I/ Mục tiêu
- HS hiểu kiểu chữ nét đều, nhận ra đặc điểm của nó.
- HS tô được màu vào dòng chữ nét đều có sẵn.
- HS quan tâm đến nội dung các khẩu hiệu ở trường học và ở cuộc sống hàng ngày.
II/ Chuẩn bị
GV: - Mẫu chữ nét đều , nét thanh nét đậm .Bài vẽ của HS .
HS : - Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì, tẩy, màu sáp .
III/ Hoạt động dạy – học
1. ổn định tổ chức ( 1)
2. Kiểm tra bài cũ: ( 2)
- KT Đồ dùng học tập
- KT bài cũ: Nêu lại các bước nặn dáng người?
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: (1,)
Tuần 24 Ngày soạn: Ngày 24 tháng 2 năm 2012 Ngày giảng: Thứ 2 ngày 27 tháng 2 năm 2012 4A-Tiết 2 4B-Tiết 4 Thứ 4 ngày 29 tháng 2 năm 2012 4C- Tiết 2 Bài 24: Vẽ trang trí tìm hiểu về kiểu chữ nét đều I/ Mục tiêu - HS hiểu kiểu chữ nét đều, nhận ra đặc điểm của nó. - HS tô được màu vào dòng chữ nét đều có sẵn. - HS quan tâm đến nội dung các khẩu hiệu ở trường học và ở cuộc sống hàng ngày. II/ Chuẩn bị GV: - Mẫu chữ nét đều , nét thanh nét đậm .Bài vẽ của HS . HS : - Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì, tẩy, màu sáp . III/ Hoạt động dạy – học 1. ổn định tổ chức ( 1’) 2. Kiểm tra bài cũ: ( 2’) - KT Đồ dùng học tập - KT bài cũ: Nêu lại các bước nặn dáng người? 3. Bài mới: Giới thiệu bài: (1,) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Quan sát, nhận xét: ( 5’) - GV cho HS quan sát mẫu chữ 1 và 2: + Mẫu chữ nào là chữ nét đều? vì sao? +chữ nét đều có gì khác với chữ nét thanh nét đậm? +Chữ nét đều thường dùng ở đâu? + Trong lớp có dòng chữ nào là dòng chữ nét đều? Giáo viên nhận xét chung: Chữ in hoa nét đều là chữ có tất cả các nét ( Thẳng, nghiêng, chéo, tròn...) đều có độ dày bằng nhau. Các dấu trong bộ chữ nét đều thường có độ dày bằng 1/2 nét chữ. Chiều rộng của chữ thường không bằng nhau. Chữ A, Q, M, O rộng nhất, chữ E, L, P, T hẹp hơn, chữ hẹp nhất là chữ I. Chữ nét đều có dáng chắc, khỏe, thường dùng trong khẩu hiệu, pa-nô, áp phích quảng cáo. học tập học tập chữ in hoa nét đều chữ in hoa nét thanh nét đậm 2.Cách kẻ chữ nét đều: ( 7’) GV giới thiệu hình 5, trang 57 SGK. GV vừa hướng dẫn các bước đồng thời vẽ trực tiếp lên bảng + Tìm chiều cao, chiều dài của dòng chữ, + Kẻ các ô chữ. + Phác chữ. + Tìm độ dày của nét chữ và kẻ chữ (dùng compa để quay chữ nét cong) + Vẽ màu tự chọn. *Chú ý: Các nét chữ phải đều nhau -Khoảng cách giữa các con chữ phải đều nhau -Khoảng cách giữa các từ phải lớn hơn khoảng cách giữa các con chữ Màu của các con chữ phải đối lập với màu nền + GV cho HS quan sát một số bài thực hành của các bạn năm trước. 3.Thực hành: ( 15’) - Giáo viên quan sát, hướng dẫn học sinh: - HS vẽ màu vào dòng chữ nét đều. Yêu cầu Hs chọn màu trước khi tô. Tất cả các con chữ tô một màu. Tô màu đều, gọn trong từng chữ. Màu nề sáng hoặc tối hơn so với màu dòng chữ. + HS quan sát tranh và trả lời: 1- a b c d e g h k l 2- p n h b m c q - Chữ nết đều có tất cả các nét đều bằng nhau. - In báo, khẩu hiệu, in tranh, quảng cáo - HS trả lời - Lắng nghe. HS quan sát cách vẽ Nhắc lại cách vẽ - Quan sát -Yêu cầu học sinh vẽ được màu vào dòng chữ có sẵn. 4.Nhận xét đánh giá ( 3’) - Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét các bài vẽ về: + Màu sắc. + Cách vẽ màu. - Học sinh cùng giáo viên lựa chọn và xếp loại bài. - GV nhận xét chung giờ học. 5. Dặn dò: ( 1’) - Quan sát quang cảnh trường học. - Chuẩn bị đồ dùng cho giờ học sau Tuần 25 Ngày soạn: Ngày 2 tháng 3 năm 2012 Ngày giảng: Thứ 2 ngày 5 tháng 3 năm 2012 4A-Tiết 2 4B-Tiết 4 Thứ 4 ngày 7 tháng 3 năm 2012 4C- Tiết 2 Bài 25: Vẽ tranh đề tài trường em I/ Mục tiêu - HS hiểu đề tài trường em. - HS biết cách vẽ tranh đề tài Trường em. -Tập vẽ tranh đề tài Trường em. - HS thêm yêu mến trường lớp. Có ý thức giữ gìn bảo vệ, giữ vệ sinh trường học II/ Chuẩn bị GV: - Tranh, ảnh về đề tài trên- Bài vẽ của HS lớp trước. HS : - Tranh, ảnh về đề tài- Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì, tẩy, màu sáp . III/ Hoạt động dạy – học 1. ổn định tổ chức ( 1’) 2. Kiểm tra:(2,) - KT Đồ dùng học tập - KT bài cũ: Nêu lại các bước nặn dáng người? 3. Bài mới: Giới thiệu bài: (1,) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Tìm, chọn nội dung đề tài ( 5’) - GV yêu cầu HS quan sát tranh đã chuẩn bị: + Những hoạt động đang diễn ra trong tranh? + Tranh vẽ về đề tài gì? + Phong cảnh nhà trường thường có những gì? + Những hoạt động diễn ra trong lớp học? - Giáo viên cho HS xem thêm tranh và giới thiệu để các em chọn đề tài. - Giáo viên nhận xét chung: Đề tài nhà trường rất phong phú và đa dạng với những nội dung như: Sân trường giờ ra chơi, giờ học trên lớp, tặng hoa cô giáo, dọn vệ sinh lớp học, sinh hoạt tập thể..... Yêu cầu học sinh chọn nội dung vẽ tranh. GV gợi ý hình ảnh chính phụ trong tranh hs vừa chọn. 2.Cách vẽ tranh ( 6’) Yêu cầu hs nhắc lại cách vẽ tranh đề tài. GV vẽ minh hoạ lên bảng cho hs quan sát. + Chọn nội dung về đề tài mà em thích để vẽ. + phân mảng chính, mảng phụ trong tranh + Vẽ phác hình ảnh chính, phụ + Vẽ chi tiết. + Vẽ màu tự chọn. - GV cho HS quan sát bài vẽ của các bạn lớp trước để tham khảo. 3.Thực hành ( 17’) Giáo viên hướng dẫn học sinh: Vẽ hình người, cảnh vật sao cho thuận mắt, vẽ được các dáng hoạt động. Sửa bài khi cần thiết. + HS quan sát tranh và trả lời: HS nhắc lại cách vẽ ( 5 bước) HS quan sát - HS tập vẽ tranh về đề tài trường em. 4.Nhận xét,đánh giá ( 4’) - Giáo viên hướng dẫn HS nhận xét bài vẽ về: + Cách thể hiện nội dung. + Hình vẽ, màu sắc. - Học sinh cùng giáo viên lựa chọn và xếp loại bài. - GV nhận xét chung tiết học. 5. Dặn dò ( 1’) - Hoàn thành bài ở nhà (nếu chưa xong). - Sưu tầm tranh thiếu nhi. -Chuẩn bị đồ dùng cho giờ sau
Tài liệu đính kèm: