Giáo án Tổng hợp các môn lớp 5 - Kì II - Tuần 21 - Trường Tiểu học Hàm Ninh

Giáo án Tổng hợp các môn lớp 5 - Kì II - Tuần 21 - Trường Tiểu học Hàm Ninh

TẬP ĐỌC: TRÍ DŨNG SONG TOÀN

 I.MỤC TIÊU:

- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn – giọng đọc lúc rắn rỏi hào hứng, lúc trầm lắng tiếc thương. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật : Giang Văn Minh, vua Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thần Tông.

- Hiểu ý nghĩa bài đọc : Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.

- Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt.

 II.CHUẨN BỊ:

 Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

 

doc 37 trang Người đăng hang30 Lượt xem 641Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn lớp 5 - Kì II - Tuần 21 - Trường Tiểu học Hàm Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC: TRÍ DŨNG SONG TOÀN 
 I.MỤC TIÊU:
- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn – giọng đọc lúc rắn rỏi hào hứng, lúc trầm lắng tiếc thương. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật : Giang Văn Minh, vua Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thần Tông.
- Hiểu ý nghĩa bài đọc : Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.
- Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt.
 II.CHUẨN BỊ: 
 Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
 III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: - Giáo viên gọi 2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi bài “Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng”.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài:GV giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài lên bảng.
- 2HS nối tiếp lên bảng thực hiện theo yêu cầu, HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe .
HĐ2: HD luyện đọc và tìm hiểu bài 
a)Luyện đọc: - Có thể chia làm 4 đoạn :
- GV : Giải nghĩa các từ tiếp kiến ( gặp mặt ) ; hạ chỉ ( ra chiếu chỉ, ra lệnh ) ; than ( than thở) ; cống nạp ( nạp : nộp )
- Yêu cầu nhóm đôi luyện đọc. 
-GV đọc diễn cảm toàn bài. Chú ý đọc đúng lời Giang Văn Minh ở từng đoạn.
- HS đánh dấu cách chia đoạn.
- HS giỏi đọc bài.
- HS quan sát tranh minh hoạ sứ thần Giang Văn Minh oai phong, khảng khái.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn, giải nghĩa các từ chú thích trong SGK.
- HS luyện đọc theo cặp .
- Nghe để nêu giọng đọc phù hợp.
b)Tìm hiểu bài: 
- HD HS đọc thàm và trả lời các câu hỏi ở SGK.
-Vì sao nói ông Giang Văn Minh là người có trí dũng song toàn ?
c)Đọc diễn cảm: GV đọc mẫu.
- Hướng dẫn cách đọc phân vai.
-HS thảo luận nhóm đôi và trình bày trước lớp. 
- Giang Văn Minh vừa mưu trí, vừa bất khuất ... dám đối lại một vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc.
- 5 HS luyện đọc diễn cảm có phân vai.
-Thi đọc diễn cảm toàn câu chuyện.
3.Củng cố - dặn dò :
- Nêu nội dung câu chuyện ?
- Dặn dò về nhà - Nhận xét giờ học.
- Nhóm đôi thảo luận rồi nêu.
- Thực hiện theo yêu cầu.
TUẦN 21
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------
˜&™
Thứ hai: 
TOÁN: TIẾT 101: LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH
 I.MỤC TIÊU: Giúp HS :
- Ôn tập và rèn luyện kĩ năng tính diện tích các hình đã học ( hình chữ nhật , hình vuông ).
- Vận dụng các công thức tính diện tích các hình đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn đơn giản.
- Giáo dục cho các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán.
 III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng nêu một số câu hỏi về biểu đồ.
- Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài.
- 2 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu. 
- Cả lớp và GV nhận xét .
- Học sinh lắng nghe.
HĐ2: HD HS thực hành tính diện tích một hình trên thực tế: 
-GV treo bảng phụ có hình minh hoạ như SGK.
? Muốn tính diện tích của mảnh đất này ta làm thế nào ?
- Cho Hs thảo luận nhóm .
- Nhận xét, chốt bài làm đúng.
- HS quan sát .
- Ta phải chia hình đó thành các phần nhỏ là các hình đã có công thức tính diện tích .
-HS thảo luận nhóm để tìm cách giải .
-Các nhóm trình bày kết quả . 
HĐ3: Luyện tập – thực hành: 
Bài 1 : Đọc yêu cầu và quan sát hình vẽ.
- Thảo luận tìm cách giải
- Chốt cách giải : Chia mảnh đất thành 2 hình chữ nhật ABCI và FGDE , tính diện tích 2 HCN rồi cộng lại.
Bài 2: Đọc yêu cầu và quan sát hình vẽ.
a)Chia mảnh đất như hình vẽ :
b)Xác định khoảng cách và tính :
- Nhận xét, Kl cách giải đúng :
- HS đọc đề, quan sát hình vẽ.
- HS thảo luận vànêu cách giải.
- Dựa vào cách giải đã thống nhất, từng nhóm 2 HS làm bài vào PHT. 2 nhóm trình bày cách giải, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS đọc đề, quan sát hình vẽ.
- HS thảo luận vànêu cách giải và giải.
3.Củng cố - Dặn dò:
- Dặn dò về nhà - Nhận xét giờ học.
- Thực hiện theo yêu cầu.
ÔN TOÁN: LUYỆN TẬP
 I.MỤC TIÊU:
- Củng cố lại cách tính diện tích hình chữ nhật cho học sinh.	
- HS vận dụng cách tính diện tích hình chữ nhật để làm bài.
 - Giáo dục HS cẩn thận trong tính toán .
	 II.CHUẨN BỊ: VBT in
	 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Kiểm tra bài cũ: ? Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm thế nào?
- GV nhận xét và ghi điểm. 
2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp.
HĐ2: Luyện tập: 
- Hướng dẫn học sinh làm các bài tập ở vở BTT T101 trang 17
Bài 1:Yêu cầu HS tự làm bài vào vở và 1 em lên bảng giải và nêu cách làm.
Bài 2: 
HS tự làm bài –1 HS làm vào phiếu. 
*HSG: 
 1. Chú Tư rào xung quanh một khu đất trồng rau hình chữ nhật có chiều rộng bằng chiều dài hết 311 chiếc cọc. Hỏi chú Tư thu hoạch được bao nhiêu tấn rau trên khu đất đó, nếu mỗi héc - ta thu được 3,5 tấn rau? Biết rằng khoảng cách giữa hai cọc liền nhau là 1,5 mét và ở một góc của khu đất để một lối ra vào rộng 3 mét.
HĐ3: Chấm bài: Chấm một số bài hướng dẫn chữa bài sai.
3. Củng cố: 
 -Dặn dò về nhà – Nhận xét giờ học.
- 3 học sinh trả lời 
- Học sinh lắng nghe.
- HS làm bài vào vở và nêu kết quả bài 1.
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm vào phiếu. 
- HS Khá –Giỏi tự làm bài vào vở ,1 HS làm vào phiếu .
HD: Chu vi của khu đất là:
 (311 - 1) x 1,5 + 3 = 468 (m)....
- HS nhận xét và chữa một số bài.
- Học sinh ghi nhớ.
CHÍNH TẢ: ( Nghe – viết) : TRÍ DŨNG SONG TOÀN
 I.MỤC TIÊU:
- Nghe, viết đúng chính tả một đoạn của truyện Trí dũng song toàn
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tiếng có thanh hỏi hay thanh ngã.
- Giáo dục cho các em ý thức rèn luyện chữ viết và giữ vở sạch.
 II.CHUẨN BỊ: 
 GV: Các tờ phiếu khổ to ghi nội dung BT 2b, 3b, phấn màu, SGK.
 HS: SGK, vở.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: Giáo viên đọc một số từ có âm chính o/ô.
