Giáo án Tổng hợp các môn lớp 5 - Tuần 19 đến tuần 25

Giáo án Tổng hợp các môn lớp 5 - Tuần 19 đến tuần 25

Tiết 2 Tập đọc

NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Biết đọc đúng một văn bản kịch. Cụ thể:

- Đọc phân biệt lời các nhân vật ( anh Thành, anh Lê), lời tác giả.

- Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật.

- Biết phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch.

2. Hiểu nội dung phần 1 của trích đoạn kịch: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra

 

doc 172 trang Người đăng hang30 Lượt xem 515Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn lớp 5 - Tuần 19 đến tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 19
Thứ hai ngày 5 tháng 1năm 2009
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2 Tập đọc
NGƯờI CÔNG DÂN Số MộT 
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
1. Biết đọc đúng một văn bản kịch. Cụ thể:
- Đọc phân biệt lời các nhân vật ( anh Thành, anh Lê), lời tác giả.
- Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật.
- Biết phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch.
2. Hiểu nội dung phần 1 của trích đoạn kịch: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.
II. Đồ DùNG DạY- HọC:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. CáC HOạT ĐộNG DạY- HọC:
1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài (1 - 2’) 
b. Luyện đọc đúng (10 - 12’)
- 1 HS đọc toàn bài, lớp đọc thầm theo và xác định đoạn.
- Bài chia mấy đoạn? ( 3 đoạn: + Đoạn 1: từ đầu đến làm gì? 
 + Đoạn 2: tiếp đến này nữa 
 + Đoạn 3: phần còn lại )
- Đọc nối tiếp đoạn (1 - 2 lần) -> Nhận xét
* Đoạn 1:
+ Luyện đọc: phắc - tuya .
+ Giải nghĩa: Anh Thành, phắc-tuya 
+ Hướng dẫn: giọng đọc rõ ràng, đúng lời nói của từng nhân vật, đọc trọn lời của nhân vật.
- Đọc đoạn 1 theo dãy
* Đoạn 2:
+ Luyện đọc: Lời anh Thành (2) đọc đúng: Sa-xơ-lu Lô-ba. Lời anh Lê (2): nghỉ hơi sau: qua, Sa, 1881
+ Giải nghĩa: trường Sa-xơ-lu Lô-ba, đốc học, nghị định, giám quốc, Phú Lãng Sa, vào làng Tây
+ Hướng dẫn: giọng đọc rõ ràng, mạch lạc, phân biệt lời nhân vật
- Đọc đoạn 2 theo dãy
* Đoạn 3: 
+ Luyện đọc: lời anh Thành: đọc trọn lời
+ Giải nghĩa: đèn hoa kì, đèn toạ đăng, chớp bóng
+ Hướng dẫn: Đọc đúng lời nhân vật, đọc đúng câu có dấu ...
- Đọc đoạn 3 theo dãy
- Đọc theo nhóm đôi
* Đọc cả bài:
- Hướng dẫn: Đọc đúng văn bản kịch, đọc đúng các câu hỏi, câu kể, câu cảm trong bài.
- 1-2 HS đọc
- GV đọc mẫu lần 1
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài (10 - 12’)
* Đọc thầm đoạn 1 và câu hỏi 1
- Anh Lê giúp anh Thành việc gì?
- Tìm việc làm ở Sài Gòn
* Đọc thầm đoạn 2+3 và câu hỏi 2, 3.
- Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn luôn nghĩ tới dân, tới nước?
+ Chúng ta là đồng bào... 
+ Vì anh với tôi...chúng ta là công dân nước Việt...
- Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn khớp với nhau vì sao vậy?
+ Anh Lê hỏi: Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?
+ Anh Thành đáp: Anh học...anh là người nước nào?...
+ Anh Thành không trả lời vào câu hỏi cụ thể của anh Lê.
- Nêu nội dung chính của bài?
