Giáo án Tổng hợp các môn lớp 5 - Kì II - Tuần 26 - Trường Tiểu học Hàm Ninh

Giáo án Tổng hợp các môn lớp 5 - Kì II - Tuần 26 - Trường Tiểu học Hàm Ninh

TẬP ĐỌC : NGHĨA THẦY TRÒ

 I.MỤC TIÊU:

- Biết đọc lưu loát, diễn cảm cả bài ; giọng nhẹ nhàng, trang trọng.

- Hiểu các từ ngữ, câu đoạn trong bài, diễn biến của câu chuyện.

 Hiểu ý nghĩa bài : Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

- Giáo dục cho học sinh ý thức học tập tốt.

 II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

 Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

 

doc 36 trang Người đăng hang30 Lượt xem 430Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn lớp 5 - Kì II - Tuần 26 - Trường Tiểu học Hàm Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC : NGHĨA THẦY TRÒ
 I.MỤC TIÊU: 
- Biết đọc lưu loát, diễn cảm cả bài ; giọng nhẹ nhàng, trang trọng. 
- Hiểu các từ ngữ, câu đoạn trong bài, diễn biến của câu chuyện. 
 Hiểu ý nghĩa bài : Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. 
- Giáo dục cho học sinh ý thức học tập tốt.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 Tranh minh họa bài đọc trong SGK. 
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: - Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Cửa sông.
- Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài.
- 2HS đọc thuộc lòng bài thơ Cửa sông. HS khác lắng nghe, nhận xét. 
- Nghe, xác định nhiệm vụ tiết học.
HĐ2: Hướng dẫn hs luyện đọc và tìm hiểu bài: 
a)Luyện đọc: 
- Hướng dẫn chia làm 3 đoạn và đọc bài:
- Đọc chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp. 
- GV đọc cả bài.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn văn, kết hợp tìm hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải sau bài. 
- 4 HS nối tiếp đoc, HS khác đọc thầm.
- HS luyện đọc theo cặp. 
- Nghe, tìm hiểu giọng đọc phù hợp.
b)Tìm hiểu bài: 
- Tổ chức cho HS trao đổi trả lời câu hỏi theo nhóm.
- Theo dõi kết luận và mở rộng thên kiến thức. 
- GV : Truyền thống tôn sư trọng đạo được mọi thế hệ người Việt Nam giữ gìn, bồi đắp và nâng cao. Người thầy giaó và nghề dạy học luôn được xã hội tôn vinh. 
c)Đọc diễn cảm: 
-GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm đoạn 1 
- Nhóm 4 đọc thầm, trao đổi trả lời câu hỏi dưới sự điều khiển của nhóm trưởng.
- Lớp phó điều khiển cả lớp tìm hiểu bài theo câu hỏi SGK.
-HS luyện đọc theo cặp. 
-Thi đọc diễn cảm toàn câu chuyện. 
3.Củng cố - dặn dò: -Ý nghĩa bài văn ?
- Nhận xét tiết học - Dặn dò về nhà. 
- Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
- Thực hiện theo yêu cầu.
TUẦN 26
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------
˜&™
Thứ hai: 
TOÁN: TIẾT 126 : NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN
 I.MỤC TIÊU: Giúp HS :
- HS biết thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số tự nhiên.
- Vận dụng vào giải các bài toán thực tiễn .
- Giáo dục cho các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán.
 II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCCHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các bài:
3 giờ 45 phút + 2 giờ 27 phút 
