Tiết 2: Hát nhạc
HỌC HÁT: DÀN ĐỒNG CA MÙA HẠ
Tập đọc
THUẦN PHỤC SƯ TỬ
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng đọc phù hợp với nội dung mỗi đoạn.
2. Hiểu ý nghĩ truyện : Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học:
1.Kiểm tra bài cũ ( 2 – 3)
- Đọc bài Con gái
- Nêu nội dung bài tập đọc?
2. Dạy bài mới
a, Giới thiệu bài : ( 1 – 2)
- Các bài đọc Một vụ đắm tàu, Con gái đã cho các em biết về những bạn nữ, bạn nam có tính cách rất đẹp như : Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta và Mơ. Truyện dân gian A-rập Thuần phục sư tử mà lớp ta học hôm nay sẽ giúp các em hiểu người phụ nữ có sức mạnh kì diệu từ đâu.
b, Luyện đọc đúng (10 – 12)
Tuần 30 Thứ hai ngày 30 tháng 3 năm 2009 Tiết 1: Chào cờ Tiết 2: Hát nhạc Học hát: Dàn đồng ca mùa hạ Tập đọc Thuần phục sư tử I. Mục đích, yêu cầu: 1. Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng đọc phù hợp với nội dung mỗi đoạn. 2. Hiểu ý nghĩ truyện : Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình. II. Đồ dùng dạy – học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. III. Các hoạt động dạy – học: 1.Kiểm tra bài cũ ( 2’ – 3’) - Đọc bài Con gái - Nêu nội dung bài tập đọc? 2. Dạy bài mới a, Giới thiệu bài : ( 1’ – 2’) - Các bài đọc Một vụ đắm tàu, Con gái đã cho các em biết về những bạn nữ, bạn nam có tính cách rất đẹp như : Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta và Mơ. Truyện dân gian A-rập Thuần phục sư tử mà lớp ta học hôm nay sẽ giúp các em hiểu người phụ nữ có sức mạnh kì diệu từ đâu. b, Luyện đọc đúng (10’ – 12’) - GV hướng dẫn HS luyện đọc: - Nhận xét - Luyện đọc từng đoạn: * Đoạn 1 : - Đọc đúng Ha-li-ma - Giải nghĩa : Giáo sĩ - Giọng đọc băn khoân không hiểu vì sao chồng mình trở nên cau có, gắt gang * Đoạn 2 : - Giải nghĩa : bí quyết - Giọng đọc nhẹ nhàng, đọc đúng dấu câu. * Đoạn 3 : Giọng đọc hồi hộp khi Ha-li-ma làm quen với sư tử. * Đoạn 4 : - Giải nghĩa : Đức A- la - Giọng nhẹ nhàng khi sư tử bỏ đi. * Đoạn 5 : - Giải nghĩa : Thuần phục - Giọng giáo sư đọc với giọng hiền hậu ôn tồn. * Đọc cả bài: - Hướng dẫn : Toàn bài đọc giọng kể chuyện nhẹ nhàng, đủ nghe, thay đổi giọng đọc cho phù hợp - GV đọc mẫu lần 1. c, Hướng dẫn tìm hiểu bài ( 10’ – 12’) - Ha-li-ma đến gặp giáo sĩ để làm gì? - Giáo sĩ ra điều kiện thế nào ? - Vì sao nghe điều kiện của vị giáo sĩ, Ha-li-ma sợ toát mồ hôi, vừa đi vừa khóc ? - Ha-li-ma nghĩ ra cách gì để làm thân với sư tử ? - Vì sao khi gặp ánh mắt của Ha-li-ma, con sư tử đang giận dữ, bỗng cụp mắt xuống, rồi lẳng lặng bỏ đi - Theo vị giáo sĩ điều gì làm nên sức mạnh của người phụ nữ ? - Nội dung chính của bài? d, Luyện đọc diễn cảm ( 10’ – 12’) + Đoạn 1 : Nhấn giọng : Dễ mến, tươi cười, cau có, gắt gỏng. + Đoạn 2 : Nhấn giọng : bạc phơ, 3 sợi lông bờm sư tử sống, toát mồ hôi + Đoạn 3 : Nhấn giọng : làm quen, nhảy bổ, hét lên khiếp đảm, dần dần đổi tính, chải bộ lông bờm + Đoạn 4 : Nhấn giọng : no nê, ngoan ngoãn, giật mình, chồm dậy, dịu hiền, cụp mắt, lẳng lặng + Đoạn 5 : Nhấn giọng : trí thông minh, lòng kiên nhẫn, hung dữ, yếu đuối, bí quyết - Đọc mẫu lần 2. e, Củng cố, dặn dò (2’ – 4’) - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài : Tà áo dài Việt Nam - 1 HS đọc bài, lớp đọc thầm theo định đoạn ( 5 đoạn) + Đoạn 1 : Từ đầu giúp đỡ + Đoạn 2 : Tiếp vừa đi vừa khóc + Đoạn 3 : Tiếp bờm sau gáy + Đoạn 4 : Tiếp bỏ đi + Đoạn 5 : phần còn lại - Đọc nối tiếp đoạn - Đọc câu văn đầu - Đọc chú giải - Đọc đoạn 1 theo dãy - Đọc chú giải - Đọc đoạn 2 theo dãy - Đọc đoạn 3 theo dãy - Đọc chú giải - Đọc đoạn 4 theo dãy - Đọc chú giải - Đọc đoạn 5 theo dãy - Đọc theo nhóm đôi - 1-2 HS đọc * Đọc thầm đoạn 1, 2 và câu hỏi 1. - Nàng muốn vị giáo sĩ cho lời khuyên làm cách nào để chồng nàng hết cau có, gắt gỏng, gia đình trở lại hạnh phúc như trước - Nếu Ha-li-ma lấy được 3 sợi lông bờm của một con sư tử sống , giáo sĩ nói cho nàng biết bí quyết. - Vì điều kiện mà giáo sĩ đưa ra không thể thực hiện được ; đến gần sư tử đã khó, nhổ 3 sợi lông bờm của nó lại càng khó. Thấy người sư tử sẽ vồ lấy, ăn thịt ngay. * Đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi 2 - Tối đến nàng ôm một con cừu non vào rừng. Khi sư tử thấy nàng, gầm lên và nhảy bổ tới thì nàng ném con cừu xuống đất cho sư tử ăn. Tối nào cũng được ăn món thịt cừu ngon lành trong tay nàng, sư tử dàn thay đổi tính. Nó quen dần với nàng, có hôm còn nằm cho nàng chải bộ lông bờm sau gáy. * Đọc thầm đoạn 4 và trả lời câu hỏi 3 - Vì ánh mắt dịu hiền của Ha-li-ma làm sư tử không thể tức giận * Đọc thầm đoạn 5 và trả lời câu hỏi 4 - Bí quyết làm cho sức mạnh của người phụ nữ là trí thông minh, lòng kiên nhẫn và sự dịu dàng. - nói lên sự kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình - Nhắc lại nội dung bài - Đọc đoạn 1 theo dãy - Đọc đoạn 2 theo dãy - Đọc đoạn 3 theo dãy - Đọc đoạn 4 theo dãy - Đọc đoạn 5 theo dãy - HS đọc cá nhân: 8-10 em Tiết 3: Toán Tiết 146: ôn tập về đo diện tích I. Mục tiêu Giúp học sinh củng cố về quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích; cách viết các đơn vị đo diện tích dưới dạng số thập phân. II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học chủ yếu * HĐ 1: Kiểm tra bài cũ (5 phút) B ? Viết các đơn vị đo sau dưới dạng số thập phân: 2176m =...... km 576g = .....kg 57cm = ...... m. ? HS nêu cách thực hiện. * HĐ 2: Ôn tập (32 phút) Bài 1( 10 phút): Làm SGK phần a, phần b làm miệng. KT: Củng cố về bảng đơn vị đo diện tích, mối quan hệ giữa các đơn vị đo trong bảng. Bài 2 (10 phút): Làm SGK. KT: Củng cố giữa các đơn vị đo diện tích Chốt: HS nêu cách thực hiện. Bài 3 (10 phút): Làm Vở KT: Củng cố cách viết các đơn vị đo diện tích dưới dạng số thập phân. Chốt: Nêu cách thực hiện. * Hoạt động 3: Củng cố (3 phút) Đưa 4,56 km2 = .......m2 ? HS làm bảng ? Nêu cách đổi các đơn vị đo diện tích. * Rút kinh nghiệm sau giờ học: .......................................................................................................................................................................................................................................................................... Chính tả ( Nghe – viết ) Cô gái của tương lai I - Mục đích, yêu cầu: 1. Nghe - viết đúng chính tả bài Cô gái của tương lai. 2. Tiếp tục luyện tập viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng ; biết một số huân chương của nước ta. II - Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ - ảnh minh hoạ tên ba loại huân chương trong SGK. III - Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ (2’-3’) - HS viết bảng con: Huân chương Kháng chiến, Anh hùng Lao động, Huân chương Lao động, Giải thưởng Hồ Chí Minh, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng . 2. Dạy bài mới. a, Giới thiệu bài: (1’-2’) Giờ chính tả hôm nay các em cùng nghe- viết đoạn văn Cô gái của tương lai và luyện tập viết tên các huân chương , danh hiệu , giải thưởng. b, Hướng dẫn chính tả (10’-12’) - Đọc mẫu lần 1 - Nêu nội dung bài? - Ghi bảng: in-tơ-nét ,Ôt-xtrây-li-a, Nghị viện Thanh niên. - Đọc thầm theo - Lan Anh là một cô gái giỏi giang, thông minh, được xem là một trong những mẫu người của tương lai. - Đọc các từ trên - Phân tích tiếng khó - Viết bảng con, nhận xét . c, Viết chính tả (10’-14’) - Đọc cho HS viết - Nêu tư thế ngồi viết , cách cầm bút - Viết vở d, Hướng dẫn chấm chữa (3’-5’) - Chấm khi HS làm bài tập - Dùng bút chì soát lỗi , gạch chân lỗi sai , ghi số lổia lề vở bằng bút chì - Đổi vở cho nhau - Chữa lỗi e, Hướng dẫn bài tập chính tả (8’-10’) * Bài 2/119 (4’-5’) - Nói rõ những chữ nào cần viết hoa trong mỗi cụm từ , viết lại và giải thích . - Anh hùng Lao động - Anh hùng Lực lượng vũ trang - Huân chương Sao vàng. - Huân chương độc lập hạng Ba. - Huân chương Lao động hạng Nhất - Huân chương Độc lập hạng Nhất - Đọc nội dung bài tập - Đọc cụm từ in nghiêng trong đoạn văn + anh hùng lao động , anh hùng lực lượng vũ trang , huân chương sao vàng , huân chương lao động hạng ba, huân chương lao động hạng nhất, huân chương độc lập hạng nhất. - Gồm hai bộ phận: Anh hùng/ Laođộng ta phải viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó - Giải nghĩa tương tự * Bài 3/119 (4’-6’) - Chốt lời giải đúng - Đọc yêu cầu của bài tập - Xem ảnh minh hoạ các huân chương trong SGK - Điền SGKvà trình bày - Làm vào vở a. Huân chươnglà huân chương Sao vàng b. Huân chương Quân công là..quân đội c. Huân chương Lao động.sản xuất . g, Củng cố , dặn dò (2’- 4’) - GV nhận xét tiết học - Ghi nhớ tên cà cách viết các danh hiệu, huân chương. Thứ ba ngày 31 tháng 3 năm 2009 Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ : Nam và nữ I- Mục đích , yêu cầu: 1. Mở rộng vốn từ : Biết từ ngữ chỉ những phẩm chất quan trọng nhất của nam, của nữ. Giải thích được nghĩa của các từ đó. Biết trao dổi về những phẩm chất quan trọng mà một người nam, nữ cần có. 2. Biết các thành ngữ, tục ngữ nói về nam và nữ, về quan niệm bình dẳng nam nữ. Xác định được thái độ đúng đắn: không coi thường phụ nữ . II - Đồ dùng dạy - học - Bảng phụ III - Các hoạt động dạy - học 1. Kiểm tra bài cũ (1’-2’) - Chữa bài tập 3. 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài (1’-2’)Trong tiết luyện từ và câu hôm nay các em đã biết những từ ngữ chỉ những phẩm chất quan trọng của nam và nữ; biết các thành ngữ, tục ngữ nói về nam và nữ để mở rộng, làm giàu vốn từ ngữ. b. Hướng dẫn HS thực hành (32’-34’) * Bài 1 /120 (10’-12’) - Giải thích nghĩa các các từ để các em hiểu rõ - Đọc yêu cầu của bài tập - Cả lớp đọc thầm , suy nghĩ , thảo luận nhóm đôi - Phát biểu ý kiến - Giải thích theo ý kiến của mình * Bài 2/120 (8’-10’) - Chốt lời giải đúng . - Đọc yêu cầu của bài Làm bài nhóm đôi - Báo cáo kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung. * Những phẩm chất chung : Cả hai đều giaù tình cảm, biết quan tâm đến người khác. * Mỗi nhân vật còn có những phẩm chất tiêu biểu cho nữ tính, nam tính . + Ma - ri- ô rất giàu nam tính, kín đáo, quyết đoán, mạnh mẽ, cao thượng + Giu- li - ét - ta dịu dàng ân cần, đầy nữ tính khi Ma - ri - ô bị thương hoảng hốt chạy lại, quỳ xuống, lau máu trên trán bạn, dịu dàng gỡ chiếc khăn trên mái tóc, băng cho bạn. * Bài 3 /120 (12’-14’) - Nhấn mạnh 2 yêu cầu. + Nêu cách hiểu về nội dung mỗi thành ngữ, tục ngữ? * Nhấn mạnh: Trong một gia đình, do quan niệm lạc hậu “trọng nam khinh nữ ” nên con gái bị coi thường, con trai được chiều chuộng quá dễ bị hư hỏng ; nhiều cặp vợ chồng phải cố sinh con trai, làm cho dân số tăng nhanh, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. - Đọc yêu cầu bài, đọc cả giảỉ nghĩa - Thảo luận nhóm đôi - Câu a: Con trai hay con gái đều quý, miễn là có tình nghĩa, hiếu thảo với cha mẹ . - Câu b: Chỉ có một con trai, cũng được xem là đã có con nhưng có đến mười con gái thì vẫn xem như chưa có con. - Câu c: Trai gái đều giỏi giang - Câu d: Con gái thanh nhã lịch sự. - Nêu ý kiến cá nhân (tán thành và không tán thành ) c. Củng cố, dặn dò (2’-4’) - Nhận xét tiết học - Nhắc HS cần có quan niệm đúng về quyền bình đẳng nam, nữ . Tiết 2: Toán Tiết 147: ôn tập về đo thể tích I. Mục tiêu Giúp học sinh củng cố về quan h ... ữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày. - Bước 3: GV yêu cầu một số HS chỉ trên quả địa cầu hoặc Bản đồ thế giới vị trí từng đại dương và mô tả theo thứ tự: vị trí địa lí, diện tích. -> Kết luận: Trên bề mặt Trái đất có 4 đại dương, trong đó Thái Bình Dương là đại dương có diện tích lớn nhất và cũng là đại dương có độ sâu trung bình lớn nhất. 4. Củng cố, dặn dò (2-3’): - HS đọc ghi nhớ/SGK. - Về nhà học thuộc bài. ****************************************************************** Thứ sáu ngày 3 tháng 4 năm 2009 Tập làm văn Tả con vật ( Kiểm tra viết) I. Mục đích, yêu cầu - Dựa trên kiến thức có được về văn tả con vật và kết quả quan sát, HS viết được một bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiận được nhuãng quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hinhf ảnh, cảm xúc. II. Đồ dùng dạy – học - Vở, tranh vẽ 1 số con vật III. Các hoạt động dạy – học 1. Kiểm tra bài cũ (2’ – 3’) - Nêu cấu tạo của bài văn tả con vật? 2. Dạy bài mới a, Giới thiệu bài ( 1’ – 2’) - Trong tiết tập làm văn trước, các em đã ôn tập về tả con vật, đã luyện viết một đọan văn tả hình dáng hợc hoạt động của một con vật mà em yêu thích. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ tập viết hoàn chỉnh bài văn tả con vật b, Hướng dẫn HS thực hành c, Nhắc nhở HS làm bài: - GV dặn HS trước khi làm bài. d, HS làm bài (22-25’) - Thu bài e, Củng cố, dặn dò (1-2’) - GV nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài văn tả cảnh - HS đọc đề bài - Đọc gợi ý - Chuẩn bị lại bài - Ngồi đúng tư thế - Làm bài Tiết 2: Toán Tiết 150: Phép cộng I. Mục tiêu: - Giúp HS củng cố các kĩ năng thực hành phép cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân số,tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ, giải bài toán có lời văn. II. Đồ dùng dạy- học: Bảng phụ. III. Các HĐ dạy- học chủ yếu: Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ ( 2-3’): - BC: Tính kết quả: 68 + 68 = ? ; 15,54 + 0 = ? - Em thấy các phép tính trên có gì đặc biệt? Hoạt động 2: Ôn tập (5-7’) - Viết dạng tổng quát của phép cộng? - Nêu tên gọi thành phần và kết quả của phép cộng? - Biểu thức a + b còn gọi là gì? - Nêu các trường hợp dưới dạng tổng quát về tính chất của phép cộng? Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành (27’) a. Bảng: * Bài 1/158 ( 7 - 9’) - KT: Thực hiện phép cộng. - Chốt: Nêu kĩ năng cộng số tự nhiên, số thập phân, phân số. b. Nháp: * Bài 2/158 ( 6 ’) - KT: Củng cố các tính chất của phép cộng. - Chốt: ? Nêu tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng c. Vở * Bài 3/159 ( 5’) - KT: Củng cố tìm thành phần chưa biết của biểu thức. - Chốt: Nêu cách tìm số hạng chưa biết trong biểu thức? d. Vở * Bài 4/ 159 ( 7’) - KT: Giải toán có liên quan đến phép tính + , - và tỉ số phần trăm. - Chốt : + để tìm được tỉ số phần trăm của thể tích bể nước ta cần tìm gì? + Cách giải, lời giải. * Sai lầm HS thường mắc: - Trình bày phép tính về số thập phân chưa khoa học, đặt tính sai, chưa thẳng hàng. - Lời giải bài toán trình bày còn dài dòng. Hoạt động3: Củng cố (3’) - M: + Nêu tên các thành phần và kết quả của phép cộng? + Muốn tìm số hạng cha biết ta làm thế nào? * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: .......................................................................................................................................................................................................................................................................... Thể dục Tiết 60: Môn thể thao tự chọn Trò chơi: trao tín gậy I. mục tiêu: - Ôn tâng cầu và phát cầu bằng mu bàn chân hoặc học đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay (trước ngực). Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích. - Chơi trò chơi: Trao tín gậy. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động, tích cực. II. Địa điểm, phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. - Phương tiện: GV và cán sự mỗi người một còi, mối HS 1 quả cầu, mỗi tổ 3 – 5 quả bóng rổ số 5, chuẩn bị bảng rổ, kẻ sân để tổ chức trò chơi và ném bóng. III. nội dung và phương pháp lên lớp: Nội dung Định lượng Phương pháp và tổ chức 1. Phần mở đầu: - GV phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học. - Lớp chạy chậm theo đội hình tự nhiên quanh sân tập 120-150m sau đó xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối. - Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng và nhảy của bài thể dục phát triển chung. 2. Phần cơ bản: a. Môn thể thao tự chọn: Đá cầu * Ôn tâng cầu bằng mu bàn chân: + Nêu tên động tác + HS tập luyện * Ôn phát cầu bằng mu bàn chân: + HS tập luyện * Thi tâng cầu hoặc phát cầu bằng mu bàn chân: b. Chơi trò chơi: “ Lò cò tiếp sức” - HS nêu tên trò chơi và quy định chơi. - HS tham gia chơi thử. - HS chơi 3. Phần kết thúc: - Chạy chậm, hít thở sâu tích cực. - NX, đánh giá kết quả bài học. - VN: Tập đá cầu, ném bóng trúng đích 6-10’ 1-2’ 2-3’ 4-6’ 2x8 nhịp 14-16’ 2-3’ 2- 3’ 8-10’ 5-6’ 4-6’ 1-2’ 1-2’ - Đội hình hàng dọc - Đội hình hàng ngang - 4 hàng ngang tập dưới sự điều khiển của lớp trưởng. - GV phổ biến nhiệm vụ. - Đội hình vòng tròn - 1 em - Chia tổ tập luyện - Đội hình 4 hàng dọc - Chia tổ tập luyện - Tập theo 2 hàng ngang phát cầu cho nhau. - Các tổ thi đấu - Đội hình vòng tròn - GV quan sát, nhận xét, biểu dương tổ thực hiện nhiệt tình, đúng luật. - Đội hình hàng ngang. Tiết 4: Kĩ thuật Lắp xe cần cẩu (2 tiết) I – Mục tiêu HS cần phải: - Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe cần cẩu. - Lắp được xe cần cẩu đúng kĩ thuật, đúng qui trình. - Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hành. II - Đồ dùng dạy học - Mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn. - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III – Các hoạt động dạy - học chủ yếu Tiết 1 - GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học. - GV nêu tác dụng của xe cần cẩu trong thực tế: Xe cần cẩu được dùng để nâng hàng, nâng các vật nặng ở cảng hoặc ở các công trình xây dựng,... Hoạt động 1. Quan sát, nhận xét mẫu - Cho HS quan sát mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn. - Hướng dẫn HS quan sát kĩ từng bộ phận và trả lời câu hỏi: Để lắp được xe cần cẩu, theo em cần phải lắp mấy bộ phận? Hãy nêu tên các bộ phận đó. (Cần 5 bộ phận: Giá đỡ cẩu; cần cẩu; ròng rọc; dây tời; trục bánh xe). Hoạt động 2. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật a) Hướng dẫn chọn các chi tiết - GV cùng HS chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK. - Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết. b) Lắp từng bộ phận * Lắp giá đỡ cẩu (H.2 - SGK) - GV nêu câu hỏi: Để lắp giá đỡ cẩu, em phải chọn những chi tiết nào? - Yêu cầu HS quan sát hình 2 (SGK). Sau đó, GV gọi 1 HS trả lời và lên bảng chọn các chi tiết để lắp. - HS quan sát GV lắp 4 thanh thẳng 7 lỗ vào tấm nhỏ. - GV đặt câu hỏi tiếp: Phải lắp các thanh thẳng 5 lỗ vào hàng lỗ thứ mấy của thanh thẳng 7 lỗ? (lỗ thứ tư). - GV hướng dẫn lắp các thanh thẳng 5 lỗ vào các thanh thẳng 7 lỗ. - Gọi 1 HS lên lắp các thanh chữ U dài vào các thanh thẳng 7 lỗ (Chú ý vị trí trong, ngoài của thanh chữ U dài và thanh thẳng 7 lỗ). - GV dùng vít dài lắp vào thanh chữ U ngắn, sau đó lắp tiếp vào bánh đai và tấm nhỏ. * Lắp cần cẩu (H.3 – SGK) - Gọi 1 HS lên lắp hình 3a (nhắc HS lưu ý vị trí các lỗ lắp của các thanh thẳng) - GV nhận xét và bổ sung cho hoàn thiện bước lắp. - Gọi 1 HS khác lên lắp hình 3b (nhắc HS lưu ý vị trí các lỗ lắp và phân biệt mặt phải, mặt trái cần cẩu để sử dụng vít) - GV hướng dẫn lắp hình 3c. * Lắp các bộ phận khác (H.4 - SGK) - Yêu cầu HS quan sát hình 4(SGK) để trả lời các câu hỏi trong SGK. - Gọi 2 HS lên trả lời câu hỏi và lắp hình 4a, 4b, 4c. Đây là 3 bộ phận đơn giản các em đã được học ở lớp 4. - Toàn lớp quan sát và nhận xét. - GV nhận xét, bổ sung để hoàn thiện bước lắp. c) Lắp ráp xe cần cẩu (H.1 - SGK) - HS lắp ráp theo từng bước trong SGK. - GV lưu ý cách lắp vòng hãm vào trục quay và vị trí buộc day tời ở trục quay cho thẳng với ròng rọc để quay tời được dễ dàng. - Kiểm tra hoạt động của cần cẩu (quay tay quay, dây tời quấn vào và nhả ra dễ dàng). d) Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp - Khi tháo phải tháo rời từng bộ phận, sau đó mới tháo rời từng chi tiết theo trình tự ngược lại với trình tự lắp. - Khi tháo xong phải xếp gọn các chi tiết vào hộp theo vị trí qui định. Lưu ý: + Với những bài 3 tiết, GV đề nghị nhà trường bố trí 2 tiết thực hành vào 1 buổi để hạot động thực hành của HS không bị gián đoạn. + Cuối tiết 1, GV dặn dò HS mang túi hoặc hộp đựng để cất giữ các bộ phận sẽ lắp được ở cuối tiết 2. Tiết 2 Hoạt động 3. HS thực hành lắp xe cần cẩu a) Chọn chi tiết - HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp. - GV kiểm tra HS chọn các chi tiết. b) Lắp từng bộ phận - Trước khi HS thực hành, GV cần: + Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK để cả lớp nắm rõ qui trình lắp xe cần cẩu. + Yêu cầu HS phải quan sát kĩ các hình trong SGK và nội dung từng bước lắp. - Trong quá trình HS thực hành lắp từng bộ phận, GV nhắc HS cần lưu ý: + Vị trí trong, ngoài của các chi tiết và vị trí của các lỗ khi lắp các thanh giằng ở giá đỡ cẩu (H.2 - SGK). + Phân biệt mặt phải và tái để sử dụng vít khi lắp cần cẩu (H.3 – SGK) - GV cần quan sát uốn nắn kịp thời những HS (hoặc nhóm) lắp còn lúng túng. c) Lắp ráp xe cần cẩu (H1 – SGK) - HS lắp ráp theo các bước trong SGK. - GV nhắc HS lưu ý đến độ chặt của các mối ghép và độ nghiêng của cần - GV nhắc HS khi lắp ráp xong cần: + Quay tay quay để kiểm tra xem dây tời quán vào, nhả ra có dễ dàng không. + Kiểm tra cần cẩu có quay được theo các hướng và có nâng hàng lên và hạ hàng xuống không. Hoạt động 4. Đánh giá sản phẩm - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm hoặc chỉ định một số em. - GV nêu những tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm theo mục II (SGK). - Cử 2-3 HS dựa vào tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm của bạn. - GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS theo 2 mức: hoàn thành (A) và chưa hoàn thành (B). Những HS hoàn thành sớm, sản phẩm đảm bảo yêu cầu kĩ thuật được đánh giá ở mức hoàn thành tốt (A+). - GV nhắc HS tháo các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các nagưn trong hộp. IV – nhận xét – dặn dò - GV nhận xét chuẩn bị của HS, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp ghép xe cần cẩu. - GV nhắc HS đọc trước và chuẩn bị đầy đủ bộ lắp ghép để học bài: “Lắp xe ben”. Tiết 5: Sinh hoạt tập thể Sinh hoạt lớp 1. Đánh giá hoạt động tuần 30 a. Học tập: b. Lao động: c. Các hoạt động khác: .. 2. Kế hoạch tuần 31 a. Học tập: b. Lao động: c. Các hoạt động khác:
Tài liệu đính kèm: