Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 15

Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 15

Tiết 71: CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ SỐ 0

I/ Mục tiêu:

 Thực hiện được chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.

II/ Đồ dùng dạy học:

III/ Các hoạt động dạy-học:

Hoạt động dạy Hoạt động học

A/ KTBC: Ghi bảng lần lượt các phép tính, gọi hs nêu ngay kết quả

B/ Dạy-học bài mới:

1) Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay sẽ giúp các em biết cách thực hiện chia hai số có tận cùng là các chữ số 0

2) Giới thiệu trường hợp SBC và SC đều có một chữ số 0 ở tận cùng

- Ghi bảng : 320 : 40 = ?

- Áp dụng tính chất một số chia cho một tích, các em hãy thực hiện phép chia trên

- Gọi 1 hs lên bảng làm, cả lớp làm vào vở nháp.

- Em có nhận xét gì về kết quả 320 : 40 và 32 : 4?

- Khi thực hiện phép chia 320 : 40 ta làm sao?

- Y/c hs đặt tính và tính

- Gọi hs nêu cách thực hiện

3) Giới thiệu trường hợpsố chữ số 0 ở tận cùng

của SBC nhỏ hơn số chia

- Ghi bảng: 32000 : 400 = ?

- Gọi hs lên bảng áp dụng tính chất chia một số cho một tích thực hiện phép tính trên

- Thực hiện tương tự như trên

- Y/c hs thực hành tính và nêu cách tính

- Khi thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0, ta làm sao?

Kết luận: Xóa bao nhiêu chữ số 0 tận cùng của SC thì phài xóa bấy nhiêu chữ số 0 ở tận cùng của SBC, sau đó thực hiện phép chia như thường

- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/80

3) Thực hành:

Bài 1: Ghi lần lượt từng bài, y/c hs thực hiện vào bảng con

Bài 2: Ghi lần lượt từng bài lên bảng, gọi hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở

Bài 3: Gọi hs đọc đề bài

- Y/c hs tự làm bài , gọi 1 hs lên bảng giải, cả lớp làm vào vở

- Sửa bài, chấm một số bài, y/c hs đổi vở nhau để kiểm tra

- Nhận xét

C/ Củng cố, dặn dò:

- Gọi 2 hs lên bảng thi điền Đ, S

- Về nhà xem lại bài

- Bài sau: Chia cho số có 2 chữ số - HS lần lượt nêu kết quả

320 : 10 = 32; 3200 : 100 = 32

32000 : 1000 = 32

doc 42 trang Người đăng hang30 Lượt xem 606Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
Thứ hai, ngày 29 tháng 11 năm 2010.
TiÕt 1
Chµo cê
_______________________________________
TiÕt 2
To¸n 
Tiết 71: CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ SỐ 0 
I/ Mục tiêu:
 Thực hiện được chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.
II/ Đồ dùng dạy học: 
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Ghi bảng lần lượt các phép tính, gọi hs nêu ngay kết quả
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay sẽ giúp các em biết cách thực hiện chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 
2) Giới thiệu trường hợp SBC và SC đều có một chữ số 0 ở tận cùng 
- Ghi bảng : 320 : 40 = ? 
- Áp dụng tính chất một số chia cho một tích, các em hãy thực hiện phép chia trên 
- Gọi 1 hs lên bảng làm, cả lớp làm vào vở nháp.
- Em có nhận xét gì về kết quả 320 : 40 và 32 : 4? 
- Khi thực hiện phép chia 320 : 40 ta làm sao?
- Y/c hs đặt tính và tính 
- Gọi hs nêu cách thực hiện 
3) Giới thiệu trường hợpsố chữ số 0 ở tận cùng 
của SBC nhỏ hơn số chia
- Ghi bảng: 32000 : 400 = ?
- Gọi hs lên bảng áp dụng tính chất chia một số cho một tích thực hiện phép tính trên 
- Thực hiện tương tự như trên 
- Y/c hs thực hành tính và nêu cách tính 
- Khi thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0, ta làm sao? 
Kết luận: Xóa bao nhiêu chữ số 0 tận cùng của SC thì phài xóa bấy nhiêu chữ số 0 ở tận cùng của SBC, sau đó thực hiện phép chia như thường 
- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/80 
3) Thực hành:
Bài 1: Ghi lần lượt từng bài, y/c hs thực hiện vào bảng con 
Bài 2: Ghi lần lượt từng bài lên bảng, gọi hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở 
Bài 3: Gọi hs đọc đề bài
- Y/c hs tự làm bài , gọi 1 hs lên bảng giải, cả lớp làm vào vở
- Sửa bài, chấm một số bài, y/c hs đổi vở nhau để kiểm tra
- Nhận xét 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi 2 hs lên bảng thi điền Đ, S 
- Về nhà xem lại bài
- Bài sau: Chia cho số có 2 chữ số 
- HS lần lượt nêu kết quả
320 : 10 = 32; 3200 : 100 = 32
32000 : 1000 = 32
- Lắng nghe 
- Tự làm bài, 1 hs lên bảng tính 
 320 : 40 = 320 : (10 x 4) 
 = 320 : 10 : 4 = 32 : 4 = 8 
- Hai phép chia cùng có kết quả là 8 
- Ta có thể cùng xóa một chữ số 0 ở tận cùng của số chia và SBC, rồi chia như thường 
 320 40 
 0 8 
. Đặt tính
. Cùng xóa một chữ số 0 ở tận cùng của SC và SBC 
. Thực hiện phép chia: 32 : 4
. Đặt tính ngang, ta ghi: 320 : 40 = 8
- 1 hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở nháp 
 32000 : 400 = 32000 : (100 : 4) 
 = 32000 : 100 : 4 =320 : 4 = 80
- Nêu nhận xét: 32000 : 100 = 320 : 4 
- Có thể xóa 2 chữ số 0 ở tận cùng của SC và SBC để được phép chia 320 : 4, rồi chia như thường 
 32000 400
 00 80
. Đặt tính, cùng xóa hai chữ số 0 ở tận cùng của số chia và SBC 
. Thực hiện phép chia: 320 : 4 = 80 
. Ghi tính ngang 32000 : 100 = 80 
- Ta có thể cùng xóa một, hai, ba,... chữ số 0 ở tận cùng của SC và SBC, rồi chia như thường.
- Lắng nghe 
- 2 hs đọc ghi nhớ 
 420 : 60 = 7 4500 : 500 = 9
85000 : 500 = 130 92000 : 400 = 230 
a) X x 40 = 25600 
 x = 25600 : 40 = 640 
- 1 hs đọc đề bài
- Tự làm bài
- Đổi vở nhau kiểm tra 
a) Nếu mỗi toa xe chở được 20 tấn hàng thì cần số toa xe là:
 180 : 20 = 9 (toa)
 Đáp số: a) 9 toa xe 
- 2 hs lên bảng thực hiện 
 90 : 20 = 4 (dư 1) 
 90 : 20 = 4 (dư 10) 
__________________________________________________
TiÕt 3
TËp ®äc
Tiết 29 : CÁNH DIỀU TUỔI THƠ 
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
 - Hiểu ND: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ. (Trả lời được các CH trong SGK).
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Chú Đất Nung (tt)
- Gọi hs lên đọc bài và TLCH
 Đất Nung đã làm gì khi thấy hai người bột gặp nạn?
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: 
- Y/c hs quan sát tranh minh họa trong SGK
- Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Bài đọc Cánh diều tuổi thơ sẽ cho các em thấy niềm vui sướng và những khát vọng đẹp đẽ mà trò chơi thả diều mang lại cho trẻ em.
2) HD hs luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc: 
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài
- HD hs luyện phát âm các từ khó: mềm mại, trầm bổng, huyền ảo, vui sướng. 
- Gọi hs đọc nối tiếp lượt 2 
- Giúp hs nắm nghĩa từ mới có trong bài.
 Đoạn 1: mục đồng
 Đoạn 2: huyền ảo, khát vọng, tuổi ngọc ngà, khát khao 
- Y/c hs đọc trong nhóm đôi
- Gọi 1 hs đọc cả bài
- GV đọc mẫu toàn bài 
b) Tìm hiểu bài:
- Y/c hs đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
1) Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều? 
- Tác giả đã quan sát cánh diều bằng những giác quan nào? 
- Y/c hs đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi 
2) Trò chơi thả diều đem lại chi trẻ em những niềm vui lớn như thế nào? 
- Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những mơ ước đẹp như thế nào? 
- Cánh diều là ước mơ, là khao khát của trẻ thơ. Mỗi bạn trẻ thả diều đều đặt ươc mơ của mình vào đó. Những ước mơ đó sẽ chắp cánh cho các bạn trong cuộc sống.
3) Qua các câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ? 
- Kết luận ý 2 là ý đúng nhất - Cánh diều khơi gợi những mơ ước đẹp cho tuổi thơ.
c) HD đọc diễm cảm
- Gọi hs đọc lại 2 đoạn của bài
- Y/c hs theo dõi, lắng nghe tìm ra giọng đọc của bài
- Kết luận cách đọc diễn cảm (mục 2a) 
- HD đọc diễn cảm 1 đoạn 
+ GV đọc mẫu
+ Gọi hs đọc 
+ Y/c hs đọc trong nhóm đôi
+ Tổ chức thi đọc diễn cảm 
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Bài văn Cánh diều tuổi thơ nói lên điều gì?
- Về nhà đọc lại bài nhiều lần, chú ý đọc đúng và đọc diễn cảm
- Bài sau: Tuổi ngựa
Nhận xét tiết học 
- 1 hs lần lượt lên bảng đọc và trả lời
 Liền nhảy xuống, vớt họ lên bờ phơi nắng
- Quan sát 
- Vẽ cảnh các bạn nhỏ đang thả diều trong đêm trăng.
- Lắng nghe
- 2 hs nối tiếp nhau đọc 2 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu...vì sao sớm
+ Đoạn 2: Phần còn lại
- Cá nhân đọc các từ khó trên 
- 2 hs đọc lượt 2 
- HS đọc giải nghĩa từ ở phần chú giải 
- HS luyện đọc trong nhóm đôi
- 1 hs đọc cả bài
- Lắng nghe
- Đọc thầm đoạn 1
1) cánh diều mầm mại như cánh bướm. Trên cánh diều có nhiều loại sáo - sáo đơn, sáo kép, sáo bè...Tiếng sáo diều vi vu, trầm bổng.
- Bằng tai, mắt. Mắt nhìn - cánh diều mềm mại như cánh bướm; tai nghe - tiếng sáo diều vi vu trầm bổng - sáo đơn, sáo kép, sáo bè...
- Đọc thầm đoạn 2
2) Các bạn hò hét nhau thẻ diều thi, vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. 
- Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo, đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ, bạn nhỏ thấy lòng cháy lên, cháy mãi khát vọng. Suốt một thời mới lớn , bạn đã ngửa cổ chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời, bao giờ cũng hi vọng, tha thiết cầu xinh "Bay đi diều ơi! Bay đi!" 
- HS lắng nghe
- HS trả lời 1 trong 3 ý đã nêu
- 2 hs đọc lại 2 đoạn của bài
- Lắng nghe, theo dõi tìm ra giọng đọc thích hợp.
- Lắng nghe
- 2 hs đọc
- Đọc trong nhóm đôi
- 3 nhóm hs thi đọc trước lớp
- Nhận xét 
- Niềm vui sướng và nỗi khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng. 
- Lắng nghe, thực hiện 
________________________________________________
TiÕt 4
LÞch sư
Tiết 15: NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ 
I/ Mục tiêu :
 Nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần với sản xuất nông nghiệp:
 Nhà Trần quan đến việc đắp đê phòng lụt: lập Hà đê sứ; năm 1248 nhân dân cả được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sông lớn cho đến cửa biển; khi có lũ lụt, tất cả mọi người phải tham gia đắp đê; các vua Trần cũng có khi tự mình trông coi việc đắp đê.
II/ Đồ dùng dạy-học:
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Nhà Trần thành lập
 Gọi hs lên bảng trả lời
 Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào?
Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- Y/c hs quan sát tranh SGK/39 và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì? 
- Đây là tranh vẽ cảnh đắp đê dưới thời Trần. Mọi người đang làm việc rất hăng say. Tại sao mọi người lại tích cực đắp đê như vậy? Đê điều mang lại lợi ích gì cho nhân dân? Các em sẽ cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về sông ngòi 
- Y/c hs đọc SGK/39
- Nghề chính của nhân dân ta dưới thời Trần là gì? 
- Sông ngòi ở nước ta như thế nào? 
- Sông ngòi tạo ra những thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân? 
- Em có được chứng kiến hoặc biết câu chuyện nào về cảnh lụt lội không? Hãy kể tóm tắt về cảnh lụt lội đó 
Kết luận: Sông ngòi cung cấp nước cho nông nghiệp phát triển, song cũng có khi gây lụt lội làm ảnh hưởng tới sản xuất 
* Hoạt động 2: Nhà Trần tổ chức việc đắp đê
- Gọi hs đọc SGK từ "Nhà Trần ...phát triển "
- Em hãy tìm các sự kiện trong bài nói lên sự quan tâm đến đê điều của nhà Trần? 
Kết luận: Dưới thời Trần, công việc đắp đê chống lũ lụt rất được coi trọng 
* Hoạt động 3: Kết quả công cuộc đắp đê của nhà Trần
- Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê? 
- Hệ thống đê điều đã giúp gì cho sản xuất và đời sống nhân dân ta? 
* Hoạt động 4: Liên hệ thực tế
- Các em hãy thảo luận nhóm đôi và nói cho nhau nghe ở địa phương em, nha ... ời dân. 
+ Người đi chợ là người dân địa phương hoặc các vùng gần đó. 
- lắng nghe 
- quan sát, thảo luận nhóm 4
- Đại diện nhóm trả lời: đây là cảnh một chợ phiên, người dân đi chợ rất đông, chợ không có nhà hàng to để bán hàng, chỉ gồm hàng hóa là sản phẩm do người dân sản xuất được. Người dân bán hàng ngay trên mặt đất. ai đi chợ cũng rất vui vẻ. 
- Nhiều học sinh đọc to trước lớp
- lắng nghe, thực hiện 
_______________________________________
Thứ sáu, ngày 3 tháng 12 năm 2010
TiÕt 1
To¸n
Tiết 75: CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
I/ Mục tiêu:
 Thực hiện được phép chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số ( chia hết, chia có dư ).
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Luyện tập
- Gọi hs lên bảng thực hiện 
- Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay, các em sẽ tiếp tục học cách chia cho số có hai chữ số trường hợp số bị chia có 5 chữ số
2) Bài mới::
a) Trường hợp chia hết
- Ghi bảng: 10105 : 43
- Y/c hs thực hiện vào vở nháp, gọi 1 hs lên bảng thực hiện 
* Lần 1: 101 chia 43 được 2, viết 2;
 2 nhân 3 bằng 6; 11 trừ 6 bằng 5, viết 5 nhớ 1
 2 nhân 4 bằng 8, thêm 1 bằng 9 
 10 trừ 9 bằng 1, viết 1 
* Lần 2: Hạ 0, được 150; 150 chia 43 được 3, viết 3 
3 nhân 3 bằng 9, 10 trừ 9 bằng 1, viết 1 nhớ 1
 3 nhân 4 bằng 12, thêm 1 bằng 13 
 15 trừ 13 bằng 2, viết 2
- HS có thể tính theo cách ước lượng thương ở 3 lần chia như sau:
 101 : 43 = ; có thể ước lượng 10 : 4 = 2 dư 2
 150 : 43 = ; có thể ước lượng 15 : 4 = 3 dư 3
215 : 43 =; có thể ước lượng 20 : 4 = 5 
b) Trường hợp chia có dư
- Ghi bảng: 26345 : 35 
- Gọi hs lên bảng thực hiện 
3) Thực hành:
Bài 1: Y/c HS thực hiện bảng con 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà làm lại BT1 
- Bài sau: Luyện tập
Nhận xét tiết học 