5 giờ 19 phút - 2 giờ 45 phút 
1 giờ 28 phút 46 giây + 3 giờ 20 phút 24 giây 
15 giờ 46 phút 34 giây + 12 giờ 26 phút 24 giây 
- Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp và ghi bảng. 
- 2HS lên bảng thực hiện, HS khác làm vào vở nháp, nhận xét bài bạn .
- Cả lớp nhận xét.
- Nghe, xác định nhiệm vụ tiết học.
HĐ2: Hình thành kĩ năng nhân số đo thời gian với một số tự nhiên: 
a)Ví dụ 1 : Yêu cầu nêu bài toán SGK.
? Muốn biết 3 sản phẩm như thế hết bao lâu làm phép tính gì?Hãy nêu phép tính? 
-Yêu cầu HS nêu phép tính.
-Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính.
b)Ví dụ 2 : Yêu cầu nêu bài toán SGK.
- Yêu cầu HS nêu phép tính.
- Yêu cầu 1HS lên bảng trình bày.
- GV kết luận : 
- 1 HS nêu, HS khác đọc thầm.
- HS nêu. 
- 1 giờ 10 phút x 3 = ?
- HS thảo luận nhóm đôi tìm cách tính.
- 1 HS nêu, HS khác đọc thầm.
- 3 giờ 15 phút x 5 = 
HĐ3: Luyện tập – Thực hành 
Bài 1 : Yêu cầu đọc đề bài.
- Gọi HS lên bảng thực hiện.
- Mời HS nhận xét bài của bạn trên bảng, chữa bài và ghi điểm.
Bài 2 : Yêu HS cầu đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chấm bài nhận xét. 
- HS đọc đề, làm bài.
- 4 HS nối tiếp lên bảng, HS khác làm bảng con.
- HS nhận xét bài của bạn trên bảng
- 1 HS đọc đề, cả lớp đọc thầm.
- 1 HS tóm tắt trên bảng, HS khác tóm tắt trên bảng con.
- 1 HS làm bài trên bảng, HS khác làm vào vở. 
3.Củng cố - Dặn dò:
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau: Chia số đo thời gian cho một số.
- Thực hiện theo yêu cầu.
ÔN TOÁN: LUYỆN TẬP
 I.MỤC TIÊU:
- HS biết thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số tự nhiên.
- Rèn kĩ năng làm tính và giải toán cho học sinh.
- Giáo dục HS cẩn thận trong tính toán .
	 II.CHUẨN BỊ: VBT in
	 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Kiểm tra bài cũ: - Chấm vài vở bài tập của học sinh.
- GV nhận xét và ghi điểm. 
2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp.
HĐ2: Luyện tập: Hướng dẫn học sinh làm các bài tập ở VBT Toán T126 (Trang 55).
Bài 1: Lưu ý cho học sinh cách nhân số đo thời gian với 1 số tự nhiên.
Bài 2: - Yêu cầu học sinh đọc đề bài và tự làm bài vào vở.
Bài 3: - Yêu cầu học sinh đọc đề bài và tự làm bài vào vở.
- HS làm bài; GV theo dõi và hướng dẫn thêm.
*HSG: 
 1. Mỗi tuần lễ An học ở lớp 8 tiết Tiếng Việt và 5 tiết Toán, trung bình mỗi tiết học trong 40 phút. Hỏi trong một tuần, An học hai môn Toán và Tiếng Việt ở lớp hết bao nhiêu thời gian?
HĐ3: Chấm bài: Chấm một số bài hướng dẫn chữa bài sai.
3. Củng cố: 
 -Dặn dò về nhà – Nhận xét giờ học.
- 3 học sinh trả lời nộp vở.
- Học sinh lắng nghe.
- HS làm bài vào vở, 2 em làm vào phiếu.
- Học sinh nêu cách làm.
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng. 
-HS Khá - Giỏi tự làm bài vào vở,1 HS làm vào phiếu .
- HS nhận xét và chữa một số bài.
- Học sinh ghi nhớ.
CHÍNH TẢ: (Nghe-viết) : LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG. 
 I.MỤC TIÊU: 
- Nghe, viết đúng chính tả bài Lịch sử ngày Quốc tế Lao động. 
- Ôn quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài, làm đúng các BT. 
