Giáo án Tổng hợp các môn khối 5 (buổi chiều) - Tuần 13

Giáo án Tổng hợp các môn khối 5 (buổi chiều) - Tuần 13

I. Mục tiêu: Giúp học sinh:

 - Nhớ viết đúng chính tả, trình bày đúng 2 khổ cuối của bài thơ “Hành trình của bầy ong”.

 - Ôn lại cách viết từ ngữ có tiếng chứa âm đầu s/x hoặc âm cuối t/c

II. Đồ dùng- dạy học:

 - Băng giấy viết những dòng thơ có chữ cần điền.

III.Hoạt động dạy- học:

 

doc 19 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1114Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn khối 5 (buổi chiều) - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 Thứ hai ngày 22 tháng 11 năm 2010
Chính tả (Nghe - viết)
Hành trình của bầy ong
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Nhớ viết đúng chính tả, trình bày đúng 2 khổ cuối của bài thơ “Hành trình của bầy ong”.
	- Ôn lại cách viết từ ngữ có tiếng chứa âm đầu s/x hoặc âm cuối t/c
II. Đồ dùng- dạy học:	
	- Băng giấy viết những dòng thơ có chữ cần điền.
III.Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi lên viết những từ chứa các tiếng có âm dầu s/x
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài: 
2.2. Nội dung:
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh viết:
- Gọi học sinh lên đọc.
- Hướng dẫn viết những từ dễ sai.
- GV đọc cho HS viết.
- GV chấm bài của HS.
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
* Bài 2a: 
- Gọi HS đọc đề bài
- Hoạt động nhóm 4.
- Gọi HS lên trình bày.
* Bài 3:
- Gọi HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi học sinh đọc lại đoạn thơ đã điền
3. Củng cố- dặn dò: 
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ. Dặn ghi nhớ những từ đã luyện và làm bài tập 2b.
- 2 HS lên bảng viết.
Sương gió. 
Xương sườn 
- 1 học sinh đọc 2 khổ cuối của bài thơ.
- Học sinh đọc thầm- xem lại cách trình bày các câu thơ lục bát.
+ Rong ruổi, rù rì, nối liền, lặng thầm, 
- Học sinh viết bài.
- Đọc yêu cầu bài.
- HS hoạt động nhóm 4.
- Đại diện các nhóm trình bày trên băng giấy gắn ở bảng
Củ sâm, xanh sẫm, ông sẩm,..
Sương gió, sương muối
Say sưa, cốc sữa
Siêu nước, cao siêu
Xâm nhập, xâm lược
Xương tay, xương trê 
Ngày xưa, xa xưa
 Xiêu vẹo, liêu xiêu.
- Đọc yêu cầu bài.
- Đàn cò vàng trên đồng cử xanh xanh gặm cả hoàng hôn, gặm buồi chiều sót lại.
- HS đọc lại.
__________________________________________
Toán( BS)
Luyện tập 
I. Mục tiêu: 
	- Củng cố về phép cộng, phép trừ và phép nhân các số thập phân.
	- Bước đầu biết nhân 1 tổng các số thập phân với 1 số thập phân.
	- Học sinh tự giác ôn luyện.
II. Đồ dùng dạy-học:
 - Bảng phụ ghi bài tập 4 ở vở bài tập.
II. Hoạt động dạy- học:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh làm bài tập 4 VBT.
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Hướng dẫn HS luyện tập:
a. Bài 1:
- Yêu cầu HS làm vào vở bài tập.
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
b. Bài 2: 
- Gọi HS đứng tại chỗ nối tiếp đọc kết quả.
- GV nhận xét, cho điểm.
c. Bài 3:
- GV yêu cầu HS làm vào vở.
 Tóm tắt 
 7m : 245 000 đồng
 4,2 m trả ít hơn : ? tiền
- GV chấm chữa và nhận xét.
d. Bài 4: 
a. GV yêu cầu HS làm bài và chữa bài trên bảng phụ 
b) Tính bằng cách thuận tiện nhất. ( theo mẫu)
 12,1 5,5 + 12,1 4,5 = ( 5,5 + 4,5 ) 12,1 = 10 12,1 = 121
- GV nhận xét và chữa bài.
3. Củng cố- dặn dò:
- GV củng cố kiến thức toàn bài.
- Hướng dẫn HS ôn bài và chuẩn bị bài cho giờ sau.
- HS làm bài tập
- HS làm bài vào vở bài tập.
- HS lên bảng chữa bài, HS dưới lớp làm ra bảng con.
653,38 + 96,92 = 750,3
35,069 – 14,235 = 20,834
 b) 52,8 6,3 = 332,64
17,15 4,9 = 84,035
- HS lên bảng làm bài và nêu cách nhân nhẩm với 10; 100; 1000;  và nhân nhẩm với 0,1; 0,01; 0,001; 
a) 8,37 10 = 83,7
 39,4 0,1 = 3,94 
b) 138,05 100 = 13805
420,1 0,01 = 4,201
c) 0,2910 = 2,9
 0,980,1 = 0,098
- HS đọc yêu cầu của bài và làm bài theo yêu cầu của bài.
Bài giải
 Mua 1m vải hết số tiền là.
 245 000 : 7 = 35 000 ( đồng) 
 Mua 4,2 m vải hết số tiền là. 
 4,2 35 000 = 147 000 ( đồng) 
Mua 4,2 m vải phải trả ít hơn số tiền là.
 245 000 – 147 000 = 98 000(đồng) 
Đáp số: 98 000 đồng.
- Lần lượt 3 HS lên bảng chữa bài.
- Lớp nhận xét và bổ sung.
- HS nêu cách nhân trên
- HS lên bảng tính theo mẫu
a) 0,81 8,4 + 2,6 0,81 
b) 16,5 47,8 + 47,8 3,5 
- Lớp nhận xét và bổ sung.
+ Kết quả: a) 8,91 b) 956
_________________________________
Tiếng Việt (BS)
Luyện đọc: Người gác rừng tí hon
I. Mục tiêu:
* Giúp HS:
- Luyện đọc diễn cảm từng đoạn và đọc diễn cảm toàn bài
- Cảm thụ tác phẩm.
II. Đồ dùng dạy học :
	- SGK, SGV Tiếng Việt 5.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS đọc đoạn cuối bài Người gác rừng tí hon.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Luyện đọc
- Yêu cầu HS đọc trong nhóm 6 đọc nối tiếp 3 đoạn của bài.
- Gọi các nhóm đọc 
- GV nhận xét.
- GV hướng dẫn HS giọng đọc diễn cảm từng đoạn.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp đôi
- GV gọi một số cặp đôi đọc
- Yêu cầu HS tự đọc diễn cảm
- GV gọi 1,2 HS đọc diễn cảm toàn bài.
2.3. Tìm hiểu bài:
- Em thấy khâm phục hành động của em bé không? Vì sao?
- Em hãy đặt tên khác cho bài.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về nhà luyện đọc
- HS đọc
- HS đọc theo nhóm 6
- Các nhóm đọc
- HS lắng nghe.
- HS đọc diễn cảm theo cặp đôi
- Một số cặp đôi HS đọc trước lớp.
- HS trả lời.
- HS đặt tên khác cho bài.
Thứ ba ngày 23 tháng 11 năm 2010
Đạo đức
kính già yêu trẻ (Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
* Giúp HS:
	- Cần phải tôn trọng người già vì người già có nhiều kinh nghiệm sống, đã đóng góp nhiều cho xã hội; trẻ em có quyền được gia đình và cả xã hội quan tâm chăm sóc.
	- Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép giúp đỡ, nhường nhịn người già, em nhỏ.
II. Tài liệu và phương tiện: 
	- Các câu chuyện thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ.
III. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Tại sao phải giúp đỡ em nhỏ, tôn trọng người già?
