Giáo án tổng hợp lớp 5 năm 2007 - Tuần 16

Giáo án tổng hợp lớp 5 năm 2007 - Tuần 16

I. MỤC TIÊU:

 - Củng cố cho HS về cách tính tỉ số phần trăm của hai số.

 - HS làm quen với các khái niệm:

 + Thực hiện một số phần trăm kế hoạch, vượt mức một số phần trăm kế hoạch.

 + Tiền vốn, tiền bán, tiền lãi, số phần trăm lãi.

 - HS làm quen với các phép tính liên quan đến tỉ số phần trăm (cộng, trừ hai tỉ số phần trăm, nhân, chia tỉ số phần trăm với một số tự nhiên).

 - GD: Tính chính xác, áp dụng thực tế.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

doc 38 trang Người đăng huong21 Lượt xem 890Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp lớp 5 năm 2007 - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Môn: Toán.
Tiết 76. Bài: Luyện tập (tr 76) 
I. MỤC TIÊU:
 - Củng cố cho HS về cách tính tỉ số phần trăm của hai số.
 - HS làm quen với các khái niệm:
 + Thực hiện một số phần trăm kế hoạch, vượt mức một số phần trăm kế hoạch.
 + Tiền vốn, tiền bán, tiền lãi, số phần trăm lãi.
 - HS làm quen với các phép tính liên quan đến tỉ số phần trăm (cộng, trừ hai tỉ số phần trăm, nhân, chia tỉ số phần trăm với một số tự nhiên).
 - GD: Tính chính xác, áp dụng thực tế.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Giáo viên.
Học sinh.
1.Bài cũ: 
- Chữa bài 2c, 3 (SGK / 75).
- Nêu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số ?
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Bài 1 (tr 76):
- Gọi đọc yêu cầu bài.
- Tìm hiểu mẫu theo cặp.
- Nêu cách làm ?
- Cho làm bài cá nhân. 
- Chữa bài.
- Củng cố các phép tính liên quan đến tỉ số phần trăm.
Bài 2 (tr 76):
- Gọi đọc đề bài.
- Hướng dẫn tìm hiểu đề - giải
- Cho làm theo cặp. 
- Chữa bài.
- Nêu ý nghĩa của tỉ số % vừa tìm ?
Bài 3 (tr 76):
- Gọi đọc đề bài.
- Hướng dẫn tìm hiểu đề - giải
- Cho làm cá nhân. 
- Chữa bài.
- Nêu ý nghĩa của tỉ số % vừa tìm ?
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nêu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số ?
- Về nhà học, làm BT ở VBT.
- Tiết sau: Giải toán về tỉ số phần trăm (tiếâp).
- Nhận xét tiết học.
- Giải toán về tỉ số phần trăm.
- 2 HS.
- 1 HS.
Bài 1 (tr 76):
- HS đọc.
- Trao đổi để hiểu mẫu.
- Làm bài: vở – bảng: 
a) 27,5% + 38% = 65,5% b) 30% - 16% = 14%
c) 14,2% x 4 = 56,8% d) 216% : 8 = 27%
Bài 2 (tr 76): Làm bài: vở – bảng: 
Tóm tắt: Kế hoạch: 20ha
 a) Tháng 9: 18ha so kế hoạch: ? %
 b) Hết năm: 23,5ha so kế hoạch: ? % 
 Vượt : ? % 
 Bài giải
a) Đến tháng 9 thôn Hòa An đã thực hiện được số phần trăm so với kế hoạch cả năm là:
18 : 20 = 0,9
0,9 = 90%
b) Đến hết năm thôn Hoà An đã thực hiện được số phầân trăm so với kế hoạch cả năm là:
23,5 : 20 = 1,175
1,175 = 117,5%
Thôn Hòa An đã vượt mức kế hoạch là:
117,5% – 100% = 17,5%
 Đáp số: a) 90% ; b) 117,5% ; 17,5%
Bài 3 (tr 76): Làm bài: vở – bảng : 
Tóm tắt: 
 Tiền vốn: 42 000 đồng .
 Tiền bán: 52 500 đồng.
 a) Tiền bán so tiền vốn: ? %
 b) Lãi : ? %
Bài giải 
a) Tỉ số phần trăm của tiền bán rau và tiền vốn là:
525000 : 42000 = 1,25
1,25 = 125%
b) 42000 đồng tiền vốn ứng với 100%. Vậy số phần trăm tiền lãi là :
125% – 100% = 25%
 Đáp số: a) 125% ; b) 25%
- 1 HS.
 Môn: Toán.
Tiết 77. Bài: Giải toán về tỉ số phần trăm (tiếp) (tr 76) 
I. MỤC TIÊU:
 - HS biết cách tính một số phần trăm của một số.
 - HS vận dụng giải các bài toán đơn giản về tính một số phần trăm của một số.
 - GD: Tính chính xác.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Giáo viên.
Học sinh.
1. Bài cũ: 
- Chữa bài 3 (SGK / 76).
- Nêu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số ?
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Ví dụ.
- Gọi đọc ví dụ a SGK/ 76.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu đề.
- Nêu ý nghĩa của 52,5 % ?
- Hướng dẫn tóm tắt – giải.
- Nêu cách tìm ? 
- Gọi đọc bài toán (phần b)
- Hướng dẫn HS tìm hiểu đề.
- Nêu ý nghĩa của 0,5 % ?
- Cho làm việc theo cặp.
- Chữa bài.
Hoạt động 2: Quy tắc.
Hoạt động 3: Thực hành.
Bài 1 (tr 77):
- Gọi HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn tìm hiểu đề.
- Làm bài theo cặp.
- Chữa bài.
Bài 2 (tr 77):
- Gọi đọc yêu cầu bài.
- Hướng dẫn tìm hiểu đề.
- Làm bài cá nhân.
- Chữa bài.
Bài 3 (tr 77):
- Gọi đọc đề bài.
- Hướng dẫn tìm hiểu đề
- Làm bài cá nhân.
- Chữa bài.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nêu cách tìm số phần trăm của một số ?
- Về nhà học, làm BT ở VBT
- Tiết sau: Luyện tâïp.
- Nhận xét tiết học.
- Luyện tập.
- 2 HS.
- 1 HS.
- HS đọc.
Tóm tắt: Trường : 100 % số HS : 800 HS.
 Nữ : 52,5 % số HS : ? HS.
- Bài giải như SGK/ 76.
- HS nêu: SGK/ 76.
- HS đọc.
Tóm tắt: 100 % số tiền : 1 000 000 đồng.
 0,5 % số tiền : ? đồng.
- HS thực hiện bài giải như SGK/ 77.
- HS đọc (SGK/ 76).
Bài 1 (tr 77): - HS đọc - Làm bài: vở – bảng: 
Tóm tắt: Lớp : 100 % số HS : 32 HS
 10 tuổi : 75 % số HS
 11 tuổi : : ? HS.
Bài giải 
Số HS 10 tuổi là: 32 : 100 75 = 24 (HS)
Số HS 11 tuổi là: 32 - 24 = 8 (HS)
 Đáp số: 8 HS 
Bài 2 (tr 77): 
- HS đọc. - Làm bài: vở – bảng : 
Tóm tắt: Gửi : 100 % số tiền : 5 000 000 đồng
 Lãi : 0,5 % số tiền : ? đồng
 Giải
 Số tiền lãi gửi tiết kiệm sau một tháng là :
 5 000 000 : 100 0,5 = 25 000 (đồng)
 Tổng số tiền gửi và tiền lãi sau một tháng là :
 5 000 000 + 25 000 = 5 025 000 (đồng)
 Đáp số : 5 025 000 đồng.
Bài 3 (tr 77): - HS đọc đề - Làm: vở – bảng: 
Tóm tắt: Quần áo : 100 % số vải : 345 m 
 Quần : 40 % số vải 
 Áo : ? m. 
Bài giải
Số vải may quần là: 345 : 100 40 = 138 (m)
Số vải may áo là : 345 – 138 = 207 (m)
 Đáp số : 207 m.
- 1 HS.
 Môn: Toán.
Tiết 78. Bài: Luyện tập (tr 77) 
I. MỤC TIÊU: 
 - Củng cố cho HS về cách tính một số phần trăm của một số.
 - HS vận dụng giải các bài toán có liên quan đến tỉ số phần trăm.
 - GD: Tính chính xác.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Giáo viên.
Học sinh.
1.Bài cũ: 
- Chữa bài 3 (SGK / 77).
- Nêu cách tính một số phần trăm của một số ?
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Bài 1 (tr 77):
- Gọi đọc yêu cầu bài.
- Nêu cách làm ?
- Cho làm bài cá nhân.
- Chữa bài.
Bài 2 (tr 77):
- Gọi đọc đề bài.
- Thảo luận theo cặp.
- Nêu cách giải ?
- Cho làm bài cá nhân. 
- Chữa bài.
Bài 3 (tr 77):
- Gọi đọc đề bài.
- Hướng dẫn tìm hiểu đề.
- Cho làm cá nhân.
- Chữa bài.
Bài 4 (tr 77):
- Gọi đọc đề bài.
- Hướng dẫn.
- Cho HS làm miệng. 
- Chữa bài.
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Nêu cách tính một số phần trăm của một số ?
- Về nhà học, làm BT ở VBT. 
- Tiết sau: Giải toán về tỉ số phần trăm.
- Nhận xét tiết học.
- Giải toán về tỉ số phần trăm.
- 1 HS.
- 1 HS.
Bài 1 (tr 77): 
- HS đọc đề - Làm bài: vở – bảng: 
a) 320 : 100 15 = 48 (kg)
b) 235 : 100 24 = 56,4 (m2)
c) 350 : 100 0,4 = 1,4.
Bài 2 (tr 77): 
- HS đọc - Làm bài: vở – bảng: 
Tóm tắt: Bán : 100 % số gạo : 120 kg
 Nếp : 35 % số gạo : ? kg.
 Giải
 Số gạo nếp bán được là: 
 120 : 100 35 = 42 (kg).
 Đáp số : 42 kg.
Bài 3 (tr 77): 
- Đọc đề bài – Làm bài : vở – bảng : 
Tóm tắt: Dài : 18 m 
 Rộng : 15 m.
 Nhà: 20% diện tích : ? m2
Bài giải 
 Diện tích mảnh đất hình chữ nhật là: 
 18 15 = 270 (m2ø)
 Diện tích phần đất làm nhà là: 
 270 : 100 20 = 54 (m2ø)
 Đáp số : 54 m2ø.
Bài 4 (tr 77):
- Tính 1% của 1200 cây (1200 : 100 = 12 cây)
- Vậy 5% số cây là: 12 5 = 60 (cây) 
- Vì 10% gấp đôi 5% nên số cây cũng gấp đôi.
- Vì 20% gấp đôi 10% nên số cây cũng gấp đôi.
- Vì 25% gấp 5 lần 5% nên số cây cũng gấp 5 lần.
- Từ đó HS tính nhẩm ra kết quả.
- 1 HS.
 Môn: Toán.
Tiết 79. Bài: Giải toán về tỉ số phần trăm (tiếp)(tr 78) 
I. MỤC TIÊU: 
 - Giúp HS biết cách tìm một số khi biết một số phần trăm của nó.
 - HS vận dụng giải các bài toán đơn giản dạng tìm một số khi biết một số phần trăm của nó.
 - GD: Tính chính xác.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Giáo viên.
Học sinh.
1. Bài cũ: 
- Chữa bài 3 (SGK / 77).
- Nêu cách tính một số phần trăm của một số ?
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Ví dụ.
- Gọi đọc ví dụ a SGK/ 78.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu đề.
- Hướng dẫn tóm tắt – giải.