- Giáo dục cho học sinh ý thức học tập tốt.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Giấy khổ to chép quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài. 
- Bút dạ và 2 tờ phiếu kẻ bảng nội dung BT2. 
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng viết các danh từ riêng : Sác-lơ Đác-uyn, A-đam, Pa-xtơ, Nữ Oa, Ấn Độ. . . 
- Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài. 
- 2HS viết hay sai lên bảng viết những tên riêng. HS khác viết bảng con, nhận xét bài bạn. 
- Nghe, xác định nhiệm vụ tiết học.
HĐ2: Hướng dẫn HS nghe, viết: 
- GV đọc bài Lịch sử ngày Quốc tế Lao động.
- Gọi HS đọc bài chính tả.
? Bài chính tả nói điều gì?
? Nêu các từ khó viết ? 
? Em hãy nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài ? 
- Đọc cho HS viết. 
- Đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt. 
- GV chấm chữa 7-10 bài. 
-Nêu nhận xét chung. 
- HS theo dõi SGK. 
-1 HS đọc thành tiếng. HS khác đọc thầm bài chính tả 
- HS nêu.
- Tìm, nêu từ khó. Đọc, viết từ khó: Chi-ca-gô, Mĩ, Niu Y-oóc, Ban-ti-mo, Pít-sbơ-nơ. . . 
 - 2 HS nối tiếp trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS viết. 
- HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi 
HĐ3: Hướng dẫn hs làm BT chính tả 
Bài tập 2 : Đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu tự làm bài.
- 2 HS nối tiếp đọc, lớp đọc thầm.
- HS làm bài. HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. 
- 2HS làm bài trên phiếu và trình bày trước lớp. 
-Cả lớp nhận xét, chốt lại ý kiến đúng. 
3.Củng cố - dặn dò: 
- Dặn dò về nhà - Nhận xét giờ học.
- Thực hiện theo yêu cầu
ÔN LUYỆN: BỒI DƯỠNG- PHỤ ĐẠO TOÁN: 
 LUYỆN TẬP(2T)
 I.MỤC TIÊU:
- HS biết thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số tự nhiên.
- HS biết vận dụng các kiến thức đã học làm tốt các bài tập.
- Giáo dục HS tính cẩn thận chính xác trong học toán 
 II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Kiểm tra bài cũ:
- Chấm một số vở bài tập của học sinh
- Nhận xét và ghi điểm
2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài lên bảng.
HĐ2: Luyện tập: Giáo viên chép đề bài lên bảng
*PHỤ ĐẠO: 
Bài1: Tính: 
2 giờ 15 phút x 3 4 phút 15 giây x 4
1,25 phút x 5 0,5 giây x 4
Bài 2: Trung bình 3 giờ 15 phút chú công nhân làm được 1 sản phẩm. Hỏi để làm được 8 sản phẩn như thế thì phải hết bao nhiêu thời gian?
- GV hướng dẫn thêm cho cá nhân học sinh trong lúc làm bài.
* BỒI DƯỠNG:
 1. Một vòi nước cứ sau 15 phút 20 giây chảy vào bể được 1m3 nước. Hỏi sau bao lâu thì nước chảy đầy bể, biết rằng thể tích của bể là 6m3 và lúc đầu bể có 2,5m3 nước.
HĐ3: Chấm bài: Chấm một số bài hướng dẫn chữa bài sai.
3. Củng cố: 
 -Dặn dò về nhà – Nhận xét giờ học.
- Hai em nộp vở.
- Học sinh nghe 
- Học sinh làm bài vào vở, 4 em trình bày kết quả .
- Học sinh làm vào vở, 1 em lên bảng. 
- HS làm bài vào vở, 2 em làm vào phiếu.
- HS nhận xét và chữa một số bài.
- Học sinh ghi nhớ.
ÔN LUYỆN: BỒI DƯỠNG – PHỤ ĐẠO TIẾNG VIỆT: 
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 I.MỤC TIÊU:
- Rèn kĩ năng tạo ra các câu ghép mới (thể hiện quan hệ tăng tiến) bằng cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ, thay đổi vị trí các vế câu.
- Giáo dục cho các em có ý thức học tập tốt.
 II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: 
- Chấm vài vở bài tập của học sinh. 
- Nhận xét và ghi đie ... ọc cho nhau nghe kết quả.
- Học sinh làm bài vào vở, 3 HS lên bảng.
- Học sinh làm bài vào vở, 1 em làm vào phiếu.
- Học sinh làm bài vào vở, 1 em làm vào phiếu.
-HS làm vào vở ,1 HS làm phiếu. 
- Nhận xét và chữa một số bài.
- Học sinh ghi nhớ.
BỒI DƯỠNG – PHỤ ĐẠO TIẾNG VIỆT: TẬP LÀM VĂN
 I.MỤC TIÊU:
- Rèn luyện kĩ năng dùng từ đặt câu để viết bài văn tả đồ vật theo yêu cầu của đề bài. 
- Giáo dục HS ý thức học tập tốt.
 II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:	
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Kiểm tra bài cũ: - Chấm một số vở bài tập của học sinh.
- GV nhận xét và ghi điểm. 
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài : GV giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài lên bảng.
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập 
*PHỤ ĐẠO: 
- Gọi 1 HS nhắc lại cấu tạo bài văn tả đồ vật.
Đề bài: Tả một đồ chơi mà em thích.
- Yêu cầu học sinh làm bài, GV theo dõi và hướng dẫn thêm.
- Gọi HS trình bày bài văn của mình .
* BỒI DƯỠNG: 
Đề bài: Tả một thứ đồ chơi của em (hoặc đò vật dùng để vui chơi nơi công cộng mà em biết).
- Lưu ý HS: trọng tâm của bài là tả một đồ chơi.
- GV hướng dẫn thêm cho học sinh trong lúc làm bài
- HD HS nhận xét 
- GV chấm một số bài và chữa bài 
 3.Củng cố : 
- Dặn dò về nhà - Nhận xét giờ học
- 3 HS nộp vở.
- HS lắng nghe.
- Vài em nhắc lại.
- HS làm bài vào vở, 2em làm bài vào phiếu. 
- Một số HS trình bày; HS nhận xét bài của bạn .
- HS tự làm bài vào vở, sau đó trình bày bài.
- HS lắng nghe. 
- Học sinh nhận xét và chữa bài.
- Học sinh ghi nhớ. 
 --------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu
LUYỆN TỪ VÀ CÂU : LUYỆN TẬP THAY THẾ TỪ NGỮ 
 ĐỂ LIÊN KẾT CÂU 
 I.MỤC TIÊU: 
- Củng cố hiểu biết về biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu. 
- Biết sử dụng biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu. 
- Giáo dục cho học sinh ý thức học tập tốt.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 3,4 tờ giấy khổ to viết đoạn văn ở BT1. 
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng đặt câu với từ thuộc chủ điểm Truyền thống.
- Nhận xét, ghi điểm.
- 2 HS thực hiện theo yêu cầu, HS khác theo dõi nhận xét.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài.
- Nghe, xác định nhiệm vụ tiết học.
HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập 
Bài tập 1 Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS tự làm. Gọi HS nêu các từ tìm được.
- 1HS đọc, lớp theo dõi trong SGK. 
- 1 HS lên bảng gạch dưới những từ chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương, nêu tác dụng của việc dùng nhiều từ ngữ thay thế. 
-Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
Bài tập 2 : Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu tự làm. 
- 2 đọc đề bài, HS khác đọc thầm. 
- Làm việc cá nhân (dựa vào gợi ý). 
Bài tập 3 : Đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm.
- Gọi HS đọc đoạn văn của mình.
- 1HS đọc, HS khác đọc thầm.. 
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn. HS khác theo dõi, bổ sung ý kiến.
3.Củng cố - dặn dò: -Nhận xét tiết học. 
-Dặn những HS viết đoạn văn ở BT3 chưa đạt về nhà hoàn chỉnh, viết lại. 
-Cả lớp chuẩn bị bài sau : Mở rộng vốn từ : Truyền thống.
- Thực hiện theo yêu cầu.
TẬP LÀM VĂN : TRẢ BÀI VĂN TẢ ĐỒ VẬT 
 I.MỤC TIÊU: 
- HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả đồ vật theo đề bài đã cho : bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày. 
- Nhận thức được ưu khuyết điểm của bạn và của mình khi được thầy cô chỉ rõ ; biết tham gia sửa lỗi chung ; biết tự sửa lỗi thầy cô yêu cầu ; biết viết lại một đoạn cho hay hơn. 
- Giáo dục cho học sinh ý thức học tập tốt.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Bảng phụ ghi 5 đề bài của tiết Kiểm tra viết (Tả đồ vật, tuần 25) ; một số lỗi điển hình cần chữa chung trước lớp. 
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: - Gọi 3 HS đọc màn kịch Giữ nghiêm phép nước.
- Nhận xét phần bài cũ.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài.
- 3 HS đọc màn kịch Giữ nghiêm phép nước đã được viết lại. HS khác theo dõi, nhận xét.
- Nghe, xác định nhiệm vụ tiết học.
HĐ2: Nhận xét kết quả bài viết của HS 
- GV mở bảng phụ đã viết 5 đề bài của tiết Kiểm tra viết ( Tả đồ vật ); một số lỗi điển hình. 
a)Nhận xét chung 
- Những ưu điểm chính về :
+ Bố cục bài văn.
+ Diễn đạt câu, ý.
+ Dùng từ để làm nổi bật hình dáng của đồ vật.
+ Biết sáng tạo
+ Hình thức trình bày. 
-Những thiếu sót, hạn chế. 
b)Thông báo điểm số cụ thể 
HĐ3: Hướng dẫn HS chữa bài 
- GV trả bài cho từng HS. 
a)Hướng dẫn HS chữa lỗi chung 
b)Hướng dẫn HS chữa lỗi trong bài
- GV theo dõi HS làm việc. 
c)Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay 
-GV đọc những đoạn văn, bài văn hay của HS. 
d)HS viết lại một đoạn văn cho hay hơn
 -GV chấm điểm đoạn văn viết lại của một số em. 
- Nghe để rút kinh nghiệm.
- Một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. cả lớp tự chữa trên nháp. 
-HS cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng. 
-HS đọc lời nhận xét của thầy cô, phát hiện thêm lỗi trong bài làm và sửa. 
-HS trao đổi, thảo luận để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn. 
-Mỗi HS chọn một đoạn văn viết chưa đạt viết lại cho hay hơn. 
-HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn vừa viết.
3.Củng cố - dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS làm việc tốt. 
-Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại cả bài văn để nhận điểm cao hơn. Chuẩn bị bài : Ôn tập về tả cây cối. 
- Thực hiện theo yêu cầu.
TOÁN: TIẾT 130 : VẬN TỐC
 I.MỤC TIÊU: Giúp HS :
- Bước đầu có khái niệm về vận tốc, đơn vị vận tốc.
- Biết tính vận tốc của một chuyển động đều.
- Giáo dục cho các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán.
 II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: - Yêu cầu nhắc lại nội dung luyện tập trong tiết trước.
- Nhện xét phần bài cũ.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp và ghi bảng. 
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Nghe, xác định nhiệm vụ tiết học.
HĐ2: Giới thiệu khái niệm vận tốc: 
a)Bài toán 1 :
- Nêu bài toán SGK. 
- Bài toán thuộc dạng toán gì ?
? Muốn tính trung bình mỗi giờ ô tô đi được bao nhiêu km ta làm thế nào ?
? Em hiểu vận tố ô tô 42,5km/giờ là thế nào ?øâ Hãy nêu cách tính vận tốc của một chuyển động 
b)Bài toán 2 : 
 -GV nêu bài toán.
- Yêu cầu HS đọc đề, dựa vào công thức để giải toán.
- 1 HS đọc, HS khác đọc thầm.
- Tìm số trung bình cộng.
- Lấy số km đã đi trong 4 giờ chia đều cho 4.
- Thảo luận nhóm đôi rồi nêu: 
- Vài HS nhắc lại.
- HS viết bảng con : v = s : t 
- HS thực hiện vào vở nháp : 
HĐ3: Luyện tập – Thực hành 
Bài 1 : - Đọc đề bài 
+ Để tính vận tốc của người đi xe máy ta làm thế nào ? Hãy tóm tắt bài toán ? 
- Yêu cầu làm bài.
- Yêu cầu nêu đơn vị của quãng đường, thời gian và vận tốc trong bài.
Bài 2 : - Đọc đề bài .
- Yêu cầu làm bài
? Em hãy giải thích cách tính vận tốc máy bay theo đơn vị km/giờ 
Bài 3 : - Đọc đề bài
+ Bài toán yêu cầu em tính gì ?
+ Để tính vận tốc theo đơn vị m/giây, thì quãng đường và thời gian phải đo ở đơn vị nào ?
- Chấm bài nhận xét.
- 1 HS đọc đề, HS khác đọc thầm.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- 1 HS lên bảng, HS khác giải vào vở nháp. Nhận xét bài trên bảng.
- 1 HS đọc đề, HS khác đọc thầm.
- 1 HS lên bảng, HS khác giải bài vào vở. Nhận xét bài bạn
- HS nêu. 
-1 HS đọc đề, HS khác đọc thầm.
- HS trả lời câu hỏi, nếu sai HS khác bổ sung.
- 1 HS lên bảng, HS khác giải bài vào vở. 
3.Củng cố - Dặn dò:
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
- Thực hiện theo yêu cầu.
SINH HOẠT: SINH HOẠT ĐỘI
 I.MỤC TIÊU:
- Học sinh nắm được ưu khuyết điểm của cá nhân và của chi đội trong tuần vừa qua.
- Nắm được kế hoạch hoạt động trong thời gian tới.
- Giáo dục cho các em có ý thức tự giác và trách nhiệm cao trong các hoạt động của chi đội.
 II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định tổ chức: Tổ chức cho các em ôn lại các bài múa hát của Đội.
2.Sinh hoạt: 
HĐ1: Đánh giá hoạt động trong tuần:
- Giáo viên yêu cầu chi đội trưởng và các phân đội đánh giá nhận xét và xếp loại thi đua.
-Yêu cầu cá nhân HS phát biểu ý kiến.
- Giáo viên nhận xét chung về các mặt:
 * Học tập: Duy trì nền nếp học bài và làm bài. Nhiều em đạt kết quả tốt trong học tập .
 * Nề nếp: Thực hiện tốt các hoạt động của chi đội, liên đội đề ra.
 * Lao động: Thực hiện tốt theo kế hoạch. Song tổ trực chưa thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
HĐ2: Kế hoạch hoạt động tuần sau:
- Tiếp tục ôn tập để chuẩn bị cho kỳ thi khảo sát chất lượng giữa học kỳ 2 đạt kết quả tốt hơn.
- Thực hiện có hiệu quả các hoạt động do chi đội, liên đội và nhà trường đề ra.
3.Củng cố: - Dặn dò về nhà - Nhận xét 
Học sinh thực hiện.
- Phân đội trưởng đánh giá, nhận xét và xếp loại thi đua cho các thành viên trong phân đội.
- Chi đội trưởng nhận xét chung và xếp loại thi đua cho các phân đội.
- Học sinh nêu ý kiến của mình.
- Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 26.doc