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Nội dung:
a. Hoạt động 1: Đóng vai.
Bài 2: Mỗi nhóm xử lí, đóng vai một tình huống.
b. Hoạt động 2: Đóng vai.
Bài 3, 4: SGK
- Ngày dành cho người cao tuổi.
- Ngày dành cho trẻ em.
- Tổ chức dành cho người cao tuổi.
- Tổ chức dành cho trẻ em.
- HS nêu.
- Nhóm thảo luận đ đại diện nhóm thể hiện:
a) Em nên dùng lại, dỗ em bé, hỏi tên, địa chỉ, sau đó đưa em đến đồn công an. Nếu ở gần nhà có thể đưa em bé về nhà.
b) Hướng dẫn các em chơi chung hoặc lần lượt thay phiên nhau chơi.
c) Nếu biết đường, em hướng dẫn đường đi cho cụ già, nếu không biết trả lời một cách lễ phép.
- HS làm nhóm đ Đại diện nhóm trình bày.
- Ngày 1/10
- Ngày 1/6
- Hội người cao tuổi.
- Đội TNTP HCM, sao nhi Đồng.
c. Hoạt động 3: Tìm hiểu về truyền thống “Kính già, yêu trẻ” của địa phương, của dân tộc ta.	 
- HS thảo luận nhóm đ lên trình bày.
GV kết luận: Phong tục, tập quán kính già, yêu trẻ của dận tộc là:
- Người già luôn được chào hỏi, được mời ngồi ở chỗ trang trọng.
- Con cháu luôn quan tâm chăm sóc, thăm hỏi, tặng quà cho ông bà, bố mẹ.
- Trẻ em thường được mừng tuổi, được tặng quà mỗi dịp lễ, tết.
4. Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- áp dụng bài học trong cuộc sống.
Toán (BS)
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
* Giúp học sinh:
	- Củng cố về phép cộng, phép trừ và phép nhân các số thập phân.
	- Biết vận dụng tính chất nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân trong thực hành.
	- Củng cố về giải bài toán có lời văn liên quan đến đại lượng tỉ lệ.
II. Đồ dùng dạy- học:
	- Vở bài tập Toán 5.
III.Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS làm bài tập 3 trang 75 (VBT)
- GV nhận xét.
2. Bài mới:	
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Hướng dẫn HS luyện tập:
a. Bài 1:
- Yêu cầu HS làm bài ra vở bài tập
- Gọi HS lên bảng làm bài
- Nhận xét, cho điểm.
b. Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Gọi HS lên bảng chữa bài
- GV nhận xét, cho điểm.
c. Bài tập 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV phát phiếu học tập cho HS.
d. Bài tập 4:
- Yêu cầu HS đọc đề và làm bài vào vở bài tập.
- Nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố- dặn dò: 
- Muốn trừ 2 số thập phân ta làm như thết nào. 	
- Dặn về làm bài tập, học bài, chuẩn bị bài sau.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- HS làm bài vào vở BT.
- 3 HS lên bảng làm bài
a) 654,72 + 306,5 – 541,02 = 961,22 – 541,02 = 420,20
b) 78,5 13,2 + 0,53 = 1036,20 + 0,53 
 = 1036,73
c) 37,57 – 25,7 0,1 = 37,57 – 2,57 = 35 
- Đọc yêu cầu bài 2.
a) (22,6 + 7,4) 30,5 = 30 30,5
 = 915
hoặc:
 (22,6 + 7,4) 30,5 = 22,6 30,5 +7,4 30,5 
 = 689,30 + 225,70
 = 915
b) (12,03 – 2,03) 5,4 = 10 5,4 = 54 
hoặc 
12,03 5,4 – 2,03 5,4 = 64,962 – 10,962
 = 54
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài trên phiếu 
a) 8,32 (4 25) = 8,32 100 = 832
b) (2,5 5) 0,2 = 12,5 0,2 = 2,5
c) (0,8 1,25) 0,29 = 1 0,29 = 0,29
d) 9,2 6,8 – 9,2 5,8 = 9,2 (6,8 -5,8)
 = 9,2 1 = 9,2
- Đọc yêu cầu bài:
- Học sinh tự tóm tắt và giải
Bài giải
 1 lít mật ong phải trả số tiền là.
