Giáo án Tổng hợp khối 5 - Trường TH Tôn Đức Thắng - Tuần 29 năm học 2012

Giáo án Tổng hợp khối 5 - Trường TH Tôn Đức Thắng - Tuần 29 năm học 2012

I. Mục tiêu - Biết đọc diễn cảm bài văn.

- Hiểu ý nghĩa: Tình bạn đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; đức hy sinh cao thượng của Ma-ri-ô. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK ).

- Giỏo dục kỹ năng sống: Kỹ năng tự nhận thức(nhận thức về mỡnh, về phẩm chất cao thượng).

II. Đồ dùng dạy -học .- Tranh trong SGK

 

doc 23 trang Người đăng huong21 Lượt xem 683Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp khối 5 - Trường TH Tôn Đức Thắng - Tuần 29 năm học 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 Thứ hai ngày 26 tháng 3 năm 2012
Tập đọc
 một vụ đắm tàu
I. Mục tiêu - Biết đọc diễn cảm bài văn.
- Hiểu ý nghĩa: Tình bạn đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; đức hy sinh cao thượng của Ma-ri-ô. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK ).
- Giỏo dục kỹ năng sống: Kỹ năng tự nhận thức(nhận thức về mỡnh, về phẩm chất cao thượng).
II. Đồ dùng dạy -học .- Tranh trong SGK
III.Các hoạt động dạy- học.
Nội dung 
Hoạt động của GV, HS
A. Bài cũ: 
- KT bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân 
B.Bài mới: 	
1.Giới thiệu bài : Một vụ đắm tàu
2.HD HS luyện đọc và tìm hiểu bài 
a.Luyện đọc: 
- Đọc toàn bài. 
- Đọc nối tiếp theo 5 đoạn; kết hợp luyện đọc từ khó và tìm hiểu nghĩa của từ mới, từ khó.
- Đọc theo cặp đôi trong bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b.Tìm hiểu bài:
+Ma-ri-ô : bố mới mất, đang trên đường về quê sống với họ hàng. Giu-li-ét-ta đang trên đường trở về nhà gặp bố, mẹ. 
+ Nâng bạn dậy, dịu dàng gỡ chiếc băng đỏ trên mái tóc băng vết thương cho bạn.
+ Cơn bão dữ dội ập tới. Hai đứa trẻ bám chặt vào cột buồm.
+ Ma-ri-ô quyết định nhường chỗ cho bạn và nhận cái chết về mỡnh.
+ Ma-ri-ô có tâm hồn cao thượng, nhường sự sống cho bạn, hi sinh bản thân vì bạn.
Tình bạn đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; đức hy sinh cao thượng của Ma-ri-ô.
c.Đọc diễn cảm : 
- Hd đọc và thi đọc diễn cảm Đoạn 5 
C.Củng cố- dặn dò: 
	- GV nhận xét tiết học.
- Hs đọc bài, TLCH
- GV nhận xét, cho điểm. 
- GV cho HS quan sát tranh và giới thiệu.
- HS lắng nghe.
- 1 HS khá, giỏi đọc toàn bài.
 - HS chia bài văn thành 5 đoạn 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài.
- GV sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ cho HS.
- GV giúp HS hiểu nghĩa các từ khó: Li-vơ-pun, bao lơn.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc cả bài
- HS đọc thầm, đọc lướt bài. HS suy nghĩ, trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi trong SGK theo nhóm 2.
? Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta.
? Giu-li-ét-ta chăm sóc Ma-ri-ô thế nào khi bạn bị thương ?
?Tai nạn bất ngờ xảy ra như thế nào ?
? Ma-ri-ô phản ứng như thế nào khi những người trên xuồng muốn nhận đứa trẻ nhỏ hơn là cậu ?
? Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma-ri-ô nói lên điều gì về cậu ? 
? Nói lên cảm nghĩ của em về 2 nhân vật chính trong truyện ?
? ND chính của bài? 
- HS nêu ND, GV ghi bảng.
- Gọi 5 HS đọc tiếp nối 5 đoạn.
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 5 cho HS.
********************************************
Toán
 ôn về phân số tiếp theo (T) 
 I.Mục tiêu: Giúp HS
- Biết xác định phân số; biết so sánh , xắp xếp các phân số theo thứ tự 
- BT cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 4, Bài 5a. Hs K-G làm hết cỏc bài tập.
