Giáo án Tổng hợp các môn lớp 5 (buổi 2) - Tuần 26

Giáo án Tổng hợp các môn lớp 5 (buổi 2) - Tuần 26

TOÁN

ÔN TẬP:NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN VỚI MỘT SỐ

I. MỤC TIÊU:

Giúp HS củng cố:

- Thực hiện các phép nhân số đo thời gian với một số.

- Vận dụng phép nhân số đo thời gian với một số để giải các bài toán liên quan.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Giáo án

- Học sinh: VBT – VBT BT&NC Toán5- Tập2.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định.

2. Nội dung. HS làm bài tập 1,2 (trang 28)

Bài 1: HS nêu yêu cầu.

- HS nêu cách làm.

- 4 HS lên bảng.

- HS làm bài.

- Gv gọi một số HS mang vở kiểm tra.

- HS nêu kết quả.

 

doc 8 trang Người đăng hang30 Lượt xem 573Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn lớp 5 (buổi 2) - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 
Ngày soạn: 21-24/02/2011
Ngày dạy: 28/02/2011
Thứ hai ngày 28 tháng 02 năm 2011.
TOÁN
ôn tập:nhân số đo thời gian với một số
I. mục tiêu:
Giúp HS củng cố:
- Thực hiện các phép nhân số đo thời gian với một số.
- Vận dụng phép nhân số đo thời gian với một số để giải các bài toán liên quan.
II. chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án
- Học sinh: VBT – VBT BT&NC Toán5- Tập2.
II. hoạt động dạy học:
1. ổn định.
2. Nội dung. HS làm bài tập 1,2 (trang 28)
Bài 1: HS nêu yêu cầu.
- HS nêu cách làm.
- 4 HS lên bảng.
- HS làm bài.
- Gv gọi một số HS mang vở kiểm tra.
- HS nêu kết quả.
- Nhận xét.
? Nêu cách nhân số đo thời gian với một số?
x
7 ngày 15 giờ
 6
42 ngày 90 giờ
Hay45ngày18 giờ
x
5 giờ 27 phút
 4
20 giờ 108 phút
Hay21 giờ 48 phút
x
9 giờ 30 phút
 6
54 giờ 180 phút
Hay57 giờ 
Bài 2: HS nêu yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS tự làm bài.
- 2 HS lên bảng.
- Chữa bài, nhận xét.
? Nêu cách làm bài? (Làm nhân trước, cộng trừ sau)
a. 
4,3 giờ x 7 = 30,1giờ
b.
5 giờ x 3 + 3giờ 45phút = 18 giờ 45phút
3. Củng cố – Dặn dò.
Về làm các bài còn lại.
GV tóm tắt nội dung bài.
Về nhà xem lại bài.
Khoa học (Tiết số:49+ 50)
Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa
 I. Mục tiêu:
- Nhận biết hoa là cơ quan sinh sản của những loài thực vật có hoa.
- Chỉ và nói tên các bộ phận của hoa như nhị và nhuỵ trên tranh vẽ hoặc hoa thật.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bài dạy. Tranh ảnh đồ dùng, phiếu báo cáo STK- T 82.
- HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3-5’)
? Thế nào là sự biến đổi hóa học? Cho VD ?
	? Nêu t/c của đồng và nhôm ?
3. Dạy bài mới: (32-35’)
 a. GV giới thiệu bài.(1-2’)
- GVghi tên bài lên bảng. HS ghi bài vào vở
b.Nội dung.
* Hoạt động1:Nhị và nhuỵ.Hoa đực và hao cái.
- GV cho HS quan sát h1-2và:
? Tên cây; cơ quan sinh sản của cây đó?
? Cây phượng và cây dong riềng có đặc điểm gì chung?
? Cơ quan sinh sản của cây có hoa là gì?
- GV chốt lại:Cây dong riềng và cây phượng đều là thực vật có hoa. Cơ quan sinh sản của chúng là hoa. Vậy hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.
? Trên cùng một loại cây hoa được gọi tên bằng những loại nào?
? Làm thế nào để phân biệt được hoa đực và hoa cái?
? GV cho HS quan sát hai bông hoa mướp và cho HS phân biệt hoa đực và hoa cái?
- GV cho HS nhận xét.
* Hoạt động 2:Phân biệt hoa có cả nhị và nhuỵ với hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ.
- GV cho HS thảo luận nhóm.
- GV cho HS trình bày.
- GV kết luận
* Hoạt động3: Tìm hiểu về hoa lưỡng tính
- GV cho HS thảo luận.
- GV cho HS trình bày.
4. Củng cố- dặn dò. (2’)
- HS đọc mục BCB- T 93
- GV nhận xét tiết học: tuyên dương những HS có ý thức học tập tốt.
- Dặn HS về cb bài: 52
Tập đọc
ÔN Tập:- cửa sông
 - nghĩ thầy trò.
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS luyện đọc lại bài Cửa sông và Nghĩa thầy trò trả lời các câu hỏi trong sách BTBT&NC Tiếng Việt 5- Tập II.
- Biết liên hệ thực tế, bản thân.
II. Chuẩn bị:
- GV: Nội dung bài
- HS : Vở BTBT&NC Tiếng Việt 5- TậpII
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định.
2. Nội dung.
* GV cho HS đọc lại bài:
+ Cửa sông:
- HS đọc nối tiếp các khổ thơ.
- Nhận xét cách đọc: ngắt nghỉ đúng dấu câu, nhịp thơ, nhấn giọng ở các từ ngữ. 
- HS luyện đọc theo cặp.
- Đọc nhóm. Đọc cá nhân.
- HS thi đọc, học thuộc lòng – Nhận xét.
+ Nghĩa thầy trò:
- HS đọc nối tiếp các đoạn.
- Nhận xét cách đọc: ngắt nghỉ đúng,nhấn giọng ở các từ ngữ.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- HS thi đọc– Nhận xét.
* Trả lời câu hỏi (Vở BTBT&NC)
+ Cửa sông:
Câu1: Cửa sông khác với cửa thông thường ở điểm nào? (không đóng bao giờ)
Câu2: Trước khi ra biển các con sông gửi gì nơi cửa bể? 
Câu3: Nước ở cửa sông cò gì đặc biệt, tại sao? (nước lợ, vì nước ngọt và nước mặn trộn lẫn với nhau)
Câu4: Điều gì làm cửa sông day dứt, nhớ nhung?
+ Nghĩa thầy trò:
Câu1: Các môn sinh tập chung trước sân nhà cụ Chu để làm gì? (Để đi thăm thầy giáo của thầy)
Câu2: Thầy dạy thuở vỡ lòng của cụ giáo Chu có biết trước cụ dẫn học trò sang thăm không? (không)
Câu3: Hãy nêu ý nghĩa của bài tập đọc? (Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó )
HS thảo luận nhóm đôi.
HS tự làm bài.
- HS trả lời, nhận xét.
- HS hoàn thành vào vở.
4. Củng cố – Dặn dò:
- Về đọc lại bài.
- Đọc trước bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân. 
Thứ ba ngày 01 tháng 03 năm 2011
Luyện từ và câu
ôn tập: liên kết các câu trong bài 
bằng cách thay thế từ ngữ.
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS củng cố và hiểu tác dụng của cách thay thế từ ngữ để liên kết các câu trong bài.
- Làm các bài tập có liên quan.
II. Chuẩn bị:
- GV: Nội dung bài.
- HS : Vở ghi – BT bổ trợ và nâng cao Tiếng Việt- Tập II.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định.
2. Nội dung.
? Bài hôm nay có mấy bài tập? (2 bài tập – trang 36-36)
Bài 1: HS đọc yêu cầu và nội dung.
- 2 HS đọc đoạn văn: Cách GD con cái của người Do Thái.
? Nội dung của đoạn văn là gì?
? Bài có mấy yêu cầu là những yêu cầu nào?
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS tự làm bài.
- HS trình bày kết quả.
- Nhận xét.
- HS ghi vào vở.
a. Đoạn văn nói về em bé. Các từ là: em bé, đúa trẻ..
b. Học sinh thay từ; HS đọc bài- Đoạn văn sau khi thay thế thì đọc không còn hay nữa.
Bài 2: HS nêu yêu cầu.
- HS sinh đọc nội dung đoạn văn?
? Bài có mấy yêu cầu là những yêu cầu nào?
? Đoạn văn nói về ai?
- HS tự làm bài.
- HS trình bày kết quả.
- Nhận xét.
- HS ghi vào vở.
- Thay Hà Quang Ngạn bằng Ông.
3. Củng cố – Dặn dò:
- Về xem lại bài.
Toán
ôn tập: chia số đo thời gian cho một số
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục củng cố cách chia số đo thời gian cho một số.
 - Rèn kĩ năng trình bày và giải toán.
II. Chuẩn bị:
- GV: Nội dung bài 
- HS : Vở ghi B2
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định.
2. Nội dung. HS làm bài tập 5,6(Trang 29-30)
Bài 5: HS nêu yêu cầu.
- HS tự làm bài.
- HS làm vào vở.
- HS nhận xét kết quả.
27giờ45phút : 3 = 9giờ 15 phút
48 phút 36 giây : 4 = 12 phút 9 giây
38giờ24phút : 6 = 6giờ 24 phút
Bài 6: HS nêu yêu cầu.
? Nêu cách làm các phép tính?
? Trong phép tính số đo thời gian có cộng, trừ, chia ta làm như thế nào? (chia trước, cộng trừ sau)
- 2 HS lên bảng.
- HS làm vở.
- Nhận xét, bổ sung.
a. 
7,2 giờ : 3 = 2,4 giờ
17,6 phút : 4 = 4,4 phút 
b. 
48giờ : 6+ 3giờ 24phút = 11giờ24phút
3. Củng cố – Dặn dò.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Về làm các bài còn lại.
Luyện viết.
Bài 7-8
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS rèn luyện viết đúng khoảng cách, đúng mẫu chữ, HS biết điểm đặt bút, điểm kết thúc. 
- HS hoàn thành bài viết trong vở Luyện viết chữ đẹp 5 – TậpII. 
- GD tính kiên trì cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
- GV: Nội dung bài
- HS : Vở Luyện viết chữ đẹp.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định.
2. Nội dung.
- HS đọc nội dung bài viết:
? Bài viết có nội dung gì?
- HS quan sát mẫu chữ.
- Gv lưu ý một số chỗ nét nối HS hay sai.
- Ghi và hướng dẫn cách nối các nét HS hay sai.
- Cho HS lên bảng viết cách nối nét.
- Viết bài: Cho HS viết từng cụm từ một. 
- GV quan sát giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- Thu vở – chấm một số bài, nhận xét
3. Củng cố – Dặn dò:
- Về nhà luyện viết lại.
Thứ tư ngày 02 tháng 3 năm 2011
Luyện từ và câu
ôn: mrvt: truyền thống.
I. Mục đích, yêu cầu:
- Củng cố cách hiểu và nhận biết những từ ngữ có liên quan đến Truyền thống.
	- Biết sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết.
- Làm được các bài tập có liên quan.
II. Chuẩn bị:
- GV: Nội dung bài.
- HS : Vở ghi – BT bổ trợ và nâng cao. (trang 33-34)
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định.
2. Nội dung.
? Bài hôm nay có mấy bài tập? (3 Btập)
Bài1: HS nối tiếp đọc yêu cầu và nội dung.
- Một HS đọc lại.
? Bài tập yêu cầu gì?
? Tiếng “truyền” nào có nghĩa “để lại cái mình đang nắm giữcho thế hệ sau” ?
- HS tự làm bài.
- HS nêu, nhận xét-sửa sai.
a. truyền nghề
Bài 2: HS đọc yêu cầu.
? Bài tập yêu cầu gì? 
? Từ nào dưới đây có nghĩa đi ngược với nghĩa của từ truyền thống?
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi.
- Hs điền từ.
- HS làm bài.
- HS nêu, nhận xét.
c. lai căng.
a. lố lăng
Bài 3: HS đọc yêu cầu.
? Bài tập yêu cầu gì? 
? Từ nào dưới đây chỉ sự phù hợp với truyền thống?
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi.
- Hs tìm từ.
- HS làm bài.
- HS nêu, nhận xét.
a. bản sắc dân tộc.
b. vốn cổ
3. Củng cố – Dặn dò:
- Về xem lại bài.
Tập làm văn
Ôn: tập viết đoạn đối thoại
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS củng cố cách viết 1 đoạn đối thoại theo yêu cầu cụ thể của đề bài. 
- HS làm các BT có liên quan.
II. Chuẩn bị:
- GV: Nội dung bài
- HS : Vở BTBT&NC Tiếng Việt 5 – Trang 36.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định.
2. Nội dung.
- HS đọc đề bài sách giáo khoa trang 36
Câu 1: HS đọc bài ca dao và thực hiện các yêu cầu:
? Bài ca dao có mấy nhân vật?
? Khi viết đoạn đối thoại dựa trên nội dung đã có sẵn ta lưu ý đến những điều gì? (nội dung, mấy nhân vật, sự việc xảy ra trong hoàn cảnh nào..)
- GV cho HS suy nghĩ.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS làm bài.
- HS trình bày bài làm. NHận xét, bổ sung.
a. 2 nhân vật.
b. Phú ông thấy Bờm có cái quạt mo, liền trêu:
- Mày có đổi lấy trâu mà cưỡi.
- Ông cứ đùa.
- Không đồng ý hả. Hay đổi ao cá nhà tao.
- Ông lại đùa.
Câu 2: HS đọc yêu cầu:
? Đề bài yêu cầu gì?
? Viết đoạn đối thoại về nội dung gì? Có những nhân vật nào trong đoạn đối thoại?
- GV cho HS suy nghĩ.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS làm bài.
- HS trình bày bài làm. NHận xét, bổ sung.
3. Củng cố – Dặn dò.
Gv tóm tắt ND bài.
Về xem trước bài tiếp theo.
Toán
Ôn: luyện tập 
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục củng cố cách nhân, chia số đo thời gian.
- Giải bài toán có liên quan.
II. Chuẩn bị:
- GV: Nội dung bài
- HS : Vở BTBT&NC Toán 5
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định.
2. Nội dung. HS làm bài tập 3 (trang 29), bài 7 (trang 30) 
Bài 3: HS nêu yêu cầu.
? Bài cho biết gì? 
? Bài toán hỏi gì?
? Muốn biết người thợ may 5 bộ hết bao nhiêu thời gian ta làm ntn?
- HS nêu cách làm.
- 1 HS lên bảng.
- HS làm bài vào vở.
- Nhận xét.
May 5 bộ quần áo hết số thời gian là:
2 giờ 35 phút x 5 = 10 giờ 175phút
- hay: 12 giờ55phút
Bài 7 (trang 30) : HS nêu yêu cầu. 
? Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì? 
? Muốn biết thời gian làm 7 sản phẩm trước tiên ta phải làm gì?
- HS nêu cách làm.
- 1 HS lên bảng.
- làm bài vào vở.
- Nhận xét.
Một sản phẩm làm hết số thời gian là:
8 giờ 45 phút : 5 = 1giờ45phút
7 sản phảm làm hết số thời gian là:
1giờ45phút x 7 = 7 giờ 315phút – Hay: 12 giờ 15 phút
3. Củng cố – Dặn dò.
- Tóm tắt nội dung bài.
Về làm các bài còn lại.

Tài liệu đính kèm:

  • docB2T26.doc