Giáo án Tổng hợp các môn lớp 5 (buổi 2) - Tuần 25

Giáo án Tổng hợp các môn lớp 5 (buổi 2) - Tuần 25

TOÁN

ÔN TẬP: LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU:

- Tiếp tục củng cố cách tính thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. nhận diện hình ttrụ và hình cầu.

- Giải bài toán có liên quan.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Giáo án

- Học sinh: VBT – VBT BT&NC Toán5- Tập2.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định.

2. Nội dung. HS làm bài tập 9,10 (trang 23)

Bài 9: HS nêu yêu cầu.

- HS thảo luận nhóm đôi.

- HS nêu cách làm.

- HS làm bài.

 

doc 8 trang Người đăng hang30 Lượt xem 563Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn lớp 5 (buổi 2) - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 
Ngày soạn: 14-16/02/2011
Ngày dạy: 21/02/2011
Thứ hai ngày 21 tháng 02 năm 2011.
TOÁN
ôn tập: luyện tập chung
I. mục tiêu:
- Tiếp tục củng cố cách tính thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. nhận diện hình ttrụ và hình cầu.
- Giải bài toán có liên quan.
II. chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án
- Học sinh: VBT – VBT BT&NC Toán5- Tập2.
II. hoạt động dạy học:
1. ổn định.
2. Nội dung. HS làm bài tập 9,10 (trang 23)
Bài 9: HS nêu yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS nêu cách làm.
- HS làm bài.
- Gv gọi một số HS mang vở kiểm tra.
- HS nêu kết quả.
- Nhận xét.
- Số hình lập phương nhỏ được sơn 3 mặt là: 8 hình
- Số hình lập phương nhỏ được sơn 2 mặt là: 12 hình
- Số hình lập phương nhỏ được sơn 1 mặt là: 6 hình
- Số hình lập phương nhỏ không sơn mặt nào là: 1hình
Bài 10: HS nêu yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS tự làm bài.
- 1 HS lên bảng.
- Chữa bài, nhận xét.
a. 
-hình 1 là hình trụ
-hình 4 là hình cầu
b. 27 lần
c. Chiều cao của tam giác ABC là: 6 x2 : 2 = 6 cm
Đáy của tam giác ABC là: 2 + 6 = 8 cm
Diện tích của tam giác ABC là: 8 x 6 : 2 = 24 cm2
3. Củng cố – Dặn dò.
Về làm các bài còn lại.
GV tóm tắt nội dung bài.
Về nhà xem lại bài.
Khoa học (Tiết số:49)
Ôn tập: Vật chất và năng lượng
 I. Mục tiêu:
Ôn tập về:
- Các kiến thức về phần vật chất và năng lượng; các kĩ năng quan sát thí nghiệm.
- Những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng.
GD BVMT: Một số đặc điểm chính của MT và tài nguyên thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bài dạy. Tranh ảnh đồ dùng, SGK.
- HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3-5’)
? Con người sử dụng năng lượng gió, điện trong những việc gì?
	? Chúng ta cần làm gì để phòng tránh bị điện giật?
3. Dạy bài mới: (32-35’)
 a. GV giới thiệu bài.(1-2’)
- GVghi tên bài lên bảng. HS ghi bài vào vở
 b.Nội dung.
* Hoạt động1:Tính chất của một số vật liệu và sự biến đổi hoá học.
? ở phần vật chất và năng lượng em đã tìm hiểu về những vật liệu nào?
- GV cho HS trình bày:
- GV chốt lại:
- GV cho HS làm bài tập.STK- T 77.
- HS q/s H 1- T 101.
? Mô tả thí nghiệm được minh họa trong hình?
? Sự biến đổi hóa học của các chất xảy ra trong đ/k nào?
- GV kết luận:
* Hoạt động 2: Năng lượng lấy từ đâu?
- Quan sát và thảo luận
- HS q/s H minh họa SGK - T 102.
? Nói tên các phương tiện máy móc có trong hình?
? Các phương tiện máy móc đó lấy năng lượng từ đâu để hoạt động?
- GV cho HS trình bày.
- GV kết luận:
* Hoạt động3: Thảo luận về sử dụng an toàn, tiết kiệm chất đốt.
- GV cho HS chơi trò chơi: STK- T 80
- HS chơi.
- Nhận xét.
4. Củng cố- dặn dò. (2’)
- HS đọc mục BCB- T 93
- GV nhận xét tiết học: tuyên dương những HS có ý thức học tập tốt.
- Dặn HS về cb bài: Lắp mạch điện đơn giản 
Tập đọc
ÔN Tập:- hộp thư mật
 - phong cảnh đền hùng.
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS luyện đọc lại bài Hộp thư mật và Phong cảnh đền Hùng trả lời các câu hỏi trong sách BTBT&NC Tiếng Việt 5- Tập II.
- Biết liên hệ thực tế, bản thân.
II. Chuẩn bị:
- GV: Nội dung bài
- HS : Vở BTBT&NC Tiếng Việt 5- TậpII
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định.
2. Nội dung.
* GV cho HS đọc lại bài:
+ Hộp thư mật:
- HS đọc nối tiếp các đoạn.
- Nhận xét cách đọc: ngắt nghỉ đúng dấu câu, nhấn giọng ở các từ ngữ. 
- HS luyện đọc theo cặp.
- Đọc nhóm. Đọc cá nhân.
- HS thi đọc– Nhận xét.
+ Phong cảnh đền Hùng:
- HS đọc nối tiếp các đoạn.
- Nhận xét cách đọc: ngắt nghỉ đúng,nhấn giọng ở các từ ngữ.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- HS thi đọc– Nhận xét.
* Trả lời câu hỏi (Vở BTBT&NC)
+ Hộp thư mật:
Câu1: Vì sao chú Hai Long dừng xe để sửa chiếc bu - gi? (để nguỵ trang)
Câu2: Chú Hai Long gửi thư trả lời bằng cách nào? (dùng lại hộp thư và chỗ dấu cũ)
Câu3: Vật hình chữ V gợi lên điều gì với chú Hai Long? (Việt Nam)
+ Phong cảnh đền Hùng:
Câu1: Khu đền Hùng gồm những di tích, danh lam thắng cảnh nào? 
Câu2: Đền thượng có gì đặc biệt? (Nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh)
Câu3: Lăng các vua Hùng nằm ở đâu? Phong cảnh xung quanh có những gì? (Nằm bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh)
Câu3: Đền trung nằm ở đâu? Phong cảnh quanh đền Trung gồm những gì? (Nằm ở lưng chừng núi)
HS thảo luận nhóm đôi.
HS tự làm bài.
- HS trả lời, nhận xét.
- HS hoàn thành vào vở.
4. Củng cố – Dặn dò:
- Về đọc lại bài.
- Đọc trước bài Cửa Sông. 
Thứ ba ngày 22 tháng 02 năm 2011
Luyện từ và câu
ôn tập: nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng.
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS củng cố và hiểu tác dụng của cặp từ hô ứng trong câu ghép.
- Làm các bài tập có liên quan.
II. Chuẩn bị:
- GV: Nội dung bài.
- HS : Vở ghi – BT bổ trợ và nâng cao Tiếng Việt- Tập II.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định.
2. Nội dung.
? Bài hôm nay có mấy bài tập? (3 bài tập – trang 30-31)
Bài 1: HS đọc yêu cầu và nội dung.
? Bài có mấy yêu cầu là những yêu cầu nào?
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS tự làm bài.
- HS trình bày kết quả.
- Nhận xét.
- HS ghi vào vở.
a. Có 4 câu ghép dùng cặp từ hô ứng.
b. Gạch dưới các từ: vừa - đã; bao – chừng ấy; 
Bài 2: HS nêu yêu cầu.
? Bài có mấy yêu cầu là những yêu cầu nào?
- HS tự làm bài.
- HS trình bày kết quả.
- Nhận xét.
- HS ghi vào vở.
- Chưa đỗ ông nghè đã ..
- Lúa vừa mới uốn câu đã ..
Bài 3: HS nêu yêu cầu.
? Bài có mấy yêu cầu là những yêu cầu nào?
? Hãy nêu tóm tắt nội dung từng đoạn thơ?
- HS tự làm bài.
- HS trình bày kết quả.
- Nhận xét.
- HS ghi vào vở.
- Lần lượt điền là: Chửa - đã - chửa - đã
3. Củng cố – Dặn dò:
- Về xem lại bài.
Toán
ôn tập: bảng đơn vị đo thời gian
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục củng cố bảng đơn vị đo thời gian.
 - Rèn kĩ năng trình bày và giải toán.
II. Chuẩn bị:
- GV: Nội dung bài 
- HS : Vở ghi B2
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định.
2. Nội dung. HS làm bài tập 1,2(Trang 24)
Bài 1: HS nêu yêu cầu.
- HS tự làm bài.
- HS làm vào vở.
- HS nhận xét kết quả.
a. 3giờ15phút = 195 phút
7 giờ = 420 phút
.
275phút= 4giờ35phút
360giây= 6phút
.
1/4phút=15giây
3/4giờ=45phút
.
Bài 2: HS nêu yêu cầu.
? Muốn đổi giờ ra phút ta làm ntn?
- HS nêu cách làm.
- 2 HS lên bảng.
- HS làm vở.
- Nhận xét, bổ sung.
a. 
3,75 giờ = 225 phút
0,4 giờ = 24 phút
1,05 phút = 65giây
4,3 phút = 258giây
b. 
2giờ 12phút = 2,2giờ
4phút 6giây = 4,1phút
3. Củng cố – Dặn dò.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Về làm các bài còn lại.
Luyện viết.
Bài 7
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS rèn luyện viết đúng khoảng cách, đúng mẫu chữ, HS biết điểm đặt bút, điểm kết thúc. 
- HS hoàn thành bài viết trong vở Luyện viết chữ đẹp 5 – TậpII. 
- GD tính kiên trì cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
- GV: Nội dung bài
- HS : Vở Luyện viết chữ đẹp.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định.
2. Nội dung.
- HS đọc nội dung bài viết:
? Bài viết có nội dung gì?
- HS quan sát mẫu chữ.
- Gv lưu ý một số chỗ nét nối HS hay sai.
- Ghi và hướng dẫn cách nối các nét HS hay sai.
- Cho HS lên bảng viết cách nối nét.
- Viết bài: Cho HS viết từng cụm từ một. 
- GV quan sát giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- Thu vở – chấm một số bài, nhận xét
3. Củng cố – Dặn dò:
- Về nhà luyện viết lại.
Thứ tư ngày 23 tháng 02 năm 2011
Luyện từ và câu
ôn: liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ.
I. Mục đích, yêu cầu:
- Củng cố cách hiểu và nhận biết được những từ ngữ lặp dùng để liên kết câu; hiểu được tác dụng của việc lặp từ ngữ.
	- Biết sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết.
- Làm được các bài tập có liên quan.
II. Chuẩn bị:
- GV: Nội dung bài.
- HS : Vở ghi – BT bổ trợ và nâng cao. (trang 33-34)
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định.
2. Nội dung.
? Bài hôm nay có mấy bài tập? (2 Btập)
Bài1: HS nối tiếp đọc yêu cầu và nội dung.
- Một HS khá giỏi lại mẩu chuyện.
? Tóm tắt nội dung mẩu chuyện?
- HS nêu.
- Lớp theo dõi.
? Bài tập yêu cầu gì?
- HS tự làm bài.
- HS nêu, nhận xét-sửa sai.
b. Các từ ngữ được lặp lại là : Ngốc, sông.
Bài 2: HS đọc yêu cầu.
? Bài tập yêu cầu gì? 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi.
- Hs điền từ.
- HS làm bài.
- HS nêu, nhận xét.
? Đoạn văn nói về ai, nhân vật đó có gì đặc biệt?
- Từ điền là Na - đi - a
3. Củng cố – Dặn dò:
- Về xem lại bài.
Tập làm văn
Ôn: ôn tập về tả đồ vật
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS củng cố cách làm bài tả đồ vật. 
- HS làm các BT có liên quan.
II. Chuẩn bị:
- GV: Nội dung bài
- HS : Vở BTBT&NC Tiếng Việt 5 – Trang 15.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định.
2. Nội dung.
- HS đọc đề bài sách giáo khoa trang 31
? Đề bài yêu cầu gì?
? Đây là thể loại văn nào?
? Bài văn tả đồ vật gồm những phần nào?
? Mở bài em nêu gì?
? Phần thân bài em cần tả những gì?
? Kết bài em nêu những gì?
- HS đọc phần gợi ý. (3 HS đọc)
- GV cho HS suy nghĩ.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS làm bài.
- HS trình bày bài làm. NHận xét, bổ sung.
Đê bài: Lập dàn ý cho bài văn tả cái đồng hồ.
3. Củng cố – Dặn dò.
Gv tóm tắt ND bài.
Về xem trước bài tiếp theo.
Toán
Ôn: cộng số đo thời gian 
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục củng cố cách cộng số đo thời gian.
- Giải bài toán có liên quan.
II. Chuẩn bị:
- GV: Nội dung bài
- HS : Vở BTBT&NC Toán 5
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định.
2. Nội dung. HS làm bài tập 4,5,6 (trang 25) 
Bài 4: HS nêu yêu cầu.
? Nêu cách cộng số đo thời gian? 
- HS nêu cách làm.
- Gv làm mẫu một phép tính.
- 1 HS lên bảng.
- HS làm bài vào vở.
- Nhận xét.
7ngày 8giờ + 3ngày 19giờ = 11ngày 3 giờ
5giờ 17phút + 4giờ 52phút = 10giờ 9phút
Bài 5 : HS nêu yêu cầu. 
? Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì? 
? Muốn biết thời gian đi đến lúc mấy giờ ta làm thế nào?
- HS nêu cách làm.
- 1 HS lên bảng.
- làm bài vào vở.
- Nhận xét.
Ô tô đến Hải Phòng lúc: 7giờ 50phút + 2giờ 25phút = 8giờ15phút
Bài 6 : HS nêu yêu cầu. 
? Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì? 
? Muốn biết ôtô đi từ A đến C hết bao nhiêu thời gian ta làm ntn?
- HS nêu cách làm.
- 1 HS lên bảng.
- HS làm bài vào vở.
- Nhận xét.
1,5 giờ = 1giờ 30phút: 
Đi từ A đến C hết số thời gian là: 1giờ 30phút + 2giờ 37phút = 4giờ 7phút
3. Củng cố – Dặn dò.
- Tóm tắt nội dung bài.
Về làm các bài còn lại.

Tài liệu đính kèm:

  • docB2T25.doc