- Nêu cách tìm ? 
- Gọi đọc bài toán (phần b)
- Hướng dẫn HS tìm hiểu đề.
- Cho làm việc theo cặp.
- Chữa bài.
Hoạt động 2: Quy tắc.
Hoạt động 3: Thực hành.
Bài 1 (tr 78):
- Gọi HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn tìm hiểu đề.
- Làm bài theo cặp.
- Chữa bài.
Bài 2 (tr 78):
- Gọi đọc đề bài.
- Hướng dẫn tìm hiểu đề.
- Làm bài cá nhân.
- Chữa bài.
Bài 3 (tr 78):
- Gọi đọc đề bài.
- Hướng dẫn .
- Cho làm miệng.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nêu cách tìm một số khi biết một số phần trăm của nó ?
- Về nhà học, làm BT ở VBT.
- Tiết sau: Luyện tập.
- Nhận xét tiết học.
- Luyện tập.
- 1 HS.
- 1 HS.
- HS đọc.
Tóm tắt: Nữ : 52,5 % số HS : 420 HS.
 Trường : 100 % số HS : ? HS.
- Bài giải như SGK/ 78.
- HS nêu: SGK/ 78.
- HS đọc.
Tóm tắt: 120% kế hoạch : 1590 ô tô
 100% kế hoạch : ? ô tô.
- HS thực hiện bài giải như SGK/ 78.
- HS đọc (SGK/ 78).
Bài 1 (tr 78): 
 - HS đọc - Làm bài: vở – bảng: 
Tóm tắt: 92% số HS : 552 HS
 100% số HS : ? HS
 Bài giải 
 Trường Vạn Thịnh có số HS là: 
 552 : 92 100 = 600 (HS)
 Đáp số: 600 HS.
Bài 2 (tr 78):
 - HS đọc. - Làm bài: vở – bảng : 
Tóm tắt: 91,5% số sản phẩm : 732 sản phẩm
 100% số sản phẩm : ? sản phẩm.
 Giải
 Tổng số sản phẩm của xưởng may đó là :
 732 : 91,5 100 = 800 (sản phẩm)
 Đáp số : 800 sản phẩm.
Bài 3 (tr 78): 
 10% = ; 25% = 
a) 5 10 = 50 (tấn) b) 5 4 = 20 (tấn)
- 1 HS.
 Môn: Toán.
Tiết 80. Bài: Luyện tập (tr 79) 
I. MỤC TIÊU: 
 - Củng cố cho HS ba dạng bài toán cơ bản về tỉ số phần trăm : Tính tỉ số phần trăm của hai số; tính một số phần trăm của một số; tính một số biết một số phần trăm của nó.
 - HS vận dụng giải được các bài toán đơn giản về tỉ số phần trăm.
 - GD: Tính chính xác.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Giáo viên.
Học sinh.
1. Bài cũ: 
- Chữa bài 2 (SGK / 78).
- Nêu cách tìm một số khi biết một số phần trăm của nó ?
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Bài 1 (tr 79):
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Xác định dạng bài ?
(Tìm tỉ số phần trăm của hai số )
- Làm bài cá nhân .
- Chữa bài.
- Nêu lại cách tìm tỉ số phần trăm của hai số ?
Bài 2 (tr 79):
- Gọi đọc yêu cầu bài.
- Xác định dạng bài ? (Tính một số p ... thiệu bài: 
HĐ1: Kể tên một số loại tơ sợi.
- Cho làm việc theo cặp.
- Quan sát hình - Trả lời câu hỏi sgk/ 66, 67.
- GV kết luận.
Giảng: - Tơ sợi nguồn gốc động, thực vật gọi là tơ sợi tự nhiên.
 - Tơ sợi làm từ chất dẻo (sợi ni lông) gọi là tơ sợi nhân tạo.
Hoạt động 2: Phân biệt các loại tơ sợi, đặc điểm của sản phẩm làm ra từ một số loại tơ sợi.
- Cho hoạt động nhóm 5.
- Làm bài tập SGK/ 67.
- GV kết luận.
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Kể một số sản phẩm từ tơ sợi ?
- Bảo quản sản phẩm đó như thế nào ?
- Dặn HS về nhà học, làm BT ở VBT.
-Tiết sau:Sự chuyển thể của chất.
- Nhận xét tiết học.
- Chất dẻo. 
- 1 HS.
- 1 HS.
- Quan sát – Trả lời:
- HS kể một số loại vải may chăn, màn, quần áo.
- Hình 1: Liên quan đến việc làm ra sợi đay.
- Hình 2: Liên quan đến việc làm ra sợi bông.
- Hình 3: Liên quan đến việc làm ra sợi tơ tằm.
- Sợi bông, đay, lanh, gai có nguồn gốc từ thực vật.
- Tơ tằm có nguồn gốc từ động vật.
- Thực hành - Thảo luận nhóm - Trình bày phiếu BT: 
- Tơ sợi tự nhiên: Khi cháy tạo thành tàn tro.
- Tơ sợi nhân tạo: Khi cháy thì vón cục lại. 
Loại tơ sợi
Đặc điểm chính
1.Tơ sợi tự nhiên:
- Sợi bông.
- Tơ tằm.
- Vải sợi bông có thể rất mỏng, nhẹ hoặc cũng có thể rất dày. Quần áo may bằng vải sợi bông thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
- Vải lụa tơ tằm thuộc hàng cao cấp, óng ả, nhẹ, giữ ấm khi trời lạnh, mát khi trời nóng.
2.Tơ sợi nhân tạo: Sợi ni lông
Vải ni lông khô nhanh, không thấm nước, dai, bền, không nhàu.
- 1 HS.
- 1 HS.
 Môn: Âm nhạc
Tiết 16. Bài: Học bài hát do địa phương tự chọn (tr 28)
I. MỤC TIÊU :
 - HS biết thêm một bài hát do địa phương tự chọn.
 - HS thuộc lời ca, hát đúng giai điệu bài hát, hát kết hợp vận động.
 - GD : Yêu âm nhạc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 + GV: - Chép bảng phụ bài hát tự chọn.
 - Đĩa ghi lời bài hát.
 + HS: - Nhạc cụ gõ ( thanh phách, trống nhỏ).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Giáo viên.
Học sinh.
1. Bài cũ : 
- Gọi HS đọc bài TĐN số 3, 4.
2. Bài mới : Giới thiệu bài: Tên bài hát, tên tác giả.
Hoạt động 1: Học hát.
- Cho HS nghe bài hát qua đĩa.
- GV hát mẫu.
- Treo bảng phụ - Cho HS đọc lời.
- Nhận biết đặc điểm của bài hát.
- Cho HS khởi giọng.
- Dạy từng câu.
- Dạy nối các câu - cả bài.
HĐ 2: Hát kết hợp vận động
- Hướng dẫn hát + gõ đệm.
- Gọi 1 HS hát + phụ họa
- Hướng dẫn hát + vận động tại chỗ.
- Gọi cá nhân thể hiện.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Cho cả lớp hát lại bài hát.
- Dặn HS hát thuộc bài hát, tìm động tác phụ họa.
- Tiết sau : Ôn tập (tuần 17).
- Nhận xét tiết học.
- Ôn TĐN số 3, 4. 
- 2 HS.
- Nghe.
- Nghe.
- Đọc lời ca.
- HS trả lời.
- HS đọc thang âm: Đồ à Đố.
- Luyện các âm tùy theo bài hát GV chọn.
- Cả lớp hát từng câu, đoạn, cả bài.
- Chia nhóm hát.
- Hát kết hợp gõ đệm theo phách.
- Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
- Chia nhóm, dãy hát + gõ đệm.
- Nghe + Quan sát.
-Lớp hát kết hợp động tác phụ họa đơn giản.
- 1 – 2 HS.
- Lớp hát lại bài hát.
 Môn: Kĩ thuật	
Tiết 16. Bài: Cắt, khâu, thêu túi xách tay đơn giản(tr 23)(tiết 3)
I. MỤC TIÊU: 
 - HS thực hành cắt, khâu, thêu trang trí túi xách tay đơn giản.
 - HS nêu được quy trình cắt, khâu, thêu trang trí túi xách tay đơn giản; khâu được túi xách tay hoàn chỉnh.
 - GD : Tính khéo léo, sáng tạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 + GV : - Mẫu túi xách tay bằng vải có thêu trang trí ở mặt túi.
 - Mẫu khâu miệng túi, thân túi, quai túi. 
 + HS : - Vật liệu, dụng cụ như SGK/ 23.
 - Hình vẽ SGK/ 24 – 27.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Giáo viên.
Học sinh.
1. Bài cũ : 
- Nêu các bước cắt, khâu, thêu túi xách tay đơn giản ?
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Ôn lí thuyết.
- Giới thiệu mẫu (túi xách tay).
- Nêu các bước khâu túi ?
- Thường sử dụng mũi khâu nào ?
Hoạt động 2: Thực hành.
- Kiểm tra sản phẩm tiết trước của HS.
- Gọi đọc Đánh giá sản phẩm (tr 27)
- Yêu cầu HS thực hành cá nhân nhưng ngồi theo nhóm 3: khâu hoàn chỉnh túi xách tay.
- Giúp đỡ HS còn lúng túng.
Hoạt động 3: Đánh giá sản phẩm.
- Cho HS trưng bày sản phẩm.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Tác dụng của túi xách tay ?
- Dặn HS về nhà tập khâu túi (nếu chưa đẹp).
- Tiết sau: Lợi ích của việc nuôi gà.
- Nhận xét tiết học. 
- Cắt, khâu, thêu túi xách tay đơn giản (tiết 2).
- 1 HS.
- Quan sát.
- Khâu miệng túi (gấp mép vào mặt trái vải).
- Khâu thân túi.
- Khâu quai túi.
- Đính quai túi vào miệng túi.
- Sử dụng mũi khâu thường hoặc mũi khâu đột.
- Miếng vải làm túi HS đo, cắt, thêu trang trí từ tiết trước.
- 1 HS.
B - Thực hành theo nhóm 3: từ miếng vải đã cắt, thêu trang trí, khâu hoàn chỉnh túi xách tay.
- Trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- Tham gia nhận xét, đánh giá.
- 1 HS.
 Môn: Địa lí.	
Tiết 16. Bài: Ôn tập (tr 101)
I. MỤC TIÊU: 
 - HS biết hệ thống hóa các kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản.
 - HS xác định được trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của đất nước.
 - GD: Yêu quê hương, đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 + GV : - Bản đồ Kinh tế Việt Nam, Phân bố dân cư - Phiếu BT ( BT 1, 3).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Giáo viên.
Học sinh.
1. Bài cũ : 
- Thương mại gồm những hoạt động nào ? Thương mại có vai trò gì ?
- Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch ở nước ta ?
- Bài học ?
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
- Gọi HS đọc BT SGK.
- Giao nhiệm vụ:
- Hoạt động nhóm 5: làm BT 1, 3.
- Làm việc theo cặp: làm BT 2.
- Treo bản đồ.
- Gọi trình bày.
- GV kết luận.
- Gọi HS chỉ bản đồ BT 4
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Liên hệ mật độ dân số, cây trồng, các ngành kinh tế ở địa phương em?
- Dặn HS về nhà ôn bài, làm BT ở VBT.
- Tiết sau: Ôn tập HKI.
- Nhận xét tiết học.
- Thương mại và du lịch.
- 1 HS.
- 1 HS.
- 1 HS.
- 4 HS đọc nối tiếp 4 BT SGK/ 101.
Bài tập 1, 3: Thảo luận - Trình bày phiếu BT + chỉ Bản đồ:
1/ Nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc Kinh có số dân đông nhất, sống tập trung ở các đồng bằng và ven biển, các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng núi.
