I. MỤC TIÊU:
- HS nêu được mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà.
- HS biết cách chăm sóc gà.
- GD : Ý thức chăm sóc gà, áp dụng vào cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: + HS : - Hình vẽ SGK/ 65.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Môn: Kĩ thuật Tiết 24. Bài: Chăm sóc gà (tr 64) I. MỤC TIÊU: - HS nêu được mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà. - HS biết cách chăm sóc gà. - GD : Ý thức chăm sóc gà, áp dụng vào cuộc sống. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: + HS : - Hình vẽ SGK/ 65. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Giáo viên. Học sinh. 1. Bài cũ : - Nêu cách cho gà ăn ở từng thời kì sinh trưởng?Liên hệ ở gia đình em? - Nêu cách cho gà uống ? - Ghi nhớ ? 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Mục đích, tác dụng - Gọi đọc mục 1 SGK/ 64. - Thế nào là chăm sóc gà ? - Nêu mục đích của việc chăm sóc gà ? - Nêu tác dụng của việc chăm sóc gà ?Liên hệ địa phương em ? - GV kết luận. Hoạt động 2: Chăm sóc gà. - Gọi đọc mục 2 SGK/ 64. - Nêu tên các công việc chăm sóc gà ? - Vì sao phải sưởi ấm cho gà con? Nêu dụng cụ sưởi ấm cho gà con ? Liên hệ ở địa phương em ? - Vì sao phải chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà ? Cách chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà ? Liên hệ ở gia đình, địa phương em? - Biểu hiện của gà bị ngộ độc thức ăn? Kể tên thức ăn gây ngộ đôïc cho gà ? Liên hệ thực tế ? - GV kết luận. Hoạt động 3: Ghi nhớ 3. Củng cố - Dặn dò: - Nêu mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà ? - Cách phòng ngộ độc thức ăn cho gà ? - Dặn HS về nhà học, làm BT. - Tiết sau: Lắp xe chở hàng. - Nhận xét tiết học. - Nuôi dưỡng gà. - 1 HS. - 1 HS. - 1 HS. - HS đọc – Trả lời: - Ngoài việc cho gà ăn, uống, những công việc: sưởi ấm cho gà mới nở, che nắng, gió, giúp gà không bị rét, nắng nóng à Chăm sóc gà - Tạo các điều kiện sống thuận lợi, thích hợp, giúp gà tránh được ảnh hưởng không tốt của các yếu tố môi trường (nhiệt độ, ánh sáng, không khí) - Giúp gà khỏe mạnh, mau lớn, có sức chống bệnh tốt, nâng cao năng suất. HS liên hệ thực tế. - HS đọc – Quan sát hình 1, 2. - Sưởi ấm cho gà con, chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà, phòng ngộ độc thức ăn cho gà. - Gà con không chịu được rét, dễ nhiễm bệnh đường hô hấp, đường ruột à chết. Dùng chụp sưởi, bóng điện hoặc bếp than, bếp củi đặt quanh chuồng. - Nóng quá, gà thở dốc, mất nhiều năng lượng, kém ăn, chậm lớn. Rét quá gà dễ bệnh. Cách làm: Chuồng quay về hướng đông – nam, cao ráo, thoáng, mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Mùa đông làm rèm chắn gió hướng đông – bắc. - Bỏ ăn, ủ rũ, uống nhiều nước, tiêu chảy, nặng à chết. Thức ăn gây ngộ độc: ôi, mốc, mặn. - HS đọc ghi nhớ SGK/ 64 - 1 HS. - 1 HS. Môn: Toán. Tiết 116. Bài: Luyện tập chung (tr 123) I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Hệ thống hóa, củng cố các kiến thức về diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương. - HS vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích để giải các bài tập có liên quan với yêu cầu tổng hợp hơn. - GD: Tính chính xác. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Giáo viên. Học sinh. 1.Bài cũ: - Gọi HS chữa bài 2 (sgk/ 122) - Nêu quy tắc, công thức tính ? 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Bài 1 (tr 123): - Gọi đọc yêu cầu bài. - Cho làm bài cá nhân. - Chữa bài. - Nêu công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình lập phương ? Bài 2 (tr 123): - Gọi đọc yêu cầu bài. - Cho làm cá nhân. - Chữa bài. - Nêu công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình hộp chữ nhật ? Bài 3 (tr 123): - Gọi đọc đề bài. - Hướng dẫn tìm hiểu đề. - Cho làm nhóm 3. - Chữa bài. - Cho HS giải thích ? 3. Củng cố - Dặn dò: - Nêu các công thức vừa ôn ? - Về nhà học, làm BT. - Tiết sau: Luyện tập chung. - Nhận xét tiết học. - Thể tích hình lập phương. - 1 HS. - 2 HS. Bài 1 (tr 123) - Làm bài cá nhân : vở – bảng: Bài giải Diện tích một mặt của hình lập phương đó là: 2,5 2,5 = 6,25 (cm2) Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là: 6,25 6 = 37,5 (cm2) Thể tích của hình lập phương đó là: 6,25 2,5 = 15,625 (cm3) Đáp số : 6,25 cm2 ; 37,5 cm2; 15,625 cm3 Bài 2 (tr 123) - Làm bài cá nhân : vở – bảng: Hình hộp chữ nhật (1) (2) (3) Chiều dài 11cm 0,4m dm Chiều rộng 10m 0,25m dm Chiều cao 6cm 0,9m dm Diện tích mặt đáy 110cm2 0,1m2 dm2 Diện tích xung quanh 252cm2 1,17m2 dm2 Thể tích 660cm3 0,09m3 dm3 Bài 3 (tr 123) HS trao đổi – Làm bài: vở – bảng: Bài giải Thể tích khối gỗ hình hộp chữ nhật lúc đầu là: 9 6 5 = 270 (cm3) Thể tích khối gỗ hình lập phương cắt đi là: 4 4 4 = 64 (cm3) Thể tích phần gỗ còn lại là: 270 – 64 = 206 (cm3) Đáp số : 206 cm3 - 2 HS Môn: Toán. Tiết 117. Bài: Luyện tập chung (tr 124) I. MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố về : - Tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán. - Tính thể tích hình lập phương, khối tạo thành từ các hình lập phương. - GD: Tính chính xác. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Giáo viên. Học sinh. 1. Bài cũ: - Chữa bài 3 (sgk/ 123). - Nêu cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần, thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương? 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Bài 1 (tr 124): - Gọi đọc mẫu sgk - Hướng dẫn. - Gọi đọc yêu cầu bài. - Cho làm bài nhóm đôi. - Chữa bài. - Củng cố cách tìm giá trị phần trăm của một số, cách tính nhẩm. Bài 2 (tr 124): - Gọi đọc đề bài. - Hướng dẫn tìm hiểu đề. - Cho làm cá nhân. - Chữa bài. - Nêu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số ? Bài 3 (tr 125) - Gọi đọc đề bài. - Hướng dẫn tìm hiểu đề. - Cho làm nhóm 4. - Chữa bài. (HS có thể làm và giải thích theo cách khác) 3. Củng cố - Dặn dò: - Nêu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số ? - Nêu cách tính diện tích toàn phần của hình lập phương, hình hộp chữ nhật ? - Về nhà học, làm BT. - Tiết sau: Giới thiệu hình trụ, hình cầu. - Nhận xét tiết học. - Luyện tập chung. - 1 HS. - 3 HS Bài 1 (tr 124): - HS đọc , tìm hiểu bài mẫu: Cách tính của Dung. - HS đọc yêu cầu - Làm bài: vở – bảng: a) Nhận xét: 17,5% = 10% + 5% + 2,5% 10% của 240 là 24 5% của 240 là 12 2,5% của 240 là 6 Vậy 17,5% của 240 là 42 b) Nhận xét: 35% = 30% + 5% 30% của 520 là 156 5% của 520 là 26 Vậy 35% của 520 là 182 Bài 2 (tr 124): - Làm bài: vở – bảng: Bài giải a) Tỉ số thể tích của hình lập phương lớn và hình lập phương bé là . Vậy tỉ số phần trăm thể tích của hình lập phương lớn và hình lập phương bé là: 3 : 2 = 1,5 = 150% b) Thể tích hình lập phương lớn là: 64 : 2 3 = 96 (cm3) Đáp số : a) 150% ; b) 96 cm3 Bài 3 (tr 125) Thảo luận – Làm bài: vở – bảng: a) Coi hình đã cho gồm 3 hình lập phương, mỗi hình đó đều được xếp bởi 8 hình lập phương nhỏ. Vậy hình đã cho có : 8 3 = 24 (hình lập phương nhỏ) b) Mỗi hình lập phương A, B, C có diện tích toàn phần là: 2 2 6 = 24 (cm2) Hình A có 1 mặt không cần sơn, hình B có 2 mặt không cần sơn, hình C có 1 mặt không cần sơn, cả 3 hình có 1 + 2 + 1 = 4 (mặt) không cần sơn. Diện tích toàn phần của cả 3 hình A, B, C là: 24 3 = 72 (cm2) Diện tích không cần sơn của hình đã cho là: 2 2 4 = 16 (cm2) Diện tích cần sơn của hình đã cho là: 72 – 16 = 56 (cm2) Đáp số: a) 24 hình ; b) 56 cm2 - 1 HS - 1 HS Môn: Toán. Tiết 118. Bài: Giới thiệu hình trụ. Giới thiệu hình cầu (tr 125) I. MỤC TIÊU: - Giúp HS nhận dạng hình trụ, hình cầu. - HS nhận biết đúng hình trụ, hình cầu. Xác định được đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu. - GD: Óc quan sát. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: + GV: Một số đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu. + HS: Hình vẽ SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Giáo viên. Học sinh. 1. Bài cũ: - Chữa bài 1b, 2 (SGK / 124). - Nêu cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương ? 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Giới thiệu hình trụ - Đặt vật mẫu. - Hình trụ có đặc điểm gì ? - Kể một số đồ vật dạng hình trụ ? Hoạt động 2: Giới thiệu hình cầu - Đặt đồ vật: quả bóng, mô hình Trái Đất. - Quả trứng, cái mâm có dạng hình cầu ? Hoạt động 3: Thực hành Bài 1 (tr 126): - Gọi đọc yêu cầu bài. - Cho làm bài cá nhân. - Chữa bài. - Cho HS giải thích ? Bài 2 (tr 126): - Gọi đọc yêu cầu bài. - Làm bài theo nhóm đôi. - Chữa bài. - Củng cố về hình cầu. Bài 3 (tr 126): - Gọi đọc yêu cầu bài. - Thảo luận nhóm 5 - Thi tiếp sức. - GV quy định thời gian – Chữa bài 3. Củng cố - Dặn dò: - Nêu đặc điểm của hình trụ ? - Về nhà học, làm BT. - Tiết sau: Luyện tập chung. - Nhận xét tiết học. - Luyện tập chung. - 2 HS. - 2 HS - Quan sát, nhận biết hình trụ. - 2 mặt đáy là 2 hình tròn bằng nhau và 1 mặt xung quanh. - Hộp sữa, hộp bánh, - Quan sát, nhận biết hình cầu. - Không đúng. Bài 