TUẦN 4. ( Buổi chiều)
Thứ hai ngày 12 tháng 9 năm 2011
Toán (Thực hành)
Tiết 1: LUYỆN TẬP.
I.Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Nhận diện được 2 dạng toán : Quan hệ ti lệ
- Biết cách giải 2 dạng toán đó.
- Áp dụng để thực hiện các phép tính và giải toán .
II.Chuẩn bị :
- Hệ thống bài tập
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy Hoạt động học
1.Ổn định:
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
Hoạt động1 : Củng cố kiến thức.
Gọi HS nhắc lại cách giải:
+ Rút về đơn vị
+ Tìm tỉ số.
- Cho HS nêu cách giải tổng quát với các dạng bài tập trên.
Hoạt động 2: Thực hành
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Xác định dạng toán, tìm cách làm
- HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV chấm một số bài
- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.
Bài 1: Mua 20 cái bút chì hết 16000 đồng . Hỏi mua 21 cái bút chì như vậy hết bao nhiêu tiền ?
- Gv đưa bài toán ra
- HS đọc bài toán , tóm tát bài toán
- HS tìm cách giải
Bài 2: Có một nhóm thợ làm đường , nếu muốn làm xong trong 6 ngày thì cần 27 công nhân . Nếu muốn xong trong 3 ngày thì cần bao nhiêu công nhân?
Bài 3 : Cứ 10 công nhân trong một ngày sửa được 37 m đường . Với năng suất như vậy thì 20 công nhân làm trong một ngày sẽ sửa được bao nhiêu m đường?
Bài 4 : (HSKG)
Có một số quyển sách, nếu đóng vào mỗi thùng 24 quyển thì cần 9 thùng. Nếu đóng số sách đó vào mỗi thùng 18 quyển thì cần bao nhiêu thùng?
4.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học.
- HS nêu
Lời giải :
1 cái bút mua hết số tiền là:
16 000 : 20 = 800 (đồng)
Mua 21 cái út chì hết số tiền là:
800 x 21 = 16800 ( đồng )
Đáp số : 16800 đồng
Lời giải :
3 ngày kém 6 ngày số lần là :
6 : 3 = 2 (lần)
Làm xong trong 3 ngày cần số công nhân là : 27 x 2 = 54 (công nhân)
Đáp số : 54 công nhân
Bài giải :
20 công nhân gấp 10 công nhân số lần là :
20 : 10 = 2 (lần)
20 công nhân sửa được số m đường là :
37 x 2 = 74 (m)
Đáp số : 74 m.
Bài giải :
Số quyển sách có là :
24 x 9 = 216 (quyển)
Số thùng đóng 18 quyển cần có là :
216 : 18 = 12 (thùng).
Đáp số : 12 thùng.
- HS lắng nghe và thực hiện.
TUẦN 4. ( Buổi chiều) Thứ hai ngày 12 tháng 9 năm 2011 Toán (Thực hành) Tiết 1: LUYỆN TẬP. I.Mục tiêu : Giúp học sinh : - Nhận diện được 2 dạng toán : Quan hệ ti lệ - Biết cách giải 2 dạng toán đó. - Áp dụng để thực hiện các phép tính và giải toán . II.Chuẩn bị : - Hệ thống bài tập III.Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định: 2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài. Hoạt động1 : Củng cố kiến thức. Gọi HS nhắc lại cách giải: + Rút về đơn vị + Tìm tỉ số. - Cho HS nêu cách giải tổng quát với các dạng bài tập trên. Hoạt động 2: Thực hành - Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài - Xác định dạng toán, tìm cách làm - HS làm các bài tập. - Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài - GV giúp thêm học sinh yếu - GV chấm một số bài - Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải. Bài 1: Mua 20 cái bút chì hết 16000 đồng . Hỏi mua 21 cái bút chì như vậy hết bao nhiêu tiền ? - Gv đưa bài toán ra - HS đọc bài toán , tóm tát bài toán - HS tìm cách giải Bài 2: Có một nhóm thợ làm đường , nếu muốn làm xong trong 6 ngày thì cần 27 công nhân . Nếu muốn xong trong 3 ngày thì cần bao nhiêu công nhân? Bài 3 : Cứ 10 công nhân trong một ngày sửa được 37 m đường . Với năng suất như vậy thì 20 công nhân làm trong một ngày sẽ sửa được bao nhiêu m đường? Bài 4 : (HSKG) Có một số quyển sách, nếu đóng vào mỗi thùng 24 quyển thì cần 9 thùng. Nếu đóng số sách đó vào mỗi thùng 18 quyển thì cần bao nhiêu thùng? 4.Củng cố dặn dò. - Nhận xét giờ học. - Về nhà ôn lại kiến thức vừa học. - HS nêu Lời giải : 1 cái bút mua hết số tiền là: 16 000 : 20 = 800 (đồng) Mua 21 cái út chì hết số tiền là: 800 x 21 = 16800 ( đồng ) Đáp số : 16800 đồng Lời giải : 3 ngày kém 6 ngày số lần là : 6 : 3 = 2 (lần) Làm xong trong 3 ngày cần số công nhân là : 27 x 2 = 54 (công nhân) Đáp số : 54 công nhân Bài giải : 20 công nhân gấp 10 công nhân số lần là : 20 : 10 = 2 (lần) 20 công nhân sửa được số m đường là : 37 x 2 = 74 (m) Đáp số : 74 m. Bài giải : Số quyển sách có là : 24 x 9 = 216 (quyển) Số thùng đóng 18 quyển cần có là : 216 : 18 = 12 (thùng). Đáp số : 12 thùng. - HS lắng nghe và thực hiện. Toán (Hướng dẫn học) Tiết 3: LUYỆN TẬP I.Mục tiêu : Giúp học sinh : - Giải thành thạo 2 dạng toán quan hệ tỉ lệ - Biết cách giải 2 dạng toán đó. - Áp dụng để thực hiện các phép tính và giải toán . II.Chuẩn bị : - Hệ thống bài tập III.Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định: 2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài. Hoạt động1 : Củng cố kiến thức. Gọi HS nhắc lại cách giải: + Rút về đơn vị + Tìm tỉ số. - Cho HS nêu cách giải tổng quát với các dạng bài tập trên. Hoạt động 2: Thực hành - Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài - Xác định dạng toán, tìm cách làm - HS làm các bài tập. - Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài - GV giúp thêm học sinh yếu - GV chấm một số bài - Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải. Bài 1: Lan mua 4 hộp bút màu hết 16000 đồng . Hỏi Hải mua 8 hộp bút như vậy hết bao nhiêu tiền ? Bài 2: Bà An mua 7 hộp thịt hết 35000 đồng . Bà Bình mua nhiều hơn bà An là 4 hộp thịt thì phải trả bao nhiêu tiền ? Bài 3 : (HSKG) Mẹ mua 9 qua cam, mỗi quả 800 đồng . Nếu mua mỗi quả với giá rẻ hơn 200 đồng thì số tiền đó đủ mua bao nhiêu quả ? 4.Củng cố dặn dò. - Nhận xét giờ học. - Về nhà ôn lại kiến thức vừa học. - HS nêu Lời giải : 8 hộp bút gấp 4 hộp bút số lần là: 8 : 4 = 2 (lần) Hải mua 8 hộp bút như vậy hết số tiền là: 16 000 x 2 = 32 000 (đồng) Đáp số : 32 000 (đồng) Lời giải : Số hộp thịt bà Bình mua là : 7 + 4 = 11 (hộp) Số tiền mua 1 hộp thịt là : 35 000 : 7 = 5 000 (đồng) Bà Bình phải trả số tiền là : 5 000 x 11 = 55 000(đồng0 Đáp số : 55 000 (đồng) Bài giải : Nếu giá mỗi quả cam là 800 đồng thì mua 9 quả hết số tiền là: 800 9 = 7200 ( đồng ) Nếu giá mỗi quả rẻ hơn 200 đồng thì 7200 đồng mua được số cam là 7200 : (800 - 200 ) = 12 ( quả ) Đáp số: 12 quả - HS lắng nghe và thực hiện. TIẾNG VIỆT : ÔN TẬP I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về từ đồng nghĩa Mở rộng một số từ ngữ thuộc chủ đề: nhân dân II. Các hoạt động dạy - học Các bài tập cần làm Hoạt động dạy - học Bài 1: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ chấm: a, Đi vắng, nhờ người .... giúp nhà cửa. (chăm chút, chăm lo, chăm nom, săn sóc, chăm sóc, trông coi, trông nom) b, Cả nể trước lời mời, tôi đành phải .... ngồi rốn lại. (do dự, lưỡng lự, chần chừ, phân vân, ngần ngại) c, Bác gửi .... các cháu nhiều cái hôn thân ái. (cho, biếu, biếu xén, tặng, cấp, phát, ban, dâng, tiến, hiến) d, Câu văn cần được ... cho trong sáng và súc tích. (đẽo, gọt, gọt giũa, vót, bào) e, Trên sân trường, mấy cây phượng vĩ nở hoa .... . (đỏ au, đỏ bừng, đỏ đắn, đỏ gay, đỏ chói, đỏ lòm, đỏ quạch, đỏ tía, đỏ ửng) g, Dòng sông chảy rất ..... giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô. (hiền lành, hiền từ, hiền hòa, hiền hậu) Bài 2: Điền từ thích hợp trong ngoặc đơn vào chỗ trống a, Loại xe ấy ... nhiều xăng quá, không hợp với ý muốn của người ... nên rất khó ..... (tiêu dùng, tiêu thụ, tiêu hao) b, Các .... là những người có tâm hồn .... (thi sĩ, nhà thơ) Bài 3: Tong các từ ngữ cho sẵn dưới đây những từ ngữ có chứa tiếng “đồng” đồng nghĩa với tiếng “cùng” (gạch chân dưới các từ ngữ đó) đồng bằng, đồng hương, đồng chua nước mặn, đồng diễn (thể dục), đồng hồ, đồng tâm nhất trí, đồng tiền, đồng ruộng, đồng ca, đồng thanh, đồng hành. Bài 4: Tìm từ lạc trong từng dãy từ sau: a, thợ cấy, thợ cày, thợ rèn, thợ gặt, nhà nông, lão nông, nông dân. b, thợ điện, thợ cơ khí, thợ thủ công, thủ công nghiệp, thợ hàn, thợ mộc, thợ nề, thợ nguội. c, giáo viên, giảng viên, giáo sư, kĩ sư, nghiên cứu, nhà khoa học, nhà văn, nhà báo. Bài 5: Đặt câu với mỗi từ sau: lành nghề, khéo tay 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: Gọi Hs đọc đề bài 1HS nêu yêu cầu của bài Thảo luận nhóm, chọn từ thích hợp để điền vào chỗ chấm Gọi 1 số bạn trả lời. Gv nhận xét, chữa bài a. trông coi. b. chần chừ c. tặng d. gọt giũa e. đỏ chói g. hiền hòa Một số HS đọc lại toàn bài Bài 2: HS đọc thầm và tự làm bài GV chấm , chữa bài a, tiêu hao, tiêu thụ, tiêu dùng. b, nhà thơ, thi sĩ Gọi 1 số HS đọc lại bài chữa Bài 3: Thảo luận nhóm 4 YC HS thảo luận và tìm từ cùng nghĩa Gọi đại diện nhóm trả lời GV gọi các nhóm còn lại nhận xét, chữa bài đồng hương, đồng diễn thể dục, đồng tâm nhất trí, đồng ca, đồng thanh, đồng hành Bài 4: HS tự làm bài Gọi 1 số HS đọc bài của mình Lớp nhận xét, chữa bài a, thợ rèn b, thủ công nghiệp c, nghiên cứu Bài 5: HS tự làm bài một số HS đọc bài của mình GV nhận xét, chữa bài 3. Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học Thứ ba ngày 13 tháng 9 năm 2011 Tiếng Việt (Thực hành) Tiết 2: LUYỆN TẬP VỀ VỐN TỪ “NHÂN DÂN.” I. Mục tiêu: - Củng cố, mở rộng cho HS những kiến thức đã học về chủ đề : Nhân dân. - HS vận dụng những kiến thức đã học để đặt câu viết thành một đoạn văn ngắn. - Giáo dục HS ý thức học tốt bộ môn. II. Chuẩn bị: Nội dung bài. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định: 2.Kiểm tra: Em hãy nêu một số từ ngữ thuộc chủ đề: Nhân dân? - Giáo viên nhận xét. 3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài. - Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài - HS làm các bài tập. - Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài - GV giúp thêm học sinh yếu - GV chấm một số bài và nhận xét. Bài tập 1: Đặt câu với các từ: a)Cần cù. b) Tháo vát. Bài tập 2: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm trong những câu sau: (các từ cần điền: vẻ vang, quai, nghề, phần, làm) a) Tay làm hàm nhai, tay miệng trễ. b) Có thì mới có ăn, c) Không dưng ai dễ mang đến cho. d) Lao động là. g) Biết nhiều, giỏi một. Bài tập 3: (HSKG) H: Em hãy dùng một số từ ngữ đã học, viết một đoạn văn ngắn từ 3 – 5 câu nói về một vấn đề do em tự chọn. - GV đánh giá và nhận xét, tuyên dương bạn viết hay. Ví dụ: Trong xã hội ta có rất nhiều ngành nghề khác nhau. Bác sĩ là những người thầy thuốc, họ thường làm trong các bệnh viện, luôn chăm sóc người bệnh. Giáo viên lại là những thầy, cô giáo làm việc trong các nhà trường, dạy dỗ các em để trở thành những công dân có ích cho đất nước. Còn công nhân thường làm việc trong các nhà máy. Họ sản xuất ra những máy móc, dụng cụ phục vụ cho lao độngTất cả họ đều có chung một mục đích là phục vụ cho đất nước. 4. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên hệ thống bài. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau - HS nêu Bài giải: a) Bạn Nam rất chăm chỉ, cần cù trong học tập. b) Trong mọi hoạt động, bạn Hà là người tháo vát, nhanh nhẹn. Bài giải: a) Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ. b) Có làm thì mới có ăn, c) Không dưng ai dễ mang phần đến cho. d) Lao động là vẻ vang. g) Biết nhiều nghề, giỏi một nghề. - HS viết bài - Một vài em đọc trước lớp. - HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau Toán (Thực hành) Tiết 1: LUYỆN TẬP. I.Mục tiêu : Giúp học sinh : - Tiếp tục giải bài toán với 2 dạng quan hệ tỉ lệ - Áp dụng để thực hiện các phép tính và giải toán. - Giúp HS chăm chỉ học tập. II.Chuẩn bị : - Hệ thống bài tập III.Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định: 2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài. Hoạt động1 : Củng cố kiến thức. Gọi HS nhắc lại cách giải: + Rút về đơn vị + Tìm tỉ số. - Cho HS nêu cách giải tổng quát với các dạng bài tập trên. Hoạt động 2: Thực hành - Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài - Xác định dạng toán, tìm cách làm - HS làm các bài tập. - Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài - GV giúp thêm học sinh yếu - GV chấm một số bài - Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải. Bài 1: Cửa hàng mua 1 tá bút chì hết số tiền là 18 000 đồng. Bạn Hằng mua 7 cái bút chì cùng loại hết bao nhiêu tiền? Bài 2: Một người làm trong 2 ngày được trả 126 000 đồng tiền công. Hỏi với mức trả công như thế, người đó làm trong 3 ngày thì được trả bao nhiêu tiền công? Bài 3 : (HSKG) Một phân xưởng làm một số công việc cần 120 người làm trong 20 ngày sẽ xong. Nay có thêm 30 người nữa thì làm trong bao nhiêu ngày sẽ xong? 4.Củng cố dặn dò. - Nhận xét giờ học. - Về nhà ôn lại kiến thức vừa học. - HS nêu Lời giải : Đổi : 1 tá = 12 cái. Giá tiền 1 cái bút chì là : 18 000 : 12 = 1500 (đồng) Hằng mua 7 cái bút chì cùng loại hết số tiền là: 1 500 x 7 = 10 500 (đồng) Đáp số : 10 500 (đồng) Lời giải : Tiền công được trả trong 1 ngày là : 126 000 : 2 = 63 000 (đồng) Tiền công được trả trong 1 ngày là : 63 000 x 3 = 189 000 (đồng). Đáp số : 189 000 (đồng) Bài giải : Tổng số người có là : 120 + 30 = 150 (người) Nếu 1 người làm thì cần số ngày là : 120 x 20 = 2400 (ngày) Nếu 150 người làm thì cần số ngày là : 2400 : 150 = 16 (ngày) Đáp số : 16 ngày - HS lắng nghe và thực hiện. Thể dục. Đội hình đội ngũ - Trò chơi: Hoàng Anh, Hoàng Yến. I/ Mục tiêu. - Thực hiện được tập hợp hàng ngang ,dóng thẳng hàng ngang . -Thực hiện cơ bản đúng điểm số , quay phải ,quay trái ,quay sau , đi đều vòng phải vòng trái -Bước đầu biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp . -Biết được cách chơi, tham gia được trò chơi, hứng thú trong khi chơi. - Giáo dục lòng ham thích thể dục thể thao II/ Địa điểm, phương tiện. - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn. - Phương tiện: còi III/ Nội dung và phương pháp lên lớp. Nội dung. ĐL Phương pháp 1/ Phần mở đầu. - Phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu giờ học. 2/ Phần cơ bản. a/ Ôn đội hình, đội ngũ. - GV làm mẫu các động tác sau đó cho cán sự lớp chỉ huy các bạn tập luyện. b/ Trò chơi: “Hoàng Anh, Hoàng Yến”. - Nêu tên trò chơi, HD luật chơi. - Động viên nhắc nhở các đội chơi. 3/ Phần kết thúc. - HD học sinh hệ thống bài. - Nhận xét, đánh giá giờ học. 4-6’ 18-22’ 4-6’ * Tập hợp, điểm số, báo cáo sĩ số. - Khởi động các khớp. - Chạy tại chỗ. - Chơi trò chơi khởi động. * Lớp trưởng cho cả lớp ôn lại các động tác về đội hình đội ngũ (cách chào, điểm số, báo cáo, quay, đi đều, cách đổi chân khi sai nhịp...) - Chia nhóm tập luyện. - Các nhóm báo cáo kết quả. - Nhận xét, đánh giá giữa các nhóm. * Nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi. - Chơi thử 1-2 lần. - Các đội chơi chính thức (có hình thức phạt các đội thua). * Thả lỏng, hồi tĩnh. - Nêu lại nội dung giờ học. Thứ sáu ngày 16 tháng 9 năm 2011 Kĩ thuật Thêu dấu nhân (tiết 2) I- Mục tiêu: - Học sinh biết thêu dấu nhân. - Thêu được mũi dấu nhân .Các mũi thêu tương đối đều nhau .Thêu được ít nhất năm dấu nhân . Đường thêu có thể bị dúm. - Rèn luyện tính cẩn thận. II- Đồ dùng dạy học: - Mẫu thêu dấu nhân. - Một số sản phẩm có thêu dấu nhân. III- Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra: - Kiểm tra đồ dùng, dụng cụ học tập của học sinh. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài và nêu mục đích bài học. *Hoạt động 3: HS thực hành. -Nhận xét và hệ thống lại cách thêu dấu nhân. - Kiểm tra kết quả thực hành ở tiết 1và sự chuẩn bị thực hành ở tiết 2. - Nhắc lại yêu cầu thực hành và nêu thời gian hoàn thành sản phẩm. - Quan sát, nhận xét, uốn nắn cho những học sinh thực hiện chưa đúng kĩ thuật. *Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm. - HD HS trưng bày sản phẩm. - Cử 2-3 học sinh đánh giá sản phẩm của các bạn theo yêu cầu đánh giá. - Đánh giá, nhận xét kết quả thực hành của học sinh. 3. Củng cố dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Nhắc nhở HS chuẩn bị giờ sau. - Để đồ dùng học tập lên bàn. - Nhắc lại cách thêu dấu nhân. - Quan sát và nhận xét theo gợi ý của GV. - Thực hành thêu dấu nhân. - Nhắc lại các yêu cầu đánh giá sản phẩm. Tiếng Việt (Thực hành) Tiết 2: LUYỆN TẬP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA. I. Mục tiêu: - Củng cố cho HS những kiến thức về từ trái nghĩa - HS vận dụng kiến thức đã học về từ trái nghĩa, làm đúng những bài tập về từ trái nghĩa. - Giáo dục HS lòng say mê ham học bộ môn. - Giáo dục HS ý thức học tốt bộ môn. II. Chuẩn bị: Nội dung bài. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định: 2.Kiểm tra: Cho HS nhắc lại các kiến thức về từ trái nghĩa. - Giáo viên nhận xét. 3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài. - Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài - HS làm các bài tập. - Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài - GV giúp thêm học sinh yếu - GV chấm một số bài và nhận xét. Bài 1: Tìm từ trái nghĩa trong đoạn văn sau. a) Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay, Ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm. b) Đời ta gương vỡ lại lành Cây khô cây lại đâm cành nở hoa. c) Đắng cay nay mới ngọt bùi Đường đi muôn dặm đã ngời mai sau. d) Nơi hầm tối lại là nơi sáng nhất Nơi con tìm ra sức mạnh Việt Nam. Bài tập 2: Tìm những cặp từ trái nghĩa trong các câu tục ngữ sau.