Giáo án Tổng hợp khối 5 - Tuần 16

Giáo án Tổng hợp khối 5 - Tuần 16

I. Mục tiêu:

 - HS hiểu được hình dáng, đặc điểm của mẫu.

 - Biết cách vẽ mẫu có hai vật mẫu

 - HS tập vẽ hình hai vật mẫu bằng bút chì đen hoặc màu. ( Ví dụ: Quả dừa và cái xô đựng nước)

 - HS quan tâm, yêu quý mọi vật xung quanh.

II.Chuẩn bị

 GV - Mẫu vẽ : Quả dừa, xô đựng nước ( Cái chai, cái chén, lọ hoa và quả.)

 - Tranh tĩnh vật ở bộ đồ dùng.

 - Hình hướng dẫn cách vẽ

 HS – SGK, Vở tập vẽ 5, chì, màu

 

doc 4 trang Người đăng huong21 Lượt xem 668Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp khối 5 - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Ngày soạn :Ngày 4 tháng 12 năm 2011 
Ngày giảng: Thứ 4 ngày 7 tháng 12 năm 2011
 5C- Tiết 3
 Thứ 5 ngày 8 tháng 12 năm 2011
 5A-Tiết 1 5B- Tiết 2
Bài 16 :Vẽ theo mẫu
Mẫu vẽ có hai vật mẫu 
I. Mục tiêu: 
	- HS hiểu được hình dáng, đặc điểm của mẫu.
 - Biết cách vẽ mẫu có hai vật mẫu
	- HS tập vẽ hình hai vật mẫu bằng bút chì đen hoặc màu. ( Ví dụ: Quả dừa và cái xô đựng nước)
	- HS quan tâm, yêu quý mọi vật xung quanh.
II.Chuẩn bị
 GV - Mẫu vẽ : Quả dừa, xô đựng nước ( Cái chai, cái chén, lọ hoa và quả.)
 - Tranh tĩnh vật ở bộ đồ dùng.
 - Hình hướng dẫn cách vẽ
 HS – SGK, Vở tập vẽ 5, chì, màu
III. Các hoạt động dạy học-chủ yếu:
1. Tổ chức lớp (1’)
2. Kiểm tra:(2’) 
 - Đồ dùng học tập
 - Nêu cách vẽ tranh theo đề tài ?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: (1,) GV giới thiệu trực tiếp.
1. Quan sát, nhận xét ( 5’)
 - GV bày mẫu.
 - Vật mẫu có dạng hình gì ?
 - Từ chỗ em ngồi, em thấy vị trí của 2 vật mẫu như thế nào ?
 - Tỉ lệ về chiều ngang và chiều cao của hai vật?
 - Màu sắc của từng vật mẫu như thế nào?
 - Vật mẫu nào có độ đậm hơn ?
*Gv nhận xét, bổ sung: Khi quan sát mẫu vẽ ở các vị trí khác nhau thì tỷ lệ, hình dáng của các vật mẫu sẽ khác nhau.
Xác định đúng tỷ lệ khung hình chung và khung hình riêng của mẫu vật thì bài vẽ sẽ cân đối và có bố cục đẹp mắt.
2. Cách vẽ ( 6’)
Nêu cách vẽ theo mẫu có hai vật mẫu ?
*GV vẽ trực tiếp lên bảng cho hs quan sát qua các bước.
- Giới thiệu thêm một số bài của hs năm trước
3. Thực hành ( 17’)
 - GV quan sát lớp, nhắc nhở HS vẽ:
+ Sắp xếp bố cục cân đối, tránh vẽ quá to, quá nhỏ, lệch bố cục.
+ GV đến từng bàn quan sát sửa bài khi cần thiết.
- HS quan sát .
- HS trả lời.
- Lắng nghe
HS nêu.
+Bước 1: Vẽ khung hình chung và khung hình riêng của từng vật mẫu.
+Bước 2: Tìm tỉ lệ các bộ phận của từng vật mẫu qua các đường trục.
+Bước 3: Vẽ phác hình bằng nét thẳng.
+Bước 4: Vẽ nét vẽ chi tiết cho giống mẫu.
+Bước 5: Vẽ màu đậm, nhạt cho bài vẽ sinh động.( Dùng màu hoặc chì đen)
- Quan sát
- HS tập vẽ theo mẫu theo các bước GV hướng dẫn.
4. Nhận xét, đánh giá ( 3’)
 - GV cùng HS chọn 1 số bài vẽ đẹp và chưa đẹp, đính lên bảng. Gợi ý HS nhận xét xếp loại bài về: + Bố cục.
 + Hình vẽ.
 + Các sắc độ đậm nhạt.
 - GV nhận xét bổ sung và chỉ rõ bài vẽ đẹp và vẽ chưa đẹp trước khi xếp loại.
 - Nhận xét chung tiết học.
5. Dăn dò ( 1’) 
 - Su tầm tranh của hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung trên sách báo.
Tuần 17
Ngày soạn :Ngày 4 tháng 12 năm 2011 
