I/ Mục tiêu
- Học sinh tìm hiểu cách tạo dáng con vật, hoặc ô tô bằng vỏ hộp.
- Học sinh biết cách tạo dáng con vật hoặc đồ vật bằng vỏ hộp
- Học sinh tập tạo dáng con vật hoặc ô tô đơn giản.
- Học sinh ham thích tư duy sáng tạo.
II/ Chuẩn bị
GV: - SGK, SGV
- Một vài hình tạo dáng (con mèo, con chim, ô tô, .) đã hoàn thiện.
- Các vật liệu và dụng cụ cần thiết cho bài tạo dáng.
HS : - Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì,tẩy, màu sáp.
- Một số vật liệu và dụng cụ cần thiết để tạo dáng ( Vỏ hộp, giấy màu, bút dạ, kéo, hồ dán, )
Tuần 16 Ngày soạn :Ngày 3 tháng 12 năm 2011 Ngày giảng: Thứ 3 ngày 6 tháng 12 năm 2011 4A- Tiết 1 4B- Tiết 2 Thứ 4 ngày 7 tháng 12 năm 2011 4C- Tiết 2 Bài 16: Tập nặn tạo dáng Tạo dáng con vật hoặc ô tô bằng vỏ hộp I/ Mục tiêu - Học sinh tìm hiểu cách tạo dáng con vật, hoặc ô tô bằng vỏ hộp. - Học sinh biết cách tạo dáng con vật hoặc đồ vật bằng vỏ hộp - Học sinh tập tạo dáng con vật hoặc ô tô đơn giản. - Học sinh ham thích tư duy sáng tạo. II/ Chuẩn bị GV: - SGK, SGV - Một vài hình tạo dáng (con mèo, con chim, ô tô, ...) đã hoàn thiện. - Các vật liệu và dụng cụ cần thiết cho bài tạo dáng. HS : - Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì,tẩy, màu sáp. - Một số vật liệu và dụng cụ cần thiết để tạo dáng ( Vỏ hộp, giấy màu, bút dạ, kéo, hồ dán,) III/ Hoạt động dạy - học 1.Tổ chức lớp. (1’) 2.Kiểm tra đồ dùng. ( 1’) 3.Bài mới. * Giới thiệu bài ( 1’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Quan sát, nhận xét ( 5’) - Gv giới thiệu 1 số sản phẩm tạo dáng con vật-ô tô bằng vỏ hộp giấy ( H.1, tr.38- SGK) gợi ý để hs nhận biết: + Tên của hình tạo dáng? + Các bộ phận của chúng? + Nguyên liệu để làm? - Giáo viên nêu tóm tắt chung: Các loại vỏ hộp, nút chai, bìa cứng, với nhiều hình dáng, kích cỡ, màu sắc khác nhau, ta có thể sử dụng chúng để tạo thành nhiều sản phẩm đồ chơi theo ý thích. Muốn tạo dáng con vật hoặc đồ vật bằng các vật liệu trên ta cần phải biết được hình dáng đặc điểm của chúng để tìm chất liệu tạo dáng cho phù hợp. 2. Cách tạo dáng: ( 6’) GV làm mẫu các bước tạo dáng một sản phẩm để hs quan sát: * Cách tạo dáng: + Chọn hình để tạo dáng. + Tìm các bộ phận chính của hình sao cho rõ đặc điểm và sinh động. + Chọn hình dáng và màu sắc vỏ hộp để làm các bộ phận cho phù hợp. Có thể cắt bớt hoặc sửa đổi hình vỏ hộp rồi ghép cho tương xứng với hình dáng các bộ phận chính. + Tìm và làm thêm các chi tiết cho hình sinh động hơn. + Dính các bộ phận bằng tăm, hồ, băng dính, ... 3. Thực hành: ( 17’) - Yêu cầu học sinh thực hành theo nhóm. - Giáo viên gợi ý cho các nhóm. +Chọn con vật, ô tô đêt tạo dáng. +Thảo luận, tìm hình dáng chung và các bộ phận của sản phẩm. +Chọn vật liệu +Phân công mỗi thành viên trong nhóm làm một bộ phận. * + HS quan sát tranh và trả lời: - Con mèo, ô tô - Đầu, mình, chân, đuôi - Hộp giấy + Hs lắng nghe - Hs quan sát, nhắc lại cách tạo dáng. * HS làm việc theo (4 nhóm) + Các nhóm tập tạo dáng con vật hoặc ô tô đơn giản theo sự hướng dẫn của GV. 4. Nhận xét,đánh giá. ( 3’) - Giáo viên gợi ý học sinh bày sản phẩm và nhận xét về: + Hình dáng chung (rõ đặc điểm, đẹp). + Các bộ phận, chi tiết (hợp lý, sinh động). + Màu sắc (hài hoà, tươi vui, ...) - Học sinh xếp loại bài theo cảm nhận riêng. - Giáo viên tóm tắt và khen ngợi các nhóm có sản phẩm đẹp. 5. Dặn dò HS: ( 1’) - Tìm và xem những đồ vật có trang trí hình vuông. Tuần 17 Ngày soạn :Ngày 10 tháng 12 năm 2011 Ngày giảng: Thứ 3 ngày 13 tháng 12 năm 2011 4A- Tiết 1 4B- Tiết 2 Thứ 4 ngày 14 tháng 12 năm 2011 4C- Tiết 2 Bài 17: Vẽ trang trí Trang trí hình vuông I/ Mục tiêu - Học sinh biết thêm về trang trí hình vuông và ứng dụng của nó. - Học sinh biết cách trang trí hình vuông. - Học sinh trang trí được hình vuông theo yêu cầu của bài. - Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí hình vuông. II/ Chuẩn bị GV: - Một số đồ vật có ứng dụng trang trí hình vuông như: khăn vuông, khăn trải bàn, thảm, gạch hoa, ... - Một số bài trang trí hình vuông của học sinh các lớp trước. HS : - Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì, tẩy, màu vẽ. III/ Hoạt động dạy - học 1.Tổ chức lớp. (2’) 2.Kiểm tra đồ dùng.(1’) 3.Bài mới: *Giới thiệu bài ( 1’) GV giới thiệu một số hình vuông được trang trí ứng dựng như cái khay, khăn vuông; và một số bài trang trí để các em nhận biết được cách sắp xếp hoạ tiết và vẻ đẹp của đồ vật dạng hình vuông khi được trang trí. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Quan sát, nhận xét ( 5’) - Gv giới thiệu một số bài trang trí hình vuông: + Hoạ tiết thường dùng để trang trí? + Cách sắp xếp hoạ tiết? + Vị trí và kích thước của hoạ tiết chính so với hoạ tiết phụ? + Màu sắc của những hoạ tiết giống nhau? -Nhận xét câu trả lời của hs và bổ sung thêm 2.Cách trang trí hình vuông ( 6’) - Nhắc lại cách trang trí hình vuông? + Kẻ hình vuông cho phù hợp. Kẻ trục. + Tìm và vẽ các hình mảng trang trí +Vẽ phác hoạ tiết chính trước, hoạ tiết phụ sau. + Vẽ chi tiết và vẽ màu tự chọn. +Gv vẽ nhanh lên bảng cho hs quan sát - Giáo viên cho xem một số bài trang trí hình của lớp trước để các em học tập cách trang trí. 3.Thực hành: ( 17’) - Giáo viên quan sát, hướng dẫn học sinh vẽ bài: + HS quan sát tranh và trả lời: - Hoa, lá, hình kỉ hà - Đối xứng - To hơn hoạ tiết phụ và được trang trí ở giữa - Hoạ tiết giống nhau tô cùng màu. - Quan sát trong SGK- Nhắc lại + Vẽ hình vuông vừa với tờ giấy. + Kẻ các đường trục bằng bút chì (kẻ đường chéo góc trước và..) + Vẽ các hình mảng theo ý thích: (Hình mảng chính ở giữa) + Vẽ hoạ tiết vào các mảng. + Nên vẽ từ 3 đến 5 màu. - Quan sát. - Tham khảo bài vẽ của các hs lớp trước. - Vẽ bài theo hướng dẫn 4.Nhận xét,đánh giá ( 3’) - Giáo viên cùng học sinh tìm chọn một số bài vẽ có những ưu điểm và nhược điểm điển hình để cùng đánh giá, xếp loại về: + Cách vẽ hoạ tiết. + Màu sắc. - Gv nhận xét chung tiết học. 5.Dặn dò: ( 1’)- Quan sát hình dáng, màu sắc của các loại lọ và quả.
Tài liệu đính kèm: