Giáo án Tổng hợp các môn khối 5 - Tuần 5

Giáo án Tổng hợp các môn khối 5 - Tuần 5

I.Mục tiêu:

1/ Nội dung bài: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam.(Trả lời các câu hỏi 1,2,3 SGK)

2/ Đọc diễn cảm bài văn thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyệnvới chuyên gia nước bạn.

3/ GD yêu lao động

II. Đồ dùng dạy học: Viết đoạn đọc diễn cảm vào bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy và học:

 

doc 27 trang Người đăng huong21 Lượt xem 888Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn khối 5 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 12 tháng 9 năm 2011
 Tập đọc 
MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I.Mục tiêu:
1/ Nội dung bài: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam.(Trả lời các câu hỏi 1,2,3 SGK)
2/ Đọc diễn cảm bài văn thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyệnvới chuyên gia nước bạn.
3/ GD yêu lao động
II. Đồ dùng dạy học: Viết đoạn đọc diễn cảm vào bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
Hoạt động 1 : TC làm việc CN
-Gọi HS đọc bài: Bài ca về trái đất và TLCH
HS1.Hình ảnh của Trái Đất có gì đẹp? 
HS2.Chúng ta phải làm gì để giữ gìn bình yên cho trái đất? 
- Nhận xét đánh giá ghi điểm
Giới thiệu bài : 
Hoạt động 2 : TC HĐ nhóm, CN . GQMT 1. 
+Gọi 1 HS khá đọc cả bài trước lớp.
+Yêu cầu HS chia đoạn
- Đọc nối tiếp nhau từng đoạn trước lớp (1lượt). GV kết hợp giúp HS sửa lỗi cách đọc (phát âm).hiểu nghĩa các từ: công trường, hoà sắc, điểm tâm, chất phác, phiên dịch, chuyên gia, đồng nghiệp 
-Tổ chức cho HS đọc theo nhóm đôi.
-Gọi 1 HS đọc toàn bài.
-GV đọc mẫu toàn bài.
Hoạt động 3 : TC HĐ nhóm, CN . GQMT 2. 
-Yêu cầu HS đọc thầm kết hợp trả lời câu hỏi:
+Anh Thuỷ gặp anh A-lếch-xây ở đâu?
 + Dáng vẻ của A-lếch-xây có những nét gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý?
+ Cuộc găp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào?
H: Nội dung của bài nói lên điều gì?
-GV nhận xét và rút đại ý của bài.
Hoạt động 4 : TC HĐ nhóm, CN . GQMT 1. 3 
Luyện đọc diễn cảm:
- Gọi 4HS nối tiếp 
-GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em sau mỗi đoạn.
-Hướng dẫn cách đọc kĩ đoạn 4:
 * Treo bảng phụ hướng dẫn cách đọc. Chú ý đọc lời của A-lếch-xây với giọng niềm nở, hồ hởi; chú ý ngắt hơi: Thế là/ A-lếch-xây đưa bàn tay vừa to/ vừa chắc ra/ nắm lất bàn tay .lắc mạnh và nói.
- GV đọc mẫu đoạn 4. 
-Tổ chức HS đọc diễn cảm theo cặp.
-Tổ chức cho HS nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt.
-Gọi 1 HS đọc toàn bài nêu nd.
GV kết hợp giáo dục HS.
-Dặn HS về nhà đọc bài, trả lời lại được các câu hỏi cuối bài, chuẩn bị bài sau.
-3 HS đọc bài: Bài ca về trái đất và trả lời câu hỏi
-1 HS đọc, HS khác đọc thầm.
-Đọc nối tiếp nhau từng đoạn 
-HS đọc theo nhóm đôi.
-Thể hiện đọc từng cặp trước lớp.
-1 em đọc toàn bài.
- Theo dõi
-HS đọc thần đoạn 1và 2, trả lời :
-(Anh Thuỷ gặp anh A-lếch-xây ở một công trường xây dựng.)
(vóc người cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng, thân hình chắc khoẻ trong bộ quần áo xanh công nhân, khuôn mặt to chất phác.)
- Đó là một cuộc gặp gỡ tự nhiên và thân mật giữa những người đồng nghiệp
-HS nêu ND, HS khác bổ sung.
-HS đọc .
-4 HS theo đoạn 
-Theo dõi nắm bắt cách đọc.
-HS thi đọc diễn cảm 
-HS nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất. 
-Nhận xét tiết học, 
 Chính tả
 Nghe viết : MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC 
I.Mục tiêu:
1- Tìm các tiếng có chứa uô, ua trong bài văn và nắm được cách đánh dấu thanh: trong các tiếng có uô, ua; tìm được tiếng thích hợp có chứa uô hoặc ua để điền vào 2 trong số 4 câu thành ngữ ở BT3. * làm đầy đủ BT 3
2 -HS viết đúng bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn.
3 - GD ý thức rèn chữ, giữ vở
II.Chuẩn bị: 
Phiếu ghi BT2.Vở bài tập Tiếng Việt.
III.Hoạt động daỵ học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : TC làm việc CN
- Gọi HS nêu lại mô hình cấu tạo tiếng và quy tắc viết dấu thanh cho các âm tiết như: biển, việt, bìa.
- Nhận xét đánh giá ghi điểm
Giới thiệu bài : 
Hoạt động 2 : TC HĐ nhóm, CN . GQMT 2. 
-Gọi 1 HS đọc bài: Một chuyên gia máy xúc ( từ ”Qua khung cửa giản dị, thân mật”) 
-Yêu cầu HS đọc thầm bài chính tả và đọc kĩ các từ: khung cửa, buồng máy, ngoại quốc, chất phác.
-Yêu cầu 1 HS lên bảng viết, lớp viết vào giấy nháp các từ: khung cửa, buồng máy, ngoại quốc, chất phác.
- GV nhận xét các từ HS viết.
Hoạt động 3 : TC HĐ nhóm, CN . GQMT 2. 
-Yêu cầu HS đọc thầm bài chính tả, quan sát hình thức trình bày đoạn văn xuôi và chú ý các chữ mà mình dễ viết sai.
-GV hướng dẫn tư thế ngồi viết, cách trình bày bài.
-GV đọc cho HS viết , mỗi câu (hoặc cụm từ) GV chỉ đọc 2 lượt.
- Đọc lại toàn bộ bài chính tả 1 lượt để HS soát bài 
-GV đọc lại toàn bộ bài chính tả, yêu cầu HS đổi vở theo từng cặp để sửa lỗi sai bằng bút chì.
- GV chấm bài của tổ 1, nhận xét.
Hoạt động 4 : TC HĐ nhóm, CN . GQMT 1. 
Bài 2: 
-Gọi HS đọc bài tập 2, xác định yêu cầu của bài tập và gạch dưới các tiếng có chứ uô, ua ở đoạn văn.
-GV tổ chức cho các em hoạt động nhóm 2 em chia các từ gạch dưới thành 2 nhóm (nhóm có âm cuối và nhóm không có âm cuối) và nhận xét về cách đánh dấu thanh.
- GV + HS nêu nhận xét và chốt lại;
 +Tiếng chứa ua: của, mía. 
 +Tiếng chứa uô: cuốn, cuốc, buôn, muôn.
 +Cách đánh dấu thanh: 
+Trong các tiếng có ua (tiếng không có âm cuối): dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính ua – chữ u
+Trong các tiếng có uô (tiếng có âm cuối): dấu thanh đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính uô – chữ ô.
Bài 3:
-GV treo bảng phụ có ghi bài 3, yêu cầu HS đọc và làm vào phiếu bài tập, 1 em lên bảng làm vào bảng phụ.
-Gv nhận xét bài HS và chốt lại thứ tự các từ cầu điền là: muôn, rùa, cua, cuốc. Yêu cầu HS nêu cách hiểu các thành ngữ.
- HS nêu lại quy tắt viết dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi ua, uô.
-Về nhà viết lại các chữ sai, chuẩn bị bài tiếp theo.
-1 HS nêu
-1 HS đọc bài ở SGK, lớp đọc thầm.
-HS đọc thầm bài chính tả.
-1 em lên bảng viết, lớp viết vào giấy nháp.
- HS đọc thầm bài chính tả.
-HS viết bài vào vở.
-HS soát lại bài phát hiện lỗi sai 
-HS đổi vở theo từng cặp để sửa lỗi sai bằng bút chì.
-HS đọc bài tập 2, xác định yêu cầu của bài tập.
-HS làm bài.
-HS trình bày nhận xét của mình.
- HS đọc và làm vào phiếu bài tập, 1 em lên bảng làm vào bảng phụ, sau đó đối chiếu bài của mình để nhận xét bài bạn.