Ngày giảng: Thứ 4 ngày 14 tháng 12 năm 2011
 5C- Tiết 3
 Thứ 5 ngày 15 tháng 12 năm 2011
 5A-Tiết 1 5B- Tiết 2
Bài 17 : Thường thức mĩ thuật
Xem tranh du kích tập bắn
I. Mục tiêu:
- HS hiểu vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung.
- HS tập mô tả, nhận xét khi xem tranh.
- HS có cảm nhận về vẻ đẹp của bức tranh Du kích tập bắn.
II.Chuẩn bị
	GV - Tranh Du kích tập bắn trong bộ đồ dùng.
 HS - Vở tập vẽ 5
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Tổ chứclớp ( 1’)
2. Kiểm tra bài cũ:(2,) 
 - Đồ dùng học tập
 - Nêu cách vẽ theo mẫu có hai vật mẫu ?
3. Bài mới: . Giới thiệu bài: (1,)
1. Giới thiệu vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung. ( 10’)
 GV yêu cầu HS đọc mục 1-SGK và đặt câu hỏi:
 - Nêu một vài nét về tiểu sử của hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung ?
- Kể tên một số tác phẩm nổi tiếng của hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung ?
- Ông có đóng góp gì cho nền mĩ thuật hiện đại Việt Nam ?
ịGVbổ sung: - SGV- 72 
Hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung tốt nghiệp khoá V ( 1929- 1934) trường Mĩ thuật Đông Dương. Ông vừa sáng tác hội hoạ vừa đam mê tìm hiểu lịch sử mĩ thuật dân tộc.
- Ông tham gia hoạt động cách mạng rất sớm, là một trong những hoạ sĩ đầu tiên vẽ chân dung Bác Hồ tại Bắc Bộ Phủ (1946)
- Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, hoạ sĩ đã cùng đoàn quân Nam tiến vào Nam Trung Bộ, kịp thời sáng tác, góp công sức vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc. Bức tranh Du kích tập bắn ra dời trong hoàn cảnh đó.
2. Xem tranh Du kích tập bắn ( 17’)
 Gv treo tranh.Yêu cầu HS thảo luận và trình bày theo nhóm các câu hỏi sau:
 - Hình ảnh chính của bức tranh là gì ? 
 - Tư  thế của các nhân vật ra sao ?
( Diễn tả buổi tập bắn của tổ du kích. Năm nhân vật được sắp xếp ở trung tâm với những tư thế khác nhau rất sinh động: Người bò, người trườn, người ngồi như chuẩn bị ném lựu đạn, người đứng ngắm dưới giao thông hào)
 - Hình ảnh phụ của bức tranh là những hình ảnh nào ?
( Phía xa là nhà, cây, núi, bầu trời tạo cho bố cục chặt chẽ, sinh động)
 - Có những màu chính nào trong tranh ?
(Màu vàng của nền đất, màu xanh thẫm của nền trời, màu trắng bạc của mây diễn tả cái nắn chói chang rực rỡ trên bãi tập và thời tiết nóng nực của miền Nam Trung Bộ; Màu sắc có đậm, nhạt rõ ràng)
 - Tranh vẽ bằng chất liệu gì ?
 - Em có thích bức tranh này không ? Vì sao ?
ịGVKL: Đây là một tác phẩm tiêu biểu về đề tài chiến tranh cách mạng. (SGV- 73)
 - Yêu cầu HS xem một số tranh khác của hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung: Bộ đội Nam tiến .
- HS đọc mục 1 sgk.
- HS trả lời.
- Hs thành lập nhóm, bầu nhóm trưởng, thư kí.
- HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm các câu hỏi.
- Đại diện các nhóm trả lời.
- Các nhóm khác bổ sung.
-HS nêu cảm nhận riêng.
- Xem tranh
3. Nhận xét, đánh giá ( 2’)
 - Nhận xét chung tiết học.
4. Dăn dò: ( 1’) 
 - Sưu tầm bài trang trí hình chữ nhật 
 - Quan sát các đồ vật dạng hình chữ nhật có trang trí : cái khăn, thảm... 

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 5 tuan 16.doc