Giáo án Tổng hợp khối 2 - Tuần 16

Giáo án Tổng hợp khối 2 - Tuần 16

I/ Mục tiêu

- Học sinh hiểu cách nặn, cách vẽ, cách xé dán con vật.

 - Biết cách nặn, cách vẽ, cách xé dán con vật.

- Nặn hoặc vẽ, xé dán được con vật theo ý thích.

- Yêu mến các con vật, có ý thức chăm sóc và bảo vệ con vật.

- Có ý thức tiết kiệm vật liệu và ý thức vệ sinh nơi công cộng.

II/Chuẩn bị

 GV: - Sưu tầm tranh, ảnh về con vật. Các bài tập nặn, vẽ, xé dán các con vật của học sinh.

 - Đất nặn hoặc giấy màu cũ hoặc báo cũ.

 HS : - Sưu tầm tranh,ảnh về bài vẽ con vật của HS lớp trước.

- Giấy vẽ, vở tập vẽ 3, bút chì,tẩy,màu.

- Đất nặn, giấy màu.

 

doc 4 trang Người đăng huong21 Lượt xem 512Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp khối 2 - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Ngày soạn :Ngày 4 tháng 12 năm 2011 
Ngày giảng: Thứ 4 ngày 7 tháng 12 năm 2011
 2C- Tiết 2
 Thứ 6 ngày 9 tháng 12 năm 2011
 2A- Tiết 1 2B- Tiết 2
Bài 16: Tập nặn tạo dáng tự do
 Nặn hoặc vẽ, xé dán con vật 
I/ Mục tiêu
- Học sinh hiểu cách nặn, cách vẽ, cách xé dán con vật.
 - Biết cách nặn, cách vẽ, cách xé dán con vật.
- Nặn hoặc vẽ, xé dán được con vật theo ý thích.
- Yêu mến các con vật, có ý thức chăm sóc và bảo vệ con vật. 
- Có ý thức tiết kiệm vật liệu và ý thức vệ sinh nơi công cộng.
II/Chuẩn bị
 GV: - Sưu tầm tranh, ảnh về con vật. Các bài tập nặn, vẽ, xé dán các con vật của học sinh.
 - Đất nặn hoặc giấy màu cũ hoặc báo cũ.
 HS : - Sưu tầm tranh,ảnh về bài vẽ con vật của HS lớp trước.
Giấy vẽ, vở tập vẽ 3, bút chì,tẩy,màu.
Đất nặn, giấy màu.
 III/Hoạt động dạy-học chủ yếu
 1.Tổ chức. (1’)
 2.Kiểm tra đồ dùng- Bài cũ. ( 1’)
Nêu cách vẽ con vật? ( Vẽ đầu, mình, chân, đuôi, vẽ chi tiết, vẽ màu)
 3.Bài mới
Giới thiệu bài ( 1’) Cho hs hát bài về con vật.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Quan sát,nhận xét ( 5’)
- Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh hoặc các bài tập nặn để học sinh nhận biết:
+ Tên con vật?
+ Các bộ phận của con vật? 
+ Đặc điểm của con vật?
+ Hình dáng của con vật khi hoạt động?
+ Màu sắc của con vật?
+Em thích con vật nào nhất? Em cần làm gì để chăm sóc bảo vệ con vật?
- GV nhấn mạnh: Để vẽ, nặn, xé dán được con vật các em cần quan sát, nhớ lại hình dáng, đặc điểm, màu sắc của con vật mình sẽ chọn để vẽ, nặn, xé dán.
2. Cách năn con vật( 7’)
GV hướng dẫn cách nặn:2 cách
+ Nặn rời các bộ phận rồi ghép dính lại
+ Từ một thỏi đất, vuốt nặn thành hình dạng con vật.
Khi nặn xong tạo dáng cho con vật đi, đứng, chạy,
- Có thể nặn con vật bằng đất một màu hay nhiều màu.
GV hướng dẫn cách vẽ con vật
Yêu cầu hs nhớ lại hình dáng, đặc điểm con vật. GV vẽ trên bảng qua các bước.
GV hướng dẫn cách xé dán con vật
+ Chọn màu giấy phù hợp với màu con vật.
+ Xé bộ phận chính trước, xé chi tiết sau.
+ Sắp xếp cân đối trên giấy sau đó dán.
3. Thực hành( 17’)
- GV đến từng bàn để hướng dẫn.
- Yêu cầu các em hoàn thành bài tại lớp.
*GV hướng dẫn hs có thể dùng giấy báo cũ, cần tiết kiệm giấy khi làm bài. 
Vệ sinh sạch sẽ quanh chỗ ngồi sau khi xong bài.
+ HS quan sát và trả lời câu hỏi:
- Cho, mèo, gà
- Đầu, mình, chân, đuôi
- Con trâu có sừng cong, con gà có mào,..
- Thay đổi khi hoạt động..
- màu sắc khác nhau.
Hs quan sát giáo viên nặn mẫu.
Hs quan sát
=> Vẽ các bộ phận chính trước: Đầu, mình, chân, đuôi.-> Vẽ chi tiết-> vẽ màu.
- Quan sát gv xé dán.
HS có thể nặn hoặc vẽ, xé dán con vật theo ý thích.
HS có thể thực hành theo nhóm.
4. Nhận xét,đánh giá.( 3’)
- GV cùng Hs nhận xét, đánh giá một số bài tập về:
+ Hình dáng; Đặc điểm con vật; tạo dáng hoạt động; Màu sắc phù hợp; Biết tiết kiệm vật liệu cũ khi xé dán
+ Tìm ra một số bài đẹp.
GV đánh giá xếp loại và nhận xét tiết học.
5. Dặn dò HS: ( 1’) 
 - Chuẩn bị đồ dùng cho bài sau.
 - Sưu tầm tranh dân gian Đông Hồ 
Tuần 17
Ngày soạn :Ngày 11 tháng 12 năm 2011 
Ngày giảng: Thứ 4 ngày 14 tháng 12 năm 2011
 2C- Tiết 2
 Thứ 6 ngày 16 tháng 12 năm 2011
 2A- Tiết 1 2B- Tiết 2
Bài 17: Thường thức mĩ thuật
Xem tranh dân gian việt nam Phú quý, gà mái
 (Tranh dân gian Đông Hồ) 
I/ Mục tiêu
- Học sinh làm quen, tiếp xúc tranh dân gian Việt Nam.
-Tập nhận xét về màu sắc và hình ảnh trong tranh dân gian.
- Yêu thích tranh dân gian. 
II/ Chuẩn bị 
- GV: - Tranh Phú quý, gà mái (tranh to)
 - Một số tranh dân gian khác.
- HS :- Vở tập vẽ 2
III/ Hoạt động dạy – học 
1.Tổ chức lớp. (2’) 
- Kiểm tra sĩ số lớp. 
2.Kiểm tra đồ dùng.( 1’) 
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ 2.
3.Bài mới 
* Giới thiệu bài ( 5’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu vài nét về tranh dân gian Việt Nam ( 7’)
- GVgiới thiệu một số tranh dân gian và gợi ý HS nhận biết : 
- Tên tranh?
- nội dung bức tranh?
- Các hình ảnh chính, phụ trong tranh?
- Chất liệu?
* GV tóm tắt:
+ Tranh dân gian Đông Hồ có từ lâu đời, thường được treo vào dịp tết nên còn gọi là tranh tết.
 + Tranh do các nghệ nhân làm Đông Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh sáng tác. Nghệ nhân khắc hình vẽ (khắc bản nét, bản mảng màu) trên mặt gỗ rồi mới in màu bằng phương pháp thủ công (in bằng tay). 
+ Tranh dân gian được vẽ trên chất liệu giấy dó quét điệp, màu để vẽ tranh dân gian được lấy từ thiên nhiên.
+Tranh dân gian đẹp bởi những hình ảnh đơn giản và mang tính cách điệu cao, chất liệu độc đáo, truyền thống.
2. Xem tranh ( 20’)
- GVcho HS xem tranh và đặt câu hỏi: 
*Tranh Phú quý:
- Tranh có những hình ảnh nào ? 
+ Hình ảnh chính trong bức tranh ? 
+ Hình em bé được vẽ như thế nào? 
- GV gợi ý để HS thấy được những hình ảnh khác: 
+ Những hình ảnh trên gợi cho thấy em bé trong tranh rất bụ bẫm, khoẻ mạnh.
+ Ngoài h.ảnh em bé, trong tranh còn có h.ảnh nào? 
+ Hình con vịt được vẽ như thế nào? 
+ Màu sắc của những hình ảnh này ? 
- Giáo viên nhấn mạnh: Tranh Phú quý nói lên ước vọng của người nông dân về cuộc sống: mong cho con cái khỏe mạnh, gia đình no đủ, giàu sang, phú quý.
* Tranh Gà mái 
+ Hình ảnh nào nổi rõ nhất trong tranh ? 
+ Hình ảnh đàn gà được vẽ thế nào ? 
+ Những màu nào có trong tranh ? (xanh, đỏ, vàng, da cam, ...)
: Tranh Gà mái vẽ cảnh đàn gà con đang chạy quây quần quanh gà mẹ. Gà mẹ tìm được mồi cho con, thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đàn con. Bức tranh nói lên sự yên vui của "gia đình" nhà gà, cũng là mong muốn cuộc sống đầm ấm, no đủ của người nông dân..
+HS quan sát tranh-trả lời
- Lắng nghe
-Xem tranh
-(Em bé và con vịt).
-(em bé) 
- Bụ bẫm
 (vòng cổ, vòng tay, phía trước ngực mặc một chiếc yếm đẹp, 
(con vịt, hoa sen, chữ, ...)
(Con vịt to béo, đang vươn cổ lên).
(Màu đỏ đậm ở bông sen ở cánh và mỏ vịt, màu xanh ở lá sen, lông vịt;
- Xem tranh và trả lời:
 (Gà mẹ và đàn gà con).
- Sinh động, mỗi con một dáng vẻ
3. Nhận xét,đánh giá.( 3’)
- GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi học sinh tích cực phát biểu.
4. Dặn dò: ( 1’) - Về nhà sưu tầm thêm tranh dân gian.
 - Sưu tầm tranh thiếu nhi.

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 2 tuan 16.doc