(gạch chân) Lá lành đùm lá rách. Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết. Chết đứng còn hơn sống quỳ. Chết vinh còn hơn sống nhục. Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng. Bài tập 3. Tìm từ trái nghĩa với các từ : hiền từ, cao, dũng cảm, dài, vui vẻ, nhỏ bé, bình tĩnh, ngăn nắp, chậm chạp, sáng sủa, chăm chỉ, khôn ngoan, mới mẻ, xa xôi, rộng rãi, ngoan ngoãn 4. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên hệ thống bài. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau - HS nêu Bài giải: ngọt bùi // đắng cay ngày // đêm vỡ // lành tối // sáng Bài giải: Lá lành đùm lá rách. Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết. Chết đứng còn hơn sống quỳ. Chết vinh còn hơn sống nhục. Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng. Bài giải: hiền từ // độc ác; cao // thấp; dũng cảm // hèn nhát; dài // ngắn ; vui vẻ // buồn dầu; nhỏ bé // to lớn; bình tĩnh // nóng nảy; sáng sủa //tối tăm; ngăn nắp // bừa bãi ; mới mẻ // cũ kĩ; chậm chạp // nhanh nhẹn; khôn ngoan // khờ dại ; rộng rãi // chật hẹp ; ngoan ngoãn // hư hỏng. xa xôi // gần gũi - HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau Toán (Thực hành) Tiết 1: LUYỆN TẬP. I.Mục tiêu : Giúp học sinh : - Tiếp tục giải bài toán với 2 dạng quan hệ tỉ lệ - Áp dụng để thực hiện các phép tính và giải toán. - Giúp HS chăm chỉ học tập. II.Chuẩn bị : - Hệ thống bài tập III.Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định: 2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài. Hoạt động1 : Củng cố kiến thức. Gọi HS nhắc lại cách giải: + Rút về đơn vị + Tìm tỉ số. - Cho HS nêu cách giải tổng quát với các dạng bài tập trên. Hoạt động 2: Thực hành - Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài - Xác định dạng toán, tìm cách làm - HS làm các bài tập. - Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài - GV giúp thêm học sinh yếu - GV chấm một số bài - Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải. Bài 1: 14 người làm một công việc phải mất 10 ngày mới xong.Nay muốn làm trong 1 tuần thì cần bao nhiêu người làm? Bài 2: Có 5 máy bơm làm liên tục trong 18 giờ thì hút cạn một hồ nước. Nay muốn hút hết nước ttrong 10 giờ thì bao nhiêu máy bơm như thế? Bài 3 : (HSKG) Cứ 15 công nhân sửa xong một đoạn đường phải hết 6 ngày. Nay muốn sửa xong đoạn đường đó trong 5 ngày thì cần bổ xung thêm bao nhiêu công nhân? 4.Củng cố dặn dò. - Nhận xét giờ học. - Về nhà ôn lại kiến thức vừa học. - HS nêu Lời giải : Đổi : 1 tuần = 7 ngày. Làm trong 1 ngày thì cần số người là : 14 x 10 = 140 (người) Làm trong 7 ngày thì cần số người là : 140 : 7 = 20 (người) Đáp số : 20 người. Lời giải: Làm trong 1 giờ cần số máy bơm là: 5 x 18 = 90 (máy bơm) Làm trong 10 giờ cần số máy bơm là: 90 : 10 = 9 (máy bơm) Đáp số : 9 máy bơm Bài giải: Làm trong 1 ngày cần số công nhân là: 15 x 6 = 90 (công nhân) Làm trong 5 ngày cần số công nhân là: 90 : 5 = 18 (công nhân) Số công nhân cần bổ xung thêm là : 18 – 15 = 3 (công nhân) Đáp số : 3 công nhân - HS lắng nghe và thực hiện.
Tài liệu đính kèm: