TẬP ĐỌC : TRANH LÀNG HỒ
I.MỤC TIÊU:
- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài với giọng vui tươi, rành mạch, thể hiện cảm xúc trân trọng trước những bức tranh làng Hồ.
- Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hóa dân tộc.
- Giáo dục cho học sinh ý thức học tập tốt.
TẬP ĐỌC : TRANH LÀNG HỒ I.MỤC TIÊU: - Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài với giọng vui tươi, rành mạch, thể hiện cảm xúc trân trọng trước những bức tranh làng Hồ. - Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hóa dân tộc. - Giáo dục cho học sinh ý thức học tập tốt. II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Tranh minh họa bài đọc trong SGK. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Bài cũ: - Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc bài : Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và trả lời câu hỏi về nội dung bài. -Nhận xét, ghi điểm. 2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài. - 3HS đọc bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân. - HS hỏi đáp nội dung bài đọc. - Nghe, xác định nhiệm vụ tiết học. HĐ2: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a)Luyện đọc: - Gọi HS nối tiếp đọc bài (2 lượt) chú ý sửa lỗi phát âm. - Luyện đọc theo nhóm đôi. - GV đọc toàn bài, giọng vui tươi rành mạch, thể hiện cảm xúc trân trọng trứơc những bức tranh làng Hồ. - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn, kết hợp tìm hiểu nghĩa các từ ngữ sau bài đọc. -Từng cặp HS luyện đọc.1 HS đọc cả bài. - Nghe, xác định giọng đọc phù hợp. b)Tìm hiểu bài - Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, cùng đọc bài, trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK. c) Đọc diễn cảm - Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 1. (Treo bảng phụ có đoạn văn, GV đọc mẫu, yêu cầu HS luyện đọc theo cặp ). - Nhóm 4 làm việc theo yêu cầu. - HS luyện đọc theo cặp. -Thi đọc diễn cảm toàn câu chuyện. 3.Củng cố - dặn dò: ? Nêu ý nghĩa bài văn ? - Nhận xét tiết học - Dặn dò về nhà. - Thảo luận với bạn bên cạnh rồi nêu. - Thực hiện theo yêu cầu. TUẦN 27 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------- & Thứ hai: TOÁN: TIẾT 131 : LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU: Giúp HS : - Củng cố về khái niệm vận tốc. - Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị khác nhau. - Giáo dục cho các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ viết BT2 : III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCCHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Bài cũ: 4’ - Gọi HS làm bài. - Nêu bài toán: Đi xe đạp từ A đến B mất 3giờ 15phút. Tính vận tốc đi xe đạp, biết từ A đến B dài 49,4 km. - Nhận xét, ghi điểm. 2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: 1’ GV giới thiệu trực tiếp và ghi bảng. - 1HS lên bảng giải bài tập, HS khác làm vào vở nháp rồi nhận xét bài bạn. - Nghe, xác định nhiệm vụ tiết học. HĐ2: Luyện tập – Thực hành: 30’ Bài 1 : - Yêu cầu đọc đề bài. + Để tính vận tốc của con đà điểu, ta làm thế nào ? - Yêu cầu làm bài - Nhận xét, ghi điểm HS vừa đọc bài. Bài 2 : - Treo bảng phụ -GV treo bảng phụ, gọi HS thi đua làm bài. - Chấm bài, nhận xét. Bài 3 : - Đọc đề bài Gợi ý tìm cách giải : + Đề bài cho biết những gì ? + Đề bài yêu cầu tính gì ? + Để tính vận tốc phải biết những gì ? - Yêu cầu học sinh làm bài. - Chấm bài HS trên bảng, nhận xét. Yêu cầu HS đổi chéo vở kiểm tra. Bài 4 : - Đọc đề bài - Yêu cầu HS tóm tắt bài toán sau đó hỏi + Để tính được vận tốc của ca nô ta làm thế nào ? - Yêu cầu làm bài. - Chấm bài, nhận xét. + Nói vận tốc ca nô là 24 km/giờ nghĩ là thế nào ? - 1HS đọc đề, HS khác đọc thầm. - ... lấy quảng đường chia cho thời gian. - HS cả lớp làm bài bài vào vở, sau đó 1 HS đọc bài làm trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bài giải : Vận tốc chạy của đà điểu : 5250 : 5 = 1050(m/phút ) Đáp số : 1050 m/phút - Quan sát, đọc thầm. - 1 HS lên bảng, HS khác làm vào PHT. - 1HS đọc đề, HS khác đọc thầm. - Trả lời các câu hỏi tìm nội dung. - 1 HS lên bảng giải, HS khác giải bài vào vở. -Bài giải : Quãng đường đi bằng ô tô : 25 - 5 = 20(km) Vận tốc của ô tô : 20 : 0,5 = 40(km/giờ) Đáp số : 40km/giờ - 1HS đọc đề, HS khác đọc thầm. - ... Ta phải biết thời gian đi của ca nô. - 1HS lên bảng, HS khác làm bài vào vở. Bài giải : Thời gian đi của ca nô : 7 giờ 45 phút – 6 giờ 30 phút = 1 giờ 15 phút = 1,25 giờ Vận tốc của ca nô là : 30 : 1,25 = 24(km/giờ) Đáp số : 24 km/giờ - HS nêu. 3.Củng cố - Dặn dò: 4’ - GV tổng kết tiết học. -Dặn HS chuẩn bị bài : Quãng đường. - Thực hiện theo yêu cầu. ÔN TOÁN: LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU: - Củng cố lại khái niệm vận tốc. Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị khác nhau. - Rèn kĩ năng làm tính và giải toán cho học sinh. - Giáo dục HS tính cẩn thận và chính xác trong tính toán . II.CHUẨN BỊ: VBT in III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Kiểm tra bài cũ: ?Hãy nêu cách tính vận tốc? - GV nhận xét và ghi điểm. 2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp. HĐ2: Luyện tập: - Hướng dẫn học sinh làm các bài tập ở VBTT T131 (trang 62). Bài 1: - Yêu cầu học sinh đọc bài mẫu. ? Muốn tính vận tốc của ô tô đó với đơn vị đo là m/giây ta làm thế nào? - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. Bài 2: - Yêu cầu học sinh làm bài sau đó trao đổi nhóm đôi. Bài 3;4: - Yêu cầu học sinh đọc đề và làm bài vào vở. - HS làm bài; GV theo dõi và hướng dẫn thêm. *HSG: 1. Một người đi từ A đến B, quãng đường AB dài 20km. Người đó đi bộ hết 1 giờ rồi gặp bạn đi xe đạp đèo đi tiếp hết 1 giờ 20 phút nữa thì đến B. Biết rằng vận tốc của người đi xe đạp gấp 3 lân vận tốc của người đi bộ. Tính vận tốc của mỗi người? HĐ3: Chấm bài: - Chấm một số bài hướng dẫn chữa bài sai. 3. Củng cố: -Dặn dò về nhà – Nhận xét giờ học. - 3 học sinh trả lời - Học sinh lắng nghe. - 2HS đọc, lớp đọc thầm. - Học sinh nêu. - HS làm bài vào vở, 1 em làm vào phiếu. - HS làm bài cá nhân sau đó đọc kết quả theo nhóm đôi. - HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng. - HS làm bài vào vở , 1 HS làm vào phiếu. HD: Vận tốc đi xe đạp gấp 3 lần vận tốc đi bộ. Thời gian đi xe đạp hết 1giờ 20 phút, nếu với quãng đường đi xe đạp mà đi bộ thì thời gian hết là: 1giờ 20 phút x 3 = 3giờ 60 phút = 4 giờ. Nếu đi bộ cả quãng đường thì hết thời gian: 4 + 1 = 5 (giờ) ... - HS nhận xét và chữa một số bài. - Học sinh ghi nhớ. CHÍNH TẢ : (Nhớ-viết) : CỬA SÔNG I.MỤC TIÊU: - Nghe, viết đúng chính tả bài 4 khổ thơ cuối bài Cửa sông. - Tiếp tục ôn lại quy tắc viêt hoa tên người, tên địa lí nươc ngoài, làm đúng các bài tập thực hành để củng cố, khắc sâu kiến thức. - Giáo dục cho học sinh ý thức học tập tốt. II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Bút dạ và 4,5 tờ phiếu khổ to. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng, GV đọc cho HS viết các từ : Ơ-gien Pô-chi-e, Pi-e Đơ-gây-tê, Công xã Pa-ri, Chi-ca gô - Nhận xét, ghi điểm. 2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài. - 2 HS lên bảng nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài, viết lên bảng lớp các từ GV đọc. HS khác viết vào bảng con, nhận xét bài bạn. - Nghe, xác định nhiệm vụ trong tiết học. HĐ2: Hướng dẫn HS nghe, viết a) Trao đổi về nội dung đoạn thơ - GV đọc bài Cửa sông, đọc thong thả, rõ ràng, phát âm chính xác các tiếng có âm, vần, thanh HS dễ viết sai. - Gọi HS đọc thuộc lòng đoạn viết. + Cửa sông là địa điểm đặc biết như thế nào ? b) Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu tìm các từ dễ lẫn khi viết chính tả. - Yêu cầu luyện đọc và viết các từ trên. - Nhắc HS chú ý trình bày các khổ thơ 6 chữ và những từ dễ viết sai . c) Viết chính tả - GV chấm chữa 7-10 bài. - Nêu nhận xét chung. - Nghe - 2 HS đọc, HS khác đọc thầm. - 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - Thảo luận nhóm đôi rồi nêu từ khó. - Đọc và viết các từ trên vào bảng con: nước lợ, tôm rảo, lưỡi sóng, lấp lóa. . . - HS gấp SGK, tự viết bài theo trí nhớ. - HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi - Từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau hoặc tự đối chiếu SGK để chữa những chữ viết sai. HĐ3: Hướng dẫn hs làm BT chính tả Bài tập 2 : - Đọc yêu cầu và nội dung - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS phát biểu và nhận xét câu trả lời của bạn. - Nhận xét, KL bài làm đúng. - 3 HS đọc yêu cầu BT2, gạch dưới các tên riêng tìm được. - HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. 2 HS làm bài trên phiếu, dán bài trên bảng lớp. 3.Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học - Dặn dò về nhà. - Chuẩn bị bài : Ôn tập giữa học kì II. - Thực hiện theo yêu cầu. ÔN LUYỆN: BỒI DƯỠNG- PHỤ ĐẠO TOÁN: LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU: -Củng cố ôn tập về tính diện tích, chu vi các hình tam giác, hình thang, hình tròn. - HS biết vận dụng các kiến thức đã học làm tốt các bài tập. - Giáo dục HS tính cẩn thận chính xác trong học toán II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Kiểm tra bài cũ: - Chấm một số vở bài tập của học sinh - Nhận xét và ghi điểm 2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài lên bảng. HĐ2: Luyện tập: Giáo viên chép đề bài lên bản ... : Luyện tập: *PHỤ ĐẠO: HS làm các bài tập ở vở bài tập in tiết 134 trang 66. Bài1: HS làm bài và thảo luận theo nhóm đôi. Bài 2: HS tự làm bài. - Học sinh nhắc lại cách tính thời gian của một chuyển động. Bài 3;4: Yêu cầu học sinh tự làm bài. - HD thêm cho cá nhân học sinh trong lúc làm bài. * BỒI DƯỠNG: 1. Vào lúc 6 giờ anh An đi xe đạp từ A về phía B. Vào lúc 6 giờ 30 phút cùng ngày anh Bình cũng đi xe đạp từ A về phía B. Biết rằng quãng đường anh An đi trong 35 phút đúng bằng quãng đường anh Bình đi trong 30 phút. Hỏi hai người gặp nhau váo lúc mấy giờ? 2. Xe tải đi từ A với vận tốc 40km/giờ. Sau 1giờ 30 phút xe khách cũng đi từ A đuổi theo xe tải với vận tốc 60 km/giờ. a, Tính thời gian xe khách đuổi kịp xe tải. b, Chỗ hai xe gặp nhau cách A bao nhiêu km? - HD thêm cho cá nhân học sinh trong lúc làm bài HĐ3: Chấm bài: Chấm một số bài hướng dẫn chữa bài sai. 3. Củng cố: -Dặn dò về nhà – Nhận xét giờ học. - Hai em nộp vở. - Học sinh nghe. - Học sinh làm bài vào vở, nhóm đôi đọc cho nhau nghe kết quả. - Học sinh làm bài vào vở, 1 HS lên bảng. - Học sinh làm bài vào vở, 2 em làm vào phiếu. - HD: Đến khi gặp nhau thời gian anh An đi nhiều hơn anh Bình là: 6giờ 30 phút - 6 giờ = 30 phút = 0,5 giờ. Hai người đi cùng một độ dài như nhau thì thời gian anh An đi nhiều hơn là: 35 phút - 30 phút = 5 phút. Thời gian anh Bình khi đuổi kịp anh An là: 30 : 5 x 30 = 180 phút = 3 giờ. Hai người gặp nhau lúc 9 giờ 30 phút. Khi xe khách khởi hành thì khoảng cách 2 xe là: 40 x 1,5 = 60km Hiệu vận tốc của 2 xe đó là: 60 - 40 = 20 km/giờ.... Thời gian xe khách đuổi kịp xe tải: 60 : 20 = 3 giờ Nơi 2 xe gặp nhau cách A là: 60 x 3 = 180 km - Học sinh làm bài vào vở, 1 em làm vào phiếu. - Nhận xét và chữa một số bài. - Học sinh ghi nhớ. ÔN LUYỆN: BỒI DƯỠNG – PHỤ ĐẠO TIẾNG VIỆT: LUYỆN TỪ VÀ CÂU I.MỤC TIÊU: - Rèn kĩ năng tạo ra các câu ghép mới (thể hiện quan hệ tăng tiến) bằng cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ, thay đổi vị trí các vế câu. - Giáo dục cho các em có ý thức học tập tốt. II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Bài cũ: - Chấm vài vở bài tập của HS. 2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: - GV giới thiệu trực tiếp. HĐ2: Hướng dẫn luyện tập: *PHỤ ĐẠO: - HS làm các bài tập ở vở bài tập in trang 30,31. *BỒI DƯỠNG: Bài 1: Trong các câu ghép , câu nào biểu thị quan hệ tăng tiến giữa các vế câu: a, Ông Đỗ Đình Thiện không những là chủ của mọt số nhà máy, tiệm buôn nổi tiếng mà ông còn là chủ của nhiều đồn điền rộng lớn. b, Vì ông Thiện là một người nhiệt thành yêu nước nên ông đã dành sự giúp đỡ to lớn cho Cách mạng. HĐ3: Chấm bài: - Chấm một số bài - Hướng dẫn học sinh chữa bài sai. 3.Củng cố: -Dặn dò về nhà – Nhận xét giờ học - 3 học sinh nộp vở. - Học sinh lắng nghe. - HS làm bài vào vở. - HS làm bài, 2 em làm vào phiếu. -HS chữa bài. - Học sinh ghi nhớ. Thứ sáu: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG TỪ NGỮ NỐI I.MỤC TIÊU: - Hiểu thế nào là liên kết câu bằng từ ngữ nối. - Biết tìm các từ ngữ có tác dụng nối trong đoạn văn ; biết sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu. - Giáo dục cho học sinh ý thức học tập tốt. II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Bảng phụ viết đoạn văn BT1; Bút dạ và 4 tờ giấy khổ to III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Bài cũ: Gọi HS đọc thuộc lòng các câu ca dao, tục ngữ trong BT2. - Nhận xét phần bài cũ. - 4 HS đọc thuộc lòng các câu ca dao, tục ngữ trong BT2. - HS khác nhận xét, bổ sung. 2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài. - Nghe, xác định nhiệm vụ tiết học. HĐ2: Phần nhận xét Bài tập 1 : Đọc yêu cầu và nội dung bài tập ? Mỗi từ ngữ được in đậm trong đoạn văn có tác dụng gì ? - 2HS đọc, lớp theo dõi trong SGK. - HS thảo luận theo nhóm đôi làm bài miệng. Bài tập 2: - Đọc yêu cầu . - Nhận xét, KL câu trả lời đúng. - HS đọc đề bài. - Làm việc cá nhân. Phát biểu HĐ3: Phần ghi nhớ - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ ở SGK - HS nhắc lại nội dung ghi nhớ SGK. HĐ4: Phần luyện tập Bài tập 1 : - Đọc yêu cầu và nội dung - Yêu cầu tự làm, gợi ý : Dùng bút chì gạch chân dưới từ để nối. - Phát phiếu cho HS. - GV kết luận Bài tập 2 : - Đọc yêu cầu và nội dung. - Yêu cầu tự làm. - Gọi HS nêu từ dùng sai và từ thay thế. - 2HS đọc, HS khác đọc thầm. -HS làm bài. - 4HS nhận phiếu làm bài, dán phiếu. HS khác làm vào vở. Nhận xét bổ sung. - 2 HS nối tiếp đọc. -Cả lớp đọc thầm mẩu chuyện vui, phát hiện những chỗ dùng từ nối sai. - Nối tiếp nhau đọc lại đoạn văn có dùng các từ thay thế khác nhau. 3.Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học - Dặn dò về nhà. - Thực hiện theo yêu cầu. TẬP LÀM VĂN : TẢ CÂY CỐI ( Kiểm tra viết ) I.MỤC TIÊU: - HS viết được một bài văn tả cây cối có bố cục rõ ràng, đủ ý thể hiện được những quan sát riêng ; dùng từ, đặt câu đúng ; câu văn có hình ảnh, cảm xúc. - Giáo dục cho học sinh ý thức học tập tốt. II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Giấy kiểm tra. Tranh vẽ một số loài cây, trái theo đề văn. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị - Nhận xét phần chuẩn bị. 2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài. - Các tổ trưởng báo cáo. -HS lắng nghe. HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài - Ghi 5 đề bài : 1) Tả một loài hoa mà em thích. 2) Tả một loài trái cây mà em thích. 3) Tả một giàn cây dây leo. 4) Tả một cây non mới trồng. 5) Tả một cây cổ thụ. - GV hỏi HS đã chuẩn bị cho tiết viết bài như thế nào ? - Yêu cầu đọc phần gợi ý. - Yêu cầu HS làm bài. - Thu bài. - Một HS đọc 5 đề văn. - Cả lớp theo dõi đọc thầm các đề văn. - Nối tiếp nhau nêu đề bài đã chọn và sự chuẩn bị của mình. - 3HS nối tiếp đọc, HS khác đọc thầm. - HS làm bài, dò bài soát lỗi. - Nộp bài 3.Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học - Dặn dò về nhà. - Thực hiện theo yêu cầu. TOÁN: TIẾT 135 : LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU: Giúp HS : - Củng cố kĩ năng tính thời gian của chuyển động. - Củng cố mối quan hệ giữa thời gian với vận tốc và quãng đường. - Giáo dục cho các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi BT1. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCCHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Bài cũ: - Yêu cầu viết công thức và nêu cách tính thời gian. - Nhận xét bài cũ. 2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp và ghi bảng. - HS viết công thức vào bảng con, 2 HS nêu cách tính. . - Cả lớp và GV nhận xét. - Nghe xác định nhiệm vụ tiết học. HĐ2: Luyện tập – Thực hành Bài 1 : - Treo bảng phụ - Hướng dẫn làm bài dưới hình thức trò chơi Ai nhanh, Ai đúng. Bài 2 : - Đọc đề bài + Để tính đúng thời gian ốc sên bò hết quãng đường em cần đổi đơn vị thế nào cho phù hợp ? - Yêu cầu làm bài. Bài 3 : - Yêu cầu đọc đề bài và tự làm. Bài 4 : - Yêu cầu đọc đề và tự làm bài. - 2HS đọc đề, HS khác đọc thầm. - Làm bài dưới hình thức trò chơi Ai nhanh, Ai đúng. - HS đọc đề, HS khác đọc thầm. - Thảo luận với bạn bên cạnh rồi trả lời câu hỏi. - Tự làm bài vào vở, 1 HS lên bảng. - HS đọc đề, làm bài. - HS đọc đề, tự làm bài. - 1 HS đọc bài làm, cả lớp theo dõi đối chiếu để kiểm tra bài mình. 3.Củng cố - Dặn dò: - GV tổng kết tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau:Luyện tập chung. - Thực hiện theo yêu cầu. SINH HOẠT: SINH HOẠT LỚP I.MỤC TIÊU: - Học sinh thấy được ưu khuyết điểm của mình và của tập thể lớp tuần qua. - Nắm được kế hoạch hoạt động trong tuần tới. - Giáo dục cho các em có ý thức thực hiện một cách tự giác các nội quy, quy chế của trường và của lớp. II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Ổn định tổ chức: Giáo viên tổ chức cho các em chơi trò chơi và sinh hoạt văn nghệ. 2.Sinh hoạt: HĐ1: Đánh giá hoạt động trong tuần: - Giáo viên yêu cầu lần lượt 3 tổ trưởng nhận xét, đánh giá và xếp loại thi đua cho các thành viên trong tổ. - Yêu cầu lớp trưởng nhận xét và xếp loại thi đua cho các tổ. - Yêu cầu học sinh tham gia ý kiến. - Giáo viên nhận xét chung: * Học tập: Nhìn chung toàn lớp có ý thức học tập khá tốt, hăng say trong giờ học, trình bày sách vở đẹp.... * Nề nếp: Thực hiện khá tốt các hoạt động của trường cũng như của lớp... * Lao động: Thực hiện gnhiêm túc kế hoạch của trường. Song tổ 1 trực nhật chưa được tốt. HĐ2: Kế hoạch hoạt động tuần sau: - Thực hiện tốt các hoạt động của trường, của lớp. Khắc phục những tồn tại và phát huy những ưu điểm. - Tự ôn tập và ôn tập tốt để chuẩn bị thi khảo sát chất lượng giữa kì đạt kết quả tốt. 3.Củng cố: -Dặn dò về nhà – Nhận xét giờ học. - Học sinh chơi trò chơi và sinh hoạt văn nghệ. - Các tổ trưởng lên nhận xét và xếp loại thi đua cho tổ viên. - Lớp trưởng nhận xét. - Cá nhân học sinh góp ý cho lớp, cho cá nhân học sinh về mọi mặt. - Học sinh nghe giáo viên nhận xét. - Học sinh nghe giáo viên phổ biến kế hoạch. - Học sinh ghi nhớ. -------------------------------------------------*****---------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: