Giáo án Tổng hợp các môn khối 5 (buổi chiều) - Tuần 30

Giáo án Tổng hợp các môn khối 5 (buổi chiều) - Tuần 30

I. Mục tiêu:

* Giúp HS:

 - Nghe viết đúng chính tả bài “Cô gái của tương lai”

 - Tiếp tục luyện viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng, biết một số huân chương của nước ta.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Bảng phụ

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 20 trang Người đăng huong21 Lượt xem 982Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn khối 5 (buổi chiều) - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
Thứ hai ngày 28 tháng 3 năm 2011
Chính tả (Nghe- viết)
Cô gái tương lai: luyện tập viết hoa
I. Mục tiêu: 
* Giúp HS:
	- Nghe viết đúng chính tả bài “Cô gái của tương lai”
	- Tiếp tục luyện viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng, biết một số huân chương của nước ta.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên bảng, HS dưới lớp viết vào giấy nháp:
anh hùng Lao động
Huân chương kháng chiến.
- Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: 
3.2. Nội dung:
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe viết:
- GVđọc bài chính tả “Cô gái tương lai”
- Tìm nội dung bài.
- Nhắc chú ý từ dễ sai.
in-ter-nét (từ mượn tiếng nước ngoài)
ốt-xtrây-li-a (tên riêng nước ngoài)
Nghị viện thanh niên (tên tổ chức)
- GVđọc chậm.
- Chấm, chữa bài.
b. Hoạt động 2: Làm phiếu cá nhân.
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau lên bảng.
- GVchốt lại lời giải đúng.
- Trao đổi phiếu làm kiểm tra.
c. Hoạt động 3: Làm vở
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi HS đứng tại chỗ đọc bài làm.
- Nhận xét, cho điểm
4. Củng cố- dặn dò:
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ. 
- Chuẩn bị bài sau.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS theo dõi trong SGK.
+ Bài giới thiệu Lan Anh là một bạn gái giỏi giang, thông minh, được xem là một trong những mẫu người của tương lai.
- HS đọc thầm bài chính tả.
- HS viết bài.
- HS soát lỗi.
- Đọc yêu cầu bài 2.
+ Anh hùng lao động.
+ Anh hùng lực lượng vũ trang.
+ Huân chương Sao vàng.
+ Huân chương Độc lập hạng Ba.
+ Huân chương lao động hạng Nhất.
+ Huân chương Độc lập hạng Nhất.
- Đọc yêu cầu bài 3.
- HS làm bài vào vở.
- HS đọc bài làm.
a) Huân chương cao quý nhất của nước ta là Huân chương Sao vàng.
b) Huân chương Quân công là huân chương dành cho những tập thể và cá nhân lập nhiều thành tích xuất sắc trong chiến đấu và xây dựng quân đội.
c) Huân chương lao động là huân chương dành cho những tập thể cá nhân lập thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất.
________________________________________
Toán (BS)
LUYệN TậP CHUNG
I.Mục tiêu.
- Tiếp tục củng cố cho HS về cách đổi các đơn vị đo.
- Củng cố cho HS về phân số và số tự nhiên.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1.Ôn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra vở bài tập của HS.
- Nhận xét
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Hướng dẫn HS luyện tập:
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: Khoanh vào phương án đúng:
a) 12m2 45 cm2 =.....m2
A. 12,045 B. 12,0045
C. 12,45 D. 12,450
b) Trong số abc,adg m2, thương giữa giá trị của chữ số a ở bên trái so với giá trị của chữ số a ở bên phải là:
A. 1000 B. 100
C. 0,1 D. 0, 001
c) = ...
A. 8,2 B. 8,02
C. 8,002 D. 8,0002
Bài tập 2: 
 Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
a) 135,7906ha = ...km2...hm2 ...dam2...m2
b) 5ha 75m2 = ...ha = ...m2
c)2008,5cm2 = ...m2 =....mm2
Bài tập 4: 
 Một mảnh đất có chu vi 120m, chiều rộng b”ng chiều dài. Người ta trồng lúa đạt năng xuất 0,5kg/m2. Hỏi người đó thu được bao nhiêu tạ lúa?
Bài tập 5:
Buổi tối, em đi ngủ lúc kim phút chỉ số 12, và kim giờ vuông góc với kim phút. Sáng sớm, em dậy lúc kim phút chỉ số 12 và kim giờ chỉ thẳng hàng với kim phút. Hỏi:
Em đi ngủ lúc nào?
Em ngủ dậy lúc nào?
Đêm đó em ngủ bao lâu?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải : 
a) Khoanh vào B
b) Khoanh vào A
c) Khoanh vào C
Lời giải: 
a) 135,7906ha = 1km2 35hm2 79dam2 6m2
b) 5ha 75m2 = 5,0075ha = 50075m2
c)2008,5cm2 = 0,20085m2 =200850mm2
Lời giải: 
Nửa chu vi mảnh đất là:
 120 : 2 = 60 (m)
Chiều dài mảnh đất là:
 60 : (3 + 1 ) 3 = 45 (m)
Chiều rộng mảnh đất là:
 60 – 45 = 15 (m)
Diện tích mảnh đất là:
 45 15 = 675 (m2)
Ruộng đó thu được số tạ thóc là:
 0,5 675 = 337,5 (kg) = 3,375 tạ
 Đáp số: 3,375 tạ
Lời giải: 
 a) Buổi tối, em đi ngủ lúc 9 giờ tối.
 b) Sáng sớm, em dậy lúc 6 giờ sáng.
 c) Đêm đó em ngủ hết số thời gian là:
 12 giờ - 9 giờ + 6 giờ = 9 (giờ) 
 Đáp số: a) 9 giờ tối.
 b) 6 giờ sáng. 
 c) 9 giờ 
- HS chuẩn bị bài sau.
Tập đọc
THUầN PHụC SƯ Tử
I. Mục tiêu: 
- HS đọc đúng, diễn cảm bài văn.
- Hiểu được nội dung của bài, thuộc ý nghĩa.
 	- GDHS HS quý trọng phụ nữ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn đoạn cần luyện đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS nêu nội dung bài “Thuần phục sư tử”
- Nhận xét, cho điểm
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
- Hướng dẫn học sinh đọc.
- Đính phần đoạn luyện đọc.
-Theo dõi giúp HS đọc đúng, hay, lưu ý cách đọc.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
b. Củng cố nội dung:
- Hướng dẫn HS làm bài tập trắc nghiệm:
Ha-li-ma đến gặp giáo sĩ để làm gì?
Ê Để nhờ vị giáo sĩ cho bùa giúp người chồng trở lại thành người đáng mến như trước.
Ê Để nhờ vị giáo sĩ giúp nàng cách làm cho người chồng trở lại tốt như trước.
Ê Để kể cho vị giáo sĩ biết chồng mình đã thay đổi tính tình.
Vị giáo sĩ ra điều kiện như thế nào thì mới chỉ cho bí quyết?
Ê Lấy được ba sợi l”ng bom của một con sư tử sống.
Ê Bắy được con sư tử sống.
Ê Giết được con sư tử sống.
Vì sao khi bị Ha-li-ma nhổ lông bờm, sư tử chỉ cụp mắt xuống rồi bỏ đi?
Ê Vì nó nhìn thấy ánh mắt dịu hiền của nàng.
Ê Vì nó quen với hành động này của nàng đối với nó.
Ê Vì nó bắt gặp ánh mắt dịu hiền của nàng nhìn nó và hiểu rằng nàng kh”ng hại nó mà chỉ thân thiện với nó.
Em hiểu bí quyết mà vị giáo sĩ muốn bảo cho Ha-li-ma là gì?
Ê Trí thông minh, lòng kiên nhẫn.
Ê Cử chỉ dịu dàng.
Ê Cả hai ý trên dều đúng.
Dấu phẩy trong câu: “Tối đến, nàng ôm chặt con cừu non vào rừng” có tác dụng gì?
Ê Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
Ê Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
Ê Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
Dấu phẩy trong câu: “Nàng trở về, vừa đi vừa khóc” có tác dụng gì?
Ê Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
Ê Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
Ê Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
3. Củng cố, dặn dò:
- Học thuộc ý nghĩa.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS nêu.