Nhận xét.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài:GV giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài lên bảng.
HĐ2: Hướng dẫn học sinh nghe, viết.
Yêu cầu học sinh đọc đoạn cần viết. 
? Đoạn văn kể điều gì ?
- Giáo viên đọc toàn bài chính tả, lưu ý học sinh những từ dễ viết sai. Ví dụ: hy sinh, liệt sĩ, cứu nước, leo cây, bứt lá.
Giáo viên đọc từng câu hoặc bộ phận ngắn trong câu cho học sinh viết.
Giáo viên đọc cho học sinh dò bài.
- Chấm 5 bài, nhận xét.
HĐ3: Luyện tập.
Bài 2b: Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân.
- Giáo viên dán 3 tờ phiếu lên bảng lớp mời 3, học sinh lên bảng thi đua làm bài nhanh.
Bài 3b: Giáo viên nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm đôi.
Giáo viên dán 4 phiếu lên bảng mời 4 học sinh lên bảng làm bài.
- Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
3.Củng cố - dặn dò :
- Dặn dò về nhà - Nhận xét giờ học.
- 3 học sinh viết bảng lớp, lớp viết nháp.
- HS nghe và nhắc lại tựa.
- Học sinh đọc, HS khác đọc thầm.
- 1 HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Học sinh lắng nghe.
- Viết bảng con: hy sinh, liệt sĩ, cứu nước, leo cây, bứt lá.
Học sinh viết bài.
- Từng cặp học sinh đổi chéo vở sửa lỗi cho nhau.
-1 HS đọc đề bài, lớp đọc thầm.
Học sinh làm bài vào vở. 3 học sinh lên bảng làm bài trên phiếu rồi đọc kết quả. 
- Học sinh đọc thầm yêu cầu đề bài.
Các em thảo luận nhóm đôi, điền vào từ in đậm thanh hỏi, thanh ngã thích hợp.
- 2 Nhóm trình bày kết quả. 
Cả lớp nhận xét. Học sinh làm sai sửa bài vào vở.
- Thực hiện theo yêu cầu.
ÔN LUYỆN: BỒI DƯỠNG- PHỤ ĐẠO TOÁN 
 LUYỆN TẬP(2T)
 I.MỤC TIÊU:
- Củng cố ôn tập về tính diện tích, chu vi các hình tam giác, hình thang, hình tròn 
- HS biết vận dụng các kiến thức đã học làm tốt các bài tập SGK.
- Giáo dục HS tính cẩn thận chính xác trong học toán 
 II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Kiểm tra bài cũ:
- Chấm một số vở bài tập của học sinh
- Nhận xét và ghi điểm
2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài lên bảng.
HĐ2: Luyện tập: Giáo viên chép đề bài lên bảng
*PHỤ ĐẠO: 
Bài1: Tính diện tích hình chữ nhật biết chu vi là 148m và chiều dài bằng 3/2 chiều rộng.
Bài 2: Tính diện tích hình tam giác vuông có dộ dài hai cạnh góc vuông là:
a, 3cm và 2dm
b, 2,3m và 30dm.
Bài 3: Tính chu vi hình tròn có:
a, Đường kính 2,5 cm.
b, Bán kính 0,15cm.
- GV hướng dẫn thêm cho cá nhân học sinh trong lúc làm bài.
* BỒI DƯỠNG:
 1. Cho hình tam giác ABC có diện tích 120cm2. D là trung điểm của cạnh AC. Trên cạnh AB lấy điểm E sao cho BE = AB. Nối B với D và nối C với E. Hai đoạn thẳng BD và CE cắt nhau ở G. Tính diện tích hình tam giác GBC.
 2. Cho hình thang ABCD. Hai đường chéo AC và BD cắt nhau ở điểm E. Hãy chỉ rõ các cặp hình tam giác có diện tích bằng nhau.
