Giáo án Tổng hợp các môn lớp 5 (buổi 2) - Tuần 22

Giáo án Tổng hợp các môn lớp 5 (buổi 2) - Tuần 22

TOÁN

ÔN TẬP: DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT

I. MỤC TIÊU:

- Củng cố cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

- Giải được các bài toán có nội dung liên quan.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Giáo án

- Học sinh: VBT – VBT BT&NC Toán5- Tập2.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định.

2. Nội dung. HS làm bài tập 1,2,3 (trang 13,14)

Bài 1: HS nêu yêu cầu.

- HS nêu cách làm.

- HS làm bài.

- Gv gọi một số HS mang vở kiểm tra.

- HS nêu kết quả.

 

doc 9 trang Người đăng hang30 Lượt xem 476Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn lớp 5 (buổi 2) - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
Ngày soạn: 18 - 20/01/2011
Ngày dạy: 24/01/2011
Thứ hai ngày 24 tháng 01 năm 2011.
TOÁN
ôn tập: diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật
I. mục tiêu:
- Củng cố cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. 
- Giải được các bài toán có nội dung liên quan.
II. chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án
- Học sinh: VBT – VBT BT&NC Toán5- Tập2.
II. hoạt động dạy học:
1. ổn định.
2. Nội dung. HS làm bài tập 1,2,3 (trang 13,14)
Bài 1: HS nêu yêu cầu.
- HS nêu cách làm.
- HS làm bài.
- Gv gọi một số HS mang vở kiểm tra.
- HS nêu kết quả.
- Nhận xét.
Hình hộp chữ nhật có: 
có 6 mặt, 12 cạnh, 8 đỉnh.
Tất cả các mặt đều là hình chữ nhật.
Hình lập phương có6 mặt, 12 cạnh, 8 đỉnh.
Tất cả các mặt đều là hình vuông.
Bài 2: HS nêu yêu cầu.
? Bài toán cho biết gì?
? Nêu cách làm bài?
? Nêu cách tính mặt đáy của hình hộp chữ nhật?
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS tự làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
HS tự đọc các cạnh có độ dài lần lượt là 4,3,5cm.
Bài 3: HS đọc yêu cầu.
? Bài yêu cầu phải làm gì?
? Nêu cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật?
- HS nêu cách làm.
- HS làm bài.
- GV và HS chữa bài.
Hình hộp chữ nhật
Dài
Rộng
cao
S xq
S tp
9
6
4
120
228
5,6
3,4
3,5
3. Củng cố – Dặn dò.
Về làm các bài còn lại.
GV tóm tắt nội dung bài.
Về nhà xem lại bài.
Khoa học (Tiết số: 43)
Sử dụng năng lượng chất đốt
I. Mục tiêu:
- Kể tên một số loại chất đốt.
- Nêu ví dụ về việc sử dụng chất đốt trong đời sống và sản xuất: Sử dụng năng lượng than đá, dầu mỏ, khí đốt trong nấu ăn, thắp sáng, chạy máy,
GDBVMT: Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
GDKNS: Kĩ năng biết cách tìm tòi, xử lí, trình bày thông tin; Kĩ năng bình luận, đánh giá.
II. Đồ dùng dạy – học:
 - GV: Bài dạy 
 - HS: Xem trước bài.
III. Các hoạt động dạy- học:
1.ổn định lớp (1’)
2.Kiểm tra bài cũ.(3-5’)
- GV gọi HS lên bảng.
? Vì sao mặt trời là nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên trái đất ?
? Năng lượng nặt trời được dùng để làm gì ?
3. Dạy bài mới (25-30’)
a. GV giới thiệu bài (1- 2’)
- GV ghi bài lên bảng. HS ghi bài vào vở
b. Nội dung.
* H Đ 1: Một số loại chất đốt.
- GV hướng dẫn cho HS thảo luận.
?Hãy kể tên một số loại chất đốt thường dùng.Trong đó chất đốt nào ở thể rắn; chất đốt nào ở thể lỏng; chất đốt nào ở thể khí?
- GV cho HS trình bày:
- GV chốt lại:
* H Đ 2: Công dụng của than đá và việc khai thác than.
- HS đọc và thảo luận 3 câu hỏi trong SGK- T 86 
? Than đá được sử dụng vào những việc gì?
? ở nước ta, than đã được khai thác chủ yếu ở đâu?
? Ngoài than đá, em còn biết tên loại than nào khác?
- GV chỉ vào hình minh họa và giải thích.
- GV kết luận.
* H Đ 3: Công dụng của dầu mỏ và việc khai thác dầu.
- HS đọc thông tin T 87.
? Người ta khai thác dầu mỏ ntn?
? Những chất nào có thể được lấy ra từ dầu mỏ?
? Xăng, dầu được sử dụng vào những việc gì?
? ở nước ta, dầu mỏ được khai thác chủ yếu ở đâu?
- GV kết luận.
* H Đ 4: Công dụng của chất đốt ở thể khí và việc khai thác. than.
? Có những loại khí đốt nào?
? Khí đốt tự nhiên được lấy từ đâu?
? Người ta làm thế nào để tạo ra khí sinh học?
- HS quan sát hình minh họa 7,8 để hiểu cách tạo ra khí sinh học.
- GV kết luận.
* H Đ 5: Sử dụng chất đốt an toàn và tiết kiệm.
? Theo em hiện nay mọi người sử dụng chất đốt ntn?
- HS nêu theo ý hiểu.
? Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi, đốt than?
? Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên được lấy từ đâu?
? Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên có phảI là nguồn năng lượng vô tận không? Tại sao?
? Kể tên một số nguồn năng lượng khác có thể thay thế chúng?
? Gia đình em đã làm gì để tiết kiệm chất đốt?
- GV kết luận.
* H Đ 6: ảnh hưởng của chất đốt đến môi trường.
- HS đọc thông tin T 89
? Khi chất đốt cháy sinh ra những chất độc hại nào?
? Khói do bếp than hoặc các cơ sở sửa chữa ô tô, khói của nhà máy công nghiệp có những tác hại gì ?
- GV kết luận.
- HS đọc mục BCB- T 89.
4. Củng cố- dặn dò (2’)
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết, chuẩn bị bài 44.	
Tập đọc
ÔN Tập: - tiếng rao đêm
 - lập làng giữ biển
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS luyện đọc lại bài Tiếng rao đêm và Lập làng giữ biển trả lời các câu hỏi trong sách BTBT&NC Tiếng Việt 5- TậpII.
- Biết liên hệ thực tế, bản thân.
II. Chuẩn bị:
- GV: Nội dung bài
- HS : Vở BTBT&NC Tiếng Việt 5- TậpII
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định.
2. Nội dung.
* GV cho HS đọc lại bài:
+ Tiếng rao đêm
- HS đọc nối tiếp các đoạn.
- Nhận xét cách đọc: ngắt nghỉ đúng,nhấn giọng ở các từ ngữ. 
- HS luyện đọc theo cặp.
- Đọc nhóm. Đọc cá nhân.
- HS thi đọc– Nhận xét.
+ Lập làng giữ biển:
- HS đọc nối tiếp các đoạn.
- Nhận xét cách đọc: ngắt nghỉ đúng,nhấn giọng ở các từ ngữ.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- HS thi đọc– Nhận xét.
* Trả lời câu hỏi (Vở BTBT&NC)
+ Tiếng rao đêm:
Câu1: Chi tiết nào cho biết người đã cứu em bé là người cụt chân?
Câu2: Chi tiết nào cho biết người đã cứu em bé là một thương binh?
Câu3: Chi tiết nào cho biết người đã cứu em bé là người bán bánh giò?
Câu4: Những chi tiết nào gây bất ngờ cho người đọc? Bất ngờ nhất là chi tiết nào? (trong túi có tấm thẻ thương binh)
+ Lập làng giữ biển:
Câu1: Vì sao ông của Nhụ không muốn ra đảo? (vì già rồi không muốn chết và chôn ở ngoài đảo)
Câu2: Theo em, ông của Nhụ đã nghĩ như thế nào để cuối cùng thuận theo ý của bố Nhụ?
Câu3: Làng mới trên đảo lúc đầu sẽ gặp những thuận lợi và khó khăn gì?
HS thảo luận nhóm đôi.
HS tự làm bài.
- HS trả lời, nhận xét.
- HS hoàn thành vào vở.
4. Củng cố – Dặn dò:
- Về đọc lại bài.
- Đọc trước bài Cao Bằng. 
Thứ ba ngày 25 tháng 01 năm 2011
Luyện từ và câu
ôn tập: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS củng cố và nhận biết cách nối các vế câu bằng quan hệ từ.
- Làm các bài tập có liên quan.
II. Chuẩn bị:
- GV: Nội dung bài.
- HS : Vở ghi – BT bổ trợ và nâng cao Tiếng Việt- Tập II.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định.
2. Nội dung.
? Bài hôm nay có mấy bài tập? (1 bài tập – trang 15)
HS đọc nội dung và yêu cầu.
HS đọc mẩu chuyện Dê là con nào?
? Bài có mấy yêu cầu là những yêu cầu nào?
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS tự làm bài.
- HS trình bày kết quả.
- Nhận xét.
- HS ghi vào vở.
a. Có bao nhiêu câu ghép trong đoạn văn trên?
Có 2 câu ghép:
+ Con nào cũng muốn lấy dê, nên chúng lao vào cắn nhau.
+ Do chưa bao giờ biết Dê là gì nên các cậu mới tranh nhau như vậy!
b. Các từ nối giữa các vế câu là:
+ Con nào cũng muốn lấy dê, nên chúng lao vào cắn nhau.
+ Do chưa bao giờ biết Dê là gì nên các cậu mới tranh nhau như vậy!
c. Thay thế những từ nối bằng các quan hệ từ và cặp quan hệ từ.
+ Con nào cũng muốn lấy dê, nên (và) chúng lao vào cắn nhau.
+ Do (Vì) chưa bao giờ biết Dê là gì nên các cậu mới tranh nhau như vậy!
d. HS tự làm bài.
? Qua bài này các em thấy các vế câu ghép được nối với nhau bằng cách nào?
3. Củng cố – Dặn dò:
- Về xem lại bài.
Toán
ôn tập: diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương 
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục củng cố cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
- Giải được các bài toán có nội dung liên quan tính diện các hình.
 - Rèn kĩ năng trình bày và giải toán.
II. Chuẩn bị:
- GV: Nội dung bài 
- HS : Vở ghi B2
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định.
2. Nội dung. HS làm bài tập 7,8(Trang 15,16)
Bài 7: HS nêu yêu cầu.
? Nêu cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương?
? Nêu cách làm?
- HS lên bảng.
- HS làm vào vở.
- HS nhận xét kết quả.
Hình lập phương
Cạnh
Diện tích xung quanh
Diện tích toàn phần
17 cm
17x17 x 4=
17x17 x 6=
8,6 dm
8,6x8,6 x 4=
8,6x8,6 x 6=
Bài 8: a. HS nêu yêu cầu.
? Bài toán yêu cầu gì? 
? Bài toán hỏi gì?
? Cái hộp lập phương này có mấy mặt? (5hình)
- HS nêu cách làm.
- HS làm vở.
- Nhận xét: Cách trình bày-kết quả.
Diện tích bìa dùng để làm hộp là: 
2,5 x 2,5 x 5 = 31,25 (dm2)
 Đ/s: 31,25 dm2
3. Củng cố – Dặn dò.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Về làm các bài còn lại.
Luyện viết.
Bài 2 + 3
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS rèn luyện viết đúng khoảng cách, đúng mẫu chữ, HS biết điểm đặt bút, điểm kết thúc. 
- HS hoàn thành bài viết trong vở Luyện viết chữ đẹp 5 – TậpII. 
- GD tính kiên trì cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
- GV: Nội dung bài
- HS : Vở Luyện viết chữ đẹp.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định.
2. Nội dung.
- HS đọc nội dung bài viết:
? Bài viết có nội dung gì?
- HS quan sát mẫu chữ.
- Gv lưu ý một số chỗ nét nối HS hay sai.
- Ghi và hướng dẫn cách nối các nét HS hay sai.
- Cho HS lên bảng viết cách nối nét.
- Viết bài: Cho HS viết từng cụm từ một. 
- GV quan sát giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- Thu vở – chấm một số bài, nhận xét
3. Củng cố – Dặn dò:
- Về nhà luyện viết lại.
Thứ tư ngày 26 tháng 01 năm 2011
Luyện từ và câu
ôn tập: nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS củng cố lại kiến thức về cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ. Hiểu các cặp quan hệ từ thể hiện quan hệ điều kiện, giả thiết – kết quả.
- Làm được các bài tập có liên quan.
II. Chuẩn bị:
- GV: Nội dung bài.
- HS : Vở ghi – BT bổ trợ và nâng cao. (trang 17,18)
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định.
2. Nội dung.
Bài1: 2 HS nối tiếp đọc yêu cầu và nội dung của 2 phần.
- Một HS khá giỏi lại đoạn văn.
- Lớp theo dõi.
? bài tập yêu cầu gì? (gạch dưới các cặp quan hệ từ thể hiện quan hệ điều kiện, giả thiết – kết quả)
? Đoạn văn gồm mấy câu ghép? 
- HS xác định danh giới câu.
- HS đọc nối tiếp câu.
+ Nếu bạn không tin thì hãy cùng tôi lên rừng và xuống biển.
+ Hễ có thức ăn thì thiên hạ sẽ đến.
+ Nếu thân cây mục trôi dạt đến đại dương thì lập tức chúng trở thành bàn tiệc thịnh soạn cho các sinh vật thân mềm.
Bài 2: HS đọc yêu cầu.
? Bài tập yêu cầu gì? (Gạch dưới những cặp quan hệ từ.)
- GV yêu cầu HS dùng bút chì gạch dưới các quan hệ từ.
- HS làm bài.
- HS nêu, nhận xét.
a.HS gạch dưới các cặp quan hệ từ:
Hễthì
Nếu .thì
Còn nếu thì
b. HS thay thế những từ ngữ này bằng quan hệ từ khác.
3. Củng cố – Dặn dò:
- Về xem lại bài.
Tập làm văn
Ôn: văn tả người
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS củng cố cách làm bài văn tả người (củng cố cách tả tính tình)
- HS làm các BT có liên quan.
II. Chuẩn bị:
- GV: Nội dung bài
- HS : Vở BTBT&NC Tiếng Việt 5 – Trang 15.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định.
2. Nội dung.
- HS đọc đề bài sách giáo khoa trang 15
? Đề bài yêu cầu gì?
? Đây là thể loại văn nào?
? Phần tả tính tình ta dựa vào những yếu tố nào?
- GV cho HS suy nghĩ.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS làm bài.
- HS trình bày bài làm. NHận xét, bổ sung.
Đê bài: Hãy chọn viết lại một đoạn văn tả một ca sĩ đang biểu diễn.
3. Củng cố – Dặn dò.
Gv tóm tắt ND bài.
Về xem trước bài tiếp theo.
Toán
Ôn: Luyện tập 
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục củng cố cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Giải bài toán có liên quan.
II. Chuẩn bị:
- GV: Nội dung bài
- HS : Vở BTBT&NC Toán 5
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định.
2. Nội dung. HS làm bài tập 4, (trang 14) bài 9 (Trang 16)
Bài 4 (14): HS nêu yêu cầu.
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì? 
? Tính diện tích phần quét sơn chính là tính diện tích hình nào? 
- HS nêu cách làm.
- 1 HS lên bảng.
- làm bài vào vở.
- Nhận xét.
Đổi 7dm5cm=7,5dm
Diện tích xung quanh là: 
(7,5+6) x2 x4,5=121,5( dm2)
Diện tích hai mặt đáy là:
7,5 x 6 x 2 =90 ( dm2)
Diện tích phần sơn là:
121,5 + 90 =211,5( dm2)
Bài 9 (16): HS nêu yêu cầu. 
? Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? 
? Biết diện tích , muốn tính độ dài cạnh của hình lập phương ta làm ntn??
- HS nêu cách làm.
- HS tự làm bài
- GV quan sát, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
a. Diện tích một mặt là: 100: 4 = 25 (cm2) 
Cạnh của hình lập phương là: 25 : 5 = 5 (cm)
b.Diện tích một mặt là: 96 ; 6 = 16 ( dm2)
Diện tích xung quanh hình lập phương là: 16 x 4 = 64 ( dm2)
3. Củng cố – Dặn dò.
- Tóm tắt nội dung bài.
Về làm các bài còn lại.

Tài liệu đính kèm:

  • docB2T22.doc