Giáo án Tổng hợp các môn lớp 5 - Kì II - Tuần 20 - Trường Tiểu học Hàm Ninh

Giáo án Tổng hợp các môn lớp 5 - Kì II - Tuần 20 - Trường Tiểu học Hàm Ninh

TẬP ĐỌC : THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ

 I.MỤC TIÊU:

- Luyện đọc: Đọc đúng các tiếng, từ khó dễ lẫn lộn: lấy làm lo lắng, xã tắc, quở trách,. Đọc lưu loát, diễn cảm, bài văn. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật.

-Hiểu được: Nghĩa các từ: thái sư, câu đương, kiệu, quân hiệu, xã tắc, thượng phụ.

 Nội dung bài: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ, một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.

- Giáo dục HS cách cư xử đúng mực

 II.CHUẨN BỊ:

 Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

 

doc 33 trang Người đăng hang30 Lượt xem 470Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn lớp 5 - Kì II - Tuần 20 - Trường Tiểu học Hàm Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC : THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ 
 I.MỤC TIÊU: 
- Luyện đọc: Đọc đúng các tiếng, từ khó dễ lẫn lộn: lấy làm lo lắng, xã tắc, quở trách,.. Đọc lưu loát, diễn cảm, bài văn. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật.
-Hiểu được: Nghĩa các từ: thái sư, câu đương, kiệu, quân hiệu, xã tắc, thượng phụ.
 Nội dung bài: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ, một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
- Giáo dục HS cách cư xử đúng mực
 II.CHUẨN BỊ:
 Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: 4’
- Gọi 4 HS đọc phân vai bài Người công nhân số Một và từng em trả lời các câu hỏi cuối bài ? 
-GV nhận xét ghi điểm từng em.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: 1’
- GV giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài lên bảng.
HĐ2: Luyện đọc: 10’ 
- Gọi 1 HS đọc khá đọc toàn bài.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng phần trước lớp:
Phần 1: Từ đầu đến ông mới tha cho. Đoạn này đọc giọng rãi nhẹ nhàng.
Phần 2: Tiếp đến  lấy vàng, lụa thưởng cho. Đọc giọng ôn tồn điềm đạm.
Phần 3: còn lại. 
- Đọc nối tiếp lần1: Luỵên đọc : Từ Quốc mẫu , chuyên quyền , trẫm , suy nghĩ 
- Đọc nối tiếp lần 2: kết hợp giải nghĩa từ: thái sư, câu đương, kiệu, quân hiệu, xã tắc, thượng phụ.
- GV đọc mẫu toàn bài. 
HĐ3: Tìm hiểu nội dung bài: 10’ 
? Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì?
? Trước viêc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lí ra sao?
? Theo em, ông xử lí như vậy là có ý gì?
? Khi biết có người tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào?
?Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào? 
-Yêu cầu học sinh thảo luận theo bàn rút ra ý nghĩa của câu chuyện, sau đó trình bày, giáo viên bổ sung chốt ý.
HĐ4: Luyện đọc diễn cảm: 10’ 
-Gọi một số HS từng phần, yêu cầu HS khác nhận xét cách đọc của bạn.
-Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm phần 3 theo cách phân vai 
-Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm trước lớp. - Cho HS nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất.
3. Củng cố - Dặn dò: 3’
- HD HS liên hệ.
- Dặn dò về nhà - Nhận xét giờ học.
