Giáo án Tổng hợp các môn lớp 5 - Tuần 11 đến tuần 17

Giáo án Tổng hợp các môn lớp 5 - Tuần 11 đến tuần 17

Tiết 3: Tập đọc

 CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ

I. Mục đích yêu cầu:

- Đọc lưu loát và diễn cảm toàn bài, phù hợp với tâm lý nhân vật và nội dung bài văn.

- Hiểu một số từ ngữ: săm soi, cầu viện.

- Nội dung: Vẻ đẹp của cây cối, hoa lá trong khu vườn nhỏ, tình cảm yêu quý thiên nhiên của 2 ông cháu.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ SGK.

III. Các hoạt động dạy học:

A. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài ( 1- 2).

2. Hướng dẫn luyện đọc đúng ( 10 - 12).

- 1 HS khá đọc bài - Lớp đọc thầm và chia đoạn. Bài chia làm mấy đoạn?

 + Đ1: Câu đầu

 + Đ2: “ Cây quỳnh là vườn”

 + Đ3 : Còn lại.

 

doc 196 trang Người đăng hang30 Lượt xem 405Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn lớp 5 - Tuần 11 đến tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Thứ hai ngày 03 tháng 11 năm 2008
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Hát nhạc
Tiết 3: Tập đọc
 chuyện một khu vườn nhỏ 
I. Mục đích yêu cầu:
- Đọc lưu loát và diễn cảm toàn bài, phù hợp với tâm lý nhân vật và nội dung bài văn. 
- Hiểu một số từ ngữ: săm soi, cầu viện.
- Nội dung: Vẻ đẹp của cây cối, hoa lá trong khu vườn nhỏ, tình cảm yêu quý thiên nhiên của 2 ông cháu.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài ( 1- 2’).
2. Hướng dẫn luyện đọc đúng ( 10 - 12’).
- 1 HS khá đọc bài - Lớp đọc thầm và chia đoạn. Bài chia làm mấy đoạn?
 + Đ1: Câu đầu 
 + Đ2: “ Cây quỳnh  là vườn”
 + Đ3 : Còn lại.
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn.
* Đoạn 1:- Đọc chậm, rõ ràng. HS . Đọc đoạn 1 theo dãy.
* Đoạn 2: - Câu 2 đọc đúng từ: leo trèo. Câu 6 đọc đúng: lá nâu
 - Đọc đúng các từ ngữ, ngắt nghỉ đúng dấu câu. Học sinh đọc đoạn 2 theo dãy.
* Đoạn 3: Giải nghĩa từ: săm soi, cầu viện. Đọc đúng các câu kể: câu hỏi, câu cảm.Học sinh đọc đoạn 3 theo dãy.
- Học sinh đọc nhóm đôi.
- Cả bài: Đọc nhẹ nhàng, ngắt nghỉ đúng dấu câu.HS đọc bài (1 - 2 em).
- GV đọc mẫu lần 1.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài (10- 12’)
* HS đọc thầm đoạn 1+2 và câu hỏi 1, 2.
Bé Thu thích ra ban công để làm gì ?Mỗi loài cây trên ban công nhà bé 
Thu có gì đặc biệt ?
=> Mỗi loài hoa đều có vẻ đẹp riêng làm cho Thu thấy ban công nhà mình giống như một khu vườn nhỏ.
* HS đọc to đoạn 3 và câu hỏi 3, 4.
Vì sao khi thấy chim đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết ?
Em hiểu “ Đất lành chim đậu” như thế nào ?
Môi trường thiên nhiên sạch sẽ. Bằng tình yêu thiên nhiên, hoa lá mỗi gia đình chúng ta đều có thể tạo một khu vườn dù chỉ nhỏ như khu vườn trên ban công nhà Thu thì môi trường sống xung quanh ta sẽ trong lành, tươi đẹp hơn.
- Nêu ND chính của bài ?
4. Hướng dẫn đọc diễn cảm ( 10 - 12’) 
* Đoạn 1: Đọc nhẹ nhàng. 1 Học sinh đọc
* Đoạn 2: Nhấn giọng các từ ngữ gợi tả:leo trèo, ngọ nguậy, bé xíu, hé nở, nhọn hoắt - Đọc giọng tự nhiên. Học sinh đọc đoạn 2 theo dãy
* Đoạn 3: Nhấn giọng các từ: hé, sà xuống, săm soi  Đọc rõ giọng hiền nhiên, nhí nhảnh của bé Thu, giọng hiền từ, chậm rãi của ông. Học sinh đọc đoạn 3 theo dãy
* Giáo viên đọc mẫu.
- HS đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài
- NX, uốn nắn, cho điểm
5. Củng cố, dặn dò (2 - 4’)
- Nhận xét tiết học.Về nhà luyện đọc . Chuẩn bị bài sau
***********************
Tiết 4: Toán:
Luyện tập
I/ Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- Kĩ năng thực hiện tính cộng với các số thập phân
- Sử dụng các tính chất của phép cộng để tính theo cách thuận tiện
- So sánh các số thập phân
- Giải bài toán có phép cộng nhiều số thập phân
- HS Có ý thức học tốt
II- Đồ dùng dạy học: SGK, thước
II/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:2 – 3’
- Cách tính tổng nhiều số thập phân?.Tính ( 2,5 + 6,8 ) + 1,2
2. Bài mới: GT bài
 Bài 1:Tính: 7 – 8’
 - GV yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính cộng nhiều số thập phân
 - GV yêu cầu HS làm bài
 - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng - GV nhận xét và cho điểm HS
* Chốt: đặt tính và tính đúng.
Bài 2: Tính nhanh: 7 – 8’
 - GV yêu cầu HS đọc đề 
 - Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
 - GV yêu cầu HS làm bài, yêu cầu HS giải thích cách làm của từng biểu thức trên
- Hãy nhận xét bài làm của bạn - GV nhận xét .
* Chốt: Vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp để tính nhanh.
Bài 3: So sánh giá trị số: 7 – 8’
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và nêu cách làm bài. GV yêu cầu HS làm bài.
* Chốt: So sánh giá trị số của biểu thức.
Bài 4: Giải toán: 7 – 8’
- GV gọi 1 HS đọc đề bài toán
- GV yêu cầu HS Tóm tắt bài toán bằng sơ đồ rồi giải
- GV gọi HS chữa bai làm của bạn rên bảng sau đó nhận xét và cho điểm HS
* Chốt: Lời giải phải chính xác.
* Dự kiến sai lầm: HS điền dấu sai
3. Củng cố, dăn dò: 2 - 3’
 - Cách thực hiện cộng các số thập phân
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 5: Chính tả (nghe - viết)
 Luật bảo vệ môi trường
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn viết bài “Luật bảo vệ môi trường”.
- Ôn lại cách viết các từ ngữ chứa tiếng có âm đầu l/n.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, Vở BTTV.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài(1 - 2’)
2. Hướng dẫn chính tả ( 10 - 12’)
- GV đọc mẫu bài viết.
- Điều 3 khoản 3 luật bảo vệ môi trường nói về điều gì? (trách nhiệm bảo vệ môi trường ở Việt Nam của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước).
- GV giới thiệu1 số từ khó viết: trong lành, (phòng) ngừa, suy thoái.
- HS đọc, phân tích từng tiếng.
- GV chú ý âm đầu (vần) dễ lẫn.
- HS viết bảng con.
- GV hướng dẫn cách trình bày các điều luật.
+ Từ viết trong ngoặc kép
+ Những chữ viết hoa.
3. Viết chính tả ( 12 - 14’)
- HD tư thế ngồi viết 
- Giáo viên đọc- Học sinh viết bài.
4. Chấm - chữa ( 3 - 5’)
- GV đọc - HS soát lỗi và chữa lỗi (2 lần)
- GV chấm 1 số bài
5. Hướng dẫn bài tập (8 -10 ’)
* Bài 2/a 104 (miệng): HS đọc yêu cầu bài.
- HS thảo luận nhóm đôi, ghi vở BT. Chữa: HS phát biểu ý kiến.Cả lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt các từ ngữ đúng:	+ lắm điều – nắm tay
 + lấm tay – cây nấm
 + tiền lương – nương rẫy
 + ngọn lửa – nửa chừng....
* Bài 3 (a) (vở): HS đọc yêu cầu bài - HS làm bài vào vở
- 1 H làm bảng phụ.Chữa: Nhận xét các từ láy bạn tìm ? Cả lớp bổ sung
- Giáo viên chốt những ý đúng: nũng nịu, non nớt, nôn nao, náo nức, nâng niu, nắn nót....
6. Củng cố dặn dò ( 2 - 4’)
- Nhận xét tiết học
- Về nhà làm lại bài 2, 3 vào vở BTTV ; Chuẩn bị bài tiết sau.
*************************************************************
	Thứ ba ngày 04 tháng 11 năm 2008 
Tiết 1: Luyện từ và câu
đại từ xưng hô 
I. Mục đích yêu cầu:
- Nắm được khái niệm: Đại từ xưng hô
- Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn, bắt đầu biết sử dụng đại từ xưng hô thích hợp trong một văn bản ngắn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, Vở BTTV.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài (1- 2’)
2. Hình thành khái niệm( 10-12’)
* Bài 1:- HS đọc yêu cầu
- Giáo viên gợi ý:Đoạn văn có những nhân vật nào? Các nhân vật làm gì?
- Cả lớp đọc thầm và thảo luận nhóm đôi theo yêu cầu bài.
- Học sinh phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét, bổ sung
- GV chốt ý đúng: (yêu cầu học sinh chỉ rõ trong từng câu) Những từ in đậm trong đoạn văn được gọi là đại từ xưng hô.
- Đại từ xưng hô dùng để làm gì ?
=> Đại từ xưng hô được chia làm 3 ngôi:
+ Ngôi thứ nhất (tự chỉ): tôi, chúng tôi, tao, ta...
+ Ngôi thứ 2 (chỉ người nghe): mày, chúng mày, ngươi.
+ Ngôi thứ 3 (chỉ người vật mà câu chuyện nói đến): nó, chúng nó.
- Học sinh nhắc lại
* Bài 2: Đọc lại lời nói của nhân vật và nhận xét thái độ của từng nhân vật ?
- Cả lớp nhận xét.
- Giáo viên chốt ý đúng:
=> Ngoài cách dùng đại từ để xưng hô, người Việt Nam còn dùng các danh từ chỉ người để xưng hô theo thứ bậc, tuổi tác, giới tính: ông, bà, anh , chị ....
* Bài 3: HS đọc yêu cầu bài
- HS nối tiếp nhau trả lời
=> Khi xưng hô các em cần chú ý điều gì? Vì sao? - Đại từ xưng hô dùng để làm gì? Khi dùng đại từ xưng hô ta cần chú ý điều
gì? Học sinh đọc ghi nhớ SGK/105
3. Hướng dẫn luyện tập ( 20-22’)
* Bài 1/106 ( 10’) Tìm đại từ xưng hô có trong đoạn văn
Đọc thầm đoạn văn: gạch chân dưới các đại từ xưng hô và nhận xét về thái độ, tình cảm của nhân vật.
- Chữa:
- Giáo viên chốt ý đúng 
Qua cách xưng hô chúng ta biết được điều gì?
* Bài 2/106 ( 10-12’): Điền đại từ xưng hô
ọc thầm đoạn văn, chọn các đại từ xưng hô điền vào chỗ trống cho phù hợp.
- Chữa: Nhận xét các từ bạn điền ?
- GV chốt ý đúng. Nội dung đoạn văn kể chuyện
 4. Củng cố, dặn dò ( 2- 4’)
- Học sinh nhắc lại nội dung cần ghi nhớ
- Nhận xét tiết học.
******************************
Tiết 2: Toán:
Trừ hai số thập phân
 I. Mục tiêu: Giúp HS : - Biết cách thực hiện phép trừ hai số thập phân
 - Rèn kỹ năng trừ số thập phân.
 - HS Có ý thức học tốt
 II. Đồ dùng dạy học : SGK, thước
 III. hoạt động dạy và học chủ yếu:
1. Kiểm tra:- Tính bằng cách thuận tiện nhất:
 4,68 + 6,03 + 3,97; 4,2 + 3,5 + 4,5 + 6,8
- Đánh giá - Cho điểm HS
2. Bài mới: Hình thành kiến thức: 13 -15p
a, Ví dụ 1: - Hình thành phép trừ:
 - GV nêu bài toán: Đường gấp khúc ABC dài 4,29 m, trong đó đoạn thẳng AB dài 1,84 m H ỏ i đoạn thẳng BC dài bao nhiêu m 
- Để tính được độ dài đoạn thẳng BC chúng ta phả i làm ntn? Hãy đọc phép tính đó
 - GV nêu: 4,29 – 1,84 đây là một phép trừ STP.
- GV gọi HS nêu cách tính trước lớp
- GV nhận xét cách tính của HS. GV cho HS có cách tính đúng trình bày cách tính trước lớp
+ GV yêu cầu HS so sánh hai phép trừ:
 429 4,29
- -
 184 1,84
 245 2,45
 - Nhận xét gì về các dấu phẩy của số bị trừ, số trừ và dấu phẩy ở hiệu trong phép tính trừ hai số TP
b, Ví dụ 2:- GV nêu VD: Đặt tính rồi tính:
 45,8 – 19,26
 Tượng tự VD 1
* Ghi nhớ(SGK)
 3. Luyện tập – Thực hành:18 -20’
Bài 1:Tính: 5 -6p
 - GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài: - nhận xét bài làm của bạn trên bảng?
 - Nêu rõ cách thực hiện tính của mình.GV nhận xét và cho điểm từng HS
 * Chốt: cách đặt tính và tính
Bài 2: Đặt tính: 5 -7p
 - GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài: nhận xét bài làm của bạn trên bảng?
 - GV nhận xét và cho điểm HS
 * Chốt : cách đặt tính và tính
Bài 3: Bài toán: 5 -8 p 
- GV gọi HS đọc đề bài toán- GV yêu cầu HS tự làm bài
- GV chữa bài, cho HS nêu các cách làm khác nhau, sau đó nhận xét và cho điểm HS
* Chốt: Cách trình bày bài toán.
* Dự kiến sai lầm: HS đặt tính sai dẫn đến sai kết quả.
3. Củng cố – Dặn dò: 2 – 3p
 - Cách trừ hai số TP ?
 - Nhận xét tiết học
* Rút kinh nghiệm:
.
Tiết 3:Lịch sử
Ôn tập: Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp 
 xâm lược và đô hộ
I. Yêu cầu :
H nhớ lại những mốc thời gian , những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhấy từ 1858-1945 và ý nghĩa của những sự kiện ls đó..
II.Đồ dùng dạy học :
 - Bản đồ hành chính VN
 - Bảng thống kê các niên đại và các sự kiện ls
III. Các hoạt động dạy học :
 * HĐ1:KTBC: 2 – 3p
 ? Nêu ý nghĩa của buổi lễ tuyên ngôn độc lập
 * HĐ2: Ôn tập: 27 - 30p
G chia lớp thành 2 nhóm . lần lượt nhóm này nêu câu hỏi , nhóm kia trả lờitheo 2 nội dung chính: thời gian , sự kiện ls đã diễn ra Chú ý hướng H vào những sự kiện ls sau: 
Năm 1858 : thực dân P bắt đầu xâm lược nước ta.
Nửa cuối TK XIX ; Các phong trào chống P tiêu biểu : Trương Định , phong trào Cần Vương.
Đầu TK XX ; Các phong trào yêu nước của Phan Bội Châu , Phan Châu Trinh .
3-2-1930 : thành lập Đảng CSVN.
19-8-1945  ... thúc
4 - 6/
- Đội hình hàng ngang
- Đứng tại chỗ thả lỏng
1 - 2/
- Giáo viên cùng HS hệ thống bài.
1- 2/
- Giáo viên nhận xét và giao bài tập về nhà.
1- 2/
	Tiết 2: Tập đọc
ôn tập cuối học kì I ( Tiết 5)
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
- Củng cố kĩ năng viết thư: biết viết một lá thư gửi người thân ở xa, kể lại kết quả học tập, rèn luyện của em.
II. Đồ DùNG DạY- HọC:
- Giấy viết thư
III. CáC HOạT ĐộNG DạY- HọC:
1. Giới thiệu bài: Giới thiệu MĐYC của tiết học
2. Viết thư:
- 1 HS đọc yêu cầu + gợi ý, lớp theo dõi SGK
- Nhắc HS viết chân thực, kể đúng thành tích và cố gắng của mình
- Nối tiếp nhau giới thiệu người viết thư
- Viết thư
- Đọc thư
- Nxét: cách trình bày, nội dung, cách xưng hô, nội dung kể truyện trong thư
- Nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
*****************************
Tiết 3: Toán
Luyện tập CHUNG
