Giáo án Tổng hợp các môn khối 5 (buổi chiều) - Tuần 24

Giáo án Tổng hợp các môn khối 5 (buổi chiều) - Tuần 24

I. Mục tiêu:

* Giúp học sinh:

 - Nghe viết đúng chính tả bài Núi non hùng vĩ

 - Nắm chắc cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam (chú ý nhóm tên người, tên địa lí vùng dân tộc thiểu số)

II. Đồ dùng dạy học:

 - Bút dạ và một số phiếu to.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 20 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1324Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn khối 5 (buổi chiều) - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24:
Thứ hai ngày 14 tháng 2 năm 2011
Chính tả (Nghe- viết)
Núi non hùng vĩ - ôn tập về qui tắc viết hoa
(Viết tên người, tên địa lí Việt Nam)
I. Mục tiêu: 
* Giúp học sinh:
	- Nghe viết đúng chính tả bài Núi non hùng vĩ
	- Nắm chắc cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam (chú ý nhóm tên người, tên địa lí vùng dân tộc thiểu số)
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bút dạ và một số phiếu to.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2- 3 học sinh viết lại những tên riêng trong đoạn thơ Cửa gió Tùng Chinh
- Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:	
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Nội dung: 
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe viết chính tả:
- Giáo viên đọc bài chính tả Núi non hùng vĩ.
- Nhắc học sinh chú ý từ viết sai.
+ Tền địa lí.
- Cho học sinh luyện viết vào giấy nháp.
- Giáo viên đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn của câu.
- Giáo viên đọc chậm.
- Nhận xét, chấm chữa.
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài chính tả.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS phát biểu ý kiến- nói các tên riêng.
- Nhận xét, cho điểm.
Bài 3:
- Chia lớp làm 5 nhóm, phát cho mỗi nhóm bút.
1. Ai từng đóng cọc trên sông. Đánh tan thuyền giặc, nhuộm hang sóng xanh?
2. Vua nào thần tốc quân hành
Mùa xuân đại phá quân Thanh tới bởi?
3. Vua nào tập trận đùa chơi.
Cơ lau phất trận một thời ấu thơ?
4. Vua nào thảo Chiếu dời đô?
5. Vua nào chủ xướng Hội thơ Tao Đàn?
- Cho học sinh cả lớp nhẩm thuộc lòng các câu đố.
- Giáo viên cho học sinh thi thuộc lòng câu đố
4. Củng cố- dặn dò:
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ. 
- Dặn ghi nhớ những từ đã luyện.
- HS viết.
- Học sinh theo dõi.
Tày đình, hiểm trở, lồ lộ.
Hoàng Liên Sơn, Phan- xi- Păng, Ô Quy Hồ, Sa Pa, Lào Cai 
- Học sinh viết bài.
- Đọc yêu cầu bài.
- Đọc thầm đoạn thơ, tìm tên riêng.
+ Tên người, tên dân tộc: Đam Săn, Y Sun, Nơ Trang Lơng, A- ma, Dơ- hao, Mơ- nông.
+ Tên đia lí: Tây Nguyên, (sông) Ba.
- Đọc yêu cầu bài.
- Đại diện lên bảng trình bày.
1. (Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo)
2. Vua Quang Trung (Nguyễn Huệ)
3. Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh)
4. Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn)
5. Lê Thánh Tông (Lê Tư Thành)
__________________________________________________
Toán (BS)
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
	- Giúp HS: Hệ thống hoá, củng cố các kiến thức về diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
	- Vận dụng công thức tính diện tích, thể tích để giải các bài tập có liên quan với yêu cầu tổng hợp hơn.
II. Đồ dùng dạy- học:
	- Bảng nhóm làm phiếu học tập.
III.Hoạt động dạy- học:
	Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra vở bài tập của học sinh
- Nhận xét.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Hướng dẫn HS thực hành.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS làm cá nhân.
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
Bài 2: 
- Hướng dẫn học sinh thảo luận.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Bài 3: 
- Hướng dẫn học sinh làm cá nhân.
- Giáo viên chấm chữa.
3. Củng cố- dặn dò:
- Hệ thống nội dung, nhận xét giờ học, hướng dẫn HS ôn bài.
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- Học sinh làm, trình bày, nhận xét.
- HS chữa bài trên bảng.
Bài giải
Diện tích một mặt của hình lập phương là:
4,5 x 4,5 = 20,25 (cm2)
Diện tích toàn phần của hình lập phương là:
4,5 x 4,5 x 6 = 121,5 (cm2)
Thể tích của hình lập phương là:
4,5 x 4,5 x 4,5 = 91,125 (cm3)
Đáp số: 91,125 cm2
121,5 cm2 
20,25 cm3
- Học sinh thảo luận theo nhóm, đại diện các nhóm lên trình bày lớp nhận xét.
Bài giải
Thể tích toàn phần của hình lập phương đó là.
3,5 x 3,5 x = 73,5 (m2)
Diện tích của hình lập phương đó là.
3.5 x 3,5 x 3,5 = 42,875 (m2)
 Đáp số: 73,5 (m2)
 42,875 (m2) 
- Học sinh làm cá nhân, trình bày.	
Bài giải
Thể tích của khối hình hộp chữ nhật là:
8 x 5 x 4= 160 (cm3)
Thể tích khối hình lập phương cắt đi là:
3 x 3 x 3 = 27 (cm3)
Thể tích phần còn lại là:
160 – 27 = 133 (cm3)
Đáp số: 133 cm3 
_________________________________________
Tiếng Việt (BS)
Luyện tập về LậP CHƯƠNG TRìNH HOạT ĐộNG.
I. Mục tiêu.
- Củng cố cho học sinh cách lập chương trình hoạt động cho buổi thi vẽ tranh và cách lập chương trình hoạt động nói chung.
- Rèn cho học sinh có tác phong làm việc khoa học.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học: 
 	- Nội dung ôn tập.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1. ổn định:
2. Kiểm tra
- Gọi HS nêu cấu trúc một chương trình hoạt động.
- Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Hướng dẫn HS luyện tập:
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt đọc bài.
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
- HS nêu.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt đọc bài làm của mình.
Đề bài : Em hãy lập chương trình hoạt động thi vẽ tranh, sáng tác thơ, truyện về an toàn giao thông..
Bài làm ví dụ:
I. Mục đích:
- Tuyên truyền, vận động mọi người chấp hành trật tự, an toàn giao th”ng.
- Động viên các đội viên tham gia hoạt động tập thể.
- Phát hiện năng khiếu vẽ, làm thơ, viết truyện.
II. Chuẩn bị:
- Phạm vi tổ chức : Nội bộ lớp 5A
- Ban tổ chức : Lớp trưởng, các tổ trưởng.
- Phân công.
III. Chương trình cụ thể:
- Tháng 3 : Phát động cuộc thi + thông báo thể lệ cuộc thi + thời hạn nộp bài.
- Tháng 4 : Lập các tiểu ban (nhận bài dự thi + chấm sơ khảo):
+ Tiểu ban tranh : Lớp trưởng + tổ trưởng tổ 1.
+ Tiểu ban thơ : Lớp phó học tập + tổ trưởng tổ 2.
+ Tiểu ban truyện : Lớp phó văn thể + tổ trưởng tổ 3.
- Tháng 5 : Chấm tác phẩm dự thi (đầu tháng) ; tổng kết, phát phần thưởng.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn dò học sinh về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn chỉnh
- HS lắng nghe và thực hiện.
Thứ ba ngày 15 tháng 2 năm 2011
Đạo đức
Em yêu tổ quốc việt nam (Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
	- Tổ quốc em là Việt Nam: Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
	- Tích cực học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.
	- Quan tâm đến sự phát triển đất nước, tự hào về truyền thống, nền văn hoá và lịch sử của dân tộc Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Tranh ảnh đất nước con người Việt Nam và một số nước khác.
III. Hoạt động dạy- học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao chúng ta cần yêu Tổ quốc Việt Nam?
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Nội dung:
Bài 1: 
- GV giao nhiệm vụ theo nhóm.
- HS nêu.
- Học sinh đọc đề.
- Nhóm thảo luận g Đại diện nhóm trình bày.
- Lớp bổ sung và nhân xét.
* Giáo viên kết luận: 
a) Ngày 2/9/1945 là ngày chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Từ đó ngày 2/9 lấy làm ngày Quốc Khánh của nước ta.
b) Ngày 7/5/1954 chiến thắng Điện Biên Phủ.
c) Ngày 30/4/1975 ngày giải phóng miền Nam.
d) Sông Bạch Đằng gắn với chiến thắng của Ngô Quyền chống quân Nam- Hán và chiến thắng nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên.
đ) Bến Nhà Rồng (sông Sài Gòn), nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.
e) Cây đa Tân Trào: nơi xuất phát của một đơn vị giải phóng quân tiến về giải phóng Thái Nguyên ngày 16/8.1945.
Bài 2:
- Giáo viên hướng dẫn và chia nhóm.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Bài 3: 
- Hướng dẫn HS làm nhóm.
- Giáo viên nhận xét.
3. Củng cố- dặn dò:
- Lớp (1 HS) hát bài hát về chủ đề “Em yêu Tổ quốc Việt Nam”
- Nhận xét giờ học và chuẩn bị bài cho giờ sau.
- Học sinh đóng vai.
- Các nhóm chuẩn bị
+ Đại diện nhóm lên đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu trước lớp.
+ Nhóm khác nhận xét và bổ xung.
- Triển lãm nhóm.
- Từng nhóm trưng bày tranh vẽ.
+ Lớp xem và trao đổi ý kiến.
__________________________________________
Toán (BS)
Luyện tập 
I. Mục tiêu: 
* Giúp học sinh:
	- Tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán.
	- Tính thể tích hình lập phương, khối tạo thành từ các hình lập phương.
II. Đồ dùng dạy- học: 
	- Phiếu học tập
III.Hoạt động dạy- học:
	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS nêu cách tính phần trăm của một số và tìm một số khi biết tỉ số phần trăm của nó.
- Nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
Bài 1:
- Hướng dẫn làm bài tập 1 VBT
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm a, b.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 2.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- GV chấm bài.
- Gọi HS lên bảng.
- Nhận xét, cho điểm.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm 4. Phát phiếu cho các nhóm.
- Gọi HS trình bày.
- Nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố- dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài. Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS nêu.
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- 2 HS lên bảng làm bài.
27,5% = 20 + 5% + 2,5%
a) 10% của 340 là: 34
 	5% của 340 là: 17
	2,5% của 340 là: 8,5
Vậy 27,5% của 340 là: 34 + 17 + 8,5 = 59,5
b) 30% của 620 là: 186
	5% của 620 là: 31
Vậy 35% của 620 là: 186 + 31 = 217
- Đọc yêu cầu bài 2.
- HS làm bài cá nhân
- HS lên bảng chữa bài.
Bài giải
a) Thể tích hình lập phương lớn là:
125 : 8 x 5 = 200 (cm3)
b) Tỉ số % giữa hình lập phương lớn và nhỏ là:
8 : 5 = 1,6
1,6 = 160%
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS hoạt động nhóm
- Đại diện lên trình bày.
a. 20 b. 36 cm2
__________________________________________
Tiếng Việt (BS)
Luyện tập Mở rộng vốn từ: trật tự - an ninh
I. Mục tiêu:
	- Mở rộng, hệ thống vốn từ về trật tự, an ninh.
	- Tích cực hoá vốn từ bằng cách sử dụng chúng để đặt câu.
II. Đồ dùng dạy- học:
	- SGK, SGV Tiếng Việt 5
III.Hoạt động dạy- học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS nêu khái niệm về an ninh.
- Nhận xét, cho điểm
2. Dạy bài mới: 
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1: 
- Lưu ý học sinh đọc kĩ nội dung từng dòng để tìm đúng nghĩa của từ an ninh.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
Bài 2: 
- Những danh từ nào không két hợp được với từ an ninh?
a. Tổ quốc b. chiến sĩ c. cơ quan
d. lực lượng e. chính trị g. rừng.
- Giáo viên và cả lớp nhận xét.
Danh từ không kết hợp với an ninh là từ rừng.
Bài 3: 
- Giáo viên hướng dẫn cách làm như bài tập 2.
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét.
a. bảo vệ b. giữ gìn c. thiết lập
d. giữ vững e. phá hoại g. tạo thành
- GV nhận xét và kết luận
Bài 4: 
- Giáo viên dán lên bảng phiếu kẻ bảng phân loại.
3. Củng cố - dặn dò:
-  ... CN, hình lập phương.
- Cho HS lên bảng viết công thức.
 Hoạt động 2 : Thực hành.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: Một bể nước hình hộp chữ nhật có chiều dài 3m, chiều rộng1,7m, chiều cao 2,2m. Trong bể đang chứa lượng nước. Hỏi bể đang chứa bao nhiêu lít nước ? (1dm3 = 1 lít)
Bài tập2: Thể tích của 1 hình hộp chữ nhật là 60dm3 chiều dài là 4dm, chiều rộng 3dm. Tìm chiều cao.
Bài tập 3: 
Thể tích của một hình lập phương là 64cm3. Tìm cạnh của hình đó.
Bài tập 4: (HSKG)
Một hộp nhựa hình hộp chữ nhật có chiều dài 20cm, chiều rộng 10cm, chiều cao 25cm.
a) Tính thể tích hộp đó?
b) Trong bể đang chứa nước, mực nước là 18cm sau khi bỏ vào hộp 1 khối kim loại thì mực nước dâng lên là 21cm. Tính thể tích khối kim loại. 
 4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS nêu cách tính thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- HS lên bảng viết công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
 V = a x b x c
 V = a x a x a
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải
Thể tích của bể nước là:
 3 x 1,7 x 2,2 = 11,22 (m3)
 = 11220 dm3
Bể đó đang chứa số lít nước là:
 11220 : 1 = 11220 (lít nước)
 Đáp số: 11220 lít nước.
Lời giải
Chiều cao của hình hộp chữ nhật là:
 60 : 4 : 3 = 5 (dm)
 Đáp số: 5 dm
Lời giải
Vì 64 = 4 x 4 x 4
Vậy cạnh của hình đó là 4 cm
 Đáp số : 4 cm. 
Lời giải
a) Thể tích của hộp nhựa đó là:
 20 x 10 x 25 = 5000 (cm3)
b) Chiều cao của khối kim loại là:
 21 – 18 = 3 (cm)
 Thể tích của khối kim loại đó là:
 20 x 10 x 3 = 600 (cm3) 
 Đáp số: 5000cm3; 600 cm3.
- HS chuẩn bị bài sau.
_______________________________________________
Tiếng Việt (BS)
Ôn hai bài tập đọc đã học trong tuần
I. Mục tiêu: 
* Giúp HS
 - Củng cố kĩ năng đọc diễn cảm và đọc hiểu cho HS.
 - HS yêu thích phân môn tập đọc.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc, Bài tập trắc nghiệm tiếng Viêt.
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc nội dung hai bài tập đọc và nêu ý nghĩa của cả hai bài.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Hướng dẫn HS ôn bài.
* Đọc diễn cảm và kết hợp đọc hiểu bài
“Luật tục xưa của người Ê- đê.
- Người xưa đặt ra luật tục để làm gì?
- Tội danh nào chưa được ghi trong luật tục của người Ê- đê?
a. không hỏi cha mẹ.
b. ăn cắp.
c. hối lộ.
d. giúp kẻ có tội.
e. dẫn đường cho kẻ địch đến đánh làng mình.
- Những chi tiết nào có trong bài cho thấy đồng bào Ê- đê quy định xử phạt rất công bằng?
* Đọc diễn cảm và đọc hểu bài “Hộp thư mật”.
- Các chiến sĩ tình bào phải làm những công việ gì? 
+ Đặt hộp thư tại nơi dễ tìm mà ít bị chú ý.
+ Gửi những vật gợi ra hình chữ V.
+ Để báo cáo trong hộp thuốc đánh răng.
+ Giả vờ đến rạp xem phim.
+ Giả vờ sửa bu- gi- xe máy để tìm và lấy báo cáo.
- Những việc làm đó chứng tỏ các chiến sĩ tình bào có những phẩm chất gì?
+ Khéo léo, thông minh.
+ Bình tĩnh, tự tin.
+ Giàu tình yêu Tổ quốc.
+ Thích mạo hiểm.
- Những dòng nào nêu đúng ý nghĩa công việc của các chiến sĩ tình báo trong cau chuyện gì?
a. Giúp ta có thông tin mật từ kẻ địch, hiểu ý đồ của kẻ địch.
b. Giúp ta có thêm nhiều vũ khí hiện đại.
c. Giúp ta kịp thời ngăn chặn, đối phó với kẻ dịch.
d. Giúp ta lập kế hoạch tối ưu để đánh lại kẻ địch, chắc chắn thắng mà tốn ít xương máu.