160 000 : 2 = 80 000 (đồng)
 4,5 lít mật ong phải trả số tiền là.
 4,5 80 000 = 360 000 (đồng)
4,5 lít mật ong phải trả nhiều hơn số tiền là.
360 000 - 160 000 = 200 000 (đồng)
 Đáp số: 200 000 đồng.
- 2 đến 3 học sinh trả lời.
________________________________________
Tiếng Việt (BS)
Luyện từ và câu
Ôn tập Mở rộng vốn từ: bảo vệ môi trường
I. Mục tiêu:
	- Nắm được nghĩa 1 số từ ngữ về môi trường: biết tìm từ đồng nghĩa.
	- Biết ghép 1 tiếng gốc Hán với những tiếng thích hợp để tạo thành từ phức.
	- Viết được đoạn văn có lời gắn với nội dung bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy- học:
	- Bảng phụ để viết bài tập 2.
III.Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Đặt 1 câu có quan hệ từ và cho biết các từ ấy nối với những từ ngữ nào trong câu. GV nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới: 
2.1. Giới thiệu bài:
2.2.Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: GV cho HS làm bài độc lập.
- Khoanh tròn từ có tiếng bảo không mang nghĩa “giữ”, “giữ gìn”
a. bảo vệ b. bảo tồn c. bảo kiếm 
d. bảo tàng e. bảo quản g. bảo hiểm 
- GV nhận xét và kết luận.
Bài 2: 
- Giáo viên phát bút dạ.
- Giáo viên chốt lại lời giải đúng.
- GV nhận xét và kết luận.
Bài 3: 
- Chọn một trong các từ sinh tồn, sinh thái, sinh trưởng để điền vào mỗi chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp.
- Giáo viên giải thích yêu cầu bài tập đã viết sẵn trên bảng phụ. 
- Giáo viên và lớp nhận xét.
3. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Giao bài về nhà.	
- HS đặt câu.
- 1 học sinh đọc nội dung bài tập 1.
- HS làm bài và lên bảng trình bày bài.
- Lớp nhận xét và bổ sung.
- Đáp án: C. bảo kiếm
- HS đọc yêu cầu bài tập 2. 
- HS hoạt động nhóm 4 mỗi nhóm 1 ý.
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày.
- Lớp nhận xét và bổ sung.
a. bảo tàng b. bảo quản c. bảo tồn
d. bảo vệ e. bảo đảm
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 3.
- HS  ... sinh đọc đề bài.
- 1 học sinh đọc gợi ý SGK đã học.
- 2đ 3 học sinh đọc dàn ý ta ngoại hình chuyển thành bài văn ngắn.
- Học sinh viết bài văn ngắn dựa theo dàn ý trước.
- Nối tiếp nhau đọc bài văn ngắn đã viết.
Thứ năm ngày 26 tháng 11 năm 2010
Kỹ thuật 
Cắt, khâu, thêu (Tiết 2)
 I.Mục tiêu:
 	- HS làm được một sản phẩm cắt, khâu, thêu tự chọn .
 	- Rèn bàn tay khéo léo cho HS.
II.Đồ dùng dạy học 
 	- HS chuẩn bị kim, chỉ ,vải, phấn may, mẫu thêu, 
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ 
 - Nhóm em đã làm sản phẩm nào ở tiết trước ?
 - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2. Dạy bài mới
2.1. Giới thiệu bài :
2.2. Nội dung :
- Các nhóm trả lời
- Để hoàn thành sản phẩm đó nhóm em
phải thực hiện những bước nào ?