- Đọc nối tiếp theo đoạn.
- Nhận xét bình chọn bạn đọc hay.
- HS thi đọc diễn cảm.
- HS làm bài tập
Ê Để nhờ vị giáo sĩ giúp nàng cách làm cho người chồng trở lại tốt như trước.
Ê Lấy được ba sợi lông bờm của một con sư tử sống.
Ê Vì nó bắt gặp ánh mắt dịu hiền của nàng nhìn nó và hiểu rằng nàng không hại nó mà chỉ thân thiện với nó.
Ê Cả hai ý trên dều đúng.
Ê Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
Ê Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
Thứ ba ngày 29 tháng 3 năm 2011
Đạo đức
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
* HS biết:
	- Tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống con người.
	- Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển môi trường bền vững.
	- Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Tranh, ảnh về tài nguyên thiên nhiên hoặc các cảnh phá rừng.
III. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Liên hợp quốc là tổ chức gì?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Nội dung:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin (SGK trang 44)
- GVchia nhóm.
- GV kết luận.
* Hoạt động 2: Làm bài tập.
Bài 1: Làm cá nhân.
- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.
* Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ.
Bài 2: Làm nhóm	
- GV kết luận:	
+ ý kiến (b) (c) là đúng.
+ ý kiến (a) là sai.
Tài nguyên thiên nhiên là có hạn, con người cần sử dụng tiết kiệm.
4. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Về nhà học bài.
- HS nêu.
- HS đọc thông tin trong bài.
- HS thảo luận theo nhóm Ư đại diện lên trình bày.
- Lớp bổ sung ý kiến.
- HS đọc ghi nhớ SGK.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm Ư trình bày và bổ sung.
- Trừ nhà máy xi măng và vườn cà phê, còn lại đều là tài nguyên thiên nhiên.
- TNTN được sử dụng hợp lí là điều kiện đảm bảo cho cuộc sống mọi người.
- HS đọc yêu cầu bài.
- GVgiao nhiệm vụ cho nhóm.	
- Từng nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
___________________________________________
Toán (BS)
Ôn tập về đo thể tích
I. Mục tiêu: 
- Củng cố về quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét-khối viết số đo thể tích dới dạng số thập phân; chuyển đổi số đo thể tích.
II. Đồ dùng dạy học : 
- Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS nêu bảng đơn vị đo thể tích.
- Nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài: 
2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập trong vở BT:
*Bài tập 1 (85): 
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- GV hớng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài theo nhóm 2. GV cho 3 nhóm làm vào bảng nhóm.
- Mời 3 nhóm treo bảng nhóm lên bảng và trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (85): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm vào vở.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (86): 
- Hướng dẫn mẫu 
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 3 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.
2 HS nêu 
a) HS làm bài theo hướng dẫn của GV.
b) - Đơn vị lớn gấp 1000 lần đơn vị bé hơn tiếp liền.
 - Đơn vị bé bằng một phần một nghìn đơn vị lớn hơn tiếp liền.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Làm bài cá nhân 
- 2 HS chữa bài 
 1m3 = 1000dm3
 8,975m3 = 8975dm3
 2,004m3 = 2004dm3
 0,12dm3 = 120cm3
 1dm3 = 1000cm3
 0,5dm3 = 500cm3
 2m3 =2000dm3
- HS nêu yêu cầu.
- Quan sát mẫu 
- Làm bài cá nhân 
- 3 HS lên bảng chữa bài.
VD:
 a) 2m3 82dm3 = 2,082m3
 25dm3 = 0,025m3
 1996dm3 = 1,996m3
__________________________________________
Tiếng việt (BS)
LUYệN TậP Về VốN Từ NAM -Nữ.
I.Mục tiêu :
- Củng cố cho HS những kiến thức về chủ đề Nam và nữ.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra vở bài tập của HS. ...  HS.
- Gọi HS nêu cách lắp trực thăng
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Nội dung:
Hoạt động 1. Quan sát , nhận xét mẫu:
- Để lắp được Rô-bốt theo em cần phải lắp mấy bộ phận.Hãy kể tên những bộ phận đó.
