Thứ năm ngày 21 tháng 8 năm 2008
Tiết 1: Sinh hoạt tập thể
AN TOÀN GIAO THÔNG
I.Yêu cầu:
Giúp HS:
- Hiểu thế nào là an toàn giao thông,nắm được tác dụng, tác hại của an toàn giao thông.
- Biết thực hiện đúng an toàn giao thông.
- Tuyên truyền cho mọi người cùng thực hiện an toàn giao thông.
II. Đồ dùng
Tranh về an toàn giao thông.
III. Hoạt động dạy học
1. HĐ1: Khởi động :5 - 7
- HS hát bài hát: “Chơi giao thông”
- HS thảo luận về nội dung bài hát.
- Chốt: Thực hiện đúng an toàn giao thông.
2. HĐ2: Thảo luận nhóm: 12 -13
-GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: Các nhóm trao đổi về tác dụng và tác hại của an toàn giao thông
Nếu không thực hiện đúng luật giao thông sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng như thế nào?
- Các nhóm thảo luận,GV quan sát.
- Đại diện các nhòm trình bày, nhóm khác nhận xét. GV đánh giá.
- Chốt: Cần thực hiện đúng luật an toàn giao thông.
3. HĐ3: Làm việc cả lớp: 8 -10
GV hỏi: - ở địa phương em mọi người chấp hành luật giao thông đã đúng chưa?
- Em cần làm gì để mọi người chấp hành tốt luật giao thông?
HS quan sát một số bức tranh về an toàn giao thông, thảo luận về các tranh đó.
Chốt Cần tuyên truyền cho mọi người thực hiện đúng luật an toàn giao thông.
IV. Củng cố: 2 -3
Tuần 1 Thứ năm ngày 21 tháng 8 năm 2008 Tiết 1: Sinh hoạt tập thể An toàn giao thông I.Yêu cầu: Giúp HS: Hiểu thế nào là an toàn giao thông,nắm được tác dụng, tác hại của an toàn giao thông. Biết thực hiện đúng an toàn giao thông. Tuyên truyền cho mọi người cùng thực hiện an toàn giao thông. II. Đồ dùng Tranh về an toàn giao thông. III. Hoạt động dạy học HĐ1: Khởi động :5 - 7’ HS hát bài hát: “Chơi giao thông” HS thảo luận về nội dung bài hát. Chốt: Thực hiện đúng an toàn giao thông. HĐ2: Thảo luận nhóm: 12 -13’ -GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: Các nhóm trao đổi về tác dụng và tác hại của an toàn giao thông Nếu không thực hiện đúng luật giao thông sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng như thế nào? Các nhóm thảo luận,GV quan sát. Đại diện các nhòm trình bày, nhóm khác nhận xét. GV đánh giá. Chốt: Cần thực hiện đúng luật an toàn giao thông. HĐ3: Làm việc cả lớp: 8 -10’ GV hỏi: - ở địa phương em mọi người chấp hành luật giao thông đã đúng chưa? Em cần làm gì để mọi người chấp hành tốt luật giao thông? HS quan sát một số bức tranh về an toàn giao thông, thảo luận về các tranh đó. Chốt Cần tuyên truyền cho mọi người thực hiện đúng luật an toàn giao thông. IV. Củng cố: 2 -3’ Chơi trò chơi về an toàn giao thông. Tiết 2: Tập đọc Thư gửi các học sinh Hồ Chí Minh Yêu cầu. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài thể hiện tình cảm thiết tha trìu mến, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam. Hiểu các từ ngữ trong bài và hiểu nội dung bức thư: Bác khuyên học sinh chăm học và tin tưởng các em tiếp tục xứng đáng sự nghiệp của ông cha. Học thuộc lòng đoạn văn. Đồ dùng. Tranh minh họa bài học. Hoạt động dạy học. GTB: 1-2/ Giới thiệu chủ điểm Việt Nam Tổ quốc em Giới thiệu bài học Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a/ Luyện đọc đúng: 10-12 phút Một hs khá đọc bài, lớp đọc thầm chia đoạn. HS đọc