- GV nhận xét và kết luận.
3. Củng cố- dặn dò:
- GV nhận xét và củng ố kiến thức toàn bài.
- Hướng dẫn HS ôn bài và chuẩn bị bài cho giờ sau.
* HS đọc cá nhân từng đoạn và cả bài trước lớp.
- Lớp nhận xét và biểu dương những bạn đọc hay.
- Nhằm đảm bảo cho cuộc sống được an toàn, bình ổn theo một trật tự nhất định.
- HS trả lời
c. hối lộ.
- Xử phạt tuỳ theo mức độ phạm tội.
- Chuyện giữa những người bà con, anh em cũng phải xử như vậy.
- Nhân chứng, vật chứng phải rõ ràng, chắc chắn mới xử tội.
* HS đọc cá nhân và đọc thi trước lớp cả bài và theo đoạn.
- HS trả lời.
+ Đặt hộp thư tại nơi dễ tìm mà ít bị chú ý.
+ Gửi những vật gợi ra hình chữ V
+ Để báo cáo trong hộp thuốc đánh răng.
- HS trả lời:
+ Giả vờ sửa bu- gi- xe máy để tìm và lấy báo cáo.
- HS trả lời.
+ Khéo léo, thông minh.
+ Bình tĩnh, tự tin.
+ Giàu tình yêu Tổ quốc.
- HS trả lời.
a. Giúp ta có thông tin mật từ kẻ địch, hiểu ý đồ của kẻ địch.
c. Giúp ta kịp thời ngăn chặn, đối phó với kẻ dịch.
d. Giúp ta lập kế hoạch tối ưu để đánh lại kẻ địch, chắc chắn thắng mà tốn ít xương máu.
Thứ sáu ngày 18 tháng 2 năm 2011
Khoa học
An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện
I. Mục tiêu: 
* Giúp học sinh:
	- Nêu được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật, tránh gây hang đồ điện, đề phòng điện quá mạnh gây ra chập và cháy đường dây, cháy nhà.
	- Giải thích được tại sao phải tiết kiệm năng lượng điện và trình bày các biện pháp tiết kiệm điện.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Một vài dụng cụ, máy móc sử dụng pin như đèn pin, đồng hồ, cầu chì.
	- Tranh ảnh, áp phích tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm và an toàn.
III. Các hoạt động dạy học:
	Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Nội dung:
a. Hoạt động 1: Thảo luận các biện pháp phòng tránh bị điện giật.
- Thảo luận các tình huống dễ dẫn đến bị điện giật và biện pháp đề phòng.
- Liên hệ thực tế.
- Làm việc cả lớp.
- Giáo viên chốt lại: Cầm phích cắm điện bị âm ướt cắm vào ổ lấy điện cũng có thể bị giật; ngoài ra không nên chơi nghịc ổ điện.
b. Hoạt động 2: Thực hành.
- Nêu một số biện pháp phòng tránh gây hỏng đồ điện và đề phòng điện quá mạnh.
- Cho quan sát và dụng cụ.
- Cho quan sát cầu chì và giới thiệu thêm khi dây chì bị chảy, phải mở cầu dao điện 
c. Hoạt động 3: Thảo luận về tiết kiệm điện.
- Tại sao phải tiết kiệm điện?
- Nêu các biện pháp tiết kiệm điện, tránh lãng phí điện? Liên hệ bản thân.
- Nhận xét.
4. Củng cố- dặn dò:
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ.
- Dặn về chuẩn bị bài sau.
- Chia lớp làm 5 nhóm- thảo luận.
- Ghi ra phiếu học tập.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác bổ xung.
- Làm nhóm đôi.
+ Đọc thông tin- trả lời câu hỏi.
- Từng nhóm đại diện trình bày.
- Thảo luận đôi.
- Phát biểu ý kiến
______________________________________________
Toán (BS)
LUYệN TậP CHUNG
I.Mục tiêu.
- HS nắm vững cách tính thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương, tỉ số phần trăm
- Vận dụng để giải được bài toán liên quan.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1. Ôn định:
2. Kiểm tra: 
- Kiểm tra vở bài tập của HS.
- Nhận xét.
3. Bài mới: 
3.2. Giới thiệu bài:
3.2. Nội dung:
Hoạt động 1 : Ôn cách tính thể tích hình lập phương, hình hộp chữ nhật.
- HS nêu cách tính thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- HS lên bảng ghi công thức tính? 
Hoạt động 2 : Thực hành.
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, cho điểm.
Bài tập 1: Tìm thể tích hình hộp chữ nhật biết diện tích xung quanh là 600cm2, chiều cao 10cm, chiều dài hơn chiều rộng là 6cm.
Bài tập 2: Tìm thể tích hình lập phương, biết diện tích toàn phần của nó là 216cm2. 
Bài tập 3: (HSKG)
Một số nếu được tăng lên 25% thì được số mới. Hỏi phải giảm số mới đi bao nhiêu phần trăm để lại được số ban đầu.
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
 V = a x b x c
 V = a x a x a
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải
 Nửa chu vi đáy là:
600 : 10 : 2 = 30 (cm)
 Chiều rộng của hình hộp là:
 (30 – 6 ) : 2 = 12 (cm)
 Chiều dài của hình hộp là:
 30 – 12 = 18 (cm)
 Thể tích của hình hộp là:
 18 x 12 x 10 = 2160 (cm3)
Lời giải
Diện tích một mặt của hình lập phương là:
216 : 6 = 36 (cm2)
Ta thấy: 36 = 6 x 6
 Vậy cạnh của hình lập phương là 6 cm.
 Thể tích hình lập phương là:
 6 x 6 x 6 = 216 (cm3)
 Đáp số: 216 cm3))
Lời giải
25% = = 
Coi số ban đầu là 4 phần thì số mới là:
4 + 1 = 5 (phần)
Để số mới bằng số ban đầu thì số mới phải giảm đi của nó. Mà = 0,2 = 20%.
Vậy số mới phải giảm đi 20% để lại được số ban đầu.
 Đáp số: 20%
- HS chuẩn bị bài sau.
______________________________________
Tiếng việt (BS)
LUYệN TậP Về Tả Đồ VậT
I. Mục tiêu:
- Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về văn tả đồ vật.
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học: 
 	 - Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1. Ôn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS nêu dàn ý một bài văn tả đồ vật.
- Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Hướng dẫn HS luyện tập:
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
- HS nêu.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Bài tập 1 : Lập dàn ý cho đề văn: Tả một đồ vật gần gũi với em.
Bài làm
Ví dụ : Tả cái đồng hồ báo thức.
a) Mở bài: Năm học vừa qua chú em đã tặng em chiếc đồng hồ báo thức.
b) Thân bài: 
- Đồng hồ hình tròn màu xanh, đế hình bầu dục, mặt trắng, kim giây màu đỏ, kim phút, kim giờ màu đen, các chữ số to, rõ ràng, dễ đọc,
- Kim giây thật nhanh nhẹn. Mỗi bước đi của cậu ta lại tạo ra âm thanh “tích, tắc, tích, tắc” nghe vui tai.
- Kim phút chậm chạp hơn. Cậu Kim giây đi đúng một vòng thì kim phút bước đi được một bước.
- Kim giờ là chậm chạp nhất, hình như anh ta cứ đứng nguyên chẳng muốn hoạt động chút nào.
- Đến giờ báo thức chuông kêu “Reng!...Reng!...thúc giục em trở dậy, đánh răng, rửa mặt, ăn sáng rồi đi học.
c) Kết luận : Đồng hồ rất có ích đối với em. Em yêu quý và giữ gìn cẩn thận.
Bài tập 2 : Chọn một phần trong dàn ý ở bài 1 và viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh.
Bài làm
Ví dụ : Chọn đoạn mở bài.
Em đã được thấy rất nhièu đồng hồ báo thức, nhưng chưa thấy cái nào đẹp và đặc biệt như cái đồng hồ chú em tặng em. Cuối năm lớp 4, em đạt danh hiệu học sinh giỏi, chú hứa tặng em một món quà. Thế là vào đầu năm học lớp 5, chú đã mua tặng em chiếc đồng hồ này. 
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe và thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docchieu 24.doc