 Hoạt động2. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật:
a.Hướng dẫn chọn các chi tiết: HS lên bảng gọi tên và chọn từng loại chi tiết xếp vào hộp
b.Lắp từng bộ phận:
*Lắp chân Rô-bốt (H2-SGK)
- GV gọi 1 H lên lắp mặt trước của 1 chân Rô- bốt.
- GV nhận xét bổ sung hướng dẫn lắp tiếp mặt trước chân thứ 2 của Rô- bốt .Gọi 1 HS lên lắp tiếp 4 thanh 3 lỗ vào tấm nhỏ để làm bàn chân Rô-bốt.
- Mỗi chân Rô-bốt được lắp từ mấy thanh chữ U dài .
- G nhận xét, hướng dẫn lắp 2 chân vào 2 bàn chân Rô-bốt. 
*Lắp thân Rô-bốt (H3-SGK)
- Em hãy chọn các chi tiết và lắp thân Rô-bốt.
- GV nhận xét , bổ sung cho hoàn thiện bước lắp .
*Lắp đầu Rô-bốt (H4-SGK)
- HS quan sát H4 và trả lời câu hỏi SGK-tr 89.
- GV nhận xét và tiến hành lắp đầu Rô-bốt.
*Lắp các bộ phận khác (H5-SGK)
- GV hướng dẫn lắp 1 tay Rô-bốt .
- Dựa vào H5b em hãy chọn các chi tiết và lắp ăng ten 
- Dựa vào H5c em hãy chọn các chi tiết và lắp trục bánh xe .
- GV nhận xét.
c.Lắp ráp Rô-bốt 
- GV hướng dẫn lắp ráp Rô-bốt theo các bước trong SGK, kiểm tra sự nâng lên , hạ xuống của 2 tay Rô-bốt.
d. Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp 
3. Nhận xét-dặn dò:
- G nhận xét tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp ghép một số bộ phận của Rô-bốt 
- Hướng dẫn HS tiết sau tiếp tục thực hành .
- HS quan sát Rô-bốt để trả lời .
- HS thực hành lắp , HS khác nhận xét.
- HS trả lời ,và thực hiện. 
- HS trả lời câu hỏi
- HS quan sát và 1 HS lên bảng lắp tay thứ 2 của Rô-bốt.
- HS quan sát các H5 và thực hành lắp .
______________________________________
Toán (BS)
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
* Giúp HS ôn tập:
- Rèn luyện kĩ năng nhân, chia số đo thời gian.
- Vận dụng tính giá trị của biểu thức và giải các bài tập toán thực tiễn.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Vở bài tập toán 5.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS nêu cách nhân chia các số đo thời gian.
- Nhận xét, cho điểm
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong VBT.
Bài 1: 
- GV bao nêu yêu cầu bài.
- Giáo viên và cả lớp nhận xét.
Bài 2: 
- Giáo viên gọi học sinh lên bảng chữa.
- Giáo viên và học sinh nhận xét chữa bài.
Bài 3: 
- HD HS hiểu yêu cầu bài.
- Giáo viên gọi học sinh lên giải theo 2 cách.
- Giáo viên nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét giờ học. Dặn HS ôn tập bài và chuẩn bị bài sau.
- HS nêu.
- Học sinh làm vở, chữa bài.
a) 3 giờ 14 phút x 3 = 9 giờ 42 phút
b) 36 phút 12 giây : 3 = 12 phút 4 giây
c) 7 phút 26 giây x 2 = 14 phút 52 giây
d) 14 giờ 28 phút : 7 = 2 giờ 4 phút.
- Học sinh làm, chữa bài.
- Học sinh tự làm vào vở.
- (3 giờ 40 phút + 2 giờ 25 phút) x 3
 = 6 giờ 5 phút x 3
 = 18 giờ 15 phút
- Học sinh nêu yêu cầu đầu bài toán rồi giải vào vở.
- Học sinh lên bảng giải bài toán theo 2 cách.
 Số sản phẩm làm trong 2 tuần
7 + 8 = 15 (sản phẩm)
 Thời gian làm 15 sản phẩm là:
1 giờ 8 phút x 15 = 17 (giờ)
 Đáp số: 17 giờ
_________________________________________
Tiếng việt (BS)
LUYệN TậP Về Tả CON VậT.
I. Mục tiêu.
- Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về văn tả con vật.
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ m”n.
II. Đồ dùng dạy học: 
 	 - Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
- Gọi HS nêu dàn ý bài văn tả con vật
- Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Hướng dẫn HS luyện tập:
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: 
 Viết một đoạn văn tả hình dáng một con vật mà em yêu thích.
Bài tập 2 : 
 Viết một đoạn văn tả hoạt động một con vật mà em yêu thích.
4. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học và nhắc HS chuẩn bị bài sau, về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn chỉnh. 
- HS nêu.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Ví dụ:
 Con mèo nhà em rất đẹp. Lông màu trắng, đen, vàng đan xen lẫn nhau trông rất dễ thương. ở cổ có một mảng lông trắng muốt, bóng mượt. Đầu chú to, tròn. Đôi tai luôn vểnh lên nghe ngóng. Hai mắt to và tròn như hai hòn bi ve. Bộ ria dài và vểnh lên hai bên mép. Bốn chân của nó ngắn, mập. Cái đuôi rất dài trông thướt tha, duyên dáng.
Ví dụ:
 Chú mèo rất nhanh. Nó bắt chuột, thạch sùng và bắt cả gián nữa. Phát hiện ra con mồi, nó ngồi im không nhúc nhích. Rồi vèo một cái, nó nhảy ra, chộp gọn con mồi. Trong nắng sớm, mèo chạy giỡn hết góc này đến góc khác. Cái đuôi nó ngoe nguẩy. Chạy chán, mèo con nằm dài sưởi nắng dưới gốc cau.
- HS lắng nghe và chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 1 tháng 4 năm 2011
Khoa học
Sự sinh sản và nuôi con của một số loài thú
I. Mục tiêu: 
* Giúp HS:
	- Trình bày sự sinh sản, nuôi con của hổ và của hươu.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Thông tin và hình trang 122, 123 SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kể tên một số loài thú sinh 1 lứa 1 con và 1 lứa nhiều con.
- Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Nội dung:
a. Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
- GVchia lớp thành 4 nhóm.
+ Hổ sinh con vào mùa nào?
+ Vì sao hổ mẹ không rời hổ con suốt tuần đầu sau khi sinh?
+ Khi nào hổ mẹ dạy hổ con săn mồi?
+ Khi nào hổ con có thể sống độc lập?
- Đại diện lên trình bày.
b. Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi.
+ Hươu ăn gì để sống?
+ Hươu đẻ mỗi lứa mấy con?
+ Hươu con mới sinh ra biết làm gì?
- Cho HS nối tiếp đứng lên phát biểu.
- Nhận xét, cho điểm.
c. Hoạt động 3: Trò chơi:
- 1 nhóm tìm hiểu về hổ, 1 nhóm tìm hiểu về hươu.
- Cách chơi: các nhóm đều học về cách “săn mồi” của hổ hoặc chạy trốn kẻ thù.
- Nhận xét nhóm nào chơi hay hơn.
4. Củng cố- dặn dò:
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình.
+ Vì lúc mới sinh hổ con rất yếu ớt nên hổ mẹ phải ấp ủ, bảo vệ.
+ Khi hổ con được 2 tháng tuổi.
+ Từ 1 năm rưỡi đến 2 năm tuổi.
+ Hươu ăn cỏ, lá cây, sống theo bầy, đàn.
+ Đẻ mỗi lứa 1 con
+ Hươu con vừa mới sinh đã biết đi và bú sữa.
“Thú săn mồi và con mồi”
+ Mỗi nhóm cử 1 bạn đóng hổ mẹ và 1 bạn đóng hổ con (Hươu mẹ và hươu con)
+ Còn lại cổ vũ.
______________________________________________
Toán (BS)
LUYệN TậP CHUNG
I.Mục tiêu.
- Tiếp tục củng cố cho HS về cách tính diện tích, thể tích, thời gian.
- Củng cố cho HS về phân số và số tự nhiên.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
- Kiểm tra vở bài tập của HS.
- Nhận xét.