nối đoạn. Luyện đọc đoạn + Đọan 1:Đọc đúng:tựu trường, nền giáo dục. Giải nghĩa: Việt Nam dân chủ cộng hòa, bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường. +Đoạn 2:Đọc đúng: Nô lệ, câu “non sông Việt Nam.của các em” Giải nghĩa: 80 năm giời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, cường quốc năm châu. HS đọc nhóm đôi. GV hướng dẫn đọc toàn bài. HS đọc. GV đọc mẫu. b/ Tìm hiểu bài: 10-12 phút HS đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi 1. Chốt: Từ ngày khai trường các em được hưởng một nền GD hoàn toàn Việt Nam HS đọc thầm đoạn 2, trả lồi câu hỏi 2, 3 HS nêu ý chính của bài, GV nghi bảng c/ Đọc diễn cảm 10-12 phút. GV hướng dẫn đọc từng đoạn. HS đọc từng đoạn. GV hưỡng dẫn đọc diễn cảm toàn bài: Giọng đọc to, rõ ràng, trừu mến, thiết tha GV đọc mẫu HS đọc đoạn em thích HS nhảm học thuộc lòng một đoạn HS đọc Củng cố : 2-4 phút. HS liên hệ bản thân. GV nhận xét bài học Tiết 3: Toán Ôn tập: Khái niệm về phân số I .Mục tiêu: Giúp HS: Củng cố khái niệm ban đầu về phân số, đọc, viét phân số Ôn tập cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số II. Đồ dùng Bảng phụ III. Hoạt động dạy học Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số: 5-7 phút GV đưa trực quan HS viết phân số chỉ số phần đã lấy HS đọc và nêu ý nghĩa của phân số đó Ôn tập cách viết thương, víêt số tự nhiên dưối dạng phân số đó: 5-7 phút GV đưa một số phép chia và một số tự nhiên bất kì HS viết dưới dạng phân số Thực hành: 20-22 phút Bài 1(M): 6-7 phút. HS đọc nêu yêu cầu. HS thực hiện. Chữa, chốt: Cách đọc phân số. Bài 2: Viết thương dưới dạng phân số :6-7 phút. HS đọc nêu yêu cầu. HS làm bảng con. Chốt: Phép chia hai số tự nhiên được viết dưới dạng phân số Bài 3: Viết số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số là 1: 6-7 phút HS đọc nêu yêu cầu. HS làm vở. Chốt: Mội số tự nhiên được viết dưới dạng phân số có mẫu số là 1. Dự kiến sai lầm. HS viết và trình bày phân số không đúng mẫu. Củng cố. HS nêu cách đọc, viết phân số. GV nhận xét giờ học. Rút kinh nghiệm Tiết 4: Khoa học Sự sinh sản I .Mục tiêu: HS biết:- Mỗi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mệ mình Nêu ý nghĩa của sự sinh sản II. Đồ dùng Phiếu; Hình trang 4 SGK III. Hoạt động dạy học HĐ1: Trò chơi bé là con ai: 15-17 phút Mục tiêu: Mỗi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mệ mình Cách tiến hành + GV phổ biến cách chơi + HS chơi + HS trả lời câu hỏi: Tại sao chúnh ta tìm được bố mẹ cho em bé? Qua trò chơi các em rút ra điều gì - Kết luận: Mỗi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mệ mình 2.HĐ2: Làm việc với SGK: 15 -17’ - Mục tiêu: Nêu ý nghĩa của sự sinh sản - Cách tiến hành + GV yêu cầu: HS quan sát tranh và đọc lời thoại sau đó liên hệ gia đình mình. + HS làm việc theo cặp + HS trình bày GV hỏi: Nêu ý nghĩa của sự sinh sản đối với gia đình, dòng họ? điều gì sẽ xẩy ra nếu con người không có khả năng sinh sản Kết luận: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đinh, dòng họ được duy trì, nối tiếp nhau Củng cố : 2-4 phút HS đọc kết luận GV nhận xét *********************************** Tiết 5: Địa lí Việt Nam - đất nước của chúng ta. Mục tiêu: HS biết: - Chỉ vị trí, giới hạn của nước Việt Nam rên bản đồ và trên quả địa cầu. Mô tả được vị trí địa lí và hình dạng của nước ta. Nhớ diện tích lãnh thổ Việt Nam. Biết thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí của nước ta đem lại. Đồ dùng: Bản đồ địa lí; Quả địa cầu, lược đồ. Hoạt động dạy học. Vị trí địa lí và giới hạn:8- 10 phút. HS quan sát hình 1, trả lời câu hỏi: + Đất nước Việt Nam gồm những bộ phận nào? + Chỉ vị trí phần đất liền nước ta trên bản đồ? +Phần đất liền giáp với những nước nào? + Biển bao bọc phía nào phần đất liền nước ta? HS trình bày., chỉ vị trí của nước ta trên bản đồ. Hỏi: Vị trí của nước ta có gì thuận lợi cho việc giao lưu với các nước khác Kết luận: Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đong Nam á có nhiều thuận lợi trong việc giao lưu vơi các nước khác trên thế giới. Hình dạng và diện tích: 10- 12 phút HS đọc SGK và thảo luận nhóm: + Phần đất liền của nước ta bao gồm những đặc điểm gì + Từ Bắc vào Nam theo đường thẳng phần đất liền của nước ta dài bao nhiêu? + So sánh diện tích của nước ta với các nước khác? HS trình bày, bạn nhận xét, bổ sung. Kết luận: Phần đất liền nước ta hẹp ngang, chạy dài từ Bắc vào Nam. Trò chơi: Tiếp sức: 8- 10 phút -GV treo lược đồ trống. - HS quan sát điền địa danh. 4. Củng cố: 2-4 phút - HS đọc kết luận GV nhận xét giờ học. ******************************************************************** Thứ sáu ngày 22 tháng 8 năm 2008 Tiết 1: Chính tả( nghe viết) Việt Nam thân yêu Yêu cầu. Nghe, trình bày đúng bài Việt Nam thân yêu. Củng cố quy tắc viết lẫn: ngh/ng, c/k. Đồ dùng Vở bài tập; Bút dạ Hoạt động dạy học. GVnêu một số nội quy của gìơ chính tả. Dạy bài mới. a/ GTB: 1-2 phút b/ Hướng dẫn chính tả: 10-12 phút. GV đọc mẫu bài viết, HS đọc thầm gạch chân các danh từ riêng có trong bài. Hỏi nội dung: Bài thơ nói về điều gì? GV đưa từ khó: bay lả dập dờn, in sâu, nâu, nghèo, lên, gươm. HS phân tích tiếng khó: lả, dờn, sâu, nâu, nghèo, lên , gươm. GV tách các bộ phận của tiếng. HS đọc từ khó.; viết bảng con. c/ Viết chính tả: 13- 15 phút. HS nhắc lại cáh trình bày.GV đọc ,HS viết bài. Soát lỗi, chấm, chữa. Bài tập: 7- 9 phút. Bài 2: - HS nêu yêu cầu và trình bày bài vào vở Chốt : cần đặt từ trong văn cảnh. Bài 3: -HS nêu yêu càu và làm bài. GV chấm bài, nhận xét. Củng cố: 1-2 phút -HS nêu quy tắc viết c/k, ngh/ng, g/gh. - GV nhận xét giờ học. ********************************************* Tiết 2: Toán Ôn tập tính chất cơ bản của phân số Mục tiêu: Giúp học sinh: - Nhớ lại tính chất cơ bản của phan số. Biết vận dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn phân ssố, quy đồng mẫu số các phân số. Đồ dùng. SGK Hoạt động dạy học. Kiểm tra bài cũ: 2-3 phút Viết thương dưới dạng phân số: 7 : 9, 0 : 5, 4 : 3: Chốt : cách viết phân số. Dạy bài mới. a/ Ôn tập tính chất cơ bản của phân số: 7 -10 phút HS thực hiện ví dụ 1 và ví dụ 2. Từ đó rút ra nhận xét: + Tính chất cơ bản của phân số + Rút gọn thành phân số tối giản. + Chọn mẫu số chung nhỏ nhất. b/ Luyện tập: 20 -25 phút Bài 1: Rút gọn phân số : 6- 7 phút HS đọc thầm, nêu yêu càu; nHS làm nháp, nêu miệng kết quả Chốt: Rút gọn phân số để trở thành phân số tối