II. Các hoạt động dạy—học .
Các HĐ GV
Các HĐ HS
1,bài cũ: 
- Gọi HS chữa BT tiết trước.
- GV NX cho điểm từng HS.
2,Bài mới: 
- GT bài; Nêu mục tiêu bài học.
Bài1:
- Gọi HS đọc đề , HS tự làm bài vào vở 
- Gọi vài HS nêu bài làm và giải thích vì sao chọn ý D là đúng .
- HS dưới lớp đổi vở KT.
- Gọi HS NX bài làm trên bảng.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài2: 
- Gọi HS đọc đề bài, tự làm bài vào vở .
- Gọi HS nêu kết quả và giải thích lí do chọn ý C? 
HS NX chữa bài trên bảng.
- Dưới lớp đổi vở kiểm tra bài .
- GV NX cho điểm từng học sinh
Bài4:
- Gọi HS đọc đề bài và làm bài .
- Gọi HS trình bày miệng bài làm và trả lời câu hỏi .
? Em làm thế nào để tìm được phân số bằng phân số đã cho ?
bài 5a, HS thảo luận và làm bài.
- HS cùng GV NX chữa bài .
GV chấm 1số bài rồi nhận xét.
- Dăn Hsvề hoàn thành các bài tập
- 3 HS lên bảng làm BT 2; 1 HS làm BT 3 trang 149 (trên).
- Lớp làm bài; theo dõi và NX.
- 1HS đọc đề bài, lớp đọc thầm đề bài trong SGK .
+ Chọn ý D.
- 1-2 HS giải thích lí do (băng giấy hình chữ nhật được chia làm 7 phần bằng nhau; tô màu 3 phần nên phân số chỉ phần tô màu của băng giấy là 3/7).
- 1HS đọc to trước lớp, lớp đọc thầm đề 
- 1HS lên bảng làm lớp làm vào vở .
+ Chọn ý C
Vì số bi là 20 x = 5 ( viên bi ) đó chính là 5 viên bi đỏ .
- HS đọc đề bài rồi làm bài vào vở .
 Phân số = = 
Vì = = 
* Lấy cả tử số và mẫu số nhân hay chia cho cùng một số tự nhiên lớn hơn 1.
- HS thảo luận và làm bài vào vở.
* Hs K-G làm hết cỏc bài tập cũn lại. 2 Hs K-G chữa bài.
*************************************
Chính tả 
nhớ- viết: đất nước
I.Mục tiêu
- Nhớ viết đúng CT 3 khổ thơ cuối bài Đất nước.
- Tìm được những cụm từ chỉ huân chương, danh hiệu và giải thưởng trong BT2, 3 và nắm được cách viết hoa những cụm từ đó.
II.Đồ dùng dạy- học: - vở bài tập 
III.Các hoạt động dạy- học 
Nội dung
Hoạt động của GV, HS
A. Bài cũ 
	- Gọi HS lên bảng viết và nêu cách viết tên người, tên điạ lý nước ngoài .- GV nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới: 
1.Giới thiệu bài: 
- GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2.Hướng dẫn HS nhớ- viết: 
HĐ1: Trao đổi về ND bài viết.
- Gọi HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ cuối của bài.
- GV nhắc HS những chữ cần viết hoa, các dấu câu và lưu ý những chữ dễ viết sai. 
HĐ 2: Viết chính tả.
- Yêu cầu HS nhớ lại 3 khổ thơ để viết. 
- GV chấm chữa 7- 10 bài.
- GV nêu nhận xét chung.
3.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: 
Bài tập 2:
* Huân chương : Huân chương Kháng chiến, Huân chương Lao động
*Danh hiệu : Anh hùng Lao động
*Giải thưởng : Giải thưởng Hồ Chí Minh
- GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng. đúng.
Bài 3 :
- HD HS tương tự như bài 2 .
C.Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học
- 2-3 HS lên bảng viết, lớp viết vở nháp:
 Lờ-ụ-na, Ma-ri-ụ, Giu-li-ột-ta
- HS nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
- 1 HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ cuối của bài.
- HS theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm lại bài chính tả.
- HS viết : rừng tre, bát ngát, phù sa, rì rầm, tiếng đất
- HS viết bài.
- từng cặp HS đổi vở soát lại bài. 
- 1 HS đọc yêu cầu của làm bài tập 2.
- Hs làm việc theo cặp hoặc cá nhân.
- 2 - 4 HS làm vào bảng nhóm và bảng lớp. 
 - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. Báo cáo kết quả.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng 
- HS đọc lại, ghi nhớ:* Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng đầu (của từng bộ phận)
- BT 3 HS làm tương tự BT 2.
- Ghi nhớ cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng.
********************************************
Khoa học 
sự sinh sản của ếch
I.Mục tiêu: 
-Viết sơ đồ về chu trình sinh sản của ếch.
II. Đồ dùng dạy học
Hình trang 116, 117 SGK. 
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò 
A. Kiểm tra bài cũ. 
- KT về nội dung bài cũ.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
B. Bài mới 
1,Giới thiệu bài
2, Hướng dẫn tìm hiểu bài.
Hoạt động 1: Làm việc với SGK
- HS đọc mục Bạn cần biết thảo luận nhóm các CH sau :
? ếch thường đẻ trứng vào mùa nào ?
? ếch thường đẻ trứng ở đâu ?
? Trứng ếch nở thành gì ?
- GV gọi HS trình bày, mỗi HS chỉ trả lời 1 câu.
* GV kết luận: ếch là động vật đẻ trứng
Hoạt động 2: chu trình sinh sản của ếch.
- HS QS và nêu nội dung từng bước tranh và kể về QT sinh sản của ếch .
- GV quan sát lớp, hướng dẫn, góp ý cụ thể cho HS. ếch
 trứng nòng nọc
- GV chỉ định một số HS trình bày .
- TC cho HS thi vẽ sơ đồ chu trình sinh sản của ếch .
3) Củng cố, dặn dò. 
- GV tổng kết bài.
- Nhận xét chung tiết học, dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- 2 -3 HS lên bảng TLCH của GV
- Lớp lắng nghe NX 
- HS nghe, xác định nv
- HS quan sỏt hỡnh trang 116 thảo luận nhóm đôi, nêu.
HS thảo luận, nêu, lớp nhận xét, bổ sung.
+ ếch đẻ trứng vào mùa hạ .
+ ếch đẻ trứng dưới nước .
+ Trứng ếch nở thành nòng nọc. Nòng nọc sống ở dưới nước.
+ Nòng nọc lớn lên, vây phát triển thành chân và đuôi rụng đi -> ếch nhảy lên bờ
- HS QS và nêu nội dung từng bước tranh và kể về QT sinh sản của ếch:
+ H1: ếch đực đang gọi ếch cái 
+ H2 : Trứng ếch
+ H 3: Trứng ếch mới nở.
+ H4 : Nòng nọc con.
+ H5 : Nòng nọc lớn dần lên, mọc ra 2 chân sau.
+ H6: Nòng nọc mọc tiếp 2 chân phía trước.
+ H7: ếch con hình thành đủ 4 chân, đuôi ngắn dần và bắt đầu nhảy lên bờ.
+ H8: ếch trưởng thành. 
- HS vẽ sơ đồ chu trình sinh sản của ếch vào vở.
-HS vẽ và trình bày với bạn cùng bàn.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
****************************************
BUỔI CHIỀU: Tiếng việt 
Ôn tập về câu
I-Mục tiêu:
- Củng cố về các kiểu câu đã học.
- Rèn kĩ năng viết các kiểu câu cho đúng ngữ pháp.
II-Các hoạt động dạy học:
Hướng dẫn ôn tập:
*Bài 1: Hóy xác định chủ ngữ và vị ngữ của từng câu sau:
a/ ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh mùa đông.
b/ Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.
c/ Chú gà trống rừng có tiếng gáy rất hay, trong trẻo và vang xa.
- HS làm bài cá nhân, trình bày trước lớp. 
- HS và GV cùng nhận xét.
*Bài 2: Gạch chân dưới các từ nối trong câu sau:
a/ Lúa gạo quý vì ta phải đổ mồ hôi mới làm ra được.
 b/ Mây tan và mưa tạnh dần.
c/ Trời mưa to nhưng trận búng đỏ vẫn tiếp diễn.
- HS làm bài cá nhân.
- Chữa bài, nhận xét, bổ sung.
*Bài 3: Em đọc bài Tình quê hương ( Tiếng Việt 5 tập hai). Dựa vào nội dung bài văn, em hãy viết tiếp một vế câu vào chỗ trống để tạo nên câu ghép:
a/ Vì nơi đây là quê cha đất tổ của tôi nên ...
b/ Tuy thời gian đã lùi xa nhưng ...
c/ Chẳng những tôi nhớ những món ăn ngon của quê nhà mà ...
d/ Nếu ta không có một tình yêu mãnh liệt đối với quê hương thì ...
- HS làm bài cá nhân (HS trung bình, yếu chỉ yêu cầu viết 2 câu).
- Chữa bài, nhận xét, bổ sung.
3-Củng cố- dặn dò: 
- Củng cố về các kiểu câu đã học.
*****************************************
Anh văn(Đ/c Huyền dạy)
*****************************************
Toán 
Luyện tập về thể tích
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho hs cách tính thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Hs áp dụng giải toán về thể tích các hình đã học.
III-Các hoạt động dạy học:
1Hướng dẫn rèn kĩ năng:
A) Đối tượng hs trung bình:
Bài 1: Tính thể tích một cái thùng hình lập phương có chu vi đáy là 12m ?
Bài 2: Một cái bể hình lập phương có chu vi đáy trong lòng là 4,8m. Bể chưa có nước. Người ta mở một vòi chẩy vào bể mỗi phút được 24 l thì sau bao lâu sẽ đầy bể ?
B) Đối tượng hs khá, giỏi:
Bài 3: Một bể nước có dạng hình hộp chữ nhật có kích thước trong lòng bể là: chiều dài 2m, chiều cao 1,5m, chiều rộng 1,2m. Hiện giờ lượng nước chiếm 25% thể tích bể.
a) Hỏi hiện giờ mực nước cao bao nhiêu cm ?
b) Người ta mở vòi nước cho chảy vào bể, mỗi phút chảy được 36l nước. Hỏi vòi chảy sau bao lâu thì nước đầy bể.
- Hs các nhóm làm bài tập và chữa bài.
- GV chấm, chốt lại cách tính thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
Thứ ba ngày 27 tháng 3 năm 2012.
Thể dục
Môn th ... uan sát bản đồ thế giới lên bảng, dựa vào SGK thảo luận các CH sau:
 ? Chỉ và nêu vị trí của lục địa Ô-xtrây-li-a.
? Chỉ và nêu tên các quần đảo, các đảo của châu Đại Dương.
 HS làm việc nhóm đôi.
- 2 HS lên bảng trình bày, kết hợp chỉ trên bản đồ.
- HS HS dựa vào SGK làm việc cá nhân để hoàn thành bài theo YC.
- Mỗi HS trình bày về 1 ý trong bảng so sánh.
- Lớp nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét, kết luận ý đúng.
- HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi:
? Về số dân , châu Đại Dương có gì khác với châu lục đã học ?
? Dân cư ở lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo có gì khác nhau ?
? Trình bày đặc điểm kinh tế của Ô-xtrây-li-a.
- HS dựa vào SGK, tranh ảnh, thảo luận nhóm 4 để trả lời các CH sau:
? Nêu đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên của châu Nam Cực.
? Vì sao châu Nam Cực không có dân cư sinh sống thường xuyên ?
- Gọi HS chỉ trên bản đồ tự nhiên vị trí của châu Nam Cực, trình bày kết quả thảo luận.
BUỔI CHIỀU: Tiếng Việt 
Luyện tập tả cảnh
I-Mục tiêu:
- Củng cố cho hs kĩ năng viết văn tả cảnh.
- Rèn kĩ năng dùng từ đặt câu và viết đoạn văn, bài văn cho học sinh.
II-Các hoạt động dạy học: 
1-Giới thiệu bài
2-Nội dung
HĐ1: Xác định yêu cầu đề bài.
GV chép đề lên bảng.
Đề bài: Tả lại con đường quen thuộc từ nhà em đến trường.
Yêu cầu các em đọc lại.
Gọi 1 số em nêu cảnh cần tả là gì?.
HĐ2: Lập dàn bài
GV hướng dẫn các em lập dàn bài.
HĐ3: Viết bài 
Yêu cầu hs tự làm bài.
Gọi 1 số em lên đọc bài làm của mình trước lớp
Tuyên dương những em có bài viết hay..
Hs đọc lại đề và xác định yêu cầu của đề bài.
HS nêu bố cục của bài văn
Lập dàn bài
HS làm bài, 1 số em đọc bài làm của mình trước lớp.
Với những HS Y chỉ yêu cầu viết đoạn.
3-Củng cố dặn dò:
Nhận xét tiết học
Toán 
Luyện tập tổng hợp
I-Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng cho học sinh về:
+ Phép nhân số thập phân.
+ Nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000, .....; với 0,1 ; 0,01 ; 0,001 ; ...
+ Nhân một số thập phân với một tổng, với một hiệu.
+ GiảI toán có liên quan
II – Hoạt động dạy học:
1- Giới thiệu bài:
2- Hướng dẫn rèn kĩ năng:
*Bài 1: Đặt tính rồi tính
a) 2,35 x 7 b) 12,7 x 4,5
 32,8 x 16 0,49 x 2,6
*Bài 2: Tính nhẩm: 
a) 3,45 x 10 2,17 x 100 5,38 x 1000 
b) 34,5 x 0,1 21,7 x 0,01 	 53,8 x 0,001
*Bài 3: Tính bằng 2 cách:
(1,2 + 3,4) x 5,6 2,4 x 5 + 5 x 3,2
*Bài 4: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a) 2,5 x 3,7 + 7,5 x 3,7 23,4 x 9 + 23,4
b) 12,7 x 2,9 – 2,7 x 2,9 15,3 x 11 – 15,3
*Bài 5: Một người đI xe đạp trong 3 giờ đầu, mỗi giờ đI được 12,5 km; trong 2 giờ sau, mỗi giờ đI được 13,75 km. Hỏi trên cả quãng đường, trung bình mỗi giờ người đó đI được bao nhiêu ki- lô- mét ?
*Bài 6: Một xe chở 100 thùng hàng, mỗi thùng có 20 hộp kẹo, mỗi hộp cân nặng 0,250 kg. Hỏi xe đó chở được mấy tấn kẹo ?
3- Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
Lưu ý HS TB- Y
HS nêu miệng kết quả
(dành cho HS Y)
HS làm vở, 2 HS làm bảng phụ, chữa bài.
Dựa vào cách tính của bài 3 để chọn cách tính thuận tiện nhất.
- Ôn lại toán trung bình cộng.
HDHS tìm hiểu bài toán ngược từ dưới lên.
 - HS tìm cách giảI, chữa bài.
****************************************
Thứ sáu ngày 30 tháng 3 năm 2012
Tập làm văn
trả bài văn tả cây cối 
I.Mục tiêu : Giúp HS 
- Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả cây cối; nhận biết và sửa được lỗi trong bài; viết lại được một đoạn văn cho đúng và hay hơn
II.Các hoạt động dạy- học .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.GTB: nêu MĐ, YC của tiết học.
2.GV nhận xét chung về kết quả bài làm của HS: 
a) Nhận xét về kết quả bài làm
- GV ghi bảng đề bài của tiết kiểm tra; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đạt câu, ýcủa HS.
- Nhận xét chung bài làm của lớp:
+ Những ưu điểm chính: đa số xác định được nd, yc đề bài và thể loại văn tả đồ vật; bài văn có đủ bố cục; nêu được hình dáng, tác dụng của đồ vật,..
+ Những thiếu sót, hạn chế: dùng từ chưa sát, còn mắc lỗi chính tả, bài sa vào kể lể, nội dung sơ sài,...
b) Thông báo điểm số cụ thể
3. HD HS chữa bài:GV trả bài cho HS
a)Hướng dẫn chữa lỗi chung
- GV chữa lại cho đúng bằng bỳt chỡ .
b) Hướng dẫn từng HS sửa lỗi trong bài
- GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
c) HD HS học tập đoạn, bài văn hay
- Đọc những đoạn văn hay cho HS nghe.
d) Chọn viết một đoạn văn cho hay hơn.
- Yêu cầu mỗi HS chọn một đoạn viết chưa đạt viết lại cho hay hơn.
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc.
- GV chấm điểm đoạn viết lại của HS. 
3 CC-DD: 	- Nhận xét tiết học. 
 -CB tiết Ôn tập về văn tả đồ vật. 
- HS nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
- Gọi HS đọc đề to trước lớp.
- HS lắng nghe GV nx
+ HS hiểu bài, viết đúng YC của đề bài .
+ Diễn đạt câu, ý, dùng từ để làm nỏi bật lên hình dáng của đồ vật .
+ Cách trình bày văn bản, các lỗi phổ biến ...
- cả lớp tự chữa trên VBT.
- HS cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng.
- HS đọc lời nhận xét của GV, phát hiện thêm lỗi trong bài và sửa. Đổi vở để rà soát việc sửa lỗi.
- HS tự chữa lỗi trong bài.
- HS trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra cái hay, cái đáng học tập của đoạn văn, bài văn
- Mỗi HS chọn một đoạn viết chưa đạt viết lại cho hay hơn.- HS đọc đoạn văn.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
*****************************
Toán
Ôn tập về đo độ dài và khối lượng ( tiếp theo ) 
I.Mục tiêu: Giúp HS Biết:
 -Viết số đo độ dài và số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
 -Biết mối quạn hệ giữa một số đơn vị đo độ dài và đo khối lượng thông dụng. 
 - BT cầm làm: Bài 1a; Bài 2; Bài 3
 II. Các hoạt động dạy—học .
Các HĐ GV
Các HĐ HS
1)Bài cũ: 
- KT BT tiết trước
- GV NX cho điểm từng HS.
2)Bài mới: 
- GT bài; Nêu mục tiêu bài học.
Bài1:
- Gọi HS đọc đề , HS tự làm bài vào vở 
 HS dưới lớp đổi vở KT.
- Gọi HS NX bài làm trên bảng.
- GV chữa bài, chốt lại kiến thức và cho điểm HS.
Bài2: 
- Gọi HS đọc đề bài, tự làm bài vào vở .
- GV NX cho điểm học sinh.
Bài3:
- Gọi HS đọc đề bài và tìm cách làm .
- Gọi HS trình bày cách làm, lớp nghe nhận xét bổ sung .
- HS cùng GV NX chữa bài .
Bài 4: 
- HS đọc YC và tự làm bài vào vở.
- Gọi HS lên bảng làm bài .
- HS cùng GV NX chữa bài .
3)Củng cố – dặn dò. 
 NX đánh giá tiết học.
 - Dăn dò : CBị bài sau.
- 2-3 HS lên bảng làm bài tập của tiết 
trước..
- Lớp theo dõi NX.
- Lắng nghe, xác định yc, nv.
- 1HS đọc đề bài, lớp đọc thầm đề bài trong SGK .
- Vài HS đọc các kết quả vừa làm và giải thích cách làm .
4km328m = 4,328km
2km79m = 2,079km
+ Vì 2km79m = 2km = 2,079km 
- 1HS đọc to trước lớp, lớp đọc thầm đề 
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- HS NX chữa bài trên bảng.
- Dưới lớp đổi vở kiểm tra bài .
a) 2kg350g = 2,35kg
1kg65g= 1,065kg
- HS đọc đề bài và tự làm bài vào vở .
- 3 HS lên bảng làm bài .
- HS NX bổ sung bài làm trên bảng .
* Vài HS giải thích cách làm :
 0,5m= 0,50m = 50cm.
- HS thực hiện theo YC của GV.
- 3 HS lên bảng làm .
- Lớp nhận xét chữa bài .
a) 3567m = 3,567km
 b) 53cm = 0,53m
*********************************
Âm nhạc đ/c Hà dạy
**************************************
Kể chuyện
lớp trưởng lớp tôi
I Mục tiêu: 
- Kể được từng đoạn câu chuyện và bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện theo lời một nhân vật.
- Hiểu và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Học sinh khá, giỏi kể được toàn bộ câu chuyện theo lời của một nhân vật (BT2).
- Giỏo dục kỹ năng sống: Kỹ năng giao tiếp ứng xử phự hợp.
II.Đồ dùng dạy- học:- Tranh minh hoạ 
III.Các hoạt động dạy- học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Bài cũ.
- Kể lại câu chuyện về truyền thống tôn sư trọng đạo của người VN.
B.Bài mới: 
1. Giới thiệu
- GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Hướng dẫn HS kể chuyện: 
a) GV kể chuyện 
- GV treo tranh và GT chuyện.
- GV kể lần 1, giải nghĩa một số từ
- GV kể lần 2 vừa kể vừa chỉ tranh minh hoạ và giới thiệu nhân vật (ghi bảng: Vân, Lâm)
b) HS thực hành kể chuyện
- Cho HS thảo luận nhóm để tìm cho mỗi tranh 1, 2 câu thuyết minh. GV nêu một số câu hỏi thảo luận cho từng nhóm.
- GV đến từng nhóm nghe HS kể, hướng dẫn, uốn nắn.
c) Thi kể trước lớp
- GV lưu ý mời HS ở các trình độ khác nhau thi kể, nhìn tranh để kể.
- GV nhận xét, cho điểm.
d) Trao đổi ý nghĩa của câu chuyện.
- HS làm việc theo nhóm.
- Đại diện HS trình bày những phát biểu của nhóm. 
C.Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.HS nhắc lại ý nghĩa của câu truyện.
- 2 HS kể (chẳng hạn truyện: Người thầy cũ, Nhà giáo Chu Văn An,...)
- HS nghe để nắm vững YC và nhiệm vụ của tiết học.
- HS lắng nghe GV kể chuyện lần 1.
- HS nêu hiểu biết của mình về các từ hớt hải, xốc vác, củ mỉ cù mì
- HS nghe kể lần 2 và kết hợp quan sát tranh.
Tranh 1:Vân được bầu làm lớp trưởng, mấy bạn trai bàn luận cho rằng Vân thấp bé, ít nói, học không giỏi không xứng làm lớp trưởng.
.....
Tranh 5: Các bạn rất phục Vân, tự hào về lớp trưởng của mình.
- HS đọc lại YC 2,3
 - HS kể chuyện theo nhóm 2 , Dựa vào tranh minh họa, kể lại từng đoạn( mỗi em kể 3 đoạn)
- 2-3 tốp HS thi kể chuyện theo tranh phóng to trên bảng lớp.
- 3-5 HS tiếp nối nhau thi kể trước lớp - HS kể chuyện xong lớp nhận xét.
- Bình chọn những bạn kể hay.
- HS trình bày ý nghĩa của câu chuyện.
( phần 1- mục tiêu) 
- HS chuẩn bị trước ở nhà bài tuần 30
**************************
Hoạt động tập thể
Sơ kết tuần 29
.a. GVgiới thiệu và gọi lớp trưởng lên điều khiển tiết sinh hoạt.
b.Sơ kết tuần 29
- Lớp trưởng cho các tổ họp tổ trong vòng 7 phút để tổng kết những hoạt động trong tổ.
- Lần lượt gọi từng tổ trưởng báo cáo mọi hoạt động của tổ mình:
+ Nêu ưu điểm, nhược điểm của từng hoạt động (học tập, đạo đức, các nề nếp khác...)
+ Cụ thể khen bạn nào, phê bình, nhắc nhở bạn nào. Vì sao?
- Lớp trưởng tổng kết chung và bổ sung nhưng gì các tổ chưa nêu được.
- Gọi các thành viên trong các tổ cho biết ý kiến (nhất trí hay không, ở mặt nào, vì sao?)
- Yêu cầu các tổ họp tổ trong vòng 7 phút để nêu những biện pháp khắc phục những nhược điểm còn tồn tại và nêu trước lớp.
- Lớp trưởng nhận xét .
c. Phổ biến công tác mới
- Lớp trưởng nêu kế hoạch các công việc trong tuần tới trước lớp và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ hoặc cho cá nhân:
+ Các đôi bạn cùng tiến đẩy mạnh hoạt động để đạt hiệu quả cao nhất trong việc giúp nhau trong học tập 
+ Tổ 3 phụ trách công trình măng non.
+ Tổ 4 phụ trách công việc trực nhật lớp.
- Các tổ hoặc cá nhân cho biết ý kiến xem có khó khăn gì với các công việc được giao hay không.
c. Tổ chức cho lớp thi kể chuyện hay văn nghệ.
d. GV chủ nhiệm nhận xét tiết học 
- Nhấn mạnh những gì cần làm trong tuần tới.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 29 lop 520112012.doc