I. Mục tiêu: Giúp HS ôn luyện về:
- Các hàng của số thập phân và giá trị theo hàng của các chữ số trong số thập phân.
- Tỉ số phần trăm của hai số; đổi đơn vị đo khối lượng.
- Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số thập phân.
- Viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân có đơn vị đo cho trước.
- Giải bài toán có liên quan đến diện tích hình tam giác.
- So sánh các số thập phân.
II. Đồ dùng:
- HS: Bảng con.
- GV: Phiếu bài tập ( phần 1/sgk )
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Kiểm tra : Không kiểm tra, vừa ôn vừa kiểm tra.
 HĐ2: Luyện tập - thực hành (37’)
HĐ 2.1: Các hàng của số thập phân và giá trị theo hàng của các chữ số trong số thập phân. ( 9’ - mỗi bài làm trong 3’): GV phát phiếu bài tập yêu cầu HS tự làm bài -> chữa bài.
	- KT: + Giá trị theo hàng của các chữ số trong số thập phân.
	 + Tỉ số phần trăm của hai số.
	 + Đổi đơn vị đo khối lượng.
	 + Trình bày dạng bài trắc nghiệm.
HĐ 2.2: Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với STP; Tỉ số phần trăm của hai số; đổi đơn vị đo khối lượng; Viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân có đơn vị đo cho trước; Giải bài toán có liên quan đến diện tích hình tam giác; So sánh các số thập phân ( 28’)
a) Bảng con:	* Bài 1/90 (10’):
- KT: Củng cố 4 phép tính với số thập phân.
- Chốt: Cách cộng, trừ, nhân, chia số thập phân ( chú ý dấu phẩy ).
 b) SGK:	* Bài 2/90 (3’):
- KT: Viết số đo độ dài, số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
- Chốt: Mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, đo diện tích.
c) Vở: 	* Bài 3/90 (10’):
- KT: Tính diện tích hình tam giác vuông.
- DKSL: HS lúng túng khi tính độ dài cạnh DC.
 - Chốt: Muốn tính diện tích hình tam giác em làm thế nào?
	* Bài 4/90 (5’):
	- KT: So sánh số thập phân.
	- DKSL: HS lúng túng khi tìm nhiều số thập phân đứng giữa hai số thập phân cho trước
* Dự kiến sai lầm: HS lúng túng khi tính độ dài của các cạnh
HĐ3: Củng cố ( 3’)
- Miệng: Nhắc lại các kiến thức vừa ôn
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
	Tiết 4: Tập làm văn
ôn tập cuối học kì I ( Tiết 6)
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL.
2. Ôn luyện, tổng hợp cho bài kiểm tra
II. Đồ DùNG DạY- HọC: 
- Bảng phụ viết câu hỏi BT 2.
III. CáC HOạT ĐộNG DạY- HọC:
1. Giới thiệu bài: Giới thiệu MĐYC của tiết học
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (7 HS)
- Từng học sinh lên bốc thăm chọn bài
- Đọc trong SGK ( hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- Đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc.
- Cho điểm.
* Bài 2:
- 1 HS đọc yêu cầu
- 1 Hs đọc bài thơ “Chiều biên giới”
- Lớp theo dõi SGK
- Suy nghĩ, trả lời từng câu hỏi
- Nhận xét, bổ sung
- GV chốt : a. Biên cương
 	b. Từ đầu và từ ngọn  chuyển nghĩa
 	c. Đại từ xưng hô: em và ta
 	d. HS viết tuỳ theo cảm nhận
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học; VN tiếp tục luyện đọc.
*******************************
Tiết 5: Khoa học
 Sự chuyển thể của chất
I. Mục tiêu:
	- Phân biệt 3 thể của chất.
	- Nêu điều kiện để một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
	- Kể tên một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí.
	- Kể tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
 II. Đồ dùng:
	- Hình SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- GV cho lớp hát 1 bài.
	2. Dạy bài mới (32’):
	Hoạt động 1: Trò chơi tiếp sức “Phân biệt ba thể của chất” (8’):
	* Mục tiêu: 
 - HS phân biệt ba thể của chất.
	* Chuẩn bị:
	a) Bộ phiếu ghi tên một số chất, mỗi phiếu ghi tên một chất.
Đường
Cồn
Cát trắng
Xăng
Nhôm
Ô xi
Dầu ăn
Muối
Nước đá
Nước
Hơi nước
Ni tơ
	b) Kẻ sẵn trên bảng hoặc trên giấy khổ to 3 bảng có nội dung giống nhau như sau:
Bảng “Ba thể của chất”
Thể rắn
Thể lỏng
Thể khí
* Cách tiến hành:
- Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn:
	+ GV chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội có thể cử 5 hoặc 6 HS tham gia chơi.
	+ HS 2 đội đứng xếp hàng dọc trước bảng. Cạnh mỗi đội có một hộp đựng các tấm phiếu, có cùng nội dung, số lượng các tấm phiếu như nhau. Trên bảng treo sẵn hoặc kẻ sẵn 2 bảng: “Bảng ba thể của chất”.
	+ Khi GV hô “bắt đầu”, người thứ nhất của mỗi đội rút một phiếu bất kì, đọc nội dung phiếu rồi đi nhanh lên dán tấm phiếu đó lên cột tương ứng trên bảng. Người thứ nhất dán xong thì đi xuống, người thứ hai lại làm tiếp các bước như người thứ nhất.
	+ Đội nào gắn xong các phiếu trước và đúng là thắng cuộc.
	- Bước 2: Tiến hành chơi:
	Các đội cử đại diện lên chơi: Lần lượt từng người tham gia chơi của mỗi đội lên dán các tấm phiếu mình rút được vào cột tương ứng trên bảng.
	- Bước 3: Cùng kiểm tra:
	GV cùng HS không tham gia chơi kiểm tra lại từng tấm phiếu các bạn đã dán vào mỗi cột xem đã làm đúng chưa.
Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” (8’):
	* Mục tiêu: 
- HS nhận biết được đặc điểm của chất rắn, chất lỏng và chất khí.
	* Chuẩn bị: Chuẩn bị theo nhóm:
	- Bước 1: Làm việc theo nhóm:
	+ Một bảng con và phấn hoặc bút viết bảng.
	+ Một cái chuông nhỏ ( hoặc vật thay thế có thể phát ra âm thanh).
	* Cách tiến hành:
	- Bước 1: 
	+ GV phổ biến cách chơi và luật chơi: GV đọc câu hỏi, các nhóm thảo luận rồi ghi đáp án vào bảng. Sau đó nhóm nào lắc chuông trước được trả lời trước. Nếu trả lời đúng là thắng cuộc.
	- Bước 2: Tổ chức cho HS chơi.
Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận (8’):
	* Mục tiêu: 
- HS nêu được một số ví dụ về sự chuyển thể của chất trong đời sống hàng ngay.
	* Cách tiến hành: 
	- Bước 1: 
	+ GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 73/SGK và nói về sự chuyển thể của nước.
	- Bước 2: 
	+ Dựa vào các gợi ý qua hình vẽ nêu trên, GV nêu yêu cầu HS tự tìm thêm các ví dụ khác.
	+ Tiếp theo, GV có thể cho HS đọc ví dụ ở mục bạn cần biết Tr73/SGK.
	-> GV nhấn mạnh: Qua những ví dụ trên cho thấy, khi thay đổi nhiệt độ, các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác, sự chuyển thể này là một dạng biến đổi lí học.
Hoạt động 4: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” (8’):
	* Mục tiêu: 
- Kể được tên một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí.
- Kể được tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
	* Cách tiến hành: 
	- Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn:
	+ GV chia lớp thành 4 nhóm và phát cho các nhóm một số phiếu trắng bằng nhau.
	+ Trong cùng một thời gian, nhóm nào viết được nhiều tên các chất ở 3 thể khác nhau hoặc viết được nhiều tên các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác là thắng.
	- Bước 2: 
	+ Các nhóm làm việc như hướng dẫn của GV. Hết thời gian, các nhóm dán phiếu của mình lên bảng.
 	- Bước 3:
	+ Cả lớp cùng kiểm tra xem nhóm nào có sản phẩm nhiều và đúng là thắng cuộc.
 3. Củng cố, dặn dò (2-3’):
	- HS đọc ghi nhớ/SGK.
	- Về nhà học thuộc bài.
	- Giờ sau: Bài 36.
************************************************************************
Thứ năm ngày 25 tháng 12 năm 2008
Tiết 1: Mĩ thuật
Vẽ trang trí: Trang trí hình vuông
Tiết 2: Luyện từ và câu
( Kiểm tra đọc theo đề của Phòng giáo dục )
 Tiết 3: Toán
Tiết 89: Kiểm tra cuối học kì I
( Kiểm tra theo đề của Phòng giáo dục )
Tập làm văn
( Kiểm tra viết theo đề của Phòng giáo dục )
Tiết 90: Hình thang
I . Mục tiêu: Giúp HS:
- Hình thành được biểu tượng về hình thang.
- Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang, phân biệt được hình thang với một số hình đã học.
- Biết vẽ hình để rèn kĩ năng nhận dạng hình thang và một số đặc điểm của hình thang.
II. Đồ dùng:
	- HS: Bảng con, eke, thước.
	- GV: Bảng phụ, eke, thước, hình thang bằng bìa ( bộ đồ dùng).
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Kiểm tra (1’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
HĐ2: Dạy bài mới (15’)
HĐ 2.1: HS quan sát hình cái thang/sgk, nhận ra hình ảnh của hình thang:
- Nêu VD về hình thang.
HĐ 2.2: Giới thiệu hình thang và các cạnh của hình thang:
 - GV vẽ hình thang ABCD -> HS quan sát hình thang và mô hình lắp ghép cho biết hình thang:
	+ Có mấy cạnh?
	+ Có 2 cạnh nào song song với nhau?
- GV giới thiệu đáy lớn, đáy nhỏ -> một cặp cạnh đối diện song song, 2 cạnh bên.
- HS tự rút ra nhận xét về hình thang.
 HĐ 2.3: Giới thiệu chiều cao của hình thang:
 - GV vẽ chiều cao AH ở hình thang ABCD.	
- GV giới thiệu chiều cao của hình thang “ Đoạn thẳng ở giữa 2 đáy và vuông góc với 2 đáy là chiều cao của hình thang” 
+ Nêu quan hệ giữa chiều cao AH và hai đáy?
 HĐ 2.4: Tổng hợp về hình thang:
- HS nêu hiểu biết về hình thang( SGK).
HĐ3: Luyện tập, thực hành (19’)
a) Miệng + SGK:	* Bài 1/91 (3’):
	- KT: Củng cố biểu tượng về hình thang.
- DKSL: HS quên đặc điểm của hình thang rồi nhận diện nhầm.
- Chốt: Nêu cách vẽ chiều cao hình thang?
b) Làm miệng ( nhóm đôi):	* Bài 2/92 (5’):
- KT: Nhận biết các yếu tố của hình thang.
- Chốt: Hình thang gồm có những yếu tố nào?
c) SGK:	* Bài 3/92 (5’)
	- KT: Vẽ thêm 2 đoạn thẳng để được hình thang.
 - DKSL: Lúng túng ở phần b. 
	- Chốt: Cách nhận biết một hình thang
 d) Vở:	* Bài 4/92 (6’)
 - KT: Giới thiệu hình thang vuông và các đặc điểm của nó.
	 - Chốt: Nêu các đặc điểm của hình thang vuông?
HĐ4: Củng cố (3’)
- Miệng: Nêu đặc điểm của hình thang và hình thang vuông.
- Mỗi hình thang có bao nhiêu đường cao?
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGA.T11-17. Luyen.doc