- 1 - 2 em
* Câu chuyện giữa hai nguời không ăn nhập với nhau. Anh Lê chỉ nghĩ đến công việc làm ăn của bạn, đến cuộc sống hàng ngày. Còn anh Thành nghĩ đến việc cứu dân và nghĩa vụ của mỗi công dân đối với vận mệnh của đất nước.
d. Luyện đọc diễn cảm (10 - 12’)
- Hướng dẫn đọc diễn cảm cả bài:
+ Đọc phân biệt lời 2 nhân vật Thành, Lê:
Thành: trầm tĩnh, sâu lắng, thể hiện sự trăn trở, suy nghĩ về vận nước
Lê: hồ hởi, nhiệt tình, có tinh thần yêu nước nhưng suy nghĩ còn hạn hẹp. Nhấn giọng một số từ ngữ: Sao lại thôi ?, Vào Sài Gòn làm gì? Sao lại không? Không bao giờ !
- Đọc diễn cảm từng đoạn theo dãy
- GV đọc mẫu cả bài lần 2.
- Đọc đoạn hoặc cả bài
- Đọc diễn cảm đoạn kịch
- Phân vai
e. Củng cố, dặn dò ( 2 - 4’)
- ý nghĩa của trích đoạn kịch ?
Tiết 3: Toán
diện tích hình thang
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Hình thành công thức tính diện tích hình thang.
- Nhớ và biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải các bài tập có liên quan.
- Rèn kĩ năng tính toán.
II. Đồ dùng:
- HS: Bảng con, giấy kẻ ô vuông, kéo, thước kẻ.
- GV: Bảng phụ, ê ke, thước, hình thang khai triển như sgk.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Kiểm tra (3’)
- Bảng con: Ghi công thức tính diện tích hình tam giác.
- Phát biểu quy tắc tính diện tích hình tam giác.
HĐ2: Dạy bài mới (15’)
HĐ 2.1: GV nêu vấn đề: Tính diện tích hình thang ABCD?
HĐ 2.2: Cắt, ghép hình:
- HS cắt và ghép hình thang ABCD thành hình tam giác ADK (SGK).
- HS nêu nhận xét về diện tích hình thang với diện tích hình tam giác vừa ghép
( bằng nhau) -> Tính diện tích hình tam giác ADK?
- Nhận xét mối quan hệ giữa đáy và chiều cao của tam giác với các yếu tố hình thang?
HĐ 2.3: Tính diện tích hình thang:
	( Dựa vào VD -> H S nhận xét).
	- GV giúp HS hiểu tính diện tích hình thang ABCD chính là tính diện tích của tam giác ADK.
	- HS nhận xét: + Đáy của tam giác với hai đáy của hình thang
+ Chiều cao của hình tam giác AND với chiều cao của hình thang.
	- HS nêu cách tính diện tích hình thang (SGK) -> Nêu công thức:
S : Diện tích
a, b : Độ dài hai đáy
h : Chiều cao
S =
(a + b) x h
( a, b, h cùng đơn vị đo)
2
HĐ3: Luyện tập (19’):
a) Nháp:	* Bài 1/93 (5’):
	 - KT: Củng cố công thức tính diện tích hình thang.
- Chốt: Nêu công thức tính diện tích hình thang?
b) Bảng con:	* Bài 2/94 (6’):
- KT: Củng cố tính diện tích hình thang, hình thang vuông.
- Chốt: Muốn tính diện tích hình thang em làm như thế nào?
c) Vở lớp:	* Bài 3/94 (8’)
	 - KT: Giải toán có lời văn : tính diện tích hình thang, tìm số TBC (Tìm chiều cao).
	 - Chốt: Em đã vận dụng kiến thức nào để thực hiện yêu cầu của bài toán?
* Dự kiến sai lầm: HS nhầm cách tích diện tích hình tam giác.
HĐ4: Củng cố: ( 3’)
- Bảng con: Viết công thức tính diện tích hình thang.
- Miệng: Phát biểu quy tắc tính diện tích hình thang.