- Cần thực hiện các bước:
+ Chọn sản phẩm
+ In mẫu thêu trang trí vào sản phẩm
+ Thêu trang trí
+ Đo vải và cắt
+ Khâu lược
+ Hoàn thành sản phẩm
- Nhóm em đã làm được những gì? Còn phải làm những gì ?
- HS nêu
- Theo em một sản phẩm như thế nào là đẹp ?
- Sản phẩm phẳng
 - Mũi khâu đều nhau 
 - Trang trí hài hoà.
-Yêu cầu HS thực hành
- HS thực hành theo nhóm đã chuẩn bị (phân công mỗi bạn làm một phần của công việc )
- GV quan sát giúp đỡ nếu các nhóm còn lúng túng.
3. Nhận xét - dặn dò
-GV nhận xét khen ngợi các nhóm làm việc tích cực.
-Về chuẩn bị cho bài tiết sau .
Toán (BS)
luyện tập
I. Mục tiêu:
* Giúp HS:
- Củng cố cách chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
- Vận dụng các phép tính cộng, trừ, nhân, chia để làm bài tập
II. Đồ dùng dạy học:
	- vở bài tập Toán 5.
II. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra vở bài tập của HS và bài tập 4 trang 79.
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn HS luyện tập:
a. Bài tập 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu làm ra vở nháp 
- Gọi HS lên bảng thực hiện
- GV nhận xét, cho điểm.
b. Bài tập 2:
- Yêu cầu HS làm vào vở bài tập
- Gọi 2 HS lên bảng chữa bài
- GV nhận xét, cho điểm.
c. Bài tập 3:
- Yêu cầu HS đọc đề bài, tóm tắt 
- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm 4.
- Gọi HS phát biểu.
- GV chấm, chữa bài
d. Bài tập 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài tập ra vở bài tập.
- Gọi HS chữa bài trên bảng.
- GV nhận xét, cho điểm
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về nhà học bài.
- HS làm bài tập 4 trang 79 (VBT)
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài tập vào vở nháp.
- 3 HS lên bảng thực hiện trên bảng, HS dưới lớp đặt tính ra bảng con.
Kết quả: 
53,7 : 3 = 17,9
7,05 : 5 = 1,41
6,48 : 18 = 0,36
- HS làm vào vở bài tập
- 2 HS lên bảng chữa bài.
a. 1,37
b. 3,11
- HS đọc, tóm tắt và giải.
- HS hoạt động theo nhóm 4.
- Đại diện HS phát biểu.
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS làm ra vở bài tập.
- HS lên bảng chữa bài.
Cách 1:
85,35 : 5 + 63,05 : 5 = 17,07 + 12,61
 = 29,68
Cách 2:
85,35 : 5 + 63,05 : 5 = (85,35 + 63,05) : 5
 = 148,4 : 5 = 29,68
_________________________________________
Tiếng Việt (BS)
Tập đọc
ÔN tập hai bài tập đọc đã học trong tuần 
I. Mục tiêu: 
* Giúp HS 
 	- Củng cố kỹ năng đọc trơn , đọc diễn cảm và đọc hiểu cho HS
 	- HS thấy tác dụng của công việc gác rừng và việc trồng rừng ngập mặn 
II. Đồ dùng dạy- học: 
 	 - Bảng phụ viết các đoạn cần luyện đọc.
III.Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gv mời 2 HS đọc 2 bài “ Người gác rứng tí hon” và bài “ Trồng rừng ngập mặn”
- Nêu nội dung 2 bài đã học ?
- Lớp nhận xét và bổ sung- GV nhận xét và đánh giá.
2. Bài mới: 
2.1.Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn HS đọc bài và tìm hiểu bài.
- Hướng dẫn HS đọc bài “ Người gác rừng tí hon”
- Cậu bé trong bài đã làm những gì?
- Những việc làm này chứng tỏ cậu là người như thế nào? 
- Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ? 
- Qua câu chuyện, em học được ở bạn nhỏ những phẩm chất gì:
- Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài “ Trồng rừng ngập mặn” 
+ Những tác dụng của việc phục hồi rừng ngập mặn là gì ?
+ Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng rừng ngập mặn bị phá ? 
+ Phá rừng ngập mặn sẽ đem lại hậu quả gì ?
- GV nhận xét và kết luận. 
* Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: 
- GV treo bảng phụ có viết 2 đoạn ở hai bài tập đọc đã học cho HS đọc diễn cảm.
- GV nhận xét cùng HS và hướng dẫn HS đọc đúng và chính xác hơn khi đọc diễn cảm.
3. Củng cố - dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học và củng cố kiến thức toàn bài.
 - Hướng dẫn HS ôn bài và chuẩn bị bài cho giờ sau.
- 2 HS đọc 2 bài tập đọc đã được học.
- Nêu nội dung 2 bài tập đọc.
- HS đọc bài và tìm hiểu bài theo yêu cầu
- Thấy dấu chân người lớn trong rừng thì nghi ngờ
- Lần theo dấu chân kẻ xấu để giải đáp cho sự nghi ngờ.
- Biết được sự việc thì chạy về bằng đường tắt.
- Gọi điện báo cho công an.
- Phối hợp cùng công an bắt kẻ trộm.
- Mưu trí, dũng cảm.
- Vì bạn hiểu rừng là tài sản chung, ai cũng có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ.
- Tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung.
- Bình tĩnh, thông minh khi xử lí tình huống bắt ngờ.
- HS đọc bài và tìm hiểu bài theo yêu cầu
+ Đê điều không bị xói lở, được bảo vệ.
- Tăng nguồn lợi thuỷ sản.
- Bầu không khí được trong lành, khí hậu được điều hoà.
+ Do chiến tranh, quá trình lấn biển làm đầm nuôi tôm.
+ Làm mất lá chắn bảo vệ đê bao, đê dễ bị lở, vỡ.
- HS theo dõi để đọc diễn cảm theo yêu cầu của GV.
- Lớp nhận xét và bình chọn ra bạn đọc hay nhất và biểu dương trước lớp.
Thứ sáu ngày 26 tháng 11 năm 2010
Khoa học
đá vôi
I. Mục tiêu: 
* Giúp HS:
	- Kể tên được 1 số vùng núi đá vôi, hang động của chúng.
	- Nêu ích lợi của đá vôi.
	- Làm thí nghiệm để phát hiện ra tính chất của đá vôi.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Một vài mẫu đá vôi, đá cuội; giấm chua
III. Các hoạt động dạy học:
	Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kể tên những vật, đồng dùng làm bằng nhôm.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Hoạt động 1: Nhóm.
- Yêu cầu HS viết tên hoặc dán tranh ảnh những vùng núi đá vôi cùng hang động? Nêu ích lợi của chúng.
- GV kết luận: - Dán bằng giấy ghi ý chốt.
3.3. Hoạt động 2: Nhóm
- Phân nhóm làm thí nghiệm.
- Ghi kết quả vào phiếu.
- GV treo bảng ghi kết luận. 
- Dụng cụ nhà bếp: nồi, thìa 
- Làm nhiều vỏ hộp 
- Thảo luận nhóm- trưng bày.
- Nước ta có nhiều vùng núi đá vôi với những hang động nổi tiếng: Hương Tích (Hà Tây), Bích Động (Ninh Bình), Phong Nha (Quảng Bình) 
- Có nhiều loại đá vôi được dùng vào những việc khác nhau như: lát đường, xây nhà, nung vôi, sản xuất xi măng, tạc tượng 
- Làm việc với vật mẫu hoặc quan sát hình
Thí nghiệm
Mô tả hiện tượng
Kết luận
1. Cọ sát 1 hòn đá vôi vào 1 hòn đá cuội
- Trên mặt đá vôi, chờ cọ xát vào đá cuội bị màu mòn
- Trên mặt đá cuội, chỗ cọ xát vào đá vôi vó màu trắng do vôi vụn ra dính vào
- Đá vôi mềm hơn đá cuội (đá cuội cứng hơn đá cuội)
2. Nhỏ vài giọt giấm vào 1 hòn đá vôi, đá cuội
+ Đá vôi sủi bọt và có không khí bay lên.
+ Hòn đá cuội không có phản ứng gì.
- Đá vôi tác dụng với giấm thành chất và Co2 sủi lên.
- Đá cuội không phản ứng.
4. Củng cố- dặn dò:
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị bài sau.
___________________________________
Toán (BS)
Luyện tập chia một số thập phân cho 10; 100; 1000.
I. Mục tiêu:
* Giúp HS:
	- Củng cố, luyện tập về tính nhẩm chia một số thập phân cho 10; 100; 1000 và nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001 
	- Củng cố về phép cộng và phép chia số thập phân.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Vở bài tập Toán 5.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 3 trang 80 Vở bài tập.
- GV chấm chữa bài.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
a. Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS tính nhẩm và so sánh kết quả.
- GV nhận xét, cho điểm.
b. Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
c. Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS tóm tắt bài tập.
- Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi.
- GV nhận xét, đánh giá.
d. Bài 4 :
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu lại các quy tắc nhân, chia nhẩm đã học.
- Dặn HS về nhà làm lại các bài tập.
- HS lên bảng làm bài tập
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS tính nhẩm và so sánh kết quả.
- 3 HS lên bảng, dưới lớp làm bài ra vở bài tập
a. 4,9 : 10 = 4,9 x 0,1 = 0,49
b. 246,8 : 100 = 246,8 x 0,01 = 2,468
c. 67,5 : 100 = 67,5 x 0,01 = 0,675
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài cá nhân.
- HS lên bảng chữa bài.
a. 300 + 20 + 0,08 = 320,08
b. 25 + 0,6 + 0,07 = 25,67
c. 600 + 30 + = 600 + 30 + 0,06
= 630,06
d. 66 + + = 66 + 0,9 + 0,04 
= 66,94
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS tóm tắt bài tập.
- HS hoạt động cặp đôi.
Bài giải
Trong kho có tất cả số ki-lô-gam gạo là:
246,7 + (246,7 : 10 x 1) = 271,37 (tấn)
 = 271370 (kg)
 Đáp số: 271370 kg
- HS làm bài cá nhân.
- HS lên bảng chữa bài:
2242,82 : 100 + 37411,8 : 1000 
= 22,4282 + 37,4118 = 59,84
____________________________________
Tiếng Việt (BS)
Tập làm văn
Luyện tập tả người ( Tả ngoại hình)
I. Mục tiêu:
* Giúp HS:
	- Dựa vào dàn ý đã lập ở tuần trước viết một đoạn văn tả ngoại hình của một người mà em thường gặp.
	- Luyện tập cách dùng từ đặt câu, cách hành văn.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Vở bài tập Tiếng Việt 5.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS nêu dàn ý cơ bản của một bài văn tả người.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Hướng dẫn HS viết đoạn văn:
- Yêu cầu HS đọc phần gợi ý trong SGK Tiếng Việt 5, tập 1 trang 132 trước khi viết bài.
- Yêu cầu HS dựa vào gợi ý trong SGK để viết:
+ Đoạn văn cần có câu mở đầu.
+ Nêu được đủ, đúng sinh động những nét tiêu biểu về ngoại hình người em chọn tả. Thể hiện được tình cảm của em với người đó.
+ Cách xắp xếp các câu trong đoạn hợp lí.
- Yêu cầu HS viết đoạn văn 
- GV gọi một số HS đọc đoạn văn mình viết trước lớp
- GV nhận xét, góp ý, bổ sung.
- GV chấm điểm một số bài viết của HS.
3. Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét tiết học
- Dổn HS về nhà viết lại cho hoàn chỉnh.
- HS nêu
HS đọc phần gợi ý trong SGK.
- HS viết đoạn văn
- Một vài HS đọc bài viết của mình trước lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docchieu 13.doc