HĐ3: Chấm bài: Chấm một số bài hướng dẫn chữa bài sai.
3. Củng cố: 
 -Dặn dò về nhà – Nhận xét giờ học.
- Hai em nộp vở.
- Học sinh nghe 
- Học sinh làm bài vào vở, 2 em làm vào phiếu.
- Học sinh làm vào vở, 2 em lên bảng. 
- Học sinh làm vào vở, 2 em làm vào phiếu.
- HS làm vở, 1 em làm vào phiếu.
 ... họn từ ấy.
- Giáo viên nhận xét, giúp học sinh phân tích để đi đến kết luận.
Bài 4: Thực hiện tương tự như BT3.
3.Củng cố - dặn dò :
- Dặn dò về nhà - Nhận xét giờ học.
- 2 HS thực hiện theo yêu cầu. HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS nghe và nhắc lại tựa.
- 1 học sinh đọc câu hỏi 1, 2 HS đọc 2 câu văn, lớp đọc thầm.
Học sinh suy nghĩ, phát hiện sự khác nhau về cấu tạo giữa 2 câu ghép đã nêu.
Học sinh phát biểu ý kiến.
Cả lớp nhận xét.
- Học sinh làm bài, các em tìm và viết ra nháp những cặp quan hệ từ. Có thể minh hoạ bằng những ví dụ cụ thể. Học sinh phát biểu ý kiến.
- Học sinh đọc thuộc ghi nhớ ngay tại lớp.
1 HS đọc đề bài, lớp đọc thầm.
Học sinh làm việc theo nhóm, các em dùng bút chì khoanh tròn từ chỉ quan hệ hoặc cặp từ chỉ quan hệ, gạch dưới vế câu chỉ nguyên nhân 1 gạch, gạch dưới vế câu chỉ kết quả 2 gạch.
Đại diện nhóm dán kết quả lên bảng, trình bày kết quả.
- Cả lớp nhận xét. Học sinh sửa bài theo lời giải đúng.
1 học sinh đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm.
Nghe gợi ý.
- 1 học sinh giỏi làm mẫu.
- Học sinh làm việc cá nhân, các em viết nhanh ra nháp câu ghép mới tạo được.
Học sinh làm trên giấy xong dán nhanh lên bảng lớp.
Nhiều học sinh tiếp nối nhau nối câu ghép các em tạo được.
Học sinh làm bài vào vở. Học sinh làm bài trên giấy xong rồi dán bài lên bảng lớp và trình bày kết quả.
Cả lớp nhận xét.
- Thực hiện tương tự như BT3.
- thực hiện theo yêu cầu.
TẬP LÀM VĂN : TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI.
 I.MỤC TIÊU:
- Rút được kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết cách diễn đạt, trình bày trong văn tả người.
- Biết tham gia sửa lỗi chung, biết tự sửa lỗi, tự viết lại đoạn văn cho hay hơn.
- Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt.
 II.CHUẨN BỊ: 
 GV: Bảng phụ ghi đề bài, một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ đặt câu, ý. 
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: Giáo viên kiểm 2 học sinh đọc lại bản chương trình hoạt động mà các em đã làm vào vở của tiết trước.
Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài:GV giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài lên bảng.
HĐ2: Nhận xét kết quả.
Giáo viên nhận xét chung về kết quả của bài văn viết của học sinh.
Thông báo điểm số cụ thể.
Viết vào phiếu học các lỗi trong bài làm theo từng loại (lỗi bố cục, câu liên kết, chính tả ), sửa lỗi.
Đổi bài làm, đổi phiếu cho bạn bên cạnh để soát lỗi còn sót, soát lại việc sửa lỗi.
HĐ3: Hướng dẫn sửa lỗi.
Giáo viên gọi một số học sinh lên bảng sửa.
Giáo viên sửa lại cho đúng (nếu sai).
Giáo viên hướng dẫn học sinh học tập những đoạn văn, bài văn hay của một số học sinh trong lớp.
Yêu cầu học sinh đọc lại nhiệm vụ 2 của đề bài, mỗi em chọn viết lại một đoạn văn.
- Giáo viên chấm sửa bài của một số em.
3.Củng cố - dặn dò :
- Dặn dò về nhà - Nhận xét giờ học.Đọc đoạn hay bài văn tiêu biểu.
- 2 HS thực hiện theo yêu cầu, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Nghe, xác định nhiệm vụ tiết học.
- Nghe nhận xét.
- Học sinh sửa bài vào nháp, một số em lên bảng sửa bài.
- Cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng.
Học sinh trao đổi thảo luận trong nhóm để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn và tự rút kinh nghiệm cho mình.
- Thực hiện theo yêu cầu.
TOÁN: TIẾT 105: DIỆN TÍCH XUNG QUANH 
 VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
 I.MỤC TIÊU: Giúp HS :
- Có biểu tượng về diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Hình thành được cách tính và công thức tính diện tích xung quanh , diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
-Vận dụng được các quy tắc tính diện tích để giải một số bài toán có liên quan 
 II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Một số hình hộp chữ nhật có thể khai triển được; Bảng phụ có vẽ hình khai triển.
 III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: - Yêu cầu 2 HS nhắc lại các đặc điểm của hình hộp chữ nhật, hình lập phương ? - Nhận xét 
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài.
- 2 HS nhắc lại các đặc điểm của hình hộp chữ nhật, hình lập phương 
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Nghe, xác định nhiệm vụ giờ học.
HĐ2: Hình thành công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật: 
a)Diện tích xung quanh: 
- GV cho HS quan sát mô hình. Yêu cầu HS chỉ ra các mặt xung quanh.
- Yêu cầu 1 HS tháo hình hộp chữ nhật.
- Sau khi triển khai phần diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật bằng diện tích hình nào ?
-Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật được tính bằng cách nào ?
-Muốn tính diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật ta làm thế nào ?
b)Diện tích toàn phần: 
 - GV giới thiệu : Diện tích tất cả các mặt là diện tích toàn phần .
-Em hiểu thế nào là diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ?
-Muốn tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta làm thế nào ?
-Em hãy tìm diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật vừa cho ?
*Lưu ý : các kích thứơc phải cùng đơn vị đo.
- HS quan sát .
- HS thảo luận nhóm tìm cách tính diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật 
-Bằng diện tích hình chữ nhật có chiều dài 5+8+5+8 = 26(cm) ; chiều rộng 4 cm 
-Ta lấy chu vi đáy nhân với chiều cao.
- Nghe 
- Là tổng diện tích 6 mặt.
- Lấy diện tích xung quanh cộng diện tích hai đáy .
- HS tính rồi nêu.
HĐ3: Luyện tập – thực hành 
Bài 1 : 
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài và giải vào vở.
Bài 2 : 
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài và giải vào vở.
-HS đọc đề, áp dụng cách tính vừa học để tính. HS làm bài vào vở.
- HS đọc đề , về nhà làm bài .
3.Củng cố - Dặn dò:
- Dặn dò về nhà - Nhận xét giờ học.
- Thực hiện theo yêu 
SINH HOẠT: SINH HOẠT LỚP
 I.MỤC TIÊU:
- Học sinh thấy được ưu khuyết điểm của mình và của tập thể lớp trong tuần qua.
- Nắm được kế hoạch hoạt động trong tuần tới.
- Giáo dục cho các em có ý thức thực hiện một cách tự giác các hoạt động.
 II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định tổ chức: 
GV tổ chức cho các em chơi trò chơi và sinh hoạt văn nghệ.
2.Sinh hoạt: 
HĐ1: Đánh giá hoạt động trong tuần:
- Giáo viên yêu cầu lần lượt 4 tổ trưởng nhận xét, đánh giá và xếp loại thi đua cho các thành viên trong tổ.
- Yêu cầu lớp trưởng nhận xét và xếp loại thi đua cho các tổ.
- Giáo viên nhận xét chung:
* Nề nếp: Duy trì nề nếp tốt. Đa số các em đã có ý thức thực hiện nghiên túc các hoạt động của trường và của lớp.
* Học tập: Duy trì nền nếp học bài và làm bài. Nhiều em đạt kết quả tốt trong học tập: Phúc, Phương, Mơ, Bình... Song một số em thiếu ý thức trong học tập, chưa chịu khó luyện chữ .
* Lao động: Thực hiện vệ sinh cá nhân và phong quang trường lớp sạch sẽ. Thực hiện có hiệu quả theo kế hoạch lao động của nhà trường. Tổ 3 trực nhật khá tốt.
HĐ2: Kế hoạch hoạt động tuần sau:
 Thực hiện tốt các hoạt động mà nhà trường cũng như liên đội, chi đội đề ra. Khắc phục những tồn tại và phát huy những ưu điểm đã đạt được. Tiếp tục các khoản thu nộp theo quy định.
3.Củng cố:
 -Dặn dò về nhà – Nhận xét giờ học.
- Học sinh chơi trò chơi và sinh hoạt văn nghệ.
- Các tổ trưởng lên nhận xét và xếp loại thi đua cho tổ viên.
- Lớp trưởng nhận xét.
- Cá nhân học sinh góp ý cho lớp, cho cá nhân học sinh về mọi mặt.
- Học sinh nghe giáo viên nhận xét.
- Học sinh nghe giáo viên phổ biến kế hoạch.
- Học sinh ghi nhớ.
AN TOÀN GIAO THÔNG: BÀI 5 
	EM LÀM GÌ ĐỂ THỰC HIỆN AN TOÀN GIAO THÔNG (TIẾT 1) 	 I.MỤC TIÊU:
-HS hiểu nội dung , ý nghĩa các con số thống kê đơn giản về TNGT
-HS biết giải thích các điều luật đơn giản cho bạn bè và những người khác .
-Có ý thức thực hiện những quy định của luật GTĐBđể tránh tai nạn giao thông
	 II. CHUẨN BỊ :
-Số liệu thống kê về TNGT hàng năm của cả nước và địa phương .
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Kiểm tra bài cũ : 
? Em hãy nêu một số nguyên nhân gây tai nạn giao thông?
- GV nhận xét và ghi điểm.
2.Bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài lên bảng.
HĐ2: Tuyên truyền 
- GV đọc các mẫu tin.
- Hướng dẫn HS phân tích: tính chất nghiêm trọng của sự việc. 
- GV kết luận 
HĐ3: Trưng bày sản phẩm: 
- Các tổ trưng bày sản phẩm 
- Đại diện mỗi nhóm giới thiệu sản phẩm của nhóm mình.
- HS nhận xét về sản phẩm của bạn. 
HĐ4: Trò chơi:
- Hướng dẫn học sinh chơi trò chơi “Sắm vai”.
- GV nêu một số tình huống nguy hiểm.
- Yêu cầu học sinh xử lí tình huống thế nào để bảo đảm an toàn. Sau đó đưa ra giải pháp hợp lí để thuyết phục bạn cùng thực hiện.
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
- Nhận xét và đưa ra cách giải quyết hợp lí.
3.Củng cố : 
- Liên hệ thực tế.
- Dặn dò về nhà - Nhận xét giờ học.
- 2 Học sinh trả lời
- Học sinh nghe và nhắc lại tựa.
- HS nghe. 
- HS trả lời.
- 1-2 HS giới thiệu sản phẩm của nhóm mình 
- Nhận xét sản phẩm của nhóm bạn.
- Học sinh lắng nghe tình huống mà giáo viên đưa ra.
- Học sinh thực hành chơi theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- HS nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn.
- Học sinh ghi nhớ.
-------------------------------------------------*****---------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 21.doc