Giáo án Tổng hợp khối 5 - Trường Tiểu học Thiệu Chính - Tuần 12 (buổi sáng)

Giáo án Tổng hợp khối 5 - Trường Tiểu học Thiệu Chính - Tuần 12 (buổi sáng)

I/ Mục đích yêu cầu

- Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.

- Hiểu ND: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. (Trả lời câu hỏi trong SGK).

- HS Khá nêu được tác dụng của cách dùng từ, đặt câu để miêu tả sự vật sinh động.

II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hđ1: Củng cố kiến thức

 HS đọc bài Chuyện một khu vườn nhỏ, trả lời câu hỏi về bài đọc.

Hđ2: Giới thiệu bài

 GV dùng tranh giới thiệu nội dung bài.

 

doc 16 trang Người đăng huong21 Lượt xem 472Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp khối 5 - Trường Tiểu học Thiệu Chính - Tuần 12 (buổi sáng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 12 tháng 11 năm 2012
TUẦN 12
Tập đọc 
Mùa thảo quả
I/ Mục đích yêu cầu
- Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả. 
- Hiểu ND: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. (Trả lời câu hỏi trong SGK).
- HS Khá nêu được tác dụng của cách dùng từ, đặt câu để miêu tả sự vật sinh động.
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hđ1: Củng cố kiến thức 
 HS đọc bài Chuyện một khu vườn nhỏ, trả lời câu hỏi về bài đọc.
Hđ2: Giới thiệu bài 
 GV dùng tranh giới thiệu nội dung bài.
Hđ3: Luyện đọc 
 Tiến hành theo quy trình đã thực hiện.
 - GV chia bài văn làm 3 phần để luyện đọc: Phần 1: từ đầu đến nếp khăn; Phần 2: ... không gian; Phần 3: còn lại.
 - GV nhắc HS chú ý nhấn giọng ở các từ ngữ: ngọt lựng, thơm nồng, đậm, ủ ấp, chín nục, ngây ngất kì lạ, mạnh mẽ, thoáng cái, đột ngột, rực lên, đỏ chon chót, chứa lửa,...
Hđ4: Tìm hiểu bài
Câu1: - Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào?
 (Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng mùi thơm đặc biệt quyến rũ lan xa, làm cho gió thơm, cây cỏ thơm, đất trời thơm,từng nếp áo, nếp khăn của người đi đường.)
 - Cách dùng từ đặt câu ở đoạn 1 có gì đáng chú ý?
 (Các từ hương và thơm lặp đi lặp lại có tác dụng nhấn mạnh mùi thơm đặc biệt của thảo quả. Câu 2 khá dài cùng với các từ ngữ gợi tả hương thơm lan toả, kéo dài. Các câu Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. rất ngắn, lại lặp lại từ thơm, như tả một người đang hít vào để cảm nhận mùi thơm của thảo quả lan trong không gian.)
Câu2: Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triền rất nhanh?
 (Qua một năm, hạt thảo quả đã thành cây,... lấn chiếm không gian.)
Câu 3: - Hoa thảo quả nảy ra ở đâu? (nảy dưới gốc cây.)
 - Khi thảo quả chín, rừng có những nét gì đẹp?
 (Dưới đáy rừng rực lên những chùm thảo quả đỏ cho chót... nhiều ngọn mới, nhấp nháy.) 
Hđ5: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
 - GV mời 3 HS tiếp nối nhau luyện đọc lại bài văn. GV hướng dẫn HS tìm giọng đọc và cách thể hiện diễn cảm bài văn.
 - GV hướng dẫn cả lớp thi đọc diễn cảm đoạn 2.
Hđ6: Hoạt động nối tiếp 
 - GV yêu cầu 2 nhắc lại nội dung: (Ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả khi vào mùa với hương thơm đặc biệt và sự sinh sôi, PT nhanh đến bất ngờ của thảo quả.)
 - GV nhận xét tiết học.
Toán
Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000 ....
I/ Mục tiêu
- Nhân nhẩm một số thập phân với 10,100,1000,
- Chuyển đổi đơn vị đo của một số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
- Làm bài tập 1; 2. HS khá làm cả các bài còn lại
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hđ1: Giới thiệu bài: 
Nêu mục tiêu bài học
Hđ2: Hình thành quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 1000... 
a. VD1
- Yêu cầu HS tự tìm kết quả của phép nhân 27,867 10.
- Gợi ý để HS có thể rút ra được nhận xét như trong sách giáo khoa, từ đó nêu được cách nmhân nhẩm với 10.
b. VD2
- Yêu cầu HS tự tìm kết quả của phép nhân 53,286 100 sau đó tự rút ra nhận xét.
- Gợi ý để HS có thể tự rút ra được quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 100 ...
- Yêu cầu một vài HS nhắc lại quy tắc vừa nêu trên.
Chú ý nhấn mạnh thao tác : chuyển dấu phẩy sang bên phải.
Hđ3: Thực hành
Bài 1: - Gọi một học sinh nhắc lại quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 1000 ...
 Yêu cầu HS so sánh kết quả của các tích với thừa số thứ nhất để thấy rõ ý nghĩa của quy tắc nhân nhẩm.
- GV yêu cầu tất cả HS tự làm sau đó đổi vở chữa chéo cho nhau. Gọi một HS đọc kết quả từng trường hợp, HS khác nhận xét, GV kết luận.
Bài 2: - Cũng cố kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
 - Hướng dẫn HS suy nghĩ thực hiện lần lượt các thao tác :
+ Nhắc lại quan hệ giữa dm và cm.
+ Vận dụng mối quan hệ giữa các đơn vị đó để làm bài.
Chẵng hạn : 10,4dm = 104cm (Vì 10,4 10 = 104).
 - HS có thể giải bằng cách dựa vào bảng đơn vị đo độ dài, rồi dich chuyển dấu phẩy.
Bài 3: Củng cố kĩ năng giải toán (Dành cho HS khá)
Hướng dẫn HS :
+ Tính xem 10l dầu hoả cân nặng bao nhiêu ki - lô - gam.
+ Biết can rỗng nặng 1,3kg ; từ đó suy ra cả can đầy dầu hoả cân nặng bao nhiêu ki – lô - gam.
Hđ4: Hoạt động nối tiếp 
 Về ôn lại các kiến thức đã học.
Chính tả
Tuần 12
I/ Mục đích yêu cầu
- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm được BT2a và BT3a.
II/ Đồ dùng dạy học
 Vở bài tập; bảng nhóm.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hđ1: Củng cố kiến thức 
 HS viết các từ ngữ theo YC bài tập 3b tiết CT tuần trước.
Hđ2: Giới thiệu bài
 GV nêu MĐ, YC của tiết học.
Hđ3: Hướng dẫn chính tả nghe - viết
- Một HS đọc đoạn văn trong bài Mùa thảo quả cần viết chính tả. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS nói nội dung đoạn văn: Tả quá trình thảo quả nảy hoa, kết trái và chín đỏ làm cho rừng ngập hương thơm và có vẻ đẹp đặc biệt.
- HS đọc thầm lại đoạn văn, chú ý những từ ngữ các em dễ viết sai. (VD: nảy, lặng lẽ, mưa rây, rực lên, chứa lửa, chứa nắng,...)
- GV đọc cho HS viết chính tả; chấm chữa một số bài; nêu nhận xét chung.
Hđ4: Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả
Bài 2: HS đọc yêu cầu của BT.
 - GV chọn BT 2a cho HS làm.
 - HS thi viết các từ có cặp tiếng ghi trên bảng. Các nhóm viết kết quả vào bảng nhóm rồi trình bày trước lớp.
 - Cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng. 
Bài 3: 
 - HS đọc yêu cầu của BT.
 - GV chọn BT 3a cho HS làm.
 - GV hướng dẫn cho HS nhận xét, nêu kết quả và làm bài vào VBT.
 - Lời giải:
 + Các từ ở dòng thứ nhất đều chỉ tên các con vật. Khi thay âm đầu s bằng âm đầu x, trong số các tiếng đó thì có các tiếng sau có nghĩa: xóc (đòn xóc, xóc xóc đồng xu,...); xói (xói mòn, xói lở,...); xẻ (xẻ núi, xẻ gỗ,...); xáo (xáo trộn,...); xít (ngồi xít vào nhau,...); xam (ăn xam,...); xán (xán lại gần)
 + Các từ ở dòng thứ hai đều chỉ tên các loài cây. Khi thay âm đầu s bằng âm đầu x, trong số các tiếng đó thì có các tiếng sau có nghĩa: xả (xả thân); xi (xi đánh giầy); xung (nổi xung, xung trận, xung kích,...); xen (xen kẽ,...); xâm (xâm hai, xâm phạm,...); xắn (xắn tay,...); xấu (xấu xí,...)
Hđ5: Hoạt động nối tiếp 
 - GV nhận xét tiết học. 
 - Dặn HS ghi nhớ các từ ngữ đã luyện viết ở lớp để không viết sai chính tả.
 Thứ ba ngày 13 tháng 11 năm 2012
 Toán
Luyện tập
I/ Mục tiêu
- Nhân nhẩm một số thập phân với 10,100,1000,
- Nhân một số thập phân. với một số tròn chục, tròn trăm.
- Giải bài toán có 3 bước tính. Bài 1a; 2 (a,b); 3. HS khá làm cả các bài còn lại
II/ Đồ dùng dạy học
 Vở BT, sách SGK 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hđ1: Giới thiệu bài: 
 GV nêu MT của tiết học.
Hđ2: Thực hiện phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên và nhân nhẩm với 10; 100; 1000... 
Bài 1: a) - Nhằm vận dụng trực tiếp quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 1000...
 - GV yêu cầu tất cả HS tự làm sau đó HS đổi vở kiểm tra, chữa chéo cho nhau. Có thể gọi một HS đọc kết quả từng trường hợp, HS khác nhận xét, GV kết luận.
 - Yêu cầu HS so sánh kết quả của các tích số với thừa số thứ nhất để thấy rõ ý nghĩa của quy tắc nhân nhẩm.
Bài 2 : Nhân 1 số thập phân với số tròn chục
Yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính kết quả của các phép tinh nhân nêu trong bài. Tình bày bài làm vào vở.
GV cùng HS xác nhận kết quả đúng.
Gợi ý để học sinh tự nêu nhận xét chung về cách nhân một số thập phân với một số tròn chục.
Hđ3: Giải toán có liên quan đến phép nhân một số TP với một số tự nhiên
Bài 3 - Hướng dẫn HS:
+ Tính số ki - lô - met xe đạp đi được trong 3 giờ đầu.
+ Tính số ki - lô - met xe đạp đi được trong 4 giờ sau đó.
+ Suy ra xe đạp đã đi được tất cả bao nhiêu kilômet.
HS làm bài , gọi HS lên bảng làm
 Hđ4: Ôn cách tìm giá trị số của x
Bài 4: (Dành cho hS khá) 
 GV hướng dẫn học sinh lần lượt thử các trường hợp bắt đầu từ x = 0, khi kết quả phép nhân lớn hơn 7 thì dừng lại.
 Kết quả là: x = 0; x = 1; x = 2.
1b) – Hướng dẫn HS nhận xét : từ số 8,05 ta dịch chuyểndấu phẩy sang phải một chữ số thì được số 80,5.
 Kết luận : Số 8,05 phải nhân với 10 để được 80,5.
 Cụ thể : 8,05 10 = 80,5.
Hđ5: Hoạt động nối tiếp 
Về ôn lại các kiến thức đã học. 
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường
I/ Mục đích yêu cầu
- Hiểu được một số từ ngữ về môi trường theo y/c của BT1. 
- Biết ghép tiếng “bảo” (gốc Hán) với những tiếng tích hợp để tạo thành từ phức (BT2). Biết tìm từ đồng nghĩa với từ đã cho theo y/c BT3. HS K, giỏi nêu được nghĩa của những từ ghép ở BT2
II/ Đồ dùng dạy học
Vở bài tập; bảng nhóm.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hđ1: Củng cố kiến thức 
 HS nhắc lại kiến thức về quan hệ từ và làm BT3, tiết LTVC trước.
Hđ2: Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
Hđ3: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: - HS đọc yêu cầu của BT. Từng cặp trao đổi, thực hiện các yêu cầu BT.
 - Học sinh làm bài vào VBT rồi trình bày kết quả trước lớp.
+ ý a: Phân biệt nghĩa các cụm từ:
Khu dân cư: Khu vực dành cho nhân dân ăn ở, sinh hoạt.
Khu sản xuất: Khu vực làm việc của nhà máy, xí nghiệp,...
Khu bảo tồn thiên nhiên: Khu vực trong đó các loài cây, con vật và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ, gìn giữ lâu dài.
+ý b: Nối đúng:
Sinh vật: Tên gọi chung các vật sống, bao gồm động vật, thực vật,vi sinh vật,...
Sinh thái: Quan hệ giữa sinh vật (kể cả người) với môi trường xung quanh,...
Hình thái: Hình thức biểu hiện ra bên ngoài của sự vật, có thể quan sát được.
Bài 2: HS đọc yêu cầu của BT.
 - GV phát bảng nhóm cho HS làm bài. Sau đó nêu nghĩa của các từ vừa tìm được.
 - Đại diện các nhóm trình bày. 
 - GV chốt lại lời giải đúng:
Bảo đảm: (đảm bảo): làm cho chắc chắn thực hiện được giữ gìn được; Bảo hiểm: giữ gìn để phòng tai nạn, trả khoản tiền thoả thuận khi có tai nạn sảy đến với người đóng bảo hiểm; Bảo quản: giữ gìn cho khỏi hư hỏng hoặc hao hụt; Bảo tàng: cất giữ những tài liệu, hiện vật có ý nghĩa lịch sử; Bảo toàn: giữ cho nguyên vẹn, không để suy suyển mất mát; Bảo tồn: giữ lại, không để cho mất đi; Bảo trợ: đỡ đầu và giúp đỡ; Bảo vệ: chống lại mọi sự sâm phạm để giữ cho nguyên vẹn.
 - Những từ nào không nêu được nghĩa GV cho HS đặt câu.
Bài 3: GV nêu YC của bài tập.
 - HS tìm từ đồng nghĩa với từ bảo vệ, sao cho từ bảo vệ được thay bằng từ khác nhưng nghĩa của các câu không thay đổi.
 - HS phát biểu ý kiến.
 - GV phân tích ý kiến đúng: chọn từ giữ gìn (gìn giữ) thay thế cho từ bảo vệ.
Hđ4: Hoạt động nối tiếp 
 - GV nhận xét tiết học. - Nhắc HS ghi nhớ các từ ngữ đã học trong bài.
Khoa học
Sắt, gang, thép
I/ Mục tiêu
- Nhận biết một số tính chất của sắt, gang, thép.
- Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của sắt, gang, thép.
- Quan sá ... i tiết nổi bật về ngoại hình, tính tình, hoạt động của người đó.
- Một vài HS nói đối tượng em chọn tả là người nào trong gia đình.
- HS lập dàn ý vào vở nháp để có thể sửa chữa, bổ sung trước khi viết vào vở.
- HS nối tiếp nhau trình bày. Cả lớp và GV nhận xét (chú ý về cấu tạo 3 phần).
Hđ6: Hoạt động nối tiếp 
- HS nhắc lại nội dung ghi nhớ trong SGK.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
 Luyện từ và câu
Luyện tập về quan hệ từ
I/ Mục đích yêu cầu
-Tìm được quan hệ từ và biết chúng biểu thị quan hệ gì trong câu (BT1,2).
-Tìm được quan hệ từ thích hợp theo y/c của BT3; biết đặt câu với quan hệ từ đã cho (BT4).
- HS K, giỏi đặt được 3 câu với 3 quan hệ từ nêu ở BT4.
II/ Đồ dùng dạy học
 Bảng phụ viết đoạn văn ở BT 1, vở bài tập, bảng nhóm.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hđ1: Củng cố kiến thức 
 HS làm lại BT2 tiết trước; 1 HS nhắc lại ghi nhớ của bài quan hệ từ.
Hđ2: Giới thiệu bài: 
 GV nêu MĐ, YC của tiết học.
Hđ3: Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1: HS đọc ND của BT, tìm quan hệ từ trong đoạn trtích, suy nghĩ xem mỗi QHT nối với những từ nào trong câu.
- HS phát biểu ý kiến. GV đưa bảng phụ ra để HS chữa bài (gạch 2 gạch dưới QHT tìm được, gạch 1 gạch dưới những từ ngữ được nối với nhau bởi QHT đó).
- Lời giải: 
 A Cháng đeo cày. Cái cày của người Hmông to nặng, bắp cày bằng gỗ tốt màu đen, vòng như hình cái cung, ôm lấy bộ ngực nở. Trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.
Bài 2: HS đọc yêu cầu của BT.
- HS trao đổi cùng bạn bên cạnh, trả lời miệng lần lượt từng câu hỏi.
- HS phát biểu ý kiến. Cả lớp va GV chốt lai lời giải đúng:
+ Nhưng biểu thị quan hệ tương phản.
+ Mà biểu thi quan hệ tương phản.
+ Nếu... thì... biểu thi quan hệ điều kiện, giả thiết - kết quả.
Bài 3: HS đọc yêu cầu của BT.
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của BT. 
- HS điền QHT thích hợp vào VBT.
- HS phát biểu ý kiến chữa bài.
- Cả lớp và GV chữa bài chốt lời giải đúng:
 Câu a - và; Câu b - và, ở, của; Câu c - thì, thì; Câu d - và, nhưng.
Bài 4: HS đọc yêu cầu của BT.
- HS thi đặt câu với QHT (mà, thì, bằng) theo nhóm viết câu văn vào bảng nhóm.
- Đại diện từng nhóm treo bài của nhóm mình đọc to kết quả.
- Các nhóm khác và GV nhận xét bổ sung.
Hđ4: Hoạt động nối tiếp 
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS về nhà xem lại BT 3, 4.
Thứ sáu ngày 16 tháng 11 năm 2012
Toán
Luyện tập
I/ Mục tiêu
- Nhân một số thập phân với một số thập phân.
- Sử dụng tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong thực hành tính.
Làm bài tập 1; 2. HS khá làm cả các bài còn lại.
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hđ1: Giới thiệu bài: 
GV nêu mục tiêu của tiết học
Hđ2: Thông qua việc thực hiện phép nhân các số thập phân rút ra được tính chất kết hợp của phép nhân.
Bài 1: a. Yêu cầu HS tự tìm kết quả của các phép nhân nêu trong bảng, GV cùng HS xác nhận kết quả đúng.
- HS nêu nhận xét chung, từ đó rút ra tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân (như SGK).
 (a b) c = a (b c)
- Yêu cầu một vài HS phát biểu lại tính chất kết hợp của phép nhân.
Hđ3: Bước đầu vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân.
Bài 1: b. - Yêu cầu HS phải biết áp dụng tính chất kết hợp để tính theo một quy trình gồm các thao tác như sau: 
+ Thực hiện phép nhân hai thừa số cuối.
+ Nhân thừa số thứ nhất với tích vừa tìm được, sau đó viết kết quả.
- Khuyến khích HS giải thích tại sao lại nói: cách tính như vậy được gọi là các tính nhanh.
- Ngoài ra khuyến khích HS chú ý các kết quả sau:
4 25 = 100; 	5 0,2 = 1; 	8 1,25 = 10; 	25 0,04 = 1
Hđ4: Thực hành
Bài 2: - Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính trên các số thập phân.
a. HS phải thực hiện theo thứ tự phép tính : tính trong ngoặc trước sau đó thực hiện phép nhân.
b. HS phải thực hiện phép nhân trước, sau đó thực hiện phép trừ.
- GV yêu cầu tất cả HS tự làm, sau đó HS đổi vở để kiểm tra, chữa chéo cho nhau. Có thể gọi một HS đọc kết quả từng trường hợp, HS khác nhận xét, GV kết luận.
Bài 3: (Dành cho HS khá)
- Củng cố kĩ năng giải toán liên quan đến các phép tính trên các số thập phân.
Gọi 1 HS đọc bài toán.
- Cho HS làm bài vào vở rồi chữa bài.
Hđ5: Hoạt động nối tiếp 
 Về ôn lại các kiến thức đã học. 
Tập làm văn
Luyện tập tả người
(Quan sát và chọn lọc chi tiết)
I/ Mục đích yêu cầu
 Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu, và đặc sắc về ngoại hình, hoạt động của nhân vật qua 2 bài văn mẫu trong SGK (Bà tôi, Người thợ rèn).
II/ Đồ dùng dạy học
 Vở bài tập TV
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hđ1: Củng cố kiến thức 
 GV kiểm tra dàn ý của HS và nội dung cần ghi nhớ.
Hđ2: Giới thiệu bài: 
 GV nêu MĐ, YC của tiết học.
Hđ3: Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1: - HS đọc bài bà tôi, trao đổi cùng bạn bên cạnh, gạch chân đặc điểm ngoại hình của người bà trong đoạn văn (mái tóc, đôi mắt, khuôn mặt,...) ở VBT.
- HS trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
+ Mái tóc: đen, dày kì lạ, phủ kín hai vai, xoã xuống ngực, xuống đầu gối; mớ tóc dày khiến bà đưa chiếc lược thư một cách khó khăn. 
+ Đôi mắt: hai con ngươi đen sẩm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả; ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui.
+ Khuôn mặt: Đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn nhưng khuôn mặt hình như vẫn tươi trẻ.
+ Giọng nói: Trậm bổng, ngân nga như tiếng chuông đồng; khắc sâu vào trí nhớ của cậu bé: dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống như những đoá hoa.
Bài 2: - HS đọc yêu cầu của BT. tiến hành như BT1.
 - Lời giải: Những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc:
+ Bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy một con cá sống.
+ Quay những nhát búa hăm hở (khiến con cá lửa vùng vẩy, quằn quại, giãy đành đạch, vảy bắn tung toé thành những tia lửa sáng rực, nghiến răng ken két cưỡng lại, không chịu khuất phục).
+ Quặp thỏi thép trong đôi kìm sắt dài, dúi đầu nó vào giữa đống than hồng.
+ Lôi con cá lửa ra, quật nó lên hòn đe, vừa hằm hằm quai búa choang choang vừa nói rõ to: "Này... Này... Này..." (khiến con cá lửa... như trời giáng).
+ Trở tay ném thỏi sắt đánh xèo một tiếng vào chậu nước đục ngầu (làm chậu nước bùng sôi lên sùng sục; con cá sắt chìm nghỉm, biến thành 1 chiếc lưỡi rựa vạm vỡ, duyên dáng).
+ Liếc nhìn lưỡi rựa như một kẻ chiến thắng, lại bắt đầu một cuộc chinh phục mới.
Hđ4: Hoạt động nối tiếp 
- GV mời 1 HS nêu tác dụng của việc quan sát và chọ lọc chi tiết miêu tả: (làm cho đối tượng này không giống đối tượng khác; bài văn sẽ hấp dẫn, không lan man dài dòng).
- Dặn HS chuẩn bị bài cho tuần sau Luyện tập tả người (Tả ngoại hình).
Lịch sử
Vượt qua tình thế hiểm nghèo
I/ Mục tiêu
- Biết sau cách mạng tháng 8 nước ta đứng trước những khó khăn to lớn: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.
- Các biện pháp nhân dân ta đã thực hiện để chống lại giặc đói, giặc dốt: quyên góp gạo cho người nghèo, tăng gia sản xuất, phong trào xoá nạn mù chữ
II/ Đồ dùng dạy học
- Hình trong SGK; Vở bài tập
- Các tư liệu về phong trào “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt”.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hđ1: Giới thiệu bài: GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
+ Sau Cách mạng tháng Tám 1945, nhân dân ta gặp những khó khăn gì?
+ ý nghĩa của việc vượt qua tình thế “nghìn cân treo sợi tóc”.
Hđ2: Những khó khăn của nước ta ngay sau Cách mạng tháng Tám
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu và giao nhiệm vụ học tập cho các nhóm:
N1:Tại sao Bác Hồ gọi đói và dốt là “giặc”; Nếu không chống được hai thứ giặc này thì điều gì sẽ sảy ra?
N2:+ Để thoát khỏi tình thế hiểm nghèo, Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân ra làm những gì?
+ Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân ta chống “giặc đói” như thế nào?
+ Tinh thần chống “giặc dốt” của nhân dân ra được thể hiện ra sao?
+ Để có thời gian chuẩn bị kháng chiến lâu dài, Chính phủ đã đề ra biện pháp gì để chống giặc ngoại xâm và nội phản?
N3:+ ý nghĩa của việc nhân dân ra vượt qua tình thế “nghìn cân treo sợi tóc".
Hđ3: + GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét ảnh tư liệu:
+ GV sử dụng ảnh tư liệu (cảnh chết đói đầu năm 1945) để HS để HS nêu nhận xét về tội ác của chế độ thực dân trước cách mạng, từ đó liên hệ với việc Chính phủ (do bác Hồ lãnh đạo) đã chăm lo đến đời sống của nhân dân.
+ Dùng ảnh tư liệu về phong trào bình dân học vụ để nhận xét tinh thần diệt giặc dốt“ của nhân dân ta, từ đó thấy rằng chế độ mới quan tâm đến việc học của nhân dân.
Hđ4: Hoạt động nối tiếp 
- Những khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám.
- ý nghĩa của việc vượt qua tình thế “nghìn cân treo sợi tóc”
Địa lí
Công nghiệp
I/ Mục tiêu
- Biết nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.Khai thác khoá sản, luyện kim, cơ khí, Làm gốm, chạm khắc gỗ, làm hàng cói,
- Nêu tên một số sản phẩm của các ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
- Sử dụng bảng thông tin để bước đầu nhận xét về cơ cấu của công nghiệp. 
- Học sinh khá, giỏi: Nêu đặc điểm của nghề thủ công truyền thống của nước ta: nhiều nghề, nhiều thợ khéo tay, nguồn nguyên liệu sẵn có. Nêu những ngành công nghiệp và nghề thủ công ở điạ phương (nếu có). Xác định trên bản đồ những địa phương có hàng thủ công nổi tiếng
II/ Đồ dùng dạy học
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Tranh ảnh về một số ngành cụng nghiệp, thủ cụng nghiệp và sản phẩm của chỳng.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hđ1: Củng cố kiến thức 
Nước ta có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển ngành thủy sản?
-Ngành lâm nghiệp nước ta có điều kiện thuận lợi nào để phát triển?
Hđ2 : Các ngành công nghiệp 
làm việc theo cặp hoặc nhóm nhỏ
Bước 1 : HS làm cỏc BT ở mục 1 – SGK.
Bước 2 : HS trỡnh bày kết quả..
- Có thể tổ chức cho HS đố vui hoặc đối đáp về sản phẩm của các ngành công nghiệp.
- GV kết luận như SGV.
- Ngành cụng nghiệp cú vai trũ như thế nào đối với đời sống và sản xuất?
Hđ3 : Nghề thủ công 
 Làm việc cả lớp
- HS trả lời câu hỏi ở mục 2 – SGK.
- KL: nước ta có rất nhiều nghề thủ công
Hđ4: Hoạt động nối tiếp
- Em biết gì về ngành thủ công nghiệp ở Thanh Hoá ?
- Em biết gì về ngành công nghiệp ở nước?
NHẬN XÉT CỦA BAN GIÁM HIỆU 
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 12 - SANG.doc