-3 HS đọc và trả lời câu hỏi, HS khác đọc thầm.
- Học sinh lắng nghe.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Đọc nối tiếp nhau trước lớp.
-HS đọc nối tiếp. 
- Đọc nối tiếp, kết hợp nêu cách hiểu từ.
- HS nghe.
-  đồng ý nhưng với điều kiện chặt một ngón chân người đó 
- không những không trách móc mà còn thưởng cho vàng, lụa.
- ... ông khuyến khích những người làm đúng phép nước.
-  ông nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng)
-  cư xử nghiêm minh, không vì tình riêng, nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỉ cương phép nước.
HS thảo luận nhóm đôi nêu ý nghĩa của bài, HS khác bổ sung.
-HS đọc ý nghĩa.
- HS mỗi em đọc mỗi phần, HS khác nhận xét cách đọc.
- Theo dõi nắm bắt cách đọc.
- HS thi đọc diễn cảm.
-HS bình chọn bạn đọc tốt nhất.
- Học sinh liên hệ.
- HS ghi nhớ.
TUẦN 20
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------
˜&™
Thứ hai: 
TOÁN: TIẾT 96: LUYỆN TẬP. 
 I.MỤC TIÊU: Giúp HS :
- Giúp HS rèn học sinh kỹ năng vận dung công thức để tính chu vi hình tròn. 
- Giáo dục cho các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán.
 II.CHUẨN BỊ:
 + GV:	Bảng phụ. + HS: SGK, vở bài tập.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
1.Bài cũ: - Gọi 2 HS nhắc lại công thức tính chu vi hình tròn, áp dụng để tính chu vi hình tròn có d = 5 cm ; r = 3m
Giáo viên nhận xét, chấm điểm.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp.
HĐ2: Luyện tập: 
Bài 1: Yêu cầu học sinh đọc đề.
- Yêu cầu HS nhắc lại 2 công thức tính chu vi hình tròn, GV ghi lên bảng:
C = d ´ 3,14 C = r ´ 2 ´ 3,14
* Lưu ý trường hợp r = cm có thể đổi hỗn số thành phân số hoặc số thập phân rồi tính.
Bài 2: Yêu cầu học sinh đọc đề.
- Giáo viên chốt lại cách tìm bán kính, đường kính khi biết C (dựa vào cách tìm thành phần chưa biết).
Bài 3: Yêu cầu học sinh đọc đề.
- Lưu ý bánh xe lăn 1 vòng ® đi được S đúng bằng chu vi bánh xe. Bánh xe lăn bao nhiêu vòng thì xe đạp sẽ đi được quãng đường dài bằng bấy nhiêu lần chu vi.
Bài 4: Yêu cầu học sinh đọc đề.
- Yêu cầu học sinh giải bài.
- GV chốt cách giải 
3.Củng cố - Dặn dò:
- Dặn dò về nhà - Nhận xét giờ học. 
- 2 Học sinh nối tiếp lên bảng thực hiện theo yêu cầu, HS dưới lớp thực hiện bảng con.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh đọc đề.
- HS nêu.
- Thực hiện tính chu vi hình tròn trên bảng con, 3 HS nối tiếp lên bảng. HS làm sai sửa bài.
- 2 Học sinh đọc đề.
- Thảo luận nhóm đôi để viết công thức tìm bán kính và đường kính khi biết chu vi vào bảng con.
- r = C : 3,14 : 2 - d = C : 3,14
- Học sinh đọc đề. Tóm tắt.
- Giải – 1 HS lên bảng, HS khác giải vào vở. HS làm sai sửa bài.
- Học sinh đọc đề.
- Nhóm đôi thảo luận nêu cách giải.
- Thực hiện theo yêu cầu.
ÔN TOÁN: LUYỆN TẬP
 I.MỤC TIÊU:
- Củng cố lại cách tính chu vi hình tròn.	
- HS tính được chu vi hình tròn có bán kính (hoặc đường kính) cho trước, tính bán kính hoặc đường kính có chu vi cho trước.
 - Giáo dục HS cẩn thận trong tính toán .
	 II.CHUẨN BỊ: VBT in
	 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Kiểm tra bài cũ: ? Muốn tính chu vi hình tròn ta làm thế nào?
- GV nhận xét và ghi điểm. 
2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp.
HĐ2: Luyện tập: 
- Hướng dẫn học sinh làm các bài tập ở vở BTT T 96 trang 11
Bài 1:Yêu cầu HS tự làm bài vào vở và nêu miệng kết quả .
Bài 2: 
HS tự làm bài –1 HS lên bảng 
Bài 3: Lưu ý HS : Bánh xe lăn một vòng thì ô tô đi được Quãng đường đúng bằng chu vi bánh xe đó.
*HSG: 
 1. Chu vi của một hình tròn bàng chu vi hình vuông có cạnh 6,3cm. Tính đường kính của hình tròn đó ..
HĐ3: Chấm bài: Chấm một số bài hướng dẫn chữa bài sai.
3. Củng cố: 
 -Dặn dò về nhà – Nhận xét giờ học.
- 3 học sinh trả lời 
- Học sinh lắng nghe.
-HS làm bài vào vở và nêu kết quả bài 1.
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng. 
- HS làm bài vào vở , 1 HS làm vào phiếu. 
- HS Khá - Giỏi tự làm bài vào vở ,1 HS làm vào phiếu .
- HS nhận xét và chữa một số bài.
- Học sinh ghi nhớ.
CHÍNH TẢ: NGHE VIẾT: 	 CÁNH CAM LẠC MẸ.
 I.MỤC TIÊU: 
- Nghe - viết đúng chính tả bài thơ Cánh cam lạc mẹ.
- Luyện viết đúng các trường hợp chính tả dễ viết lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: âm chính o/ô.
- Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt.
 II.CHUẨN BỊ:
+ GV: Bút dạ và giấy khổ to phô tô phóng to nội dung bài tập 2; + HS: SGK, vở.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ : Giáo viên kiểm tra 2 hs hay viết sai chính tả một số từ có âm đầu d/gi.
- Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp.
HĐ2: Hướng dẫn học sinh nghe, viết.
- Yêu cầu HS đọc bài chính tả.
? Em hãy nêu nội dung bài thơ ?
? Hãy nêu những từ khó viết, dễ lẫn. 
- Hướng dẫn cách viết.
- Giáo viên đọc toàn bài chính tả
- Giáo viên đọc từng dòng thơ cho học sinh viết.
Giáo viên đọc lại toàn bài chính tảû.
HĐ3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 2b: Đọc yêu cầu và nội dung.
- Giáo viên dán 4 tờ giấy to lên bảng yêu cầu đại diện 4 nhóm lên thi đua tiếp sức.
- Giáo viên nhận xét.
3.Củng cố - Dặn dò:
- Dặn dò về nhà - Nhận xét giờ học.
- 2 HS: lên bảng, HS khác viết vào nháp.
- Nghe để xác định nhiệm vụ tiết học.
- 1 HS đọc , HS khác đọc thầm.
- 2 HS nêu, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Nối tiếp nêu.
- HS nối tiếp lên bảng, HS khác viết vào nháp.
Học sinh theo dõi lắng nghe.
Học sinh viết bài chính tả.
Học sinh soát lại bài – từng cặp học sinh soát lỗi cho nhau.
- 2 học sinh nối tiếp đọc yêu cầu đề bài, HS khác đọc thầm.
Học sinh các nhóm lần lượt lên bảng tiếp sức nhau điền tiếng vào chỗ trống.
Cả lớp nhận xét.
- Thực hiện theo yêu cầu.
ÔN LUYỆN: BỒI DƯỠNG- PHỤ ĐẠO TOÁN: 
 I.MỤC TIÊU:
-Củng cố ôn tập về tính diện tích , chu vi các hình tam giác , hình thang ,hình tròn 
-HS biết vận dụng các kiến thức đã học làm tốt các bài tập SGK.
-Giáo dục HS tính cẩn thận chính xác trong học toán 
 II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Kiểm tra bài cũ:
- Chấm một số vở bài tập của học sinh
- Nhận xét và ghi điểm
2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài lên bảng.
HĐ2: Luyện tập: Giáo viên chép đề bài lên bảng
*PHỤ ĐẠO: 
Bài1: Tính diện tích hình tam giác biết :
đáy là 12,5 dm , chiều cao bằng ½ đáy .
Bài 2: Em An đi xe đạp từ nhà tới trường , đường dài 1,5 km . bánh xe có bán kính 30 cm . Hỏi bánh xe phải quay bao nhiêu vòng ? 