* Rút kinh nghiệm: 
Tiết 4 Hát nhạc:
Học bài : Hát mừng
Tiết 5: Chính tả (nghe-viết)
Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực
A. Mục đích yêu cầu:
- Nghe viết đúng chính tả bài: Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực
- Luyện viết đúng các tiếng chứa âm đầu: r/d/gi hoặc âm chính: o/ô dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ
B. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2
C. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: Kết hợp với bài học
2. Dạy bài mới: 1 – 2’
a. Giới thiệu bài: Nêu MĐYC tiết học
b. Hướng dẫn nghe viết: 13 -15’
- GV đọc bài chính tả
- Đặt câu hỏi nêu nội dung bài
- Cho HS đọc thầm lại đoạn văn và ghi nhớ những tên riêng cần viết hoa
- Cho HS gấp sách và lấy vở viết bài
- GV đọc bài cho HS viết: 13 – 15’
- Đọc soát lỗi
- Chấm và chữa bài (Khoảng 10 bài)
- GV nhận xét chung về bài viết
3. Hướng dẫn làm bài tập: 7 -9’
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV treo bảng phụ và nhắc lại yêu cầu
- Cho HS thảo luận nhóm 
- Các nhóm thi tiếp sức trình bày bài
- Nhận xét và bổ sung
Bài tập 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV giúp HS nắm chắc yêu cầu bài tập
- Cho HS trao đổi theo cặp
- Các cặp thi đọc lại mẩu chuyện vui và câu
đố sau khi đã hoàn chỉnh
- Nhận xét và bổ sung
3. Củng cố: 2 – 3’
- Nhận xét và đánh giá giờ học
- Tiếp tục ôn lại bài và chuẩn bị cho bài sau
************************************************************************
Thứ ba ngày 6 tháng 1 năm 2009
Tiết 1:Luyện từ và câu
Câu ghép
I. Mục đích yêu cầu: 
- Nắm được khái niệm câu ghép ở mức độ đơn giản.
- Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn. Xác định được các vế câu trong câu ghép, đặt được câu ghép.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn ở mục 1.
- 3 tờ giấy khổ to làm bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: Kết hợp với bài học
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu MĐYC của tiết học:1 -2’
b. Phần nhận xét: 13 -15’
- Gọi HS tiếp nối đọc toàn bộ ND các bài tập
- Cho HS đọc thầm đoạn văn của Đoàn Giỏi
- Hướng dẫn HS thực hiện từng yêu cầu:
- Đánh số thứ tự các câu, xác định CN-VN
- GV treo bảng phụ và gọi HS lên gạch dưới bộ phận CN-VN trong mỗi câu
- Xếp 4 câu trên vào 2 nhóm: Câu đơn, câu ghép
- Tách mỗi cụm C-V trong các câu ghép thành câu đơn được không? Vì sao?
c. Phần ghi nhớ:
- Gọi HS đọc nội dung ghi nhớ SGK
d. Phần luyện tập: 17 -20’
Bài tập 1: 5 -6’
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
- GV giúp HS nắm chắc yêu cầu
- Cho HS trao đổi theo cặp và làm bài
- Gọi HS phát biểu
- Nhận xét và kết luận
Bài tập 2: 6 -7’
- Gọi HS đọc yêu cầu và phát biểu
- GV nhận xét và chốt câu trả lời
Bài tập 3: 7 -8’
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Cho HS tự làm bài và phát biểu
- Nhận xét và bổ sung
4. Củng cố: 2- 3’
- Gọi HS nhắc lại nội dung ghi nhớ
Tiết 2: Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Giúp HS rèn luyện kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích hình thang ( kể cả hình thang vuông ) trong các tình huống khác nhau.
II. Đồ dùng:
- HS: Bảng con.
- GV: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Kiểm tra (3’)
- Bảng con + miệng: Viết công thức và nêu quy tắc tính diện tích hình thang?
 HĐ2: Luyện tập (32’)
a) Nháp: * Bài 1/94 (8’): Phần a,b:
- KT: Củng cố công thức tính diện tích hình thang với các số đo là số tự nhiên, phân số.
- Chốt: Muốn tính diện tích hình thang em làm thế nào?
b) Vở: 	 * Bài 1/94: Phần c: ( 4’)
	 - KT: Củng cố công thức tính diện tích hình thang với các số đo là và số thập phân.
	 - Chốt: Nêu và giải thích công thức tính diện tích hình thang?
 * Bài 2/94 (10’)
- KT: Giải toán có liên quan tính diện tích hình thang..
- DKSL: HS lúng túng khi tính sản lượng thóc trên thửa ruộng đó.
c) SGK: * Bài 3/94 (10’)
	- KT: So sánh diện tích các hình thang -> Rèn kĩ năng quan sát hình vẽ sử dụng công thức tính diện tích hình thang và kĩ năng ước lượng.
 - DKSL: HS ước lượng không chính xác.
HĐ3: Củng cố ( 5’)
+ Tính diện tích hình thang biết: a = 12 dm ; b = 5 dm ; h = 35 cm
 + Một bạn tính:
S =
(12 + 5) x 35
O Bạn tính đúng hay sai?
2
- Em tính kết quả ra BC giúp bạn.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
Tiết 3: Lịch sử
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
I Yêu cầu : Học xong bài, H biết:
- Tầm quan trọng của chiến dịch ĐBP.
- Sơ lược diễn biến chiến dịch ĐBP.
- Nêu được ý nghĩa của chiến thắng ĐBP .
II.Đồ dùng dạy học :
 - Bản đồ hành chính VN; lược đồ chiến dịch.
III. Các hoạt động dạy học :
A.KTBC:2 – 3’
Chữa bài kiểm tra
B . Bài mới: 27 -30’
*HĐ1 : 8 -10’
G nêu tình thế của P từ sau chiến dịch Biên giới:SGV/49 
 - G nêu nhiệm vụ bài học
*HĐ2: 13 -15’
 G tổ chức cho H thảo luận theo nhóm 
+Nhóm 1: Chỉ ra những chứng cứ chứng tỏ “ tập đoàn cứ điểmĐBP “là pháo đài kiên cố nhất của P tại chiến trường Đông dương
+ Nhóm 2: Tóm tắt mốc thời gian quan trọng trong chiến dịch ĐBP
+ Nhóm 3: Nêu sự kiện và nhân vật tiêu biểu trong chiến dịch ĐBP
+ Nhóm 4: Nêu nguyên nhân thắng lợi của chiến dịch
*HĐ3: 7 -8’
? Nêu diễn biến sơ lược của chiến dịch?
G gợi ý H tóm tắt các ý sau:
+ Đợt tấn công thứ nhất của bộ đội ta
+Đợt tấn công thứ hai của bộ đội ta
+Đợt tấn công thứ ba của bộ đội ta
? Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến dịch ?
+ Chiến thắng ĐBP có thể ví với chiến thắng nào trong lịch sử chống giặc ngoại xâm ?
+Chiến th ... : Làm việc theo cặp:
	+ Tại sao ta phải sử dụng điện tiết kiệm?
	+ Nêu các biện pháp để tránh lãng phí năng lượng điện.
	- Bước 2: Làm việc cả lớp:
	GV cho một số HS trình bày về việc sử dụng điện an toàn và tránh lãng phí.
	- Bước 3:
	HS liên hệ với việc sử dụng điện ở nhà. HS thảo luận theo cặp, sau đó có thể cho một số HS trình bày trước lớp và lưu ý chung một số trường hợp phổ biến, nhắc các em có ý thức tiết kiệm điện.
3. Củng cố, dặn dò (2-3’):
	- HS đọc ghi nhớ/SGK.
	- Về nhà học thuộc bài.
	- Giờ sau: Bài 49-50.
Tiết 5: Địa lý
ôn tập
I. Mục tiêu:
- Xác định và mô tả sơ lược được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của châu á, châu Âu. 
- Biết hệ thống hoá các kiến thức cơ bản đã họ về châu á, châu âu.
- Biết so sánh ở mực độ đơn giản để thấy được sự khác biệt giữa 2 châu lục.
- Điền đúng tên, vị trí (hoặc đọc đúng tên và chỉ đúng vị trí), của 4 dãy núi: Hi-ma-lay-a, Trường Sơn, U-ran, An-pơ trên lược đồ khung (hoặc bản đồ tự nhiên thế giới).
II. Đồ dùng:
	- Phiếu học tập vẽ lược đồ trống châu á, châu Âu (nếu có).
	- Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: 2 – 3’
2. Giới thiệu bài:
 Ôn tập
3. Dạy bài mới:
	Hoạt động 1: Làm việc cá nhân hoặc cả lớp:
 	- Bước 1:
	* Phương án 1: Nếu có phiếu học tập phát cho từng HS để điền vào lược đồ:
	+ Tên châu á, châu Âu, Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Địa Trung Hải.
	+ Tên một số dãy núi: Hi-ma-lay-a, Trường Sơn, U-ran, An-Pơ.
	* Phương án 2: Nếu chỉ có Bản đồ tự nhiên thế giới, thì GV gọi một sô HS lên bảng.
	+ Chỉ và mô tả vị trí địa lí, giới hạn của châu á, châu Âu trên bản đồ.
	+ Chỉ một số dãy núi: Hi-ma-lay-a, Trường Sơn, U-ran, An-pơ trên bản đồ.
	- Bước 2:
	+ GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
 	Hoạt động 2: Tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
	* Phương án 1: 
	- Bước 1:
	+ GV chia lớp thành các nhóm (có thể chia nhóm theo tổ).
	+ Phát cho mỗi nhóm 1 cái chuông hoặc 1 cái cò ( hoặc 1 dụng cụ khác) dùng để báo nhóm đó đã có câu trả lời.
	- Bước 2: Tiến hành chơi:
	+ Khi GV đọc câu hỏi, ví dụ về diện tích có 2 ý.
	+ ý 1: Rộng 10 triệu km2.
	+ ý 2: Rộng 44 triệu km2, lớn nhất trong các châu lục.
	+ Nhóm nào rung chuông trước sẽ được trả lời. Ví dụ, ý 1 là diện tích của châu Âu, ý 2 là diện tích của châu á. Nhóm nào trả lời đúng được 1 điểm. Nếu nhóm nào trả lời sai sẽ bị trừ 1 điểm và quyền trả lời sẽ thuộc nhóm rung chuông thứ hai
	- Trò chơi cứ tiếp tục cho đến khi GV hỏi hết các câu hỏi trong SGK.
	- Bước 3: GV tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá. Nhóm nào có tổng số điểm cao nhất thì nhóm đó thắng cuộc.
	* Phương án 2: Nếu có phiếu học tập thì HS làm việc theo nhóm
	- Bước 1: 
	+ Phát cho mỗi nhóm 1 phiếu in có bảng như trong SGK.
	- Bước 2: 
	+ Các nhóm chọn các ý a, b, c, d để điền vào phiếu.
	+ Nhóm nào điền xong thì lên dán trên bảng.
	- Bước 3:
	+ Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá, cụ thể: Nhóm nào xong trứoc và làm đúng thì nhóm đó thắng cuộc.
4. Củng cố, dặn dò (2-3’):
	- HS đọc ghi nhớ/SGK.
	- Về nhà học thuộc bài.
- Giờ sau: Bài 23.
Thứ sáu ngày 20 tháng 2 năm 2009
Tiết 1: Tập làm văn
Ôn tập về tả đồ vật
I. Mục đích yêu cầu:
1. Ôn luyện củng cố kĩ năng lập dàn ý của bài văn tả đồ vật.
 2. Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả đồ vật – trìng bày rõ ràng , rành mạch, tự nhiên , tự tin.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Tranh vẽ hoặc ảnh chụp một số vật dụng .
- Bút dạ + khổ giấy to để HS làm bài
III. Các hoạt động dạy-học:
 1.Kiểm tra bài cũ (2 - 4’)
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài ( 1 - 2’)
b. HD thực hành (32 - 34’)
* Bài 1/66: Các em đọc kĩ 5 đề, chọn 1 trong 5 đề. Lập dàn ý cho đề đã chọn
- GV kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS
- Cho HS lập dàn ý. GV phát giấy cho 5 HS
- GV: Dựa vào gợi ý, các em hãy viết nhanh dàn ý bài văn, 5 em viết ra giấy cô phát, các em còn lại viết ra giấy nháp.
