Giáo án Tổng hợp các môn lớp 5 - Tuần 29 - Trường Tiểu học Nam Hưng

Giáo án Tổng hợp các môn lớp 5 - Tuần 29 - Trường Tiểu học Nam Hưng

Tiết 2: Tập đọc

MỘT VỤ ĐẮM TÀU

I. MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU:

1. Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài, đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài : Li-vơ-pun, Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta.

2. Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta ; sự ân cần, dịu dàng của Giu-li-ét-ta ; đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Tranh minh hoạ chủ điểm và bài đọc trong sách giáo khoa

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ (2 - 3) : Mở sgk/107

- Tên chủ điểm nói lên điều gì ?

- Mô tả những gì em nhìn thấy trong tranh minh hoạ chủ điểm

 

doc 22 trang Người đăng hang30 Lượt xem 339Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn lớp 5 - Tuần 29 - Trường Tiểu học Nam Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
Thứ hai ngày 23 tháng 3 năm 2009
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Tập đọc
Một vụ đắm tàu
I. Mục đích , yêu cầu:
1. Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài, đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài : Li-vơ-pun, Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta.
2. Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta ; sự ân cần, dịu dàng của Giu-li-ét-ta ; đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Tranh minh hoạ chủ điểm và bài đọc trong sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ (2 - 3’) : Mở sgk/107
- Tên chủ điểm nói lên điều gì ?
- Mô tả những gì em nhìn thấy trong tranh minh hoạ chủ điểm 
2. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài (1 - 2’) : 
b) Luyện đọc đúng (10 – 12’)
- GV hướng đẫn đọc đúng
- Nhận xét
- Luyện đọc từng đoạn:
* Đoạn 1 : Câu 1 dài ngắt sau từ pun. Đọc từ Giu-li-ét-ta
+ Giải nghĩa từ Li-vơ-pun
+ Giọng đọc thong thả tâm tình 
* Đoạn 2 : Đọc Ma-ri-ô
+ HD : Nhanh hơn căng thẳng ở những câu tả.
* Đoạn 3 : 
+ Giải nghĩa
+ Đọc giọng gấp gáp căng thẳng.
* Đoạn 4 : 
+ Giọng đọc hồi hộp 
* Đoạn 5 :
+ Ngắt giọng : Câu “ Giu-li-ét-ta bàng hoàng  trước gió” ngắt sau từ hoàng
+ HD : Hai câu cuối giọng trầm lắng, bi tráng
- Đọc cả bài : Đoc giọng kể chuỵện, ngắt nghỉ đúng các dấu câu
- Đọc mẫu cả bài
c. Tìm hiểu bài (10 – 12’)
- Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta?
- Giu-li-ét-ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương?
- Tai nạn bất ngờ xảy ra như thé nào?
- Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma-ri-ô nói lên điều gì về cậu?
- Hãy nêu cảm nghĩ của em về hai nhân vật chính trong chuyện
- Nêu ý nghĩa câu chuyện
c. Luyện đọc diễn cảm ( 10 - 12’)
* Đoạn 1 : Giọng thong thả tâm tình 
* Đoạn 2 : Nhanh hơn, căng thẳng nhấn giọng : ập tới, ngã dúi, hoảng hốt, dịu dàng
* Đoạn 3 : Nhấn giọng các từ : khủng hoảng, phá thủng 
* Đoạn 4 : Nhấn giọng : ôm chặt khiếp sợ, sững sờ, thẫn thờ, tuyệt vọng
* Đoạn 5 : Nhấn giọng : xuống đi, bàng hoàng, khóc nức nở
- Đọc mẫu cả bài 
d, Củng cố, dặn dò (2’ – 4’)
- Nêu ý nghĩa câu chuyện
- GV nhận xét tiết học
- 1 em đọc, cả lớp đọc thầm và xác định đoạn (5 đoạn)
- Đọc nối tiếp đoạn
- 1 HS đọc
- HS đọc
- Đọc chú giải
- Đọc đoạn 1 theo dãy
- HS đọc
- Đọc đoạn 2 theo dãy
- Đọc chú giải
- Đọc đoạn 3 theo dãy 
- HS đọc đoạn 4 theo dãy
- HS đọc
- Đoc đoạn 5 theo dãy
- Đọc theo nhóm đôi
- 1-2 em đọc
* Đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu 1
- Ma-ri-ô bố mới mất về quê sống với họ hàng. Giu-li-ét-ta đang trên đường về nhà gặp lại bố mẹ
* Đọc thầm đoạn 2, 3, 4 trả lời câu 2
- Thấy Ma-ri-ô bị sóng lớn áp tới, xô cậu ngã dúi, Giu-li-ét-ta hoảng hốt chạy lại, quỳ xuống bên bạn, lau máu trên trán bạn, dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng vết thương cho bạn 
- Cơn bão dữ dội ập xuống, sóng lớn phá thủng thân tàu, nước phun vào khoang, con tàu chìm dần. Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta hai tay ôm chặt cột buồm, khiếp sợ nhìn mặt biển
* Đoc thầm đoạn 5 và trả lời câu hỏi
- Ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta ; sự ân cần, dịu dàng của Giu-li-ét-ta ; đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô
- Đọc theo dãy
Tiết 3: Toán
Tiết 141: Ôn tập về phân số ( tiếp theo )
 I.Mục tiêu:
 Củng cố tiếp về khái niệm phân số, tính chất cơ bản của phân số và vận dụng trong quy đồng mẫu số để so sánh các phân số có mẫu số khác nhau.
 II.Đồ dùng dạy-học:
 Bảng phụ.
 III.Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
 Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ ( 5 phút )
 - BC: Rút gọn rồi quy đồng mẫu số các phân số:
 12 / 30 và 20 / 25
 Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành ( 32 phút ):
 a.SGK: *Bài 1/149
 - HS đọc thầm đề bài và quan sát hìnhvẽ- Chọn đáp án đúng để khoanh kết quả đúng.
 - Chốt: Xác định phân số dựa vào hình vẽ.
 *Bài 2/149
 - HS đọc thầm và phân tích đề bài- Làm bài ra nháp- Chọn đáp án đúng. 
 - Chốt: Tìm một phần mấy của một số.
 b.Nháp: *Bài 3/150
- HS đọc thầm yêu cầu - Tự làm ra nháp- GV chữa.
 - Chốt: Phân số bằng nhau.
c.Vở: *Bài 4/150
 - HS đọc thầm và tự làm vào vở.
- Chốt: Quy đồng mẫu số, so sánh phân số.
 *Bài 5/150: Làm vở.
- HS đọc thầm yêu cầu- GV nhắc lại yêu cầu đề bài- Tự làm vào vở.
- Chốt: So sánh, xếp thứ tự các phân số.
*Sai lầm HS thường mắc:
- Xếp thứ tự các phân số hay xếp ngược.
- Trình bày phân số chưa khoa học.
Hoạt động3: Củng cố ( 3 phút ). 
- M: Nêu cách so sánh hai phân số? ý nghĩa của phân số?
*Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
Tiết 4: Hát nhạc
ôn tập đọc nhạc số 7, số 8
	Tiết 5: Chính tả
 Đất nước
I – Mục đích – yêu cầu
1. Nhớ – viét đúng chính tả 3 khổ thơ cuối của bài thơ đất nước.
2. Nắm được cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng qua BT thực hành.
II - Đồ dùng dạy – học: Bảng phụ
III – Các hoạt động dạy – học
1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài ( 1 - 2’): Bài chính tả hôm nay các em cùng nhớ viết 3 khổ thơ cuối bài thơ Đất nước và thực hành viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng.
b. Hướng dẫn viết chính tả ( 10 – 12’)
- GV đọc mẫu một lần
- Đọc và lần lượt ghi bảng : rừng tre, bát ngát, phù sa, rì rầm, tiếng đất
c. Viết chính tả (12’ – 14’)
- Nhắc lại tư thế ngồi viết, cầm bút
- Chú ý trình bày theo thể thơ tự do
d, Hướng dẫn chấm chữa (3’ – 5’)
- Đọc để HS soát lỗi
- Chấm bài 
e. HD bài tập chính tả (8-10’)
* Bài 2/109 (4’ – 6’)
- Chốt lời giải đúng:
Huân chương/kháng chiến, Huân chương/lao động, Anh hùng/lao động,Giải thưởng/Hồ Chí Minh
 ->Nhận xét cách viết hoa các cụm từ 
* Bài 3/110 (4’ – 6’)
- GV chấm, chữa
- Chốt lời giải đúng: 
+ Anh hùng/lực lượng vũ trang nhân dân
+ Bà mẹ/Việt Nam/ Anh hùng
g. Củng cố, dặn dò (2’ – 4’)
- Gv nhận xét tiết học
- Hs ghi nhớ cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng
- HS đọc thầm theo
- Đọc và phân tích tiếng khó
- Viết bảng con
- Nhận xét
- Nhẩm đọc bài
- 1, 2 em đọc lại
- HS viết : GV có hiệu lệnh viết từng khổ thơ và kết thúc 
- HS dùng chì soát lỗi , ghi số lỗi bằng bút chì 
- HS đổi vở để soát lỗi
- Chữa lỗi
- Đọc yêu cầu của bài 
- Cả lớp đọc thầm lại bài, gạch dưới các cụm từ chỉ huân chương, danh hiệu, giải thưởng (VBT)
- HS trả lời, nhận xét
- Mỗi cụm từ chỉ các huân chương, danh hiệu, giải thưởng trên đều gồm hai phần :
+ Chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành các tên này đều được viết hoa. Nếu trong cụm từ có tên riêng chỉ người ( Hồ Chí Minh ) thì viết hoa theo quy tắc 
- HS đọc nội dung của bài tập
- Cả lớp đọc thầm 
- 1 em nói lại tên các danh hiệu được in nghiêng trong đoạn văn
- HS viết lại tên danh hiệu cho đúng
- HS làm vở
****************************************************************************
Thứ ba ngày 24 tháng 3 năm 2009
Tiết 1: Luyện từ và câu
Ôn tập về dấu câu
I – Mục đích, yêu cầu
1. Hệ thống hoá kiến thức đã học về dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.
2. Nâng cao kĩ năng sử dụng 3 loại dấu câu trên
II - Đồ dùng dạy – học: Bảng phụ
III – Các hoạt động dạy – học
1. Kiểm tra bài cũ (2’ – 3’): Nxét về kết quả bài kiểm tra định kỳ giữa học kì II.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài (1’ – 2’) Tiết học hôm nay, các em cùng ôn tập về các kiến thức đã học về dấu chấm, chấm hỏi, chấm than và thực hành kĩ năng sử dụng dấu chấm
b. Hướng dẫn thực hành (32’ – 34’)
* Bài 1/110 (10’ – 12’) 
- Chốt:
+ Dấu chấm : Đặt cuối các câu 1,2,9 dùng để kết thúc các câu kể 
 Câu 3,6,8,10 cũng là câu kể nhưng cuối câu đặt dáu hai chấm để dẫn lời nhân vật
+ Dấu chấm hỏi : Đặt ở cuối câu 7,11 dùng để kết thúc các câu hỏi
+ Dấu chấm than : Đặt cuối câu 4,5 dùng để kết thúc câu cảm (câu 4), câu cầu khiến ( câu 5)
* Bài 2/111 (12’ – 14’)
- Bài văn nói điều gì?
- Chốt kiến thức đúng 
* Bài 3/111 (8’ – 10’)
- Chốt lời giải:
 Câu 1 : Dùng dấu “ ? ”
 Câu 3 : Dùng dấu “ ? ”
 Câu 4 : Dùng dấu “.”
c. Củng cố, dặn dò (2’- 4’)
- Nhận xét tiết học; Chuẩn bị bài sau
- Đọc yêu cầu của bài 
- Cả lớp đọc lại câu chuyện 
- Làm việc cá nhân : khoanh tròn các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than. Suy nghĩ về từng tác dụng của từng dấu câu 
- Phát biểu ý kiến, nhận xét
- Cả lớp đọc thầm; đọc lại ND bài tập
- Kể chuyện thành phố Giu-chi-tan ở Mê-hi-cô là nơi phụ nữ được đề cao, được hưởng những đặc quyền đặc lợi
- HS điền dấu chấm bằng bút chì vào SGK, viết hoa các chữ cái đầu
- HS trình bày, nhận xét
- Đọc yêu cầu bài tập
- Cả lớp đọc thầm mẩu chuyện
- HS làm vở 
- HS trình bày, các bạn nhận xét
Tiết 2: Toán
Tiết 142: ÔN TậP Về Số thập phân 
 I.Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về đọc, viết, so sánh các số thập phân.
 II.Đồ dùng dạy – học.
 Bảng phụ.
III.Các HĐ dạy – học chủ yếu:
Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ ( 5 phút )
M: Nêu cách đọc, viết các số thập phân?
Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành (32 Phút )
 a.Miệng: *Bài 1/150
 - HS đọc theo nhóm đôi- Đọc cả lớp nghe, nhận xét.
 - Chốt: Cách đọc, cấu tạo số thập phân, hàng của số thập phân.
 b.BC: * Bài 2/ 150
- HS nêu yêu cầu- GV đọc- HS viết BC.
- Chốt: Cách viết số thập phân.
 c.Nháp: * Bài 3/ 150
- HS đọc thầm yêu cầu- Tự làm nháp - GV chữa bài.
- Chốt: Số thập phân bằng nhau.
 d.Vở: *Bài 4/ 151
- HS đọc thầm yêu cầu- Tự làm vào vở.
- Chốt: Cách chuyển phân số, hỗn số thành STP.
 *Bài 5/151: Làm vở.
 - HS nêu yêu cầu- Tự làm vở.
 - Chốt: So sánh số thập phân.
* Sai lầm HS thường mắc:
- Đọc số thập phân còn đọc tắt.
- Chuyển phân số thập phân dưới dạng số thập phân HS còn lúng túng cách đặt dấu phẩy.
Hoạt động 3: Củng cố ( 3 phút )
 BC: Xếp các STP sau theo thứ tự từ bé đến lớn:
 27,02; 72,2; 27,20; 72,22.
*Rút kinh nghiệm sau giờ học:
Tiết 3: Lịch sử
Tiết 29: Hoàn thành thống nhất đất nước
I - Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Những nét chính về cuộc bầu cử và kì họp đầu tiên của Quốc hội khoá VI (Quốc hội thống nhất), năm 1976.
- Sự kiện này đánh dấu đất nước ta sau 30 năm lại được thống nhất về mặt nhà nước.
II - Đồ dùng dạy học:
- ảnh tư liệu về cuộc bầu cử và kì họp Quốc hội khoá VI, năm 1976.
III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
* Hoạt động 1 (làm việc cả lớp) – (5’)
- GV nhắc lại bài cũ: Sự kiện ngày 30-4-1975 và ý nghĩa lịch sử của ngày đó.
- GV trình bày: - GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
+ Cuộc bầu cử Quốc hội thống nhất (Quốc hội khoá VI) diễn ra như thế nào?
+ Những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên Quốc hội khoá VI.
+ ý nghĩa cuộc bầu cử và kì họp đầu tiên của Quốc hội khoá VI.
* Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm) – (10’)
- GV nêu thông tin về cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước ta (6-1-1946), từ đó nhấn mạnh ý  ... Tiếp tục hệ thống hoá kiến thức đã học về dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.
2. Củng cố kĩ năng sử dụng 3 loại dấu câu trên.
II - Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ
III - Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ (2’- 4’)
- 3 HS đặt câu có sử dụng các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than; Nhận xét
2. Dạy bài mới:
a, Giới thiệu bài (1’ - 2’): Tiết học hôm nay, các em cùng ôn tập, củng cố về cách sử dụng dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.
b, Hướng dẫn HS thực hành (32’ - 34’)
* Bài 1/115 (8’ – 10’)
- GV hướng dẫn :
+ Câu kể : dùng dấu chấm 
+ Câu hỏi : dùng dấu chấm hỏi
+ Câu cảm hoặc cầu khiến: điền dấu chấm than
- Chốt lời giải đúng
* Bài 2/115 (10’ – 12’)
- Kết luận lời giải đúng
Câu 1, 2, 3: Dùng đúng các dấu câu
Câu 4: Chà !
Câu 5: Cậu tự giặt lấy cơ à ?
Câu 6: Giỏi thật đấy !
Câu 7: Không !
Câu 8: Tớ không có chị, đành nhờ  anh tớ giặt giúp .
* Bài 3/116 (8’ – 10’)
- Theo nội dung được nêu trong các ý a, b, c, d em cần đặt kiểu câu với những dấu câu nào ?
- GV chấm, chữa
c, Củng cố, dặn dò (2’ – 4’)
- Nhận xét tiết học; Chuẩn bị bài sau
- Đọc nội dung bài tập, cả lớp đọc thầm theo sách giáo khoa
- HS làm bài theo nhóm 2
- HS trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung
- HS đọc yêu cầu bài tập 
- Cách làm tương tự bài tập 1
- HS gạch dưới những dấu câu dùng sai, sửa lại
- Trình bày kết quả và giải thích
- Đọc yêu cầu bài tập
- ý a : Đặt câu càu khiến sử dụng dấu chấm than
- ý b : Đặt câu hỏi sử dụng dấu chấm hỏi
- ý c : Đặt câu cảm sử dụng dấu chám than
- ý d : Đặt câu cảm sử dụng dấu chấm than
- HS làm vào vở 
Tiết 2: Toán
Tiết 144: Ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng 
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố về quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, các đơn vị đo khối lượng; cách viết các số đo độ dài và các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
II. Đồ dùng dạy – học:
 Bảng phụ.
III. Các HĐ dạy – học chủ yếu:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ (5 phút)
HĐ2: Ôn tập (32 phút)
Bài 1/152: Làm SGK a,b; làm miệng c.
KT: Củng cố về bảng đơn vị đo độ dài và bảng đơn vị đo khối lượng; mối quan hệ giữa các đơn vị trong bảng.
Bài 2/152: Làm SGK a, làm vở b.
KT: Mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài; đơn vị đo khối lượng.
Bài 3/153: Làm SGK a, làm vở b,c.
HĐ3: Củng cố (3 phút):
Nhận xét tiết học.
* Rút kinh nghiệm sau tiết học:
Tiết 3: Mĩ thuật
Tập nặn tạo dáng: đề tài ngày hội
Tiết 4: Khoa học
Tiết 58: Sự sinh sản và nuôi con của chim
I. Mục tiêu:
- Hình thành biểu tượng về sự phát triển phôi thai của chim trong quả trứng.
- Nói về sự nuôi con của chim.
II. Đồ dùng dạy học: Hình SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ ( 2-3’)
- Vẽ sơ đồ về chu trình sinh sản của ếch.
2. Dạy bài mới (32’): Mở bài: 
- GV đặt vấn đề: Có bao giờ chúng ta tự hỏi từ một quả trứng chim ( hoặc trứng gà, trứng vịt) sau khi được ấp đã nở thành một con chim non (hoặc gà, vịt con) ntn?
- GV giới thiệu bài học.
 Hoạt động 1: Quan sát (10’):
* Mục tiêu: Hình thành cho HSvề sự phát triển phôi thai của chim trong quả trứng.
* Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo cặp:
+ 2 HS ngồi cạnh nhau dựa vào các câu hỏi Tr118/SGK để hỏi và trả lời nhau.
+ So sánh, tìm ra sự khác nhau giữa các quả trứng ở hình 2.
+ Bạn nhìn thấy bộ phận nào của con gà trong các hình 2b, 2c và 2d?
- Bước 2: Làm việc cả lớp: -> Kết luận: 
Hoạt động 2: Thảo luận:
* Mục tiêu: HS nói được về sự nuôi con của chim.
* Cách tiến hành:
- Bước 1: Thảo luận nhóm
 + Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình Tr119/SGK và thảo luận câu hỏi.
+ Bạn có nhận xét gì về những con chim non, gà con mới nở. Chúng đã tự kiếm mồi được chưa? Tại sao?
- Bước 2: Thảo luận cả lớp: + Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
-> Kết luận: 3. Củng cố, dặn dò (2-3’):
- Nhận xét tiết học.
- Giờ sau: Bài 59.
Tiết 5: Địa lý
Tiết 29: châu đại dương và châu nam cực
I. Mục tiêu:
- Nêu được những đặc điểm tiêu cực về vị trí địa lí, tự nhiên, dân cư, kinh tế của châu Đại Dương và châu Nam Cực.
- Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí, giới hạn của châu Đại Dương và châu Nam Cực. 
II. Đồ dùng:
- Bản đồ tự nhiên châu Đại Dương và châu Nam Cực.
- Quả địa cầu.
- Tranh ảnh về thiên nhiên, dân cư của châu Đại Dương và châu Nam Cực.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ (3-5’)
- Nhận xét về địa hình châu Mĩ.
- Tại sao châu Mĩ lại có nhiều đới khí hậu? 
- Nêu tác dụng của rừng rậm A-ma-dôn?
2. Giới thiệu bài: Châu đại dương và châu nam cực
3. Dạy bài mới:
3.1. Châu Đại Dương:
a) Vị trí địa lí, giới hạn:
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân (8’):
- Bước 1: HS dựa vào lược đồ, kênh chữ trong SGK:
+ Trả lời câu hỏi: Châu Đại Dương gồm những phần đất nào?
+ Trả lời các câu hỏi ở mục a trong SGK.
+ Dân cư châu Mĩ sống tập trung ở đâu?
- Bước 2: HS trình bày kết quả, chỉ bản đồ treo tường về vị trí địa lí, giới hạn của châu Đại Dương.
+ GV giới thiệu vị trí địa lí, giới hạn châu Đại Dương trên quả địa cầu. Chú ý đường chí tuyến Nam đi qua lục địa Ô-xtrây-li-a, còn các đảo và quần đảo chủ yếu nằm trong vùng các vĩ độ thấp.
b) Đặc điểm tự nhiên:
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân (8’):
- Bước 1: HS dựa vào tranh ảnh, SGK để hoàn thảnh bảng sau:
- Bước 2: HS trình bày kết quả và GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời; gắn các bức tranh (nếu có) vào vị trí của chúng trên bản đồ.
c) Dân cư và hoạt động kinh tế:
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp (8’)
- HS dựa vào SGK, trả lời các câu hỏi:+ Về dân số, châu Đại Dương có gì khác các châu lục đã học?
 + Dân cư ở lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo có gì khác nhau?+ Trình bày đặc điểm kinh tế của Ô-xtrây-li-a.
3.2. Châu Nam Cực:
Hoạt động 4: Làm việc theo nhóm (8’):
- Bước 1: HS dựa vào lược đồ, SGK, tranh ảnh.+ Trả lời câu hỏi của mục 2 trong SGK.
- Cho biết:
+ Đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên của châu Nam Cực.+ Vì sao châu Nam Cực không có cư dân sinh sống thường xuyên?
- Bước 2: HS chỉ trên bản đồ vị trí địa lí của châu Nam Cực, trình bày kết quả thảo luận. GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
-> Kết luận: 
4. Củng cố, dặn dò (2-3’):
- HS đọc ghi nhớ/SGK.- Về nhà học thuộc bài.- Giờ sau: Tiết 30.
Thứ sáu ngày 27 tháng 3 năm 2009
Tiết 1: Tập làm văn
Trả bài văn tả cây cối
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Biết rút kinh nghiệm về cách bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày trong bài văn tả cây cối.
2. Biết tham gia sửa lỗi chung ; biết tự sửa lỗi cô yêu cầu 
II. Đồ dùng dạy – học: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ (2-3’): HS đọc phân vai hai màn kịch Giu-li-ét-ta hoặc Ma-ri-ô
2. Nhận xét kết quả bài viết của HS 
- HS đọc yêu cầu của đề bài 
a, Nhận xét chung về kết quả bài viết:
+ Những ưu điểm 
+ Những thiếu xót, hạn chế 
3. Hướng dẫn HS chữa bài :
* Chữa lỗi chung : 
- GV trả bài 
- GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết trên bảng phụ
- HS lên chữa lỗi, cả lớp chữa nháp
- GV chữa lại cho đúng 
* Hướng dẫn sửa lỗi trong bài :
- HS đọc lời nhận xét của cô giáo và sửa lỗi, đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát lại.
* Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài làm hay
- GV đọc những đoạn văn, bài văn hay có ý riêng, sáng tạo
- HS thảo luận tìm ra cái hay, cái đáng học
* HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn
- HS đọc đoạn văn vừa viết ( so sánh với đoạn cũ )
4. Củng cố, dặn dò (2’ – 4’)
- GV nhận xét tiết học
Tiết 2: Toán
Tiết 145: Ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng (tiếp theo)
Mục tiêu:
Giúp HS ôn tập, củng cố về:
Viết các số đo độ dài và khối lượng dưới dạng số thập phân.
Mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài và đơn vị đo khối lượng thông dụng.
Đồ dùng dạy – học:
Bảng phụ.
Các HĐ dạy – học chủ yếu. 
HĐ1: Kiểm tra bài cũ (5 phút):
HĐ2: Ôn tập (32 phút):
Bài 1/153: Làm nháp.
- KT: Cách viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
Bài 2/153: Làm nháp.
- KT: Cách viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
Bài 3/153: Làm vở.
- KT: Chuyển đổi đơn vị đo độ dài và đơn vị đo khối lượng từ lớn – bé.
Bài 4/154: Làm vở.
KT: Chuyển đổi đơn vị đo độ dài và đơn vị đo khối lượng từ bé – lớn.
HĐ3: Củng cố (3 phút)
Nhận xét tiết học.
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
 Tiết 3: Thể dục
Bài 58: Môn thể thao tự chọn
Trò chơi: nhảy ô tiếp sức
I. mục tiêu:
- Ôn tâng cầu bằng đùi, bằng mu bàn chân, phát cầu bằng mu bàn chân hoặc học đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay (trước ngực). Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích. 
- Chơi trò chơi: Hoàng Anh, Hoàng Yến. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động, tích cực.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: GV và cán sự mỗi người một còi, mối HS 1 quả cầu, mỗi tổ 3 – 5 quả bóng rổ số 5, chuẩn bị bảng rổ, kẻ sân để tổ chức trò chơi và ném bóng.
III. nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung
Định lượng
Phương pháp và tổ chức
1. Phần mở đầu:
- phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Lớp chạy chậm theo đội hình tự nhiên quanh sân tập 120-150m sau đó xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối. 
- Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng và nhảy của bài thể dục phát triển chung.
2. Phần cơ bản:
a. Môn thể thao tự chọn: Đá cầu
* Ôn tâng cầu bằng đùi: 
+ Nêu tên động tác
+ HS tập luyện
* Ôn tâng cầu bằng mu bàn chân:
+ HS tập luyện
* Ôn phát cầu bằng mu bàn chân:
+ Nêu tên động tác
+ Gọi HS làm mẫu, giải thích động tác
+ HS nhắc lại những điểm cơ bản của động tác.
b. Chơi trò chơi: “ Nhảy ô tiếp sức”
- HS nêu tên trò chơi và quy định chơi.
- HS tham gia chơi thử.
3. Phần kết thúc:
- Chạy chậm, hít thở sâu tích cực.
- NX, đánh giá kết quả bài học.
- VN: Tập đá cầu, ném bóng trúng đích
6-10’
1-2’
2-3’
4-6’
2x8 nhịp 
14-16’
2-3’
 2- 3’
8-10’
5-6’
4-6’
1-2’
1-2’
- Đội hình hàng dọc
- Đội hình hàng ngang
- 4 hàng ngang tập dưới sự điều khiển của lớp trưởng.
- GV phổ biến nhiệm vụ.
- Đội hình vòng tròn
- 1 em
- Chia tổ tập luyện
- Đội hình 4 hàng dọc
- Chia tổ tập luyện
- Tập theo 2 hàng ngang phát cầu cho nhau.
- Chia tổ tập luyện
- Tập theo sự điều khiển của cán sự lớp.
- Đội hình vòng tròn
- GV quan sát, nhận xét, biểu dương tổ thực hiện nhiệt tình, đúng luật.
- 
Đội hình hàng ngang.
Tiết 4: Kĩ thuật
 Lắp máy bay trực thăng( đã soạn)
Tiết 5: Sinh hoạt tập thể
Sinh hoạt lớp
1. Đánh giá hoạt động tuần 29:
 a. Học tập:
.
b. Lao động:
.
 c .Các hoạt động khác:
 2. Kế hoạch tuần 30
 a. Học tập:
b . Lao động:
..
c. Các hoạt động khác:

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 29.doc