-Nhận xét tiết học
Tiết 21 Toán
 ÔN TẬP : BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
I.Mục tiêu:
1/ Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng.
2/ Biết chuyển các số đo độ đà và giải các bài toán với các số đo độ dài.
3/ GD tính toán cẩn thận, chính xác
II. Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : TC làm việc CN
- Gọi một HS lên bảng làm bài, lớp làm vào giấy nháp.
Bài toán: Mẹ có một số tiền, nếu mua táo với giá 8000 đồng 1kg thì mua được 3kg. Hỏi nếu mua mận với giá 6000 đồng 1kg thì mua được mấy ki lô gam? 
- Nhận xét đánh giá ghi điểm
Giới thiệu bài : 
Hoạt động 2 : TC HĐ nhóm, CN . GQMT 1. 
Oân tập về mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài:
-GV yêu cầu HS đọc bảng đơn vị đo độ dài; nêu đơn vị đo độ dài nhỏ hơn mét, lớn hơn mét.
-GV treo bảng có sẵn nội dung bài tập 1, yêu cầu HS đọc đề và trả lời:
+1m bằng bao nhiêu dm? 1m bằng bao nhiêu dam?
-GV nhận xét và viết vào cột mét: 
 1m = 10dm = dam 
-GV phát phiếu bài tập, yêu cầu HS hoàn thành các cột còn lại của bài 1.
- GV nhận xét bài HS làm chốt lại cách làm và yêu cầu HS trả lời:
+ Dựa vào bảng hãy cho biết hai đơn vị đo độ dài liền nhau thì đơn vị lớn gấp mấy lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng mấy phần đơn vị lớn?
-GV nhận xét chốt lại: Hai đơn vị đo độ dài liền nhau thì đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng đơn vị lớn.
Hoạt động 3 : TC HĐ nhóm, CN . GQMT 2. 
-Yêu cầu HS đọc yêu cầu các bài tập 2, 3 –xác định yêu cầu đề bài và làm bài.
-Yêu cầu và thứ tự từng em lên bảng làm, lớp làm vào vở 
– GV nhận xét và chốt lại cách làm đúng, hợp lí:
Bài 2 a, c : Viết số hoặc phân số thích hợp vào chổ chấm:
135m = 1350dm , 342dm = 3420cm 
 4000m = 40hm 
1mm = cm , 1cm = m , 1m = km
Bài 3: Viết các số thích hợp vào chổ chấm:
 4km 37m = 4037m 354dm = 35m 4dm
 8m 12cm = 812cm 3040m = 3km 40m
-Yêu HS đọc bảng đơn vị đo độ dài, nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài liền nhau.
-Về nhà làm bài ở vở BT toán, chuẩn bị bài tiếp theo.
-1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào giấy nháp.
-HS đọc bảng đơn vị đo độ dài; nêu đơn vị đo độ dài nhỏ hơn mét, lớn hơn mét.
-HS trả lời, HS khác bổ sung.
-HS theo nhóm 2 em hoàn thành bài tập 1, hai em lên bảng điền vào bảng phụ.
-HS nhận xét bài trên bảng sửa sai.
-Đọc, xác định yêu cầu và thứ tự từng em lên bảng làm, lớp làm vào vở, sau đó nhận xét bài bạn trên bảng. 
-HS đọc đề bài, xác định cái đã cho, cái phải tìm của bài toán.
-HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm.
-Nhận xét bài bạn sửa sai. 
-Nhận xét tiết học
Tiết 22 Toán
ÔN TẬP : BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
I.Mục tiêu:
1-Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo khối lượng thông dụng.
2- Biết chuyển đổi các số đo độ đà và giái các bài toán với các số đo khối lượng.(BT1,2,4)
3-HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1, phiếu bài tập bài 1a.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : TC làm việc CN
Gọi một HS lên bảng làm bài, lớp làm vào giấy nháp 	
Viết số hoặc phân số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 12m =  cm b) 7cm =  m
 34dam =  m 9m =  dam
 600m =  hm 93m =  hm
- Nhận xét đánh giá ghi điểm
Giới thiệu bài : 
Hoạt động 2 : TC HĐ nhóm, CN . GQMT 1 
Ôn tập hệ thống b ...  từng HS, giấy khổ to, bút dạ.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
Hoạt động 1 : TC làm việc CN
Yêu cầu HS nhắc lại bảng thống kế đã lập ở tuần 2 có những cột nào, ghi những gì? 
- Nhận xét đánh giá ghi điểm
Giới thiệu bài : 
Hoạt động 2 : TC HĐ nhóm, CN . GQMT 1 ,4.1
-Yêu cầu 1 em đọc bài tập 1.
-Yêu cầu từng HS xem kết quả các điểm của mình, hoặc lấy giấy nháp ghi lại tất cả các điểm theo mức điểm:
 a) Số điểm dưới 5.
 b) Số điểm từ 5 đến 6.
 c)Số điểm từ 7 đến 8.
 d)Số điểm từ 9 đến 10.
-GV gọi một số HS trình bày, GV nhận xét khen ngợi những HS làm nhanh.
-GV có thể hỏi thêm :
+ Nhìn vào điểm đã thống kê, em hãy nói về kết quả học tập của mình trong thang? (Em học như thế nào, đã cố gắng, đã chăm chưa?)
Hoạt động 3 :TC HĐ nhóm, CN. GQMT 2 , 4.2, 4.3
-Gọi 1 em nêu yêu cầu của bài tập 2
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm :
STT
Họ và tên
Số điểm
0 - 4
5 - 6
7 - 8
9- 10
Tổng cộng
-Gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày thống kê học tập của tổ mình.
* Nhìn vào bảng, em có nhận xét đánh giá, so sánh kết quả học tập của từng bạn trong tháng, nhận xét kết quả chung của cả tổ?
+ Qua bài tập em thấy bảng thống kê có tác dụng gì? (Giúp người đọc dễ tiếp nhận thông tin, có thể đánh giá so sánh qua số liệu)
-Dặn về nhà viết lại bảng thống kê vào vở.
- 02 HS lên bảng nhắc lại
-1 em đọc bài tập 1,lớp đọc thầm.
-HS thống kê ra giấy nháp, sau đó làm vào vở.
-HS trình bày số điểm của mình đạt được.
-HS nêu nhận xét kết quả học tập dựa vào số điểm đã đạt được.
-1 em nêu yêu cầu của đề bài.
-HS thảo luận nhóm (mỗi tổ 1 nhóm) lập bảng thống kê.
-Đại diện nhóm lên bảng trình bày thống kê học tập của tổ mình.
-HS nhận xét, đánh giá, so sánh kết quả học tập của từng bạn và cả tổ trong tháng.
-HS trả lời, HS khác bổ sung. 
-Nhận xét tiết học.
Tốn: Tiết 25
Mi-li-met vuơng.Bảng đơn vị diện tích
I. MỤC TIÊU:
1.1- Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của mi-li-mét vuơng ; biết quan hệ giữa mi-li-mét vuơng và xăng-ti-mét vuơng.
1.2- Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong Bảng đơn vị đo diện tích.
2- Bài tập cần làm : BT1, BT2a (cột 1), BT3.
3- GD tính cẩn thận, chính xác
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: TC làm việc CN
- Gọi HS nêu lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo liền kề. Vận dụng làm bài tập.
- Nhận xét, ghi điểm
Giới thiệu bài : 
Hoạt động 2: TC HĐ nhĩm, CN. GQMT 1.1; 1.2
1-Giới thiệu đơn vịđo diện tích Mi-li-mét vuơng:
a) Hình thành biểu tượng Mi-li-mét vuơng inhHin
- Mi-li-mét vuơng là gì?
- Hãy nêu mối quan hệ giữa cm2 và mm2. 
Ÿ GV chốt lại 
- GV hỏi HS trả lời điền bảng đã kẻ sẵn. 
1 dam2 = ? m2 
1 m2 = mấy phần dam2 
- Mỗi đơn vị đo diện tích gấp mấy lần đơn vị bé hơn tiếp liền ?
-Mỗi đơn vị đo diện tích kém mấy lần đơn vị lớn hơn tiếp liền ?
Hoạt động 3: TC HĐ nhĩm, CN. GQMT 2, 3
 Bài 1: 
YC HS làm miệng
 GV chốt lại 
Bài 2a (cột 1)
- GV yêu cầu HS nêu cách đổi 
- YC HS làm vào bảng con
Bài 3:
- YC HS làm vào vở
- GV nhận xét 
- Dặn HS về học bài. CB bài tiếp theo
- 2 HS 
- Lớp nhận xét
- HS nêu lên những đơn vị đo diện tích đã học : cm2, dm2, m2, dam2, hm2, km2
-  diện tích hình vuơng cĩ cạnh là 1 Mi-li-mét
- HS tự ghi cách viết tắt: 
- Mi-li-mét vuơng viết tắt là mm2
- HS giới thiệu mối quan hệ giữa cm2 và mm2. 
- Các nhĩm thao tác trên bìa cứng hình vuơng 1cm. 
- Đại diện trình bày mối quan hệ giữa cm2 - mm2 và mm2 - cm2. 
- Dán kết quả lên bảng
1cm2 = 100mm2 
1mm2 = cm2 
- HS hình thành bảng đơn vị đo diện tích từ lớn đến bé và ngược lại. 
- Gọi 2 HS lên bảng, vừa đọc, vừa đính từng đơn vị vào bảng từ lớn đến bé và ngược lại. 
- HS nêu lên mối quan hệ giữa hai đơn vị đo diện tích liền nhau.
- Lần lượt HS đọc bảng đơn vị đo diện tích. 
- HS đọc đề 
- HS làm bài 
- HS sửa bài (đổi vở) 
- HS đọc đề - Xác định dạng 
- HS làm bài 
- HS sửa bài (đổi vở) 
5 cm2 = .. mm2
12 m2 9 dm2 =  dm2
2010 m2 =  dam2 .. m2
- Nhận xét tiết học.
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
TỪ ĐỒNG ÂM
I. Mục tiêu:
1- Hiểu thế nào là từ đồng âm (ND ghi nhớ). 
2- Biết phân biệt nghĩa của các từ đồng âm (BT1, mục III); đặt được câu để phân biệt các từ đồng âm (2 trong số 3 từ ở BT2); bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẩu chuyện vui và các câu đố. * làm được đầy đủ BT3 ; nêu được tác dụng của từ đồng âm qua BT3, BT4
3- GD ý thức dùng câu từ phù hợp
II. Chuẩn bị:
Một số tranh ảnh về các sự vật, hiện tượng, hoạt động có tên gọi giống nhau
III.Các hoạt động dạy học:
.
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
Hoạt động 1 : TC làm việc CN
- Gọi HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố 
- Nhận xét đánh giá ghi điểm
Giới thiệu bài : 
Hoạt động 2 : TC HĐ nhóm, CN . GQMT 1 
-Gọi HS đọc phần nhận xét (bài 1 và bài 2).
-Yêu cầu HS làm việc cá nhân với nội dung sau:
 * Tìm trong bài 2 dòng nào nêu đúng nghĩa của mỗi từ câu ở bài tập 1?
-Gọi HS trả lời cá nhân.
-GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng:
 +Câu (cá): bắt cá, tôm, ...bằng móc sắt nhỏ (thường có mồi) buộc ở đầu mỗi sợi dây.(1a)
 +Câu (văn): đơn vị của lời nói diễn đạt 1 ý trọn vẹn, trên văn bản (1b)
+Từ câu trên có gì giống và khác nhau (về âm và nghĩa)?
(giống nhau về âm nhưng mỗi từ lại có nghĩa khác hẳn nhau)
-GV giới thiệu: Chúng là những từ đồng âm.
-Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi nội dung: 
 *Thế nào gọi là từ đồng âm? Lấy ví dụ về từ đồng âm?
-Yêu cầu đại diện nhóm trình bày GV nhận xét và chốt lại:
Ghi nhớ: Từ đồng âm là từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.
 Ví dụ: (cái) bàn – bàn (bạc),
Hoạt động 3 : TC HĐ nhóm, CN . GQMT 1, 3
Bài 1:
-Gọi HS đọc bài tập 1, xác định yêu cầu đề bài.
-Yêu cầu HS phát hiện ra từ đồng âm (chính là từ đồng) rồi sau đó mới giải nghĩa.
-Yêu cầu HS theo nhóm 2 em giải nghĩa để phân biệt nghĩa của từ.
-GV hướng dẫn HS nhận xét và chốt lời giải đúng:
+Đồng trong cánh đồng: khoảng đất rộng và bằng phẳng, dùng để cày cấy, trồng trọt. Đồng trong tượng đồng: kim loại có màu đỏ, dễ dát mỏng và kéo sợi, thường dùng làm dây điện. Đồng trong một nghìn đồng: đơn vị tiền Việt Nam.
+Đá trong hòn đá: chất rắn cấu tạo nên vỏ trái Đất, kết thành từng hòn, từng mảng. Đá trong đá bóng: môn thể thao đá bóng.
+ Ba trong ba và má: bố. Ba trong ba tuổi: số 3
Bài 2: 
-Yêu cầu HS đọc bài tập, xác định yêu cầu đề bài.
-Tổ chức cho HS làm việc cá nhân đặt câu: phân biệt các từ đồng âm: bàn, cờ, nước.
-GV nhận xét sửa sai.
-Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ SGK.
-Dặn HS học thuộc 2 câu đố; tập tra từ điển HS để tìm từ đồng âm khác nghĩa. -Chuẩn bị bài tiếp theo.
-2 HS đọc
-HS đọc phần nhận xét (bài 1 và bài 2).
-HS trả lời, HS khác bổ sung.
-HS trả lời, HS khác bổ sung.
-HS thảo luận theo nhóm đôi.
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
-HS đọc ghi nhớ.
-Gọi HS đọc bài tập 1, xác định yêu cầu đề bài.
-HS theo nhóm 2 em giải nghĩa từ để phân biệt nghĩa của từ.
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
-HS đọc bài tập, xác định yêu cầu đề bài.
-HS làm việc cá nhân đặt câu vào vở, 1 em lên bảng làm.
-Nhận xét bài bạn.
-Nhận xét tiết học.
 Tập làm văn
 TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
I. Mục tiêu :
1- Nhận biết được lỗi trong bài và tự sửa được lỗi.
2- Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh (về ý, bố cục, dùng từ, đặt câu,) 
3- GD ý thức dùng từ, đặt câu
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1 : TC làm việc CN
- Gọi HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố 
- Nhận xét đánh giá ghi điểm
Giới thiệu bài : 
Hoạt động 2 : TC HĐ nhóm, CN . GQMT 2, 3 
- GV nhận xét chung về kết quả làm bài của lớp 
+ Ưu điểm: Xác định đúng đề, kiểu bài, bố cục hợp lý, ý rõ ràng diễn đạt mạch lạc.
+ Thiếu sĩt: Viết câu dài, chưa biết dùng dấu ngắt câu. Viết sai lỗi chính tả khá nhiều.
Hoạt động 2 :TC HĐ nhóm, CN. GQMT 1
- Hướng dẫn HS biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi của bản thân trong bài viết. 
- GV trả bài cho HS
- GV hướng dẫn HS sửa lỗi
- GV hướng dẫn HS sửa lỗi
- GV theo dõi, nhắc nhở các em
Ÿ GV nhận xét 
- GV hướng dẫn HS sửa lỗi chung
- GV theo dõi nhắc nhở HS tìm ra lỗi sai
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dị
- Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn hay
- GV đọc những đoạn văn, bài hay cĩ ý riêng, sáng tạo 
- Nhận xét tiết học. 
- HS đọc bảng thống kê 
- Hoạt động lớp 
- Đọc lại đề bài
- HS tự sử lỗi sai. Tự xác định lỗi sai về mặt nào (chính tả, câu, từ, diễn đạt, ý)
- Lần lượt HS đọc lên câu văn, đoạn văn đã sửa xong 
- Lớp nhận xét
- HS theo dõi câu văn sai hoặc đoạn văn sai
- Xác định sai về mặt nào
- Một số HS lên bảng lần lựơt từng đơi 
- HS đọc lên
- Cả lớp nhận xét
- Hoạt động lớp
- HS trao đổi tìm ra cái hay, cái đáng học và rút ra kinh nghiệm cho mình
SINH HOẠT LỚP TUẦN 5
1 .Nhận xét tình hình lớp trong tuần5:
- Lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt.
- Lớp trưởng nhận xét chung.
- GV tổng kết chung: 
-Đi học chuyên cần, ra vào lớp đúng giờ, duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ
-HS ngoan, lễ phép, biết giúp đỡ bạn yếu, tính tự giác được nâng cao hơn.
- Các em có ý thức học tập tốt, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng hái phát biểu xây dựng bài.Bên cạnh đó còn một số học sinh tiếp thu bài chậm, chưa chăm chỉ 
-Tham gia sinh hoạt Đội đầy đủ.
2 .Kế hoạch tuần 6:
 - Học chương trình tuần 6
- Đi học chuyên cần, đúng giờ, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp 
- Tham gia sinh hoạt Đội đầy đủ, 
- Vệ sinh trường, lớp sạch sẽ
NGƯỜI SOẠN
DUYỆT CỦA BGH
PHAN TUẤN KHANH

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 5 T5phankhanh.doc