- Cho HS trình bày kết quả
- GV nhận xét , bổ xung hoàn chỉnh cho dàn ý trên bảng lớp.
* Bài 2/66
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập
- Dựa vào dàn ý đã lập các em tập nói trong nhóm.
- Các em tập nói trước lớp.
 Cho hs làm bài, trình bày.
 GV nhận xét, khen những hs lập dàn ý tốt , biết nói dựa vào dàn ý đã lập
c. Củng cố, dặn dò (2 – 4’)
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn những HS lập dàn ý chưa đạt về nhà viết lại
******************************
Tiết 2: Toán
Luyện tập chung
A. Mục tiêu: Giúp HS :
- Ôn tập cách tính diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương
- Rèn luyện kĩ năng tính diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhập và hình lập phương
- Có ý thức học tốt
b. đồ dùng dạy học
-SGK
c. các hoạt độg dạy học
1. Kiểm tra: 2 - 3’
- Cách tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình tròn?
2. Bài mới: Giới thiệu, hướng dẫn làm bài tập: 28 – 30’
Bài 1/128:Tính diện tích, thể tích của hình( 7 – 8’)
cho HS nhắc lại cách tính diện tích diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhập 
Gọi 1 em lên bảng trình bày
Đánh giá bài làm của HS. Kết luận
a) 230 dm2 b) 300 dm2 c/ 225 dm2
Bài 2/128: Tính diện tích thể tích của hình lập phương: ( 7 – 8’)
Yêu cầu HS nhắc lại cách tính diện tích diện tích, thể tích hình lập phương
Cho HS Làm bài tập, giúp đỡ HS yếu
Gọi HS đọc kết quả
Đánh giá bài làm của HS
+ Đáp số: a) 9 m2 b)13,5 m2 c) 3,375 m3
Bài 3/127: Bài toán: (8 - 10’)
Hướng dẫn HS có thể thực hiện được như sau:
a) Diện tích toàn phần của:
Hình N là: a a 6
Hình M là: ( a 3) ( a 3) 6
= ( a a 6) (3 3)
= ( a a 6) 9
Vậy diện tích toàn phần của hình M gấp 9 lần diện tích toàn phần của hình N
b)Thể tích của:
Hình N là: a a a
Hình M là: ( a 3) ( a 3) ( a 3)
= ( a a a) (3 3 3)
= ( a a a) 27
Vậy thể tích hình M gấp 27 lần thể tích 
* Dự kiến sai lầm: HS nhầm lẫn giữa cách tính diện tích của các hình
3. Củng cố : 2 – 3’ 
- Nhấn mạnh cách tính diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhập và hình lập phương
 - Nhận xét kĩ năng tính nhẩm của HS 
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy :
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Thể dục
phối hợp chạy và bật nhảy 
Trò chơi: chuyền nhanh nhảy nhanh
I. mục tiêu:
- Ôn phối hợp chạy và bật nhảy, chạy - nhảy - mang vác. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng, nhưng bảo đảm an toàn. 
- Học mới trò chơi: Chuyền nhanh nhảy nhanh. Yêu cầu biết và tham gia chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị dụng cụ cho trò chơi và 2-4 quả bóng chuyền hoặc bóng đá. 
III. nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp và tổ chức
1. Phần mở đầu:
- GV phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Lớp chạy chậm theo đội hình tự nhiên quanh sân tập sau đó xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối. 
- Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 nhóm 3-5 em lên nhảy dây.
2. Phần cơ bản:
a. Ôn chạy và bật nhảy:
b. Học trò chơi: “ Chuyền nhanh nhảy nhanh ”
- GV nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi và quy định chơi.
- HS nhắc lại cách chơi. HS chơi thử
- HS tham gia chơi.
3. Phần kết thúc:
- Chạy chậm, thả lỏng, hít thở sâu tích cực.
- GV nhận xét, đánh giá, công bố kết quả kiểm tra.
- VN: Tập chạy đà bật cao.
6-10’
1-2’
2-3’
3-4’ 
18-22’
5-6’
8-10’
4-6’
1-2’
1-2’
- Đội hình hàng dọc
- Đội hình hàng ngang
HS nhảy, nêu các cách nhảy dây.
- HS nêu tên và giải thích bài tập.
- Thi đua giữa các tổ
- Đội hình hàng dọc.
- GV quan sát, nhận xét, biểu dương tổ thực hiện nhiệt tình, đúng luật.
- Đội hình hàng ngang.
Tiết 4: Kĩ thuật
Lắp xe ben
I. Mục tiêu: HS cần phải:
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe ben
- Lắp từng bộ phận và llắp xe ben đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe ben.
II. Đồ dùng dạy học:
 Mộu xe ben
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học:
*Giới thiệu bài: 2’ GV nêu tác dụng của xe ben trong thực tế để giới thiệu bài
Tiết 1
Thời gian
Giáo viên
Học sinh
10’
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu.
- GV cho HS quan sát mẵu xe ben
- HS quan sát mẫu xe ben lắp sẵn.
- Để lắp được xe ben, theo em cần mấy bộ phận? Hãy nêu tên các bộ phận đó?
25’
* Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
a. Hướng dẫn chọn các chi tiết.
- GV cùng HS chọn đúng, đủ từng loại chi tiết.
- GV nhận xét, bổ sung cho hoàn thành bước chọn chi tiết.
- HS xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết.
b. Lắp từng bộ phận.
* Lắp thân và đuôi xe (H2SGK)
- HS quan sát hình 2 SGK.
- GV hướng dẫn lắp thân và đuôi .Trong khi lắp, GV cần thao tác chậm và lưu ý để HS thấy được thanh thẳng 3 lỗ được lắp vào giữa 2 thanh thẳng 11 lỗ và lắp ngoài 2 thanh thẳng 5 lỗ chéo nhau. Phân biệt cho HS mặt phải và mặt trái của thân và đuôi xe ben
-HS quan sát GV lắp .
- 4 tấm tam giác; 2thanh thẳng 11 lỗ;2 thanh thẳng 5 lỗ,1 thanh thẳng 3lỗ; 1 thanh chữ U ngắn.
- HS thực hành lắp theo hướng dẫn của GV.
- HS thực hành lắp.
* Lắp sàn ca bin và giá đỡ(H.3 SGK)
- Yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi : Để lắp được sàn ca bin và giá đỡ, em cần chọn những chi tiết nào?
- Gọi HS trả lời câu hỏi và thực hiện bước lắp
* Lắp ca bin: ( H4 SGK)
- Gọi 2 HS lên lắp ca bin.
- GV nhận xét, bổ sung cho hoàn thành bước lắp
- HS lquan sát hình 3
- Chọn tấm nhỏ, tấm chữ L,thanh chữ U dài.
- HS lên lắp theo hình 3
- 2 HS lên lắp ca bin – Lớp quan sát, bổ sung bước lắp của bạn
* Lắp cánh quạt(H5 SGK)
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi trong SGK.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn lắp cánh quạt:
+ Lắp phần trên cánh quạt.
+ Lắp phần dưới cánh quạt.
- HS quan sát và theo dõi.
.
- HS quan sát H6..
cLắp ráp xe ben( H1. SGK)
- GV hướng dẫn lắp ráp xe ben theo các bước trong SGK.
- Kiểm tra các mối ghép đã đảm bảo chưa, 
d. Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
- GV hướng dẫn HS xếp gọn các chi tiết vào hộp theo đúng qui định.
- HS quan sát GV thực hành.
- HS theo dõi và bổ sung bước lắp cho bạn.
- HS thực hành .
- HS quan sát và thực hành lắp.
Tiết 5: Sinh hoạt tập thể
Sinh hoạt lớp
1. Đánh giá hoạt động tuần 24
a. Học tập:
.
b. Lao động:
c. Các hoạt động khác:
2. Kế hoạch hoạt động tuần 25:
a. Học tập:
b. Lao động:
.
Các hoạt động khác:

Tài liệu đính kèm:

  • docGA tuan 19-25.doc