- GV hướng dẫn thêm cho cá nhân học sinh trong lúc làm bài.
* BỒI DƯỠNG:
 1. Tìm x: X : 0,5 + X x 11 = 36
 X x 16,01 - = 76
 2. Một thửa ruộng hình thang có diện tích 5,89 dam2. Đáy lớn hơn đáy nhỏ 12m . Nếu đáy lớn tăng thêm 6 m thì diện tích tăng thêm 46,5 m2. Tính độ dài mỗi đáy .
HĐ3: Chấm bài: Chấm một số bài hướng dẫn chữa bài sai.
3. Củng  ... xuôi dòng” .
Bài 2: Tao ra câu ghép để diễn đạt các ý sau : cặp mắt của bà đã mờ , mỗi khi đọc sách báo bà đeo kính 
HĐ3: Chấm bài: 
- Chấm một số bài – Hướng dẫn học sinh chữa bài sai.
3.Củng cố:
 -Dặn dò về nhà – Nhận xét giờ học
- 3 học sinh nộp vở.
- Học sinh lắng nghe.
- HS làm vào vở, 4 em lên bảng.
- Gọi một số học sinh khác đọc các câu mình đặt.
- Học sinh làm vào vở sau đó đọc theo nhóm 2. 
a, mùa xuân xinh đẹp đã về. 
 b,  thì em sẽ được cô cho điểm 10.
- Học sinh làm bài vào vở, 2 em làm vào phiếu.
- Học sinh đọc kĩ bài và làm vào vở, 2 HS trình bày miệng 
- Học sinh nhận xét và chữa bài.
- Học sinh ghi nhớ.
 --------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:	 NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ. 
 I.MỤC TIÊU: 
- Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
- Nhận biết được các quan hệ từ, cặp quan hgệ từ được sử dụng trong câu ghép,
biết cách dùng quan hệ từ nối các vế câu ghép.
- Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt.
 II.CHUẨN BỊ:
+ Giấy khổ to viết 3 câu ghép ở BT 1. Giấy khổ to phô tô nội dung BT 3.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ : ? Nêu các từ đồng nghĩa với từ công dân và đặt câu với từ vừa nêuba
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp.
HĐ2: Phần nhận xét.
Bài 1,2,3: - Yêu cầu học sinh đọc đề bài và thực hiện yêu cầu .
HĐ3: Phần ghi nhớ.
Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ.
HĐ4: Phần luyện tập.
Bài 1: Yêu cầu các em đọc đề bài và làm bài.
-Nhận xét, chốt đáp án đúng.
Bài 2: Đọc yêu cầu và nội dung.
Giáo viên lưu ý thêm cho học sinh 
Nhận xét chốt bài làm đúng.
Bài 3: yêu cầu 3 học sinh lên bảng thi làm đúng nhanh tìm quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống.
- Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
3.Củng cố - Dặn dò:
Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung phần ghi nhớ.
 Dặn dò về nhà - Nhận xét giờ học. 
- 2 HS lên bảng, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Nghe, xác định nhiệm vụ giờ học.
- 1 HS đọc đề bài. Học sinh làm việc cá nhân.
Học sinh phát biểu ý kiến.
Cả lớp bổ sung, nhận xét.
- Vài học sinh đọc. Cả lớp đọc thầm.
- 2 HS nối tiếp đọc, lớp đọc thầm.
- Học sinh làm việc cá nhân dựa vào gợi ý.
Cả lớp nhận xét.
- 2HS đọc yêu cầu đề bài
- Học sinh trao đổi trong nhóm rồi đại diện phát biểu ý kiến.
Học sinh cả lớp làm cá nhân, 3 bạn lên bảng thực hiện và trình bày kết quả.
-HS làm sai, sửa bài.
- Vài học sinh nhắc lại.
- Thực hiện theo yêu cầu.
TẬP LÀM VĂN: LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG.
 I.MỤC TIÊU: 
- Dựa vào mẩu chuyện về một buổi sinh hoạt tập thể, biết lập chương trình hoạt động cho buổi sinh hoạt tập thể đó và cách lập CTHĐ nói chung.