- hs lên bảng thực hiện
 7895 : 83 = 95 dư 10 
- Lắng nghe
- 1 hs lên bảng thực hiện, cả lớp thực hiện vào vở nháp
 10105 43
 150 235
 215
 00 
* Lần 3: Hạ 5, được 215; 215 chia 43 được 5, viết 5
5 nhân 3 bằng 15; 15 trừ 15 bằng 0, viết 0 nhớ 1
5 nhân 4 bằng 20, thêm 1 bằng 21
21 trừ 21 bằng 0, viết 0 
- 1 hs lên bảng vừa thực hiện vừa nói như trên 
 26345 35
 184 752
 095
 25 263 : 35 = 752 (dư 25) 
- Trong phép chia có dư, số dư luôn nhỏ hơn số chia 
a) 23576 : 56 = 421 31628 : 48 = 658 (dư 44)
b) 18510 : 15 = 1234 42546 : 37 = 1149 (dư 33)
_________________________________________________
TiÕt 2
ThĨ dơc
GVC lªn líp
_______________________________________
TiÕt 3
TËp lµm v¨n
Tiết 30: QUAN SÁT ĐỒ VẬT 
I/ Mục đích, yêu cầu:
 - Biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lí, bằng nhiều cách khác nhau; phát hiện được đặc điểm phân biệt đồ vật khác ( ND Ghi nhớ ).
 - Dựa theo kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi quen thuộc (mục III).
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Tranh minh họa một số đồ chơi
- Một số đồ chơi: gấu bông, ô tô, máy bay, bộ xếp hình, chong chóng,... bày trên bàn để hs chọn quan sát
- Bảng phụ viết sẵn dàn ý tả một đồ chơi
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Luyện tập miêu tả đồ vật
- Gọi hs đọc lại dàn ý bài văn tả chiếc áo và đọc bài văn tả chiếc áo. 
Nhận xét
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ học cách quan sát một đồ chơi mà em thích.
- Kiểm tra việc mang đồ chơi đến lớp của các em 
2) Tìm hiểu bài
Bài 1: Gọi hs đọc các gợi ý a, b, c, d
- Gọi hs giới thiệu với các bạn đồ chơi mình mang đến lớp
- Các em hãy đọc thầm lại các gợi ý trong SGK, quan sát đồ chơi mình đã chọn, viết kết quả quan sát vào VBT theo cách gạch đầu dòng 
- Gọi hs trình bày kết quả quan sát của mình
- Cùng hs nhận xét theo các tiêu chí:
+ Trình tự quan sát hợp lí
+ Giác quan sử dụng khi quan sát
+ Khả năng phát hiện những đặc điểm riêng 
- Bình chọn bạn quan sát tinh tế, chính xác, phát hiện những đặc điểm độc đáo của trò chơi 
 Bài 2: Khi quan sát đồ vật, cần chú ý những gì? 
- Khi quan sát đồ vật, các em cần chú ý quan sát từ bao quát đến bộ phận. Chẳng hạn khi quan sát con gấu bông hay búp bê thì đập vào mắt đầu tiên là hình dáng, màu sắc rồi đến đầu, mắt, mũi, chân, tay... Khi quan sát phải sử dụng nhiều giác quan để tìm ra đặc điểm độc đáo, riêng biệt mà chỉ đồ vật này mới có. Các em cần tập trung miêu tả những điểm độc đáo, khác biệt đó, không cần quá chi tiết, tỉ mỉ, lan man.
- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/154
3) Phần luyện tập
- Gv nêu y/c của bài
- Y/c hs tự làm bài vào VBT
- Gọi hs trình bày
- Cùng hs nhận xét, bình chọn bạn lập được dàn ý tốt nhất (tỉ mỉ, cụ thể) 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc lại ghi nhớ
- Về nhà tiếp tục hoàn chỉnh dàn ý bài văn tả đồ chơi
- Chuẩn bị bài sau: LT giới thiệi địa phương.
- HS 1: đọc dàn ý
- HS 2 đọc bài văn tả chiếc áo 
- Lắng nghe
- 4 hs nối tiếp nhau đọc 4 gợi ý BT1
- HS lần lượt giới thiệu
. Em có chú gấu bông rất đáng yêu
. Đồ chơi của em là chiếc ô tô chạy bằng pin
. Đồ chơi của em là cô bé búp bê biết múa
. Đồ chơi của em là búp bê biết bò 
- Lắng nghe, tự làm bài 
- HS lần lượt trình bày 
- Nhận xét 
- Cần chú ý:
+ Phải quan sát theo một trình tự hợp lí từ bao quát đến bộ phận
+ Quan sát bằng nhiều giác quan : mắt, tai, tay...
+ Tìm ra những đặc điểm riêng để phân biệt nó với các đồ vật cùng loại. 
- Lắng nghe, ghi nhớ 
- 3 hs đọc ghi nhớ 
- Lắng nghe
- Tự làm bài
- Lần lượt trình bày
- Nhận xét 
- 1 hs đọc lại ghi nhớ 
_______________________________________
Môn: KHOA HỌC 
Tiết 30: LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ ? I/ Mục tiêu:
Làm thí nghiệm để nhận biết xung quanh mọi vật và chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.
II/ Đồ dùng dạy-học:
 - Chuẩn bị theo nhóm: các túi ni lông to, dây thun, kim khâu, bình thuỷ tinh, chai không, một viên gạch
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Tiết kiệm nước
Gọi hs lên bảng trả lời
1) Vì sao chúng ta cần phải tiết kiệm nước? 
2) Chúng ta cần làm gì để tiết kiệm nước? 
- Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Theo em không khí quan trọng như thế nào? 
- Trong không khí có khí ô-xy rất cần cho sự sống. Vậy không khí có ở đâu? Làm thế nào để biết có không khí? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2) Bài mới:
* Hoạt động 1: Thí nghiệm chứng minh không khí có ở quanh mọi vật
- Gọi 2 hs cầm túi ni lông chạy theo chiều dọc, chiều ngang hàng lang của lớp, khi chạy mở rộng miệng túi rồi sau đó dùng dây thun buột chặt miệng túi lại. 
- Cái gì làm cho túi ni lông căng phồng? 
- Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có gì? 
* Hoạt động 2: TN chứng minh không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật
- Kiểm tra sự chuẩn bị của hs
- Gọi hs đọc mục thực hành SGK/62
- Y/c hs làm thí nghiệm theo nhóm 6
- Đi đến các nhóm giúp đỡ: Các em thảo luận và đưa ra giả thiết là “xung quanh ta có không khí", sau đó làm 2 thí nghiệm như SGK và rút ra kết luận qua các thí nghiệm trên 
- Ghi nhanh các kết luận lên bảng 
- Cả 3 thí nghiệm trên cho em biết điều gì? 
Kết luận: Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí. 
* Hoạt động 3: Hệ thống hóa kiến thức về sự tồn tại của không khí
- Lớp không khí bao quanh Trái Đất được gọi là gì? 
- Các em tiếp tục thảo luận nhóm 6 tìm ví dụ chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta và không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật. 
- Gọi các nhóm nêu ví dụ
- Tuyên dương nhóm tìm ra những điều lạ
C/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc mục bạn cần biết SGK/63
- Về nhà chuẩn bị 3 quả bong bóng với những hình dạng khác nhau để học bài sau: Không khí có những tính chất gì?
Nhận xét tiết học 
- 2 hs lên bảng trả lời
1) Tiết kiệm nước để dành tiền cho mình và cũng là để có nước cho nhiều người khác được dùng
2) Chúng ta cần: Vặn nước vừa phải, đủ dùng, nhớ khóa vòi nước sau khi dùng
- Không khí rất quan trọng, vì chúng ta có thể nhịn ăn, nhịn uống vài ba ngày chứ không thể nhịn thở được quá 3 đến 4 phút. 
- Lắng nghe 
- 2 hs thực hiện 
- Không khí tràn vào miệng túi và khi ta buộc lại, nó phồng lên
- Xung quanh ta có không khí
- 1 hs đọc to trước lớp
- Các nhóm lắng nghe, làm thí nghiệm 
- Đại diện các nhóm nêu kết luận
+ TN1: Khi dùng kim đâm thủng túi ni lông ta thấy túi ni lông dần xẹp xuống. để tay lên chỗ thủng ta thấy mát như có gió nhẹ. 
 Kết luận: Không khí có trong túi ni lông đã buộc chặt khi chạy
+ TN2: Khi mở nút chai ta thấy có bong bóng nổi lên mặt nước. KL: Không khí có ở trong chai rỗng. 
+ TN3: Nhúng cục đất xuống nước ta thấy nổi lên mặt nước những bong bóng nước rất nhỏ chui ra từ khe nhỏ trong cục đất. KL: Không khí có trong khe hở của cục đất.
- Không khí ở trong mọi vật: túi ni lông, chai rỗng, cục đất. 
- Lắng nghe
- Là khí quyển 
- Chia nhóm tìm ví dụ
- Lần lượt các nhóm nêu (mỗi nhóm 1 ví dụ)
+ Khi ta rót nước vào chai, ta thấy ở miêng chai nổi lên những bọt khí. Điều đó chứng tỏ không khí có ở trong chai rỗng
+ Khi ta thổi hơi vào bong bóng. Quả bong bóng căng phông lên. điều đó chứng tỏ không khí có trong quả bóng
+ Khi ta dùng quạt quạt ta thấy hơi mát ở mặt. điều đó chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta
- Nhiều hs đọc to trước lớp 
- lắng nghe, thực hiện 
_______________________________________
Tiết 15: SINH HOẠT LỚP

Tài liệu đính kèm:

  • docT15.doc