3/ - Các sân bay quốc tế: Nội Bài (Hà Nội), Tân Sơn Nhất (TP. Hồ Chí Minh), Đà Nẵng.
- Những thành phố có cảng biển lớn bậc nhất nước ta: Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.
Bài tập 2: Cặp HS trao đổi – Trả lời – Giải thích:
- Câu a: sai. Vì: dân cư nước ta tập trung đông đúc ở các đồng bằng, ven biển.
- Câu b: đúng.
- Câu c: đúng. Vì: vùng núi có bãi chăn thả rộng nên nuôi nhiều trâu, bò. Đồng bằng trồng nhiều lúa, cây lương thực nên có nhiều thức ăn cho lợn và gia cầm.
- Câu d: đúng (HS kể tên một số ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và sản phẩm của các ngành đó).
- Câu e: sai. Vì đường ô tô có vai trò quan trọng nhất 
- Câu g: đúng. (HS dựa vào hình 4 SGK/ 95 để giải thích).
- HS chỉ Bản đồ đường sắt Bắc - Nam, quốc lộ 1A.
- 2 HS.
 Môn: Lịch sử
Tiết 16. Bài : Hậu phương những năm 
 sau chiến dịch Biên giới (tr 35)
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS biết: 
 - Mối quan hệ giữa tiền tuyến và hậu phương trong kháng chiến.
 - Vai trò của hậu phương đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
 - GD : Lòng yêu nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
 + GV:- Phiếu BT (HĐ 1).
 + HS: - Hình SGK/ 35, 36.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Bài cũ: Chiến thắng Biên giới thu – đông 1950.
 - Nêu nguyên nhân ta mở chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 ?
 - Ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu – đông 1950 ?
 - Bài học ?
 2. Bài mới: Giới thiệu bài: (GV tóm lược tình hình địch sau thất bại trong chiến dịch Biên giới: quân Pháp đề ra kế hoạch nhằm xoay chuyển tình thế bằng cách tăng cường đánh phá hậu phương của ta, đẩy mạnh tiến công quân sự. Việc xây dựng hậu phương vững mạnh cũng là đẩy mạnh kháng chiến).
Giáo viên.
Học sinh.
HĐ 1: Tìm hiểu về các Đại hội.
- Yêu cầu HS đọc SGK/ 35.
- Cho làm việc theo nhóm 5.
+ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng diễn ra vào thời gian nào ? Đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng Việt Nam ? Tinh thần thi đua kháng chiến của nhân dân ta thể hiện như thế nào ?
+ Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc diễn ra trong bối cảnh nào ? Tác dụng của Đại hội đối với phong trào thi đua yêu nước ?
- GV kết luận.
Hoạt động 2: Bài học .
- Vai trò của hậu phương với cuộc kháng chiến ?
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi sgk/ 37
- Dặn HS về nhà học, làm BT ở VBT.
- Tiết sau : Ôn tập HKI.
- Nhận xét tiết học.
- HS đọc – Quan sát hình SGK.
- Thảo luận nhóm - Trình bày phiếu BT: 
+ Tháng 2 – 1951.
- Nhiệm vụ: phát triển tinh thần yêu nước, đẩy mạnh thi đua, chia ruộng đất cho nông dân. 
- Nhân dân ta đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm, các trường Đại học vẫn đào tạo cán bộ phục vụ kháng chiến. Hơn một triệu HS phổ thông vừa học tập, vừa tham gia sản xuất à xuất phát từ lòng yêu nước.
+ 1/ 5/ 1952, Đại hội khai mạc, đây là đại hội đầu tiên tổng kết và biểu dương những thành tích của phong trào thi đua yêu nước. 
- Đại hội khảng định những đóng góp to lớn của các tập thể và cá nhân cho thắng lợi của cuộc kháng chiến. Thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước của nhân dân ta.
- SGK/ 37.
- HS đọc bài học SGK/ 37.
- 2 HS.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 16 - s.doc