giản. Bài 2: Quy đồng mẫu số các phân số: 6- 7 phút. HS đọc thầm, nêu yêu cầu.; HS làm bài ra vở. Chốt : chọn mẫu số chunh nhỏ nhất. Bài 3: Tìm phân số bằng nhau trong các phân số đã cho: 5- 7 phút HS đọc và làm bài. Chốt: Hai phân số bằng nhau. Dự kiến sai lầm: HS quy đồnh nhầm. Củng cố: 2 -4 phút HS nhắc lại tính chất cơ bản của phân số GV nhận xét gìơ học Rút kinh nghiệm: Tiết 3: Thể dục Giới thiệu chương trình, tổ chức lớp, đội hình đội ngũ. Mục tiêu: Giới thiệu chương trình tập thể dục lớp 5. HS biết một số môn cơ bản của chương trình và có thái độ học tập đúng đắn. Một số qua định về nội quy, yêu cầu luyện tập. Biên chế tổ, chọn cán sự bộ môn. Ôn đội hình đội ngũ, chào, báo cáo, xin phép. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác. Địa điểm, phương tiện. Sân bãi, còi Nội dung và phương pháp. Phần mở đầu: 6 -10 phút Tập hợp lớp, GV phổ biến yêu cầu, nhiệm vụ. HS khởi động: đứng vỗ tay hát. Phần cơ bản: 18 -20 phút Giới thiệu tóm tắt chương trình thể dục lớp 5 Phổ biến nội quy, tinh thần luyện tập: trang phục gọn gàng, đúng quy định, xin phép ra vào lớp. Biên chế tổ tập luyện: 4 tổ Chọn cán sự thể dục Ôn đội hình đội ngũ: cách chào, báo cáo, xin, phép Chơi trò chơi: kết bạn Phần kết thúc: 3 -0 5 phút GV cùng HS hệ thống bài học HS thả lỏng GV nhận xét giờ học ****************************************** Tiết 4: Kỹ thuật Đính khuy hai lỗ(T1) Mục tiêu: HS biết cách đính khuy hai lỗ. Đính được khuy hai lỗ đúng quy trình, đúng kỹ thuật. Rèn luyện tính cẩn thận. Đồ dùng: - Mẫu đính khuy hai lỗ - Khuy hai lỗ, kim, chỉ. III. Hoạt động dạy học 1.HĐ1: Quan sát, nhận xét mẫu: 15 -17 phút - HS quan sát mẫu khuy 2 lỗ và hình 1a: trả lời câu hỏi: Nhận xét về đường đính khuy, khoảng cách giữa các khuy đính trên sản phẩm, vị trí của khuy và lỗ khuyết trên hai nẹp áo. - GV chốt ý. 2. HĐ2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật: 15 – 17 phút - HS đọc lướt mục 2, trả lời câu hỏi: Nêu các bước trong quy trình đính khuy? Cách vạch dấu điểm đính khuy hai lỗ. - HS thực hành vạch dấu điểm đính khuy hai lỗ. - GV hướng dẫn thao tác mẫu: + Lần đính khuy thứ nhất + Kết thúc đính khuy HS lên thực hiện thao tác. Củng cố: 2 – 4 phú ... con sông lớn ở Bắc - Trung - Nam bộ? 2. Giới thiệu bài: Vùng biển nước ta 3. Dạy bài mới ( 34’ ) a. Vùng biển nước ta: ( 10’) Hoạt động 1: Làm việc cả lớp - Giáo viên cho HS quan sát lược đồ trong SGK - GV vừa chỉ vùng biển nước ta ( trên bản đồ VN trong khu vực Đông Nam á hoặc hình 1 phóng to) vừa nói : Vùng biển nước ta rộng và thuộc Biển Đông. - Biển Đông bao bọc phần đất liền của nước ta ở những phía nào? - Một số HS trả lời. - GV kết luận: Vùng biển nước ta là một bộ phận của biển Đông. b. Đặc điểm của vùng biển nước ta: ( 11’) Hoạt động 2: Làm việc cả lớp - Bước 1: HS đọc SGK và hoàn thành bảng sau : Đặc điểm của vùng biển nước ta ảnh hưởng của biển đối với đời sống và sản xuất Nước không bao giờ đóng băng. ..... Miền Bắc và miền Trung hay có bão. . Hằng ngày, nước biển có lúc dâng lên, có lúc hạ xuống. ..... - Bước 2: + Một số HS trình bày kết quả làm việc trước lớp. + GV sửa chữa và giúp đỡ HS hoàn thiện phần trả lời. + GV mở rộng cho HS về chế độ thuỷ triều ven biển nước ta khá đặc biệt và có sự khác nhau giữa các vùng. Có chế đoọ thuỷ triều là nhật triều, có vùng chế độ thuỷ triều là bán nhật triều, có vùng có cả chế độ bán nhật triều và chế độ nhật triều. c. Vai trò của biển: ( 13’) Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm - Bước1: Dựa vào vốn hiểu biết và đọc SGK, từng nhóm từng nhóm thảo luận để nêu vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống và sản xuất của nhân dân ta. - Bước 2: + Đại diện các nhóm HS trình bày kết quả thảo luận nhóm. + HS khác bổ sung. - GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày. - Kết luận: Biển điều hoà khí hậu, là nguồn tài nguyên và là đường giao thông quan trọng. Ven biển có nhiều nơi du lịch, nghỉ mát. - Bước 3: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi. - GV chọn một số HS tham gia trò chơi, chia số HS đó thành 2 nhóm có số HS bằng nhau. - Cách chơi: 1 HS giơ ảnh về địa điểm du lịch hoặc bãi biển -> HS kia nêu tên và chỉ trên BĐ địa lí tự nhiên VN tỉnh và thành phố có địa điểm mà HS ở nhóm kia vừa nêu. Sau đó đổi ngược lại. - HS tham gia chơi. - Cách đánh giá: + Nhóm nào đọc đúng tên và chỉ trên BĐ được nhiều địa điểm - nhóm đó thắng +Nếu 2 nhóm có số điểm bằng nhau thì nhóm nào có nhiều HS tham gia hơn là nhóm đó thắng. 4. Củng cố: - Đọc ghi nhớ SGK. - Kể tên những hải sản của biển nước ta mà em biết? - ở quê hương em có bãi biển nào nổi tiếng? 5. Dặn dò: - Về nhà học bài. - Giờ sau: Tiết 6. ********************************************************************** Thứ sáu ngày 26 tháng 9 năm 2008 Tiết 1: Tập làm văn Trả bài văn tả cảnh I. Mục đích yêu cầu - Nắm được yêu cầu của bài văn tả cảnh - Nhận thức được ưu, khuyết điểm trong bài văn của mình và của bạn; biết sửa lỗi; viết lại được một đoạn cho hay hơn II. Đồ dùng dạy học - Bảng lớp ghi đề bài của tiết tả cảnh; một số lỗi điển hình cần chữa chung trước lớp - Vở bài tập III. Các hoạt động dạy học 1.Kiểm tra: chấm bảng thống kê trong vở của học sinh 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài: Nêu MĐYC của tiết học: 1 – 2ph b. Nhận xét chung và hướng dẫn học sinh chữa một số lỗi điển hình: 10 – 12 ph - GV sử dụng bảng lớp viết sẵn đề bài và một số lỗi điển hình để: - Nêu nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp - Hướng dẫn chữa lỗi điển hình - Gọi học sinh lên bảng chữa lỗi : + Gọi một số em lên bảng lần lượt chữa + Cho học sinh trao đổi về bài chữa trên bảng - Giáo viên chữa lại cho đúng 3. Trả bài và hướng dẫn chữa bài: 15 – 17ph - Giáo viên trả bài cho học sinh tự chữa. Sửa lỗi trong bài - Học tập những đoạn văn bài văn hay. Viết lại một đoạn văn trong bài làm 3. Củng cố dặn dò: 2 – 3ph - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. Biểu dương những học sinh viết bài được điểm cao - Dặn HS về nhà viết lại bài cho tốt hơn **************************** Tiết 2: Toán mi - li - mét vuông. bảng đơn vị đo diện tích I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết tên gọi, ký hiệu, độ lớn của Mi-li-mét vuông. Quan hệ giữa Mi-li-mét vuông và Xăng-ti-mét vuông. - Biết tên gọi, ký hiệu, thứ tự, mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích. - Biết chuyển đổi các số đo diện tích từ đơn vị này sang đơn vị khác. II. Đồ dùng dạy học : - GV: Bảng phụ có vẽ sẵn các dòng, cột như phần b SGK (để trống) hình vuông cạnh 1cm. - HS: Bảng con. III. Các hoạt động dạy học: HĐ1: Kiểm tra bài cũ: (2’ - 3’) - Bảng con : Viết các đơn vị đo diện tích đã học. HĐ2: Bài mới (12’ - 13’) 2.1. Giới thiệu đơn vị đo diện tích mi-li-mét vuông: - GV : “ Để đo những diện tích rất bé người ta cần dùng đơn vị mi-li-mét vuông”. - Mi-li-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài bao nhiêu? - Có thể cho HS tự nêu cách viết kí hiệu mi-li-mét vuông: mm2 rồi đọc theo dẫy. - GV đưa hình vuông có cạnh dài 1cm (phóng to) được chia thành các hình vuông nhỏ yêu cầu HS nhận xét và nêu mối quan hệ giữa mi-li-mét vuông và xăng-ti-mét vuông: 1 cm2 = 100 mm2 1mm2 = cm2 2.2 Giới thiệu bảng đơn vị đo diện tích: a. GV hướng dẫn HS hệ thống hoá bảng đơn vị đo diện tích: - HS nêu các đơn vị đo diện tích đã học (có thể không theo thứ tự). - Yêu cầu HS nêu lại các đơn vị đo diện tích theo thứ tự từ lớn đến bé. GV điền vào bảng kẻ sẵn. - Kể tên những đơn vị bé hơn mét vuông. (lớn hơn mét vuông)? Vị trí của chúng so với cột ghi mét vuông. - Nêu mối quan hệ giữa mỗi đơn vị với đơn vị kế tiếp nó? GV ghi bảng. b. Yêu cầu HS quan sát bảng đơn vị đo diện tích và nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích? Có điểm gì khác so với bảng đơn vị đo độ dài (hay khối lượng)? - Gọi HS đọc theo dãy bảng đơn vị đo diện tích này. Yêu cầu về nhà học thuộc. HĐ3: Luyện tập - Thực hành (20’ - 22’) a) Miệng + Bảng : * Bài 1/28 ( 4’) - KT: Đọc, viết các số đo diện tích. - Chốt: Cách đọc, viết. b) SGK: * Bài 2/28 ( 8’ - 10’) - KT: Đổi đơn vị đo diện tích. - DKSL: Đổi từ một đơn vị đo diện tích thành hai đơn vị đo diện tích còn sai. - Chốt: Cách đổi, mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích. c) Vở: * Bài 3/26 ( 8’) - KT: Đổi đơn vị đo diện tích từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn. - Chốt: Cách đổi. HĐ 4: Củng cố ( 2’ - 3’) - Hôm nay chúng ta học bài gì? đọc bảng đơn vị đo diện tích (xuôi, ngược). Rút kinh nghiệm sau giờ dạy ******************************* Tiết 3: Thể dục đội hình đội ngũ trò chơi: "nhảy đúng, nhảy nhanh" I) Mục tiêu: - Ôn để củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yêu cầu động tác đúng kĩ thuật, đều, đẹp, đúng khẩu lệnh. - Trò chơi: "Nhảy đúng, nhảy nhanh". Yêu cầu HS nhảy đúng ô quy định, đúng luật, hào hứng, nhiệt tình trong khi chơi. II) Địa điểm, phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường - Phương tiện: Còi, kẻ sân chơi trò chơi. III) Nội dung và phương pháp: Nội dung Đ.Lượng Phương pháp và tổ chức 1. Phần mở đầu 6 - 10 / - Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu. 1 - 2/ OOOOOOOOOO OOOOOOOOOO OOOOOOOOOO OOOOOOOOOO - Chạy theo một hàng dọc quanh sân tập. - Trò chơi "Diệt các con vật có hại". 1vòng 2 - 3/ 2. Phần cơ bản 18 - 22/ a) Đội hình đội ngũ: 10 - 12/ - Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. 1 - 2/ 1 lần Giáo viên nhắc lại cách thực hiện. - Cán sự điều khiển lớp tập . 7 - 8/ 6 lần 1-2 lần 1 - 2/ 1-2 lần - Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển - Tập hợp cả lớp cho từng tổ thi đua trình diễn: - GV quan sát, nhận xét, biểu dương thi đua các tổ. * Tập cả lớp do GV điều khiển để củng cố. b) Trò chơi vận động "Nhảy đúng, nhảy nhanh" - Nêu tên trò chơi. - Nhắc lại cách chơi 5 - 6/ Tập hợp đội hình hàng dọc - GV giải thích cách chơi. - Cả lớp thi đua chơi. - GV quan sát, nhận xét, biểu dương tổ chơi nhiệt tình, đúng luật. - Tổng kết trò chơi. 3. Phần kết thúc 4 - 6/ - Đứng vỗ tay, hát theo nhịp. 1lần - Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài. 1- 2/ - Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà. 1- 2/ HS nhắc lại nội dung vừa học. Tiết 4: Kĩ thuật Một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình I. Mục tiêu: Học sinh cần biết: - Đặt điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường trong gia đình. - Có ý thức bảo quản, giữ gìn vệ sinh, an toàn trong quá trình sử dụng dụng cụ đun, nấu, ăn uống. II. Đồ dùng dạy và học: - Một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống thường dùng trong gia đình (nếu có). - Tranh một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường. - Một số loại phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy và học. 1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài (1’): - Để giúp các em biết cách sử dụng, bảo quản và giữ gìn vệ sinh an toàn trong quá trình sử dụng dụng cụ đun nấu, ăn uống. Hôm nay chúng ta cùng học: Bài 7: Một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình b. Nội dung: * Hoạt động 1: Xác định các loại bếp đun thông thường trong gia đình (5 - 7’) - Cả lớp đọc thầm mục 1, quan sát hình 1. - Đọc to câu hỏi (1 - 2 em). - Giáo viên tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”. Cử 3 đội, mỗi đọi 5 em, thi trong thời gian 1 phút, đội nào ghi được đúng và nhiều loại bếp đội đó thắng. => Giáo viên nhận xét, tuyên dương đội thắng. - Lưu ý: Bếp kiềng có thể đun bằng nhiều nguồn nhiên liệu như: trấu, củi, rơm, rạ, lá cây... - Bếp đun có tác dụng gì? - Khi sử dụng bếp đun cần chú ý đảm bảo an toàn như thế nào? * Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống trong gia đình (20 - 22’) - Học sinh đọc thầm nội dung, quan sát hình ở mục 2, 3, 4 và 5 SGK. - GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận theo nội dung phiếu học tập/ SGV.32 (5 - 7’) - GV hướng dẫn HS cách ghi kết quả thảo luận nhóm và các ô trong phiếu. - GV gợi ý: Ngoài những dụng cụ nêu ở SGK, các em có thể bổ sung thêm các dụng khác mà em biết hoặc gia đình các em đang sử dụng. - Các nhóm dán phiếu thảo luận lên bảng. Đại các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét * Hoạt động 3: Củng cố: 2 – 3’ - HS đọc ghi nhớ - GV nhận xét giờ học ******************************** Tiết 5: Sinh hoạt tập thể 1. Đánh giá hoạt động tuần 5: - Ưu điểm: học tập có tiến bô, học sinh hăng háI phát biểu. Chữ viết của các em có sạch sẽ hơn. Lao động có tích cực, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng. - Nhược điểm: Một số em chữ viết còn xấu, chưa có ý thức học. 2. Kế hoạch tuần 6 - Học tập: Cần luyện chữ cho chữ viết đẹp hơn - Học bài mới kết hợp với ôn tâp. - Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng.
Tài liệu đính kèm: