I/ Mục tiêu
- HS hiểu vẻ đẹp và làm quen với ứng dụng của đường diềm.
- Học sinh biết cách vẽ trang trí đường diềm.
- Trang trí được đường diềm đơn giản.
- Học sinh có ý thức làm đẹp trong cuộc sống.
II/ Chuẩn bị
GV: - Một số đường diềm (cỡ to) và đồ vật có trang trí đường diềm.
- Một số bài trang trí đường diềm của học sinh các lớp trước.
HS : - Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì,tẩy.
Tuần 13 Ngày soạn :Ngày 12 tháng 11 năm 2011 Ngày giảng: Thứ 3 ngày 15 tháng 11 năm 2011 4A- Tiết 1 4B- Tiết 2 Thứ 4 ngày 16 tháng 11 năm 2011 4C- Tiết 2 Bài 13: Vẽ trang trí Trang trí đường diềm I/ Mục tiêu - HS hiểu vẻ đẹp và làm quen với ứng dụng của đường diềm. - Học sinh biết cách vẽ trang trí đường diềm. - Trang trí được đường diềm đơn giản. - Học sinh có ý thức làm đẹp trong cuộc sống. II/ Chuẩn bị GV: - Một số đường diềm (cỡ to) và đồ vật có trang trí đường diềm. - Một số bài trang trí đường diềm của học sinh các lớp trước. HS : - Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì,tẩy. III/ Hoạt động dạy - học 1. Tổ chức. (1’) 2. Kiểm tra đồ dùng ( 1’) .- Nêu cách vẽ tranh đề tài sinh hoạt? 3. Bài mới Giới thiệu bài ( 1’) 1. Quan sát nhận xét ( 5’) - GV cho HS q/sát một số hình ảnh ở hình 1, trang 32 SGK: + Em thấy đường diềm thường được trang trí ở những đồ vật nào ? + Những hoạ tiết nào thường được sử dụng để trang trí đường diềm ? + Cách sắp xếp hoạ tiết ở đường diềm như thế nào? + Em có nhận xét gì về màu sắc của các đường diềm. - G/viên tóm tắt và bổ sung cho nhận xét của HS. 2. Cách trang trí đường diềm: ( 6’) + Tìm chiều dài, chiều rộng của đường diềm cho vừa với tờ giấy và kẻ hai đường thẳng cách đều, sau đó chia các khoảng cách đều nhau rồi kẻ các đường trục. + Vẽ các hình mảng trang trí khác nhau sao cho cân đối, hài hoà. + Tìm và vẽ hoạ tiết. Có thể vẽ một họa tiết theo cách: nhắc lại hoặc hai họa tiết xen kẽ nhau. + Vẽ màu theo ý thích, có đậm, có nhạt (H.2d). - Gv gọi 2 hs nhắc lại cách trang trí đường diềm - Giáo viên cho xem một số bài trang trí đường diềm của lớp trước để các em học tập cách vẽ. 3. Thực hành: ( 17’) - GV nhắc nhở hs làm bài. - GV q/sát hướng dẫn giúp đỡ học sinh + HS quan sát tranh và trả lời: + Giấy khen, gấu váy.. + Hoa, lá.. + Được sắp xếp xen kẽ Các hoạ tiết giống nhau được vẽ cùng màu Hs quan sát Nên sử dụng từ 3 đến 5 màu. - Hs nhắc lại. + Học sinh làm bài theo cá nhân và có thể cho một số học sinh làm bài tập thể theo nhóm (mỗi nhóm từ 2 đến 3 em) trên giấy khổ lớn hoặc trên bảng 4. Nhận xét,đánh giá.( 3’) GV cùng HS xếp loại bài theo tiêu chí: + Hình vẽ hoạ tiết. + Màu vẽ. - GV nhận xét chung giờ học. 5.Dặn dò HS (1’): - Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau. Tuần 14 Ngày soạn :Ngày 19 tháng 11 năm 2011 Ngày giảng: Thứ 3 ngày 22 tháng 11 năm 2011 4A- Tiết 1 4B- Tiết 2 Thứ 4 ngày 23 tháng 11 năm 2011 4C- Tiết 2 Bài 14: Vẽ theo mẫu Mẫu có hai đồ vật I/ Mục tiêu - Học sinh hiểu đặc điểm, hình dáng, tỉ lệ của hai vật mẫu. - Học sinh biết cách vẽ hai vật mẫu. - Vẽ được hai đồ vật gần giống mẫu. - Học sinh yêu thích vẻ đẹp của các đồ vật. II/ Chuẩn bị GV: - Mẫu vẽ - Một số bài vẽ mẫu có hai đồ vật của học sinh các lớp trước. HS : - Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì,tẩy. III/ Hoạt động dạy - học 1. Tổ chức. (1’) 2. Kiểm tra đồ dùng, phần thực hành của bài trước.( 1’) 3. Bài mới . Giới thiệu bài ( 1’) 1. Quan sát, nhận xét ( 5’) - Giáo viên bày mẫu để HS quan sát: + Mẫu có mấy đồ vật? Gồm các đồ vật gì? + Hình dáng, tỉ lệ, màu sắc, đậm nhạt của các đồ vật như thế nào? + Vị trí đồ vật nào ở trước, ở sau? + Các vật mẫu có che khuất nhau không? + Khoảng cách giữa hai vật mẫu như thế nào? *GV Kết luận: - Khi nhìn mẫu ở các hướng khác nhau, vị trí của các vật mẫu sẽ thay đổi khác nhau. Mỗi người cần vẽ đúng vị trí quan sát mẫu của mình. 2. Cách vẽ ( 6’) Yêu cầu hs quan sát trang 35-SGK và cho hs nhắc lại cách vẽ. - GV nhận xét và hướng dẫn cách vẽ trên bảng theo các bước: + So sánh tỉ lệ giữa chiều cao và chiều ngang của mẫu để phác khung hình chung, sau đó phác hình riêng của từng vật mẫu. + Vẽ đường trục của từng vật mẫu rồi tìm tỉ lệ các bộ phận. + Vẽ nét chính trước, sau đó vẽ nét chi tiết và sửa hình cho giống mẫu. + Nhìn mẫu vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu. - Giáo viên cho xem bài vẽ theo mẫu: Mẫu có 2 đồ vật của lớp trước để các em học tập cách vẽ. 3. Thực hành: ( 17’) - Giáo viên hướng dẫn học sinh: - Học sinh làm bài (yêu cầu học sinh không được dùng thước kẻ). - Sửa bài khi cần thiết. + HS quan sátvà trả lời: - 2 đồ vật - Cái chai và cái chén Hs quan sát. Nhắc lại cách vẽ -Hs quan sát + Quan sát mẫu để tìm tỉ lệ k/hình chung và k/hình riêng từng v.mẫu. + Vẽ k/hình phù hợp với tờ giấy. + So sánh, ước lượng để tìm tỉ lệ các bộ phận của từng vật mẫu. - Hs vẽ bài theo hướng dẫn 4. Nhận xét,đánh giá. ( 3’) - Giáo viên cùng HS treo một số bài vẽ lên bảng. - Các nhóm nhận xét và xếp loại bài vẽ: + Bố cục (cân đối). + Hình vẽ (rõ đặc điểm, gần giống mẫu) - Giáo viên kết luận và khen ngợi những học sinh có bài vẽ đẹp. Nhận xét chung giờ học. 5. Dặn dò HS. ( 1’) - Quan sát chân dung của bạn cùng lớp và những người thân. - Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau. Tuần 15 Ngày soạn :Ngày 26 tháng 11 năm 2011 Ngày giảng: Thứ 3 ngày 29 tháng 11 năm 2011 4A- Tiết 1 4B- Tiết 2 Thứ 4 ngày 30 tháng 11 năm 2011 4C- Tiết 2 Bài 15: Vẽ tranh Vẽ chân dung I/ Mục tiêu - Học sinh hiểu đặc điểm, hình dáng của một số khuôn mặt người. - Học sinh biết cách vẽ chân dung. - Tập vẽ tranh đề tài chân dung. - Học sinh biết quan tâm đến mọi người. II/ Chuẩn bị GV: - SGK, SGV. Một số ảnh chân dung. - Một số tranh chân dung của hoạ sĩ, của học sinh và tranh ảnh về đề tài khác. HS : - Giấy vẽ, SGK, vở tập vẽ 4, bút chì, tẩy, sáp màu. III/ Hoạt động dạy - học 1. Tổ chức. (1’) 2. Kiểm tra đồ dùng- bài cũ. ( 1’) - Nêu các bước vẽ của bài vẽ theo mẫu?( Kẻ khung hình chung, phác hình bằng nét thẳng, sửa hình vẽ chi tiết, lên đậm nhạt.) 3. Bài mới. Giới thiệu bài ( 1’) 1. Quan sát, nhận xét ( 5’) - Gv yêu cầu HS quan sát tranh, ảnh đã chuẩn bị để hs nhận biết: + Tranh ảnh khác nhau ở đặc điểm gì? - GV yêu cầu hs quan sát gương mặt bạn để thấy được: + Hình dáng khuôn mặt? + Khuôn mặt người gồm những bộ phận nào? + Tỉ lệ dài ngắn, to nhỏ, rộng hẹp của trán, mắt, mũi, miệng, cằm, - Giáo viên tóm tắt: + Mỗi người đều có khuôn mặt khác nhau. + Mắt, mũi, miệng của mỗi người có hình dạng khác nhau; + Vị trí của mắt, mũi, miệng ... trên khuôn mặt của mỗi người một khác (xa, gần, cao, thấp, ...) 2. Cách vẽ chân dung ( 6’): GV gợi ý hs cách vẽ hình + Phác hình khuôn mặt theo đặc điểm của người định vẽ cho vừa với tờ giấy. + Có thể trang trí cho áo thêm đẹp và phù hợp với nhân vật. (GV phác hình một số khuôn mặt lên bảng ) - Giáo viên cho xem một số bài vẽ chân dung của lớp trước để các em học tập cách vẽ. 3. Thực hành( 17’): * GV quan sát, hướng dẫn hs vẽ bài + Vẽ phác hình khuôn mặt, cổ, vai, tóc cho vừa với phần giấy. + Vẽ mầu tóc, da áo và màu nền theo cảm nhận riêng. + HS quan sát tranh và trả lời: +ảnh được chụp bằng máy nên rất giống thật và rõ từng chi tiết. +Tranh được vẽ bằng tay, thường diễn tả tập chung vào đặc điểm chính của nhân vật. + Hình trái xoan, hình vuông, hình tròn ... +Mắt, mũi, miệng, - Lắng nghe. Hs quan sát hình ở trang 37 SGK và nhắc lại: + Vẽ cổ, vai và đường trục của mặt; + Tìm vị trí của tóc, tai, mắt, mũi, miệng ... để vẽ hình cho rõ đặc điểm. + Vẽ các nét chi tiết đúng với nhân vật. + Vẽ màu da, tóc, áo; + Vẽ màu nền; Quan sát * HS tập vẽ tranh đề tài chân dung theo hướng dẫn 4. Nhận xét,đánh giá ( 3’). - Gv h/dẫn HS n/xét một số bài vẽ về: + Bố cục. Cách vẽ hình, các chi tiết-màu. - Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cảm nghĩ của mình về một số bài vẽ chân dung. - Học sinh xếp loại bài vẽ theo ý thích. - Gv bổ sung cho ý kiến của HS, k/luận và khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp. 5. Dặn dò( 1’): - Quan sát, nhận xét nét mặt con người khi vui, buồn, lúc tức giận, ... - Sưu tầm các loại vỏ hộp để chuẩn bị cho bài sau.
Tài liệu đính kèm: