I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn.
- Hiểu ý nghĩa : Tình bạn đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta ; đức hi sinh cao thượng của
Ma-ri-ô. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
*GDKNS:
-Giaó dục học sinh tự nhận thức về mình,về những phẩm chất cao thượng
- Biết giao tiếp ,ứng xử phù hợp
- Kiểm soát cảm xúc
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn câu văn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
TUẦN 29 Thứ hai ngày 26 tháng 3 năm 2012 Tập đọc Tiết 57 : MỘT VỤ ĐẮM TÀU I. Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm bài văn. - Hiểu ý nghĩa : Tình bạn đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta ; đức hi sinh cao thượng của Ma-ri-ô. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). *GDKNS: -Giaó dục học sinh tự nhận thức về mình,về những phẩm chất cao thượng - Biết giao tiếp ,ứng xử phù hợp - Kiểm soát cảm xúc II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn câu văn cần luyện đọc. III. Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: Gọi học sinh đọc bài “Đất nước”. - Giáo viên nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới: ** HĐ 1 . Giới thiệu bài – ghi đề: ** HĐ 2 . Luyện đọc: - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài. - Giáo viên viết bảng từ ngữ gốc nước ngoài: Li-vơ-pun, Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta và hướng dẫn học sinh đọc đúng các từ đó. - Giáo viên chia bài thành đoạn để học sinh luyện đọc. Đoạn 1: “Từ đầu họ hàng” Đoạn 2: “Đêm xuống cho bạn” Đoạn 3: “Cơn bão hỗn loạn” Đoạn 4: “Ma-ri-ô lên xuống” Đoạn 5: Còn lại. - Giáo viên đọc diễn cảm cả bài văn, giọng kể cảm động, chuyển giọng phù hợp với diễn biến của truyện. ** HĐ 3 . Tìm hiểu bài: - Yêu cầu học sinh đọc thầm 1 đoạn và trả lời câu hỏi. · Nhân vật Ma-ri-ô vả Giu-li-ét-ta khoảng bao nhiêu tuổi? · Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyển đi của ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta? - Giáo viên chốt: Hai nhân vật Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta trong truyện được tác giả giới thiệu có hoàn cảnh và mục đích chuyến đi khác nhau nhưng họ cùng gặp nhau trên chuyến tàu về với gia đình. - Yêu cầu 1 học sinh đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi. · Giu-li-ét-ta chăm sóc như thế nào khi Ma-ri-ô bị thương? · Tai nạn xảy ra bất ngờ như thế nào? · Thái độ của hai bạn như thế nào khi thấy con tàu đang chìm? · Em gạch dưới từ ngữ trong bài thể hiện phản ứng của hai bạn nhỏ khi nghe nói xuồng cứu nạn còn chỗ cho một đứa bé? - Giáo viên bổ sung thêm: Trên chuyến tàu một tai nạn bất ngờ ập đến làm mọi người trên tàu cũng như hai bạn nhỏ khiếp sợ. - Yêu cầu 1 học sinh đọc đoạn 3. · Ma-ri-ô phản ứng như thế nào khi xuồng cứu nạn muốn nhận cậu vì cậu nhỏ hơn? · Quyết định của Ma-ri-ô đã nói lên điều gì về cậu bé? · Thái độ của Giu-li-ét-ta lúc đó thế nào? - Giáo viên chốt: Quyết định của Ma-ri-ô thật làm cho chúng ta cảm động Ma-ri-ô đã nhường sự sống cho bạn. Chỉ một người cao thượng, nghĩa hiệp, biết xả thân vì người khác mới hành động như thế. *KNS: Học tập đức tính cao thượng của Ma-ri-ô và