Giáo án tổng hợp lớp 5 năm 2007 - Tuần 23

Giáo án tổng hợp lớp 5 năm 2007 - Tuần 23

I. MỤC TIÊU:

 - HS có biểu tượng về xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối; đọc và viết đúng các số đo.

 - HS nhận biết được mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối. Biết giải một số bài tập có liên quan đến xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.

 - GD: Tính chính xác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

 + GV: Hình lập phương cạnh 1 dm, 1 cm.

 + HS: Hình vẽ SGK/ 116

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

doc 43 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1065Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp lớp 5 năm 2007 - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Môn: Toán.
Tiết 111. Bài: Xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét khối (tr 116) 
I. MỤC TIÊU:
 - HS có biểu tượng về xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối; đọc và viết đúng các số đo.
 - HS nhận biết được mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối. Biết giải một số bài tập có liên quan đến xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.
 - GD: Tính chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 + GV: Hình lập phương cạnh 1 dm, 1 cm.
 + HS: Hình vẽ SGK/ 116
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Giáo viên.
Học sinh.
1.Bài cũ: 
- Chữa bài 2(sgk/ 115)
- Nêu căn cứ để xác định thể tích một hình ? 
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Khái niệm
- Giới thiệu hình lập phương cạnh 1dm, 1cm, nêu khái niệm?
- Cho HS đọc, viết kí hiệu.
- Quan sát hình, nêu mối quan hệ giữa dm3 và cm3 ?
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1 (tr 116):
- Gọi đọc yêu cầu bài.
- Cho làm bài cá nhân. 
- GV chữa bài.
Bài 2 (tr 117):
- Gọi đọc yêu cầu bài.
- Cho làm theo cặp.
- GV chữa bài.
- Củng cố mối quan hệ giữa dm3 và cm3.
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Nêu khái niệm, mối quan hệ giữa dm3 và cm3 ?
- Về nhà học, làm BT ở VBT.
- Tiết sau: Mét khối.
- Nhận xét tiết học. 
- Thể tích của một hình.
- 1 HS.
- 1 HS.
- Quan sát – Nhận xét
- Khái niệm SGK/ 116
- Viết: cm3 - Đọc: xăng-ti-mét khối.
- Viết: dm3 - Đọc: đề-xi-mét khối.
 1 dm3 = 1000 cm3
Bài 1 (tr 116) 
- HS đọc
- Làm bài: vở - bảng: 
Viết số
Đọc số
519 dm3
Năm trăm mười chín đề-xi-mét khối
85,08dm3
Tám lăm phẩy không tám đề-xi-mét khối
 cm3
Bốn phần năm xăng-ti-mét khối
192cm3
Một trăm chín mươi hai xăng-ti-mét khối.
2001dm3
Hai nghìn không trăm linh một đề-xi-mét khối
 cm3
Ba phần tám xăng-ti-mét khối
Bài 2 (tr 117) 
- HS đọc
- Làm bài: vở - bảng: 
a) 1dm3 = 1000cm3  ; 375dm3 = 375 000cm3
 5,8dm3 = 5800cm3 ; dm3 = 0,8dm3 = 800cm3 
 b) 2000cm3 = 2dm3 ; 154 000cm3 = 154dm3 
490 000cm3 = 490dm3 ; 5100cm3 = 5,1dm3
- 2 HS
 Môn: Toán.
Tiết 112. Bài: Mét khối (tr 117) 
I. MỤC TIÊU: 
 - HS có biểu tượng về mét khối; đọc và viết đúng mét khối.
 - HS nhận biết được mối quan hệ giữa mét khối, xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối dựa trên mô hình. Biết đổi đúng các đơn vị đo giữa mét khối, xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối. Biết giải một số bài tập có liên quan đến mét khối, xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.
 - GD: Tính chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 
 + HS: Hình SGK/ 117. 
 + GV: Hình lập phương cạnh 1 m. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Giáo viên.
Học sinh.
1. Bài cũ: 
- Chữa bài 2 (sgk/ 117).
- Nêu khái niệm, mối quan hệ giữa dm3 và cm3 ?
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Khái niệm.
- Giới thiệu hình lập phương cạnh 1m, nêu khái niệm?
- Cho HS đọc, viết kí hiệu.
- Quan sát hình, nêu mối quan hệ giữa m3, dm3 và cm3 ?
- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích đã học ?
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1 (tr 118):
- Gọi đọc yêu cầu bài.
- Cho làm bài cá nhân. 
- GV chữa bài.
Bài 2 (tr 118):
- Gọi đọc yêu cầu bài.
- Cho làm nhóm đôi.
- Chữa bài.
- Nêu cách làm ?
Bài 3 (tr 118):
- Gọi đọc đề bài.
- Hướng dẫn tìm hiểu đề.
- Treo hình vẽ 
- Hướng dẫn nhận xét – Giải.
- Chữa bài.
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Nêu khái niệm mét khối ?
- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích đã học ?
- Về nhà học, làm bài tập.
- Tiết sau: Luyện tập 
- Nhận xét tiết học. 
- Xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét khối. 
- 2 HS.
- 2 HS
- Quan sát – Nhận xét
- Khái niệm SGK/ 117
- Viết: m3 - Đọc: mét khối.
 1 m3 = 1000 dm3 
 1 m3 = 1 000 000 cm3
- SGK/ 117
Bài 1 (tr 118): 
- HS đọc
- Làm bài: vở - bảng: 
a) Miệng: 15m3: mười lăm mét khối
205 m3: hai trăm linh năm mét khối
 m3: hai lăm phần một trăm mét khối
0,911m3: không phẩy chín trăm mười một mét
 khối
b) Viết số : 7200 m3 ; 400 m3 ; m3 ; 0,05 m3
Bài 2 (tr 118): 
- HS trao đổi - Làm bài: vở - bảng: 
a)1 cm3 = 0,001 dm3 ; 13,8 m3 = 13800 dm3 
 5,216 m3 = 5216 dm3 ; 0,22 m3 = 220 dm3 
b) 1 dm3 = 1000 cm3 
 m3 = 0,25m3 = 250 000 cm3 
1,969 dm3 = 1969 cm3 
 19,54 m3 = 19 540 000 cm3 
Bài 3 (tr 118): 
- HS trao đổi - Làm bài: vở - bảng:
 Bài giải
- Nhận xét: sau khi xếp đầy hộp ta được 2 lớp hình lập phương 1 dm3. 
Mỗi lớp có số hình lập phương 1 dm3 là:
 5 3 = 15 (hình)
Số hình lập phương 1 dm3 xếp đầy hộp là:
 15 2 = 30 (hình)
 Đáp số : 30 hình.
- 1 HS
- 1 HS.
 Môn: Toán.
Tiết 113. Bài: Luyện tập (tr 119) 
I. MỤC TIÊU:
 - Củng cố về các đơn vị đo mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối (biểu tượng, đọc, viết, mối quan hệ giữa các đơn vị đo)
 - HS làm đúng các bài tập về đổi đơn vị đo thể tích; đọc, viết các số đo thể tích; so sánh các số đo thể tích.
 - GD: Tính chính xác.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Giáo viên.
Học sinh.
1. Bài cũ: 
- Chữa bài 1b, 2a (SGK / 118).
- Nêu khái niệm mét khối ?
- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích đã học ?
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Bài 1 (tr 119):
- Gọi đọc đề bài.
- Cho làm bài cá nhân.
- Chữa bài.
Bài 2 (tr 119):
- Gọi đọc nội dung bài.
- Gọi trả lời.
Bài 3 (tr 119):
- Gọi đọc yêu cầu bài.
- Làm bài nhóm đôi.
- Chữa bài.
- Cho HS giải thích ?
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích đã học ?
- Về nhà học, làm bài tập.
- Tiết sau: Thể tích hình hộp chữ nhật. 
- Nhận xét tiết học. 
- Mét khối.
- 2 HS.
- 1 HS
- 1 HS.
Bài 1 (tr 119) 
- Làm bài: vở - bảng: 
a) Miệng: 5m3: năm mét khối
2010 cm3: hai nghìn không trăm mười 
 xăng-ti-mét khối
2005 dm3: hai nghìn không trăm linh năm 
 đề-xi-mét khối
10,125 m3: mười phẩy một trăm hai lăm mét 
 khối
0,109 cm3: không phẩy một trăm linh chín 
 xăng-ti-mét khối
0,015 dm3:không phẩy không trăm mười lăm
 đề-xi-mét khối
 m3: một phần tư mét khối
dm3: chín lăm phần nghìn đề-xi-mét khối
b) Viết số : 1952 cm3 ; 2015 m3 ; dm3 ; 0,919 m3
Bài 2 (tr 119) 
- HS đọc - Trả lời:
a) Đ b) S c) Đ d) S
Bài 3 (tr 119) 
- Thảo luận – Làm bài: vở - bảng:
a) 913,232 413 m3 = 913 232 413 cm3 
b) m3 = 12,345 m3 
c) m3 > 8 372 361 dm3
- 1 HS.
 Môn: Toán.
Tiết 114. Bài: Thể tích hình hộp chữ nhật (tr 120) 
I. MỤC TIÊU: 
 - Giúp HS có biểu tượng về thể tích hình hộp chữ nhật.
 - HS tự tìm ra cách tính, công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật. Aùp dụng làm đúng bài tập.
 - GD: Tính chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: + GV: Hình vẽ SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Giáo viên.
Học sinh.
1. Bài cũ: 
- Chữa bài 3 (SGK/ 119) 
- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích đã học ?
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Ví dụ
- Gọi đọc ví dụ sgk/ 120
- Hướng dẫn quan sát hình, tìm số hình lập phương 1 cm3 xếp đầy hộp.
Hoạt động 2: Quy tắc.
- Yêu cầu HS nhận xét , tìm cách tính thể tích hình hộp chữ nhật ?
Hoạt động 3: Thực hành.
Bài 1 (tr 121):
- Gọi đọc đề bài.
- Cho làm cá nhân.
- Chữa bài.
Bài 2 (tr 121):
- Gọi đọc yêu cầu bài.
- Hướng dẫn.
- Cho làm nhóm 3.
- Chữa bài.
(HS có thể có cách làm khác)
Bài 3 (tr 121):
- Gọi đọc đề bài.
- Hướng dẫn 
- Cho làm nhóm 2.
- Chữa bài.
(HS có thể làm cách khác)
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Nêu quy tắc, công thức tính ?
- Về nhà học, làm bài tập.
- Tiết sau: Thể tích hình lập phương.
- Nhận xét tiết học.
- Luyện tập.
- 1 HS.
- 1 HS
- HS đọc.
- SGK/ 120.
- Quy tắc SGK/ 121
- Công thức: V = a b c (V: thể tích ; 
a, b, c : 3 kích thước của hình hộp chữ nhật)
Bài 1 (tr 121) 
- Làm bài : vở - bảng: 
a) V = 5 4 9 = 180 (cm3) 
b) V = 1,5 1,1 0,5 = 0,825 (m3) 
c) V = = (dm3) 
Bài 2 (tr 121) 
- Trao đổi - Làm bài: vở – bảng :
 Giải
Chia khối gỗ thành 2 hình hộp chữ nhật, dựa vào kích thước đã cho, tìm được kích thước cần thiết (hình vẽ). 
Thể tích nửa to là: 12 8 5 = 480 (cm3)
 Thể tích nửa bé là: 7 6 5 = 210 (cm3)
 Thể tích khối gỗ là: 480 + 210 = 690 (cm3)
 Đáp số: 690 cm3
Bài 3 (tr 121): 
- Thảo luận – Làm bài:vở – bảng:
 Bài giải
Thể tích của hòn đá là thể tích của phần nước dâng cao hơn khi chưa bỏ hòn đá.
Thể tích của nước lúc đầu: 10105 = 500(cm3)
Thể tích của nước sau khi bỏ hòn đá: 
 10107 = 700(cm3)
Thể tích của hòn đá là: 700 – 500 = 200 (cm3) 
 Đáp số: 200 cm3
- 2 HS.
 Môn: Toán.
Tiết 115. Bài: Thể tích hình lập phương (tr 122) 
I. MỤC TIÊU: 
 - Giúp HS tự tìm ra cách tính, công thức tính thể tích hình lập phương. 
 - HS áp dụng làm đúng bài tập.
 - GD: Tính chính xác, óc tư duy.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: + GV : Hình SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Giáo viên.
Học sinh.
1. Bài cũ: 
- Chữa bài 1b, 1c (sgk/ 121).
- Nêu quy tắc, công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật ?
 2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Quy tắc.
- Cho hs nhận xét , tìm cách tính thể tích hình lập phương dựa vào hình hộp chữ nhật ?
- Gọi đọc ví dụ sgk/ 122
Hoạt động 2 : Thực hành.
Bài 1 (tr 122):
- Gọi đọc đề bài.
- Cho làm nhóm đôi.
- Chữa bài.
- Nêu cách làm ? 
Bài 2 (tr 122):
- Gọi đọc đề bài.
- Hướng dẫn tìm hiểu đề.
- Cho làm cá nhân.
- Chữa bài.
- Nêu cách tính ? 
Bài 3 (tr 123):
- Gọi đọc đề bài.
- Hướng dẫn tìm hiểu đề.
- Cho làm cá nhân.
- Chữa bài.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nêu lại quy tắc, công thức tính thể tích hình lập phương ? 
- Về nhà học, làm bài tập.
- Tiết sau: Luyện tập chung. 
- Nhận xét tiết học. 
- Thể tích hình hộp chữ nhật.
- 2 HS.
- 2 HS.
- Nhận xét: hình lập phương là một hình hộp chữ nhật có 3 kích thước bằng nhau. 
- Quy tắc SGK/ 122.
- Công thức: V = a a a 
(a : cạnh của hình lập p ... hợp gõ phách.
 - GD : Nhớ ơn Bác Hồ, yêu hòa bình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 + GV: - Đĩa ghi lời bài hát, nhạc cụ gõ, chép bảng phụ bài TĐN số 6.
 + HS: - Nhạc cụ gõ ( thanh phách,  ), động tác phụ họa theo bài hát.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Giáo viên.
Học sinh.
1. Bài cũ : 
- Gọi HS hát, phụ họa bài hát.
- Gọi đọc nhạc, ghép lời bài TĐN số 6
2. Bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Ôn bài : Hát mừng.
- Cho cả lớp hát + gõ đệm theo tiết tấu.
- Yêu cầu lớp hát + vận động tại chỗ
- Gọi biểu diễn 
- Nhận xét, đánh giá
Hoạt động2: Ôn bài: Tre ngà bên Lăng Bác
- Cho HS nghe bài hát qua đĩa.
- Cho cả lớp hát + gõ đệm theo nhịp.
- Cho lớp hát + vận động tại chỗ
- Gọi biểu diễn 
- Nhận xét, đánh giá
Hoạt động 3: Ôn bài TĐN số 6.
- Cho HS luyện tiết tấu (SGK/ 38)
- Cho HS luyện cao độ.
- Cho cả lớp đọc nhạc + gõ đệm.
- Cho ghép lời.
- Gọi HS đọc nhạc + ghép lời.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Cho HS hát lại bài : Tre ngà bên Lăng Bác 
- Dặn HS hát thuộc bài hát, tìm động tác phụ họa, đọc đúng bài TĐN số 6.
- Tiết sau: Học hát:Màu xanh quê hương. 
- Nhận xét tiết học. 
- Ôn bài : Tre ngà bên Lăng Bác. TĐN số 6.
- 2 HS.
- 2 HS.
- Lớp hát cả bài 1 lần + gõ đệm (vỗ tay).
- Lớp hát kết hợp động tác phụ họa đơn giản.
- HS xung phong: nhóm hoặc cá nhân.
- Nghe.
- Lớp hát cả bài 1 lần + gõ đệm (vỗ tay).
- Lớp hát kết hợp động tác phụ họa đơn giản.
- HS xung phong: đơn ca, tốp ca.
- Đen - đơn - đơn - đen - đơn - đơn - đơn - đơn - đen - trắng.
- Cả lớp đọc theo thang âm: Đồ-rê-mi-son . Đồ-mi-son . Son-mi-đồ . Son-đồ-đồ.
- Cả lớp đọc nhạc + gõ đệm.
- Cả lớp đọc nhạc + ghép lời.
- HS xung phong: nhóm, cá nhân
- Cả lớp hát.
 Môn: Lịch sử
Tiết 23. Bài : Nhà máy hiện đại đầu tiên 
 của nước ta (tr 45)
I. MỤC TIÊU: 
 - HS nắm được hoàn cảnh ra đời và vai trò của Nhà máy Cơ khí Hà Nội.
 - HS nêu được những đóng góp của Nhà máy Cơ khí Hà Nội cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
 - GD : Lòng yêu nước, biết ơn người đã giúp đỡ mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC. 
 + HS: - Hình SGK.
 + GV: - Phiếu BT (HĐ 1)
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Giáo viên.
Học sinh.
1. Bài cũ: 
- Nêu nguyên nhân nổ ra phong trào Đồng khởi ở Bến Tre ?
- Ý nghĩa của phong trào Đồng khởi ?
- Bài học ?
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Hoàn cảnh ra đời.
- Gọi đọc đoạn sgk/ 45.
- Cho làm việc nhóm 5.
- Tình hình nước ta sau khi hòa bình lập lại ?
- Nhà máy Cơ khí Hà Nội ra đời trong hoàn cảnh nào ?
- Tóm tắt quá trình xây dựng Nhà máy Cơ khí Hà Nội ? (thời gian khởi công, khánh thành, địa điểm xây dựng, quy mô, ai giúp đỡ xây dựng)
- GV kết luận.
Hoạt động 2: Vai trò của Nhà máy
- Gọi đọc phần còn lại sgk/ 46
- Cho làm việc nhóm 2.
- Nhà máy Cơ khí Hà Nội đã có đóng góp gì vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ?
- Đảng, Nhà nước và Bác Hồ đã dành cho Nhà máy phần thưởng cao quý nào ?
- GV kết luận.
Hoạt động 3: Ý nghĩa 
- Sự ra đời của Nhà máy Cơ khí Hà Nội có ý nghĩa gì ?
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi sgk/ 46
- Dặn HS về học, làm BT.
- Tiết sau: Đường Trường Sơn
- Nhận xét tiết học. 
- Bến Tre Đồng khởi.
- 1 HS.
- 1 HS.
- 1 HS.
- HS đọc: Từ đầu ... thực dân xâm lược.
- Trao đổi – Trình bày : Phiếu BT: 
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơ-ne-vơ, miền Bắc nước ta bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội và trở thành hậu phương lớn cho cách mạng miền Nam.
- Để góp phần trang bị máy móc cho sản xuất ở miền Bắc, từng bước thay thế công cụ sản xuất thô sơ có năng suất lao động thấp và làm nòng cốt cho ngành công nghiệp của nước ta.
 -12/ 1955, với sự giúp đỡ của Liên Xô, Nhà máy được khởi công xây dựng ở phía tây nam Thủ đô Hà Nội (hơn 10 vạn mét vuông), vào loại lớn nhất khu vực Đông Nam Á thời bấy giờ. Sau gần 1000 ngày đêm lao động, 4/ 1958 Nhà máy khánh thành. 
- HS đọc
- Thảo luận – Trình bày: 
- Sản xuất máy phay, máy tiện, máy khoan, tên lửa A12, ...
- 9 lần đón Bác về thăm. Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất, nhiều cán bộ, công nhân được nhiều phần thưởng cao quý khác.
- Bài học SGK/ 46
- 2 HS
 Môn: Địa lí.	
Tiết 23. Bài: Môït số nước ở châu Âu (tr 113) 
I. MỤC TIÊU: 
 - HS biết sử dụng lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, đặc điểm lãnh thổ của Liên bang (LB) Nga, Pháp.
 - HS nhận biết một số nét về dân cư, kinh tế của các nước Nga, Pháp.
 - GD: Tính chính xác, ham học hỏi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 
 + GV : - Bản đồ các nước châu Âu – Phiếu BT (HĐ 1) 
 + HS : - Hình 1, 2, 3 (SGK/ 113, 114)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Giáo viên.
Học sinh.
1. Bài cũ : 
- Chỉ lược đồ vị trí, các dãy núi, đồng bằng của châu Âu ?
- Nêu đặc điểm dân cư, khí hậu của châu Âu ? 
- Bài học ?
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động1:Liên bang Nga
- Gọi đọc mục 1 sgk/ 113.
- Cho làm việc nhóm 5.
- Yêu cầu HS hoàn thành phiếu BT.
- GV kết luận.
Hoạt động 2: Pháp
- Gọi đọc mục 2 sgk/ 114.
- Cho làm việc nhóm 2: 
- Nêu vị trí địa lí của Pháp ?
Chỉ bản đồ ? 
- So sánh khí hậu của Nga và Pháp ?
- Kể tên các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp của Pháp?
- GV kết luận. 
Hoạt động 3: Bài học
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Nêu Thủ đô của Nga, Pháp ?
- So sánh điều kiện tự nhiên, tài nguyên của Nga và Pháp ?
- Dặn HS về nhà học, làm BT.
- Tiết sau: Ôn tập
- Nhận xét tiết học. 
- Châu Âu
- 1 HS.
- 1 HS.
- 1 HS.
- HS đọc – Quan sát hình 1 (sgk/ 113).
- Trao đổi – Trình bày phiếu BT:
Các yếu tố
Đặc điểm – sản phẩm chính 
của ngành sản xuất
- Vị trí địa lí
- Diện tích
- Dân số
- Khí hậu
- Tài nguyên, khoáng sản
- Sản phẩm công nghiệp
- Sản phẩm nông nghiệp
- Nằm ở Đông Âu, Bắc Á.
- Lớn nhất thế giới, 17 triệu km2.
- 144,1 triệu người.
- Ôn đới (chủ yếu thuộc LB Nga)
- Rừng tai-ga, dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, quặng sắt.
- Máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông.
- Lúa mì, ngô, khoai tây, lợn, bò, gia cầm.
- HS đọc – Quan sát hình 1.
- HS thảo luận - Trả lời - Chỉ bản đồ:
- Nằm ở Tây Âu. Giáp: Tây Ban Nha, Ý, Aùo, Đức, Hà Lan; giáp Đại Tây Dương, Địa Trung Hải.
- Khí hậu ôn hòa, ấm áp hơn LB Nga (vì giáp Đại Tây Dương, biển không bao giờ đóng băng)
- Máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông, vải, quần áo, mĩ phẩm, . 
- Lúa mì, khoai tây, nho, củ cải đường, nuôi bò,
- HS đọc SGK/ 114.
- Mát-xcơ-va; Pa-ri.
- 1 HS
 Môn: Kĩ thuật	
Tiết 23. Bài: Nuôi dưỡng gà (tr 62) 
I. MỤC TIÊU: 
 - HS nêu được mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà.
 - HS biết cách cho gà ăn uống.
 - GD : Ý thức chăm sóc gà, áp dụng vào cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: + GV : - Phiếu BT (HĐ 2).
 + HS : - Hình vẽ SGK/ 63.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Giáo viên.
Học sinh.
1. Bài cũ : 
- Nêu tác dụng của thức ăn nuôi gà ?
- Nêu tác dụng, tên thức ăn của nhóm thức ăn cung cấp khoáng, vi-ta-min ?
- Gia đình em thường cho gà ăn thức ăn nào ?
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạtđộng 1: Mục đích, ý nghĩa.
- Cho đọc mục 1 sgk/ 62.
- Thế nào là nuôi dưỡng gà ?
- Nuôi dưỡng gà nhằm mục đích gì ?
-Nuôi dưỡng gà hợp lí có ý nghĩa gì?
- GV kết luận.
Hoạt động 2: Cách cho gà ăn.
- Cho đọc mục 2a sgk/ 62.
- Cho làm việc nhóm 5:
- Nêu cách cho gà ăn ở thời kì gà con mới nở ? 
- Nêu cách cho gà ăn ở thời kì gà giò? Giải thích ?
- Nêu cách cho gà ăn ở thời kì gà đẻ trứng ? Kể tên thức ăn? Giải thích ?
- Liên hệ việc cho gà ăn ở gia đình, địa phương em ?
- GV kết luận.
Hoạt động 3: Cách cho gà uống
- Nêu vai trò của nước đối với đời sống động vật ?
- Cho đọc mục 2b sgk/ 63.
- Cho làm việc nhóm đôi.
- Vì sao cần cho gà uống nhiều nước?
- Nêu cách cho gà uống nước ? Liên hệ gia đình, địa phương em ?
- GV kết luận. 
Hoạt động 4: Ghi nhớ
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Nêu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà ?
- Dặn HS về nhà học, làm BT.
- Tiết sau: Chăm sóc gà.
- Nhận xét tiết học.
- Thức ăn nuôi gà (tiết 2).
- 1 HS.
- 1 HS.
- 1 HS.
- HS đọc – Họat động lớp - Trả lời:
- Công việc cho gà ăn, uống.
- Cung cấp nước, các chất dinh dưỡng cần thiết cho gà.
- Giúp gà khỏe mạnh, ít bệnh, lớn nhanh, sinh sản tốt.
- HS đọc – Quan sát hình 1 sgk/ 62
- Trao đổi – Trình bày phiếu BT:
- Cho ăn liên tục suốt ngày đêm, gà nở được 2-3 ngày cho ăn ngô nghiền nhỏ, tấm gạo; sau 4-5 ngày cho ăn thức ăn hỗn hợp.
- Gà 7-8 tuần tuổi cho ăn thức ăn nhiều bột đường, đạm, vi-ta-min, cho ăn liên tục suốt ngày đêm. Vì bột đường, đạm cung cấp năng lượng hoạt động và tạo thịt, mỡ phù hợp với sự phát triển của gà giò.
- Gà đẻ trứng: cho ăn thức ăn nhiều đạm như giun đất, cào, cào, mối, cua, ốc cá, bột đỗ tương, , nhiều khoáng như vỏ trứng, vỏ sò,, nhiều vi-ta-min như rau muống, bắp cải,  , giảm bớt thức ăn nhiều bột đường. Vì đạm, khoáng, vi-ta-min là các chất tham gia tạo thành trứng gà. 
- HS tự liên hệ.
- Là một trong những thành phần chủ yếu cấu tạo nên cơ thể động vật, giúp hấp thu các chất dinh dưỡng hòa tan từ thức ăn, thải các chất thừa, độc hại trong cơ thể.
- HS đọc – Quan sát hình 2/ 63
- Trao đổi – Trả lời:
- Vì gà ăn chủ yếu là thức ăn khô.
- Nước sạch đựng trong máng, máng uống gần máng ăn. Cần thay nước, rửa máng hàng ngày. HS tự liên hệ thực tế.
- HS đọc SGK/ 64
- 1 HS.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 23 - s.doc