- Qua việc lập chương trình hoạt động , rèn luyện óc tổ chức, tác phong làm việc khoa học và ý thức tập thể.
- Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt.
 II.CHUẨN BỊ:
 GV: - Bảng phụ viết mẫu cấu tạo 3 phần của CTHĐ; Giấy khổ to, bút dạ.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ : 
- Giáo viên chấm vở của 3, 4 học sinh làm bài 
Giáo viên nhận xét.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp.
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập .
Bài 1:	Giáo viên yêu cầu hs đọc đề bài.
Yêu cầu 1, 2 học sinh đọc mẩu chuyện Một buổi sinh hoạt tập thể.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung chuyện Một buổi sinh hoạt tập thể.
GV gắn tên phần tiếp của bản chương trình hoạt động 
Bài 2: Đọc đề bài.
 Giáo viên chia lớp làm 5, 6 nhóm ; phát ĐDHT.
- Giáo viên kết luận: CTHĐ của lớp trưởng nào thông minh, hợp lí, sáng tỏ nhất.
Giáo viên nhận xét
3.Củng cố - Dặn dò:
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cấu trúc của 1 chương trình hoạt động.
- Dặn dò về nhà - Nhận xét giờ học. 
- Nghe nhận xét.
- Nghe, xác định nhiệm vụ. 
- 2 HS đọc yêu cầu; Lớp đọc thầm.
- 2 HS đọc; Lớp đọc thầm.
Nối tiếp trả lời.
Cả lớp đọc lại toàn bộ phần GV đã gắn lên bảng.
- Nhóm nào làm xong dán nhanh bài lên bảng lớp.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Nhóm nào làm tốt sẽ được gắn nội dung dưới đề mục thứ 3 của bản chương trình.
Cả lớp bổ sung
- 1, 2 học sinh nhắc lại cấu trúc 3 phần của 1 chương trình hoạt động.
- Thực hiện theo yêu cầu.
TOÁN: TIẾT 100: GIỚI THIỆU BIỂU ĐỒ HÌNH QUẠT. 
 I.MỤC TIÊU: Giúp HS :
- Làm quen với biểu đồ hình quạt.
- Bước đầu biết cách đọc và phân tích xử lý số liệu trên biểu đồ hình quạt.
- Giáo dục cho các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán.
 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
1.Bài cũ: Hỏi HS về công thức tính chi vi và diện tích hình tròn.
- Giáo viên nhận xét.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp.
HĐ2: Giới thiệu biểu đồ hình quạt.
-Yêu cầu học sinh quan sát kỹ biểu đồ hình quạt. VD1/ SGK và nhận xét đặc điểm :
+ Biểu đồ có dạng hình gì ? chia thành mấy phần ? Trên mỗi phần ghi gì ?
- Yêu cầu học sinh nêu cách đọc.
* Giáo viên chốt lại những thông tin trên bản đồ.
-Yêu cầu học sinh quan sát kỹ biểu đồ hình quạt. VD2/ SGK và nhận xét đặc điểm.
* Giáo viên chốt lại những thông tin trên bản đồ.
HĐ3: Luyện tập:
Bài 1: Đọc đề bài
- Giáo viên gợi ý cho học sinh khai thác biểu đồ.
* Tổng kế các thông tin mà HS khai thác qua biểu đồ.
Bài 2: Đọc đề bài 
- Hướng dẫn cho HS biết, biểu đồ nói về điều gì ?
3.Củng cố - Dặn dò:- Dặn dò về nhà - Nhận xét giờ học.
- Học sinh nối tiếp nêu.
- Cả lớp nhận xét.
- Quan sát kỹ biểu đồ. Nêu đặc điểm của biểu đồ.
-  Dạng hình tròn chia nhiều phần.
Trên mọi phần đều ghi số phần trăm tương ứng.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm đôi thảo luận theo các câu hỏi gợi ý. Đại diện 4 nhóm trả lời 4 câu hỏi. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Học sinh quan sát biếu đồ, lần lượt nêu những thông tin ghi nhận qua biểu đồ.
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Học sinh thảo luận nhóm 3 để hoàn thành BT. Trình bày bài dưới hình thức trò chơi “Đố bạn”.
- Thực hiện theo yêu cầu.
SINH HOẠT: SINH HOẠT ĐỘI
 I.MỤC TIÊU:
- Học sinh nắm được ưu khuyết điểm của cá nhân và của chi đội trong tuần qua.
- Nắm được kế hoạch hoạt động trong thời gian tới.
- Giáo dục cho các em có ý thức tự giác trong các hoạt động.
 II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định tổ chức: SH văn nghệ
2.Sinh hoạt: 
HĐ1: Đánh giá hoạt động trong tuần qua
- Giáo viên yêu cầu chi đội trưởng và các phân đội đánh giá nhận xét và xếp loại thi đua.
- Giáo viên nhận xét chung về các mặt:
 * Học tập: Duy trì nền nếp học bài và làm bài. Nhiều em đạt kết quả tốt trong học tập: Phúc, Nhàn, Phương, Mơ, Hồng. Song một số em thiếu ý thức trong học tập, chưa chịu khó luyện chữ .
 * Nề nếp: Thực hiện tốt các hoạt động của chi đội, liên đội đề ra.
 Song một số em còn chậm trong các hoạt động, ý thức tham gia các hoạt động của trường, của lớp chưa cao.
 * Lao động: Thực hiện vệ sinh cá nhân và phong quang trường lớp sạch sẽ. Thực hiện có hiệu quả theo kế hoạch lao động của nhà trường. Tổ 2 trực nhật khá tốt.
HĐ2: Kế hoạch hoạt động tuần sau:
Thực hiện tốt các hoạt động mà nhà trường cũng như liên đội, chi đội đề ra. Kắc phục những tồn tại và phát huy những ưu điểm đã đạt được. Tiếp tục các khoản thu nộp theo quy định.
3.Củng cố:
- Dặn dò về nhà – Nhận xét giờ học.
- Phân đội trưởng đánh giá, nhận xét và xếp loại thi đua cho các thành viên trong phân đội.
- Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh ghi nhớ.
AN TOÀN GIAO THÔNG: BÀI 4 
 NGUYÊN NHÂN TAI NẠN GIAO THÔNG (tiết 2) 
 I.MỤC TIÊU:
- HS hiểu đựơc các nguyên nhân khác nhau gây ra tai nạn giao thông 
- Biết vận dụng những kiến thức đã học để phán đoán nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông
- Có ý thức thực hiện những quy định của luật GTĐBđể tránh tai nạn giao thông
 II.CHUẨN BỊ :
 Kẻ sẵn một đường thẳng trên sân trường 
	 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Kiểm tra bài cũ : 
? Em hãy nêu một số nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông?
- Nhận xét và ghi điểm.
2.Bài mới: 
HĐ1: Thực hành làm chủ tốc độ: 
- GV gọi 2 HS, một em đi bộ, một em chạy. Khi GV hô: “Khởi hành” thì 2 em đi về phía trước. Bất chợt GV hô: “Dừng lại” thì 2 em phải dừng lại được ngay. 
- Cho HS thực hành tương tự với việc đi xe đạp. 
GV Kết luận : Khi điều khiển bất kì một phương tiện giao thông nào cần phải đảm bảo tốc độ hợp lí , không được phóng nhanh để tránh tai nạn.
HĐ2: Ghi nhớ:
- Yêu cầu học sinh nhắc lại ghi nhớ như giáo viên đã kết luận. 
 3,Củng cố : 
- GV gợi ý cho học sinh rút ra từ các mẫu chuyện trên là: Các tai nạn giao thông đều có thể tránh được, điều đó phụ thuộc vào: Ý thức chấp hành; Kĩ năng điều khiển....
- Liên hệ thực tế.
- Dặn dò về nhà - Nhận xét giờ học.
- 2 HS nêu.
- Học sinh nhận xét.
-HS thực hiện.
- Lớp quan sát xem ai dừng lại được ngay, ai chưa dừng lại được ngay.
- HS lắng nghe 
- Vài học sinh nhắc lại ghi nhớ.
- Học sinh lắng nghe.
- HS ghi nhớ 
-------------------------------------------------*****---------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 20.doc