cách sống giàu tinhfg cảm,biết quan tâm đến người khác như Giu-li-ét-ta. - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lướt toàn bài trả lởi câu hỏi. - Nêu cảm nghĩ của em về hai nhân vật chính trong chuyện? - Giáo viên chốt bổ sung - Giáo viên liên hệ giáo dục cho học sinhbiết ứng xử như Giu-li-ét-ta :Khi gặp bạn bè không may xảy ra tai nạn,bị ngã ,bị thương chúng ta cần gquan tâm ,giúp đỡ ,hỏi han xem bạn cần gì,giúp gì,băng vết thương cho bạn ,đỡ bạn dậy ,dìu bạn vào lớp... ** HĐ 4 . Luyện đọc diễn cảm: - Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm toàn bài, hướng dẫn học sinh tìm giọng đọc, nhấn giọng, ngắt giọng. - Ví dụ: Chiếc buồm nơi xa xa// Giu-li-ét-ta bàng hoàng nhìn Ma-ri-ô đang đứng lên mạn tàu, / đầu ngửng cao, / tóc bay trước gió. // Cô bật khóc nức nở, giơ tay về phía cậu. // - “Vĩnh biệt Ma-ri-ô”// - Cho học sinh thi đua đọc diễn cảm. 3. Củng cố - Dặn dò: - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để tìm nội dung chính của bài. - Giáo viên chốt lại ghi bảng. - Chuẩn bị: “Con gái” - Nhận xét tiết học ______________________________________________ Chính tả (Nhớ – viết): Tiết 29: ĐẤT NƯỚC. I. Mục tiêu: - Nhớ - viết đúng chính tả 3 khổ thơ cuối của bài Đất nước. - Tìm được những cụm từ chỉ huân chương, danh hiệu và giải thưởng trong BT2, BT3 và nắm được cách viết hoa những cụm từ đó. - Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở. II. CHuẩn bị: - Bảng phụ, SGK, phấn màu. III. Các hoạt động dạy học 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Nhận xét nội dung kiểm tra giữa HKII. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nhớ – viết. Giáo viên nêu yêu câu của bài. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc 3 khổ thơ cuôí của bài viết chính tả. Giáo viên nhắc học sinh chú ý về cách trình bày bài thơ thể tự do, về những từ dễ viết sai: rừng tre, thơm mát, bát ngát, phù sa, khuất, rì rầm, tiếng đất. Giáo viên chấm, nhận xét. Hoạt động 2: H. dẫn học sinh làm bài tập. Bài 2: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề. Giáo viên nhận xét, chốt. Bài 3: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề. Giáo viên phát giấy khổ to cho các nhóm thi đua làm bài nhanh. Giáo viên gợi ý cho học sinh phân tích các bộ phận tạo thành tên. Sau đó viết lại tên các danh hiệu cho đúng. Giáo viên nhận xét, chốt. 4. Củng cố. Giáo viên ghi sẵn tên các danh hiệu. Giáo viên nhận xét. 5. Dặn dò: Xem lại các quy tắc viết hoa đã học. - Nhận xét tiết học. ________________________________________________ Toán Tiết 141: ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ (TT). I. Mục tiêu: - Biết xác định phân số ; biết so sánh, sắp xếp các phân số theo thứ tự. - BT cần làm : 1, 2, 4, 5a. HS khá, giỏi làm thêm các bài còn lại. - Yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: - GV : Bảng phụ,... - HS : SGK III. Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - gọi 2 học sinh lên làm bài . - Giáo viên chốt – cho điểm. 2. Bài mới: ** HĐ 1 . Giới thiệu bài – ghi đề: ** HĐ 2 . Tìm hiểu bài: Bài 1: - Học sinh đọc yêu cầu. - Thực hiện bài 1. - Giáo viên chốt kết quả: D. Bài 2: - Học sinh đọc yêu cầu. - Thực hiện bài 2. - Giáo viên chốt kết quả: B. Đỏ. Bài 4: - Giáo viên chấm và chữa bài: a) b) ; c) Bài 5a: Cho HS làm 3. Củng cố - Dặn dò: - Chuẩn bị: Ôn tập phân số. ______________________________________________ Thứ ba ngày 27 tháng 3 năm 2012 Luyện từ và câu Tiết 57 : ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (DẤU CHẤM, CHẤM HỎI, CHẤM THAN) I. Mục tiêu: - Tìm được các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than trong mẩu chuyện (BT1) ; đặt đúng các dấu chấm và viết hoa những từ đầu câu, sau dấu chấm (BT2) ; sửa được dấu câu cho đúng (BT3). II.Chuẩn bị: - GV : Bảng phụ ghi nội dung bt 2 , giấy khổ to ghi nội dung câu chuyện . III. Các hoạt động dạy học 1. Bài cũ: - Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm về kết quả bài kiểm tra định kì giữa học kì 2 (phần Luyện từ và câu). 2. Bài mới: ** HĐ 1 . Giới thiệu bài – ghi đề: ** HĐ 2 . Tìm hiểu bài: Bài 1: - Gợi ý 2 yêu cầu: (1) Tìm 3 loại dấu câu có trong mẩu chuyện, (2) Nêu công dụng của từng loại dấu câu. - Dán giấy khổ to đã phô tô nội dung mẩu chuyện. - Mời 1 học sinh lên bảng làm bài. Bài 2: ( Bảng phụ) - Gợi ý đọc lướt bài văn. - Phát hiện câu, điền dấu chấm. Bài 3: ( giấy khổ to ghi nội dung câu chuyện) - Gợi ý: Chú ý xem đó là câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến hay câu cảm. - Sử dụng dấu tương ứng. - Dán 3 tờ phiếu đã viết sẵn nội dung mẩu chuyện lên bảng. 3. Củng cố - Dặn dò. - Chuẩn bị: “Ôn tập về dấu câu ”. - Nhận xét tiết học _________________________________________________ Kể chuyện Tiết 29: LỚP TRƯỞNG LỚP TÔI. I. Mục tiêu: - Kể được từng đoạn câu chuyện và bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện theo lời một nhân vật. - Hiểu và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Học sinh khá, giỏi kể được toàn bộ câu chuyện theo lời của một nhân vật (BT2). *GDKNS: -Xác định giá trị: Hs biết thừa nhận những phẩm chất tốt đẹp của người khác,biết tôn trọng người khác. -Giáo dục học sinh kĩ năng tự nhận thức:nhận biết được điểm mạnh,điểm yếu của bản thân,biết cư xử đúng mực. -Tư duy sáng tạo:suy nghĩ,rút ra được bài học cho bản thân từ câu chuyện. II. Chuẩn bị: - GV : SGK + Tranh minh hoạ truyện trong SGK (phóng to ). - HS : SGK III. Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài – ghi đề: b. Tìm hiểu bài: Hoạt động 1: Giáo viên kể chuyện (2 hoặc 3 lần). - Giáo viên kể lần 1. - Giáo viên kể lần 2 vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to treo trên bảng lớp. - Sau lần kể 1. - Giáo viên mở bảng phụ giới thiệu tên các nhân vật trong câu chuyện (3 học sinh nam: nhân vật “tôi”, Lâm “voi”, Quốc “lém” và lớp trưởng nữ là Vân), giải nghĩa một số từ khó (hớt hải, xốc vác, củ mỉ cù mì ). Cũng có thể vừa kể lần 2 vừa kết hợp giải nghĩa từ. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh kể chuyện. a) Yêu cầu 1: (Dựa vào lời kể của thầy, cô và tranh minh hoạ, kể lại từng đoạn câu chuyện). - Giáo viên nhắc học sinh cần kể những nội dung cơ bản của từng đoạn theo tranh, kể bằng lời của mình. - Giáo viên cho điểm học sinh kể tốt nhất. b) Yêu cầu 2: (Kể lại câu chuyện theo lời của một nhân vật). - Giáo viên nêu yêu cầu của bài, nói với học sinh: Truyện có 4 nhân vật: nhân vật “tôi”, Lâm “voi”. Quốc “lém”, Vân. Kể lại câu chuyện theo lời một nhân vật là nhập vai kể chuyện theo cách nhìn, cách nghĩ của nhân vật. Nhân vật “tôi” đã nhập vai nên các em chỉ chọn nhập vai 1 trong 3 nhân vật còn lại: Quốc, Lâm hoặc Vân. - Giáo viên chỉ định mỗi nhóm 1 học sinh thi kể lại câu chuyện theo lời nhân vật. - Giáo viên tính điểm thi đua, bình chọn người kể chuyện nhập vai hay nhất. c) Yêu cầu 3: (Thảo luận về ý nghĩa của câu chuyện và bài học mỗi em tự rút ra cho mình sau khi nghe chuyện). - Giáo viên giúp học sinh có ý kiến đúng đắn. 3. Củng cố , dặn dò - Bản thân em có những ưu điểm .nhược điểm nào? -Nếu em chưa hài lòng về lớp trưởng,em sẽ làm gì? -Em sẽ làm gì để các abnj nể phục khi em là cán bộ lớp. Cho học sinh nêu ý nghĩa câu chuyện,rút ra lời khuyên từ câu chuyện - Dặn HS về nhà tập kể lại chuyện; chuẩn bị cho tiết KC ở tuần 30. - Nhận xét tiết học. __________________________________________ Toán Tiết 142 : ÔN TẬP VỀ SỐ THẬP PHÂN. I. Mục tiêu: - Biết cách đọc, viết số thập phân và so sánh các số thập phân. - BT cần làm : 1, 2, 4a, 5. II. Chuẩn bị: - Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - Giáo viên nhận xét cho điểm 2. Bài mới: ** HĐ 1 . Giới thiệu bài – ghi đề: ** HĐ 2 . Tìm hiểu bài: Bài 1: - Yêu cầu học sinh đọc đề. - Giáo viên chốt lại cách đọc số thập phân. Bài 2: Giáo viên gọi học sinh làm bài - Giáo viên chốt lại cách viết. Bài 3: Dành cho học sinh khá giỏi GV chữa bài: 74,60 ; 284,30 ; 401,25 ; 104,00. Bài 4a: - GV chấm và chữa bài: 0,3 ; 0,03 ; 4,25 ; 2,002. 0,25 ; 0,6 ; 0,85 ; 1,5. Bài 5: - Giáo viên chốt lại : 78,6 > 78,59 ; 28,300 = 28,3 9,478 0,906. 3. Củng cố - Dặn dò: - Về nhà làm lại các bài làm sai. - Chuẩn bị: Ôn số thập phân (tt). - Nhận xét tiết học ______________________________________________ Khoa học Tiết 57 : S ... im trong quả trứng. * Cách tiến hành: Bước 1: - GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau dựa vào các câu hỏi trang 118 SGK để hỏi và trả lời nhau: + So sánh, tìm sự khác nhau giữa các quả trứng ở hình 2. + Bạn nhìn thấy bộ phận nào của con gà trong các hình 2b, 2c, 2d? - GV gợi ý cho HS tự đặt ra những câu hỏi nhỏ hơn để khai thác từng hình: + Chỉ vào hình 2a: Đâu là lòng đỏ, đâu là lòng trắng của quả trứng? + So sánh quả trứng hình 2a và hình 2b, quả nào có thời gian ấp lâu hơn? Tại sao? Bước 2: - GV mời đại diện một số cặp báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình. - GV kết luận: + Trứng gà (hoặc trứng chim,) đã được thụ tinh tạo thành hợp tử. Nếu được ấp, hợp tử sẽ phát triển thành phôi (phần lòng đỏ cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi thai phát triển thành gà con (hoặc chim non,). + Trứng gà cần ấp trong khoảng 21 ngày sẽ nở thành gà con. Hoạt động 2: Thảo luận * Mục tiêu: HS nói được về sự nuôi con của chim. * Cách tiến hành: Bước 1: - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 119 SGK và thảo luận câu hỏi: Bạn có nhận xét gì về những con chim non, gà con mới nở. Chúng đã tự kiếm mồi được chưa? tại sao? Bước 2: - GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - GV kết luận: Hầu hết chim non mới nở đều yếu ớt, chưa thể tự kiếm mồi được ngay. Chim bố và chim mẹ thay nhau đi kiếm mồi về nuôi chúng cho đến khi chúng có thể tự đi kiếm ăn. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - GV dặn HS về nhà chuẩn bị trước bài “Sự sinh sản của thú ”. ___________________________________ Thứ năm ngày 29 tháng 3 năm 2012 Luyện từ và câu Tiết 58 : ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU I. Mục tiêu: - Tìm được dấu câu thích hợp để điền vào đoạn văn (BT1) ; chữa được các dấu câu dùng sai và lí giải được tại sao lại chữa như vậy (BT2) ; đặt câu và dùng dấu câu thích hợp (BT3). II. Chuẩn bị: - GV : SGK + Bảng phụ, giấy khổ to. - HS : SGK III. Các hoạt động dạy học: 2. Bài cũ: Ôn tập về dấu câu. Giáo viên nhận xét. 3. Bài mới: ** HĐ 1 : Giới thiệu bài – ghi đề: ** HĐ 2: Tìm hiểu bài: Bài 1: ( Bảng phụ) - Yêu cầu học sinh đọc đề bài. - Giáo viên hướng dẫn cách làm bài: + Là câu kể ® dấu chấm + Là câu hỏi ® dấu chấm hỏi + là câu cảm ® dấu chấm than. - Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài 2: ( giấy khổ to) - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài: - Đọc chậm câu chuyện, phát hiện lỗi sai, sửa lại , giải thích lí do. - Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng Bài 3: - Giáo viên gợi ý: để đặt câu, dùng dấu câu đúng theo yêu cầu của bài tập, cần đọc kĩ từng nội dung , xác định kiểu câu, dấu câu. - GV y/c học sinh làm vào vở . - Giáo viên chấm chữa một số bài và chốt lời giải đúng. 3. Củng cố,Dặn dò. - Chuẩn bị: Mở rộng vốn từ: “Nam và Nữ”. _________________________________________ Tập làm văn Tiết 58 : TRẢ BÀI VĂN TẢ CÂY CỐI I. Mục tiêu: - Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả cây cối ; nhận biết và sửa lỗi trong bài ; viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn. II. Chuẩn bị: - GV : SGK + Bảng phụ . - HS : SGK III. Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: GV nhận xét, ghi điểm. 2.Bài mới: a. Giới thiệu bài – ghi đề: b. Tìm hiểu bài: Hoạt động 1: Nhận xét kết quả bài viết của học sinh . - Giáo viên nhận xét về kết quả làm bài của học sinh : * Ưu điểm chính về các mặt: + Xác định yêu cầu của đề bài (nội dung + thể loại). + Bố cục bài văn, diễn đạt, chữ viết, cách trình bày ® Giáo viên trích đọc một số đoạn văn, bài văn hay của học sinh. * Thiếu sót, hạn chế về các mặt nói trên - nêu một vài ví dụ trong bài làm của học sinh để rút kinh nghiệm chung. - Thông báo kết quả điểm số cụ thể - theo phân loại. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh chửa bài.( Bảng phụ) - Giáo viên dành thời gian thích hợp cho học sinh đọc lại bài làm của mình, tự phát hiện lỗi về các mặt đã nói ở trên. - Giáo viên hướng dẫn học sinh chữ lỗi trên bảng phụ . - Chú ý khi viết các đoạn văn tả bộ phận của cây, nên sử dụng biện pháp so sánh hoặc nhân hoá – tránh lối so sánh, nhân hoá vô căn cứ, sáo rỗng, không bắt nguồn từ sự quan sát đối tượng trong thực tế). - Giáo viên chọn 4, 5 đoạn văn viết lại đạt kết quả tốt, các đoạn văn trong đó có sử dụng biện pháp so sánh hoặc nhân hoá để đọc trước lớp, chấm điểm, khen ngợi sự cố gắng của học sinh. 3. Củng cố - Dặn dò: - Giáo viên đọc bài đạt điểm tốt. - Giáo viên nhận xét chung. - Yêu cầu học sinh về nhà hoàn chỉnh đoạn văn đã tập viết ở lớp. - Chuẩn bị: “Ôn tập về văn tả con vật”. ___________________________________________ Toán Tiết 144 : ÔN TẬP VỀ ĐO ĐỘ DÀI VÀ ĐO KHỐI LƯỢNG I. Mục tiêu: Biết : - Quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, các đơn vị đo khối lượng. - Viết các số đo độ dài, số đo khối lượng dưới dạng số thập phân. - Làm các BT : 1, 2a, 3(a,b,c mỗi câu 1 dòng). II. Chuẩn bị: - GV : Bảng đơn vị đo độ dài, thẻ từ, bảng đơn vị đo khối lượng. - HS : SGK +VBT III. Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: Ôn tập về số thập phân. - Gọi hs lên làm lại bài tập về số thập phân . - Nhận xét. 2. Bài mới: ** HĐ 1 Giới thiệu bài – ghi đề: ** HĐ 2 : Tìm hiểu bài: Bài 1: - YC HS: nêu tên các đơn vị đo: + Độ dài. + Khối lượng. - Treo bảng đơn vị đo độ dài, khối lượng. - Hai đơn vị liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần? - Yêu cầu học sinh đọc xuôi đọc ngược thứ tự bảng đơn vị đo độ dài, khối lượng. Bài 2: - Nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, khối lượng. - GV nhận xét sửa bài. Bài 3: Cho HS làm vào vở, GV chấm và chữa bài: b/ 34dm = 3m 4dm = 3,4m 786cm = 7m 86cm = 7,86m 408cm = 4m 8cm = 4,08m. 3. Củng cố,Dặn dò - Xem lại nội dung ôn tập. - Chuẩn bị: Ôn tập về đo độ dài và đo k.lượng (TT). ____________________________________ Thứ sáu ngày 30 tháng 3 năm 2012 Toán Tiết 145 : ÔN TẬP VỀ ĐỘ DÀI VÀ ĐO KHỐI LƯỢNG (TT) I. Mục tiêu: - Biết: + Viết số đo độ dài và số đo khối lượng dưới dạng số thập phân. + Biết mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài và đo khối lượng thông dụng. + Làm các BT: 1a, 2, 3. II. Chuẩn bị: Bảng phụ, bảng học nhóm. III. Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - Nhận xét, sửa sai. 2. Bài mới: ** HĐ 1 : Giới thiệu bài – ghi đề: ** HĐ 2: Tìm hiểu bài: Bài 1: GV nhận xét, sửa bài: a) 4km 382m = 4,382km ; 2km 79m = 2,079km ; 700m = 0,7km. b) 7m 4dm = 7,4m ; 5m 9cm = 5,09m ; 5m 75mm = 5,075m Bài 2: Cho HS làm theo nhóm rồi chữa bài: a) 2kg 350g = 2,35kg ; 1kg 65g = 1,065kg. b) 8tấn 760kg = 8,76tấn ; 2tấn77kg = 2,077tấn. Bài 3: Cho HS làm bài vào vở. GV chấm và chữa bài. Chẳng hạn: 3. Củng cố - Dặn dò: - Xem lại nội dung ôn tập. - Chuẩn bị: Ôn tập về đo diện tích. - Nhận xét tiết học. _____________________________________ Lịch sử Tiết 29: HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC. I. Mục tiêu: - Biết tháng 4 – 1976, Quốc hội chung cả nước được bầu và họp vào cuối tháng 6 đầu tháng 7 – 1976: + Tháng 4 – 1976 cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trong cả nước. + Cuối tháng 6, đầu tháng 7 – 1976 Quốc hội đã họp và quyết định : tên nước, Quốc huy, Quốc kì, Quốc ca, Thủ đô và đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định thành là Thành phố Hồ Chí Minh. II. Chuẩn bị: - Ảnh tư liệu cuộc bầu cử và kì họp Quốc hội khoá VI. III. Các hoạt động dạy hoc 1. Bài cũ: Ôn tập. - Nêu các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước mà em đã học? - Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta có ý nghĩa như thế nào? 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài – ghi đề: b. Tìm hiểu bài: H. động 1: Cuộc bầu cử Quốc hội khoá VI. - Giáo viên nêu rõ câu hỏi, yêu cầu học sinh đọc SGK, thảo luận theo nhóm 6 câu hỏi sau: + Hãy thuật lại cuộc bầu cử ở Sài Gòn, Hà Nội. + Hãy kể lại một cuộc bầu cử Quốc hội mà em biết? Hoạt động 2: Tìm hiểu những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên Quốc hội khoá VI. - Giáo viên nêu câu hỏi: + Hãy nêu những quyết định quan trọng trong kì họp đầu tiên của Quốc hội khoá VI ? - Giáo viên nhận xét + chốt. Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của 2 sự kiện lịch sử. + Việc bầu Quốc hội thống nhất và kì họp Quốc hội đầu tiên của Quốc hội thống nhất có ý nghĩa lịch sử như thế nào? ® Giáo viên nhận xét + chốt. Ý nghĩa lịch sử: Từ đây nước ta có bộ máy Nhà nước chung thống nhất, tạo điều kiện để cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội. 3. Củng cố. Học sinh đọc phần ghi nhớ. 4. Dặn dò: - Học bài. Chuẩn bị: “Xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình”. - Nhận xét tiết học. ________________________________________ Địa lí Tiết 29: CHÂU ĐẠI DƯƠNG VÀ CHÂU NAM CỰC. I. Mục tiêu: - Xác định được vị trí địa lí, giới hạn và một số đặc điểm nổi bật của châu Đại Dương, châu Nam Cực: + Châu Đại Dương Nằm ở bán cầu Nam gồm lục địa Ôt-xtrây-li-a và các đảo, quần đảo ở trung tâm và tây nam Thái Bình Dương. + Châu Nam Cực nằm ở vùng địa cực. + Đặc điểm của Ô-xtrây-li-a : khí hậu khô hạn, thực vật, động vật độc đáo. + Châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất thế giới. - Sử dụng quả Địa cầu để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Đại Dương, châu Nam Cực. - Nêu được một số đặc điểm về dân cư, hoạt động sản xuất của châu Đại Dương : + Châu lục có số dân ít nhất trong số các châu lục. + Nổi tiếng thế giới về xuất khẩu lông cừu, len, thịt bò và sữa ; phát triển công nghiệp năng lượng, khai khoáng, luyện kim, - HS khá, giỏi: Nêu được sự khác biệt của tự nhiên giữa phần lục địa Ô-xtrây-li-a với các đảo, quần đảo: lục địa có khí hậu khô hạn, phần lớn diện tích là hoang mạc và xa van; phần lớn các đảo có khí hậu nóng ẩm có rừng rậm hoặc rừng dừa bao phủ. II. Chuẩn bị: - Tranh ảnh về thiên nhiên, dân cư của châu Đại Dương và châu Nam Cực. III. Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: Gọi học sinh trả lời câu hỏi bài“Châu Mĩ” (tt). - Nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: ** Giới thiệu bài – ghi đề: Hoạt động 1: Châu Đại Dương nằm ở đâu? - Giáo viên giới thiệu vị trí, giới hạn châu Đại Dương trên quả địa cầu. Chú ý vị trí có đường chí tuyến đi qua lục địa Ôxtrây-li-a, vị trí của các đảo và quần đảo chủ yếu nằm trong vùng các vĩ độ thấp. Hoạt động 2: Thiên nhiên châu Đại Dương có gì đặc biệt? Hoạt động 3: Dân cư và kinh tế châu Đại Dương có gì đặc biệt? Sau khi HS trình bày, GV nhận xét, chốt ý và liên hệ GDSNLTK&HQ: Ở Ôt-xtrây-li-a ngành công nghiệp NL là 1 trong những ngành phát triển mạnh. Hoạt động 4: Châu Nam Cực ở đâu? Thiên nhiên có gì đặc biệt? 4. Củng cố -Dặn dò: : Nêu nội dung của bài - Dặn HS học bài. - Chuẩn bị: “Các Đại Dương trên thế giới”. - Nhận xét tiết học. _________________________________
Tài liệu đính kèm: