấy quãng đường đi được chia cho thời gian đi hết quãng đường đó.
- Đơn vị của một vận tốc bằng tên đơn vị của quãng đường trên tên đơn vị của thời gian.
- Nghe và chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tập làm văn
Trả bài văn tả đồ vật
I. Mục tiêu
	Giúp HS:
- Hiểu được nhận xét chung của giáo viên và kết quả bài viết của các bạn để liên hệ với bài làm của mình.
- Biết sửa lỗi cho bạn và lỗi của mình trong đoạn văn.
- Có tinh thần học hỏi những câu văn, đoạn văn hay của bạn.
II. Đồ dùng dạy học
	Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi về:chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, ngữ pháp... cần chữa chung cho cả lớp.
III. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Chấm điểm màn kịch Giữ nghiêm phép nước của 3 HS.
- Nhận xét ý thức học bài của HS
2. Dạy - học bài mới
2.1. Nhận xét chung bài làm của HS.
- Gọi HS đọc lại đề bài.
- Nhận xét chung
* Ưu điểm
- 3 HS mang vở lên cho GV chấm.
- 1 HS đọc thành tiếng
- Lắng nghe.
+ HS hiểu đề bài, viết đúng yêu cầu của đề bài.
+ Bố cục của bài văn.
+ Trình tự miêu tả.
+ Diễn đạt câu, ý.
+ Dùng từ để làm nổi bật lên hình dáng, công dụng của đồ vật .
+ Thể hiện sự sáng tạo trong cách quan sát, dùng từ miêu tả hình dáng, công dụng của đồ vật.
+ Hình thức trình bày bài làm văn.
- GV đọc một số bài làm tốt: Trúc Loan, Quế Phương, Hương, Thảo.
* Nhược điểm:
+ GV nêu các lỗi điển hình về ý, về dùng từ, đặt câu, cách trình bày bài văn, lỗi chính tả.
+ Viết trên bảng phụ các lỗi phổ biến. Yêu cầu HS thảo luận, phát hiện các sửa lỗi.
- Trả bài cho HS
2.2. Hướng dẫn chữa bài
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 2
+ Yêu cầu chọn đoạn nào để viết lại đoạn văn mình chọn. GV đi hướng dẫn, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS đọc đoạn văn mình viết lại.
- Nhận xét, khen ngợi HS viết tốt.
- GV đọc đoạn văn hay sưu tầm được.
3. Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc lại bài văn, ghi nhớ các lỗi GV đã nhận xét và chuẩn bị bài sau.
- Xem lại bài của mình.
- 1 HS đọc thành tiếng.
+ Nối tiếp nhau trả lời.
- Sửa lỗi.
- 3 đến 5 HS đọc đoạn văn của mình.
- Lắng nghe.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Khoa học
Sự sinh sản của thực vật có hoa
I Mục tiêu
	Giúp HS:
- Hiểu về sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình tành hạt và quả.
- Phân biệt được hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió.
II. Đồ dùng dạy học
- HS chuẩn bị một số loài hoa khác nhau.
- GV chuẩn bị phiếu học tập các nhân, phiếu báo cáo nhóm.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động khởi động
- Kiểm tra bài cũ
+ GV gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài 51.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét, cho điểm HS.
- Giới thiệu bài:
+ Hỏi: Thực vật có hoa sinh sản được là nhờ bộ phận nào của hoa?
+ Nêu: Bài học hôm nay các em cùng tìm hiểu về chức năng của nhị và nhuỵ trong quá trình sinh sản.
- 4 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau:
+1HS lên bảng vẽ và ghi chú thích sư đồ nhị và nhuỵ của hoa lưỡng tính.
+ 3 HS lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
1.Em hãy đọc thuộc mục Bạn cần biết trang 105, SGK.
2. Hãy kể tên những loài hoa có cả nhị và nhuỵ mà em biết.
3. Hãy kể tên những loài hoa chỉ có nhị hoặc huỵ mà em biết.
+Bộ phận nhị và nhuỵ
Hoạt động 1
Sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả
- Phát phiếu học tập cho HS.
- Hướng dẫn: Các em hãy đọc kỹ thông tin ở mục thực hành, suy nghĩ và hoàn thành phiếu học tập của mình.
- GV vẽ nhanh hình minh hoạ 1 lên bảng.
- Nhận phiếu học tập.
- Lắng nghe, tiến hành làm phiếu học tập
Họ và tên: ...............................................
Phiếu học tập
Bài: sự sinh sản của thực vật có hoa
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
1. Hiện tượng đầu nhuỵ nhận được những hạt phấn của nhị gọi là gì?
a. Sự thụ phấn b. Sự thụ tinh
2. Hiện tượng tế bào sinh dục đực ở đầu ống phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái của noãn gọi là gì?
a. Sự thụ phấn b. Sự thụ tinh
3. Hợp tử phát triển thành gì?
a. Quả b. Phôi
4. Noãn phát triển thành gì?
a. Hạt b. Quả
5. Bầu nhuỵ phát triển thành gì?
a. Hạt b. Quả
- Gọi HS chữa phiếu học tập.
- GV gọi HS trả lời các câu hỏi
+ Thế nào là sự thụ phấn?
+ Thế nào là sự thụ tinh?
+ Hạt và quả được hình thành như thế nào?
- Nhận xét câu trả lời của HS
- GV chỉ vào hình minh hoạ 1 trên bảng và giảng lại sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành quả và hạt như các thông tin trong SGK.
- HS báo cáo kết quả làm việc.
Đáp án:
1.a
3.b
5.b
2.b
4.a
+ Sự thụ phấn là hiện tượng đầu nhuỵ nhận được những hạt phấn của nhị.
+ Sự thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực ở đầu ống phấn kết hợp với tến bào sinh dục cái của noãn.
+ Noãn phát triển thành hạt. Bầu nhuỵ phát triển thành quả chứa hạt.
- Quan sát, lắng nghe.
Hoạt động 2
Trò chơi: " GHép chữ vàô hình"
- GV tổ chức cho HS củng cố kiến thức về sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành của quả và hạt dưới dạng trò chơi:
- Cách tiến hành:
- Hoạt động theo hướng dẫn của GV.
+ Chia lớp thành 2 đội.
+ Yêu cầu HS đọc kỹ hướng dẫn trò chơi trong SGK trang 1106.
+ GV dán lên bảng sơ đồ sự thụ phấn của hoa lưỡng tính.
+ Yêu cầu mỗi đội cử 1 HS lên bảng gắn các chú thích vào hình cho phù hợp.
+ Sau 2 phút HS nào gắn xong, đúg thì đội đó thắng cuộc.
+ Tổng kết cuộc thi.
- GV gỡ các tấm thẻ có ghi chữ
- Yêu cầu HS cả lớp vẽ và ghi chú lại như hình 3 SGK.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.
- Nhậnn xét, khen ngợi HS.
- 1 HS viết chú thích trên bảng lớp. HS cả lớp vẽ và ghi chú thích cào vở.
- Nhận xét bài làm của bạnn.
Hoạt động 3
Hoa thụ phấn nhờ côn trùng, hoa thụ phấn nhờ gió.
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo hướng dẫn.
+ Chia nhóm mỗi nhóm 4 HS.
+ Phát phiếu báo cáo cho từng nhóm.
+ Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi trang 107, SGK.
+ GV đi hướng dẫn từng nhóm.
+ Gọi 2 nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác bổ sung.
- Nhận xét, kết luận về bài làm của hS.
- HS hoạt động nhom theo sự hướng dẫn cuả GV.
- 2 nhóm báo cáo.
Hoa thụ phấn nhờ côn trùng
Hoa thụ phấn nhờ gió
Đặc điểm
Thường có màu sắc sặc sỡ hoặc có hương thơm, mật ngọt.... hấp dẫn côn trùng.
Không có màu sắc đẹp, cánh hoa, đài hoa thường nhỏ hoặc không có.
Tên cây
Dong riềng, toá, râm bụt.......
Lau, lúa, ngô, các loại cây cỏ.
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ 4,5,6 trang 1107 và cho biết:
+ Tên loài hoa.
+ Kiều thụ phấn
+ Lý do của kiểu thụ phấn.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Kết luận: Các loài hoa thụ phấn nhờ côn trùng thường có mầu sắc sặc sỡ hoặc hương thơm hấp dẫn côn trùng. Ngược lại các loài hoa thụ phấn nhờ gió không mang màu sắc đẹp, cánh hoa, đài hoa thường nhỏ hoặc không có như ngô, lúa, các cây họ đậu.
- 2 HS ngồi cùng bàn quan sát, trao đổi, trả lời câu hỏi của GV.
- 3 HS tiếp nối nhau trình bày.
+ Hình 4: Hoa táo. Hoa táo thụ phấn nhờ côn trung. Hoa táo không có màu sắc sắc sỡ nhưng có mật ngọt, hương thơm rất hấp dẫn côn trùng.
+ Hình 5: Hoa lau. Hoa lau thụ phấn nhờ gió vì hoa lau không có màu sắc đẹp.
+ Hình 6: Hoa râm bụt. Hoa râm bụt thụ phấn nhờ côn trùng vì có màu sắc sặc sỡ.
- Lắng nghe.
Hoạt động kết thúc
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết và ươm một số hạt như lạc, đỗ đen vào bông ẩm, giấy vệ sinh hoặc chén nhỏ có đất cho mọc thành cây con.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-----------------------------------------------------
Âm nhạc
Học hát: bài em vẫn nhớ trường xưa
Sinh hoạt tuần 26
I. Mục tiêu
- Nhận xét đánh giá chung tình hình tuần 26.
- Đề ra phương hướng kế hoạch tuần 27.
II. Lên lớp
	1. Các tổ trưởng báo cáo.
	2. Lớp trưởng sinh hoạt.
	3. GV chủ nhiệm nhận xét
- Một số HS còn nghỉ học không lý do: Em Hoàng Long, Nghĩa
- Về nề nếp đạo đức : đi học đúng giờ, ra vào lớp nghiêm túc.
- Ngoan ngoãn lễ phép. Bên cạnh đó một số em chưa ý thức hay nói tục chửi bậy :
- Vệ sinh : + Lớp học sạch sẽ gọn gàng.
 + Vệ sinh sân trường chưa sạch, thiếu ý thức, ăn quà còn vứt rác bừa bãi.
- Hoạt động đội : Chưa nhanh nhẹn, hoạt động giữa giờ còn lề mề, chưa nghiêm túc, trong hàng còn đùa nhau.
	4. Kế hoạch tuần 27
- Thực hiện tốt nề nếp học tập và đội
- Chuẩn bị kiểm tra công tác đội.
- Kèm HS yếu kém.
- Khắc phục tồn tại tuần 26.
- Ôn tập chuẩn bị thi giữa kì 2.
-------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 25-26.doc