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài:
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: Khoanh vào phương án đúng:
a) Từ ngày 3/2/2010 đến hết ngày 26/3/2010 có bao nhiêu ngày?
A. 51 B. 52
C. 53 D. 54
b) 1 giờ 45 phút = ...giờ
A.1,45 B. 1,48
C.1,50 D. 1,75
Bài tập 2: 
 Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm
a) 5m3 675dm3 = ....m3
 1996dm3 = ...m3
 2m3 82dm3 = ....m3
 65dm3 = ...m3
b) 4dm3 97cm3 = ...dm3
 5dm3 6cm3 = ...dm3
 2030cm3 = ...dm3
 105cm3 = ...dm3
Bài tập 3:
 Một thửa ruộng hình thang có tổng độ dài hai đáy là 250m, chiều cao b”ng tổng độ dài hai đáy. Trung bình cứ 100m2 thu được 64kg thóc. Hỏi thửa ruộng trên thu được bao nhiêu tấn thóc? 
Bài tập 4:
 Kho A chứa 12 tấn 753 kg gạo, kho B chứa 8 tấn 247 kg. Người ta chở tất cả đi b”ng “ t” trọng tải 6 tấn. Hỏi cần ít nhất bao nhiêu xe để chở hết số gạo dó?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải : 
a) Khoanh vào B
b) Khoanh vào D
Lời giải: 
a) 5m3 675dm3 = 5,675m3
 1996dm3 = 1,996m3
 2m3 82dm3 = 2,082m3
 65dm3 = 0,065m3
b) 4dm3 97cm3 =4,097dm3
 5dm3 6cm3 = 5,006dm3
 2030cm3 = 2,03dm3
 105cm3 = 0,105dm3
Lời giải: 
Chiều cao của mảnh đất là:
 250 : 5 3 = 150 (m)
 Diện tích của mảnh đất là: 
 250 150 : 2 = 37500 (m2)
Thửa ruộng trên thu được số tấn thóc là:
 37500 : 100 64 = 24 000 (kg)
 = 24 tấn
 Đáp số: 24 tấn. 
Lời giải: 
Cả hai kho chứa số tấn gạo là:
 12 tấn 753 kg + 8 tấn 247 kg =
 = 20 tấn 1000 kg = 21 tấn. 
Ta có: 21 : 6 = 3 (xe) dư 3 tấn.
Ta thấy 3 tấn dư này cũng cần thêm một xe để chở.
Vậy số xe cần ít nhất là:
 3 + 1 = 4 (xe)
 Đáp số: 4 xe.
- HS chuẩn bị bài sau.
Tiếng việt (BS)
LUYệN TậP Về Tả CON VậT
I. Mục tiêu.
- Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về văn tả con vật.
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học: 
 	- Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
- Kiểm tra vở bài tập của HS.
- Nhận xét
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Hướng dẫn HS luyện tập:
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: 
 Viết một đoạn văn tả hình dáng một con vật mà em yêu thích.
Bài tập 2 : 
 Viết một đoạn văn tả hoạt động một con vật mà em yêu thích.
4. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học và nhắc HS chuẩn bị bài sau, về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn chỉnh.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Ví dụ:
 Con mèo nhà em rất đẹp. Lông màu trắng, đen, vàng đan xen lẫn nhau trắng rất dễ thương. ở cổ có một mảng lông trắng muốt, bóng mượt. Đầu chú to, tròn. Đôi tai luôn vểnh lên nghe ngóng. Hai mắt to và tròn như hai hòn bi ve. Bộ ria dài và vểnh lên hai bên mép. Bốn chân của nó ngắn, mập. Cái đuôi rất dài trông thướt tha, duyên dáng.
Ví dụ:
 Chú mèo rất nhanh. Nó bắt chuột, thạch sùng và bắt cả gián nữa. Phát hiện ra con mồi, nó ngồi im không nhúc nhích. Rồi vèo một cái, nó nhảy ra, chộp gọn con mồi. Trong nắng sớm, mèo chạy giỡn hết góc này đến góc khác. Cái đuôi nó ngoe nguẩy. Chạy chán, mèo con n”m dài sưởi nắng dưới gốc cau.
- HS lắng nghe và chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docchieu 30.doc