1 (tr 126) - Đọc – Quan sát hình SGK. - Làm bài: vở – bảng: - Hình A, E là hình trụ. Vì có 2 mặt đáy là 2 hình tròn bằng nhau và 1 mặt xung quanh. Bài 2 (tr 126) - Đọc – Quan sát hình SGK - Thảo luận - Làm bài: vở – bảng: - Quả bóng bàn, viên bi có dạng hình cầu. - Hộp chè có dạng hình trụ. Bánh xe đạp dạng hình tròn. Quả trứng gà dạng hình bầu dục. Bài 3 (tr 126) - Đọc đề - Thảo luận – Nối tiếp nhau lên bảng viết tên đồ vật tìm được, nhóm nào tìm được nhiều và đúng thì thắng cuộc. - 1 HS. Môn: Toán. Tiết 119. Bài: Luyện tập chung (tr 127) I. MỤC TIÊU: - Củng cố cho HS cách tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn. - HS vận dụng các quy tắc tính diện tích của các hình để giải các bài tập có liên quan. - GD: Tính chính xác. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Giáo viên. Học si ... ø của cái ngắt điện ? 2 Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Phòng tránh bị điện giật - Gọi đọc câu hỏi SGK/ 98 - Cho làm việc nhóm 5: - Nêu các tình huống bị điện giật ? - Các biện pháp đề phòng điện giật ?Xử lí thế nào khi thấy người bị điện giật? - Liên hệ thực tế tránh điện giật ? - GV kết luận. HĐ 2: Phòng tránh gây hỏng đồ điện. - Gọi đọc thông tin, bài tập SGK/ 99. - Cho quan sát vật thật. - Cho làm việc nhóm đôi. - Dùng nguồn điện 12V cho dụng cụ dùng điện có số vôn quy định là 6V có được không ? - Dựa vào đâu để chọn nguồn điện thích hợp với mỗi dụng cụ dùng điện ? - Vai trò của cầu chì ? - Vai trò của công tơ điện ? - GV kết luận. Hoạt động 3 : Tiết kiệm điện - Tại sao phải sử dụng điện tiết kiệm ? -Nêu các biện pháp tránh lãng phí điện? - Liên hệ thực tế ở gia đình em. - GV kết luận. 3. Củng cố – Dặn dò: - Nêu cách phòng tránh bị điện giật ? - Cách phòng tránh gây hỏng đồ điện ? Gây cháy khi dòng điện quá mạnh ? - Các biện pháp tiết kiệm điện ? - Dặn HS về nhà học, làm bài tập. - Tiết sau: Ôn tập: Vật chất và năng lượng - Nhận xét tiết học. - Lắp mạch điện đơn giản (tiết 2) - 1 HS. - 1 HS. - HS đọc – quan sát hình 1, 2 SGK/ 98 - Thảo luận - Trình bày: - Sờ tay vào chỗ dây điện bị hở , chạm phải các bộ phận kim loại đang có điện. Cầm vật bằng kim loại cắm vào ổ lấy điện. Cắm phích điện khi tay bị ướt, - Mục Bạn cần biết SGK/ 98. - HS liên hệ tránh điện giật ở trường, ở nhà. - HS đọc – quan sát hình 3, 4 SGK/ 99. - Quan sát: cầu chì, công tơ điện, đồ dùng điện ghi số vôn. - Trao đổi – Trình bày: - Không được, đồ dùng điện đó sẽ bị hỏng.Vì ta đã sử dụng nguồn điện có số vôn lớn hơn số vôn quy định của dụng cụ dùng điện đó. - Dựa vào số ghi kèm theo chữ V (vôn) trên mỗi dụng cụ đùng điện để chọn nguồn điện thích hợp - Làm cho mạch điện bị ngắt khi dòng điện quá mạnh, tránh được sự cố nguy hiểm về điện. - Đo năng lượng điện đã dùng để tính số tiền điện phải trả. * Hoạt động lớp - Đỡ tốn tiền, tránh ảnh hưởng đến người khác. - Mục Bạn cần biết SGK/ 99. - HS lần lượt nêu số tiền điện gia đình em phải trả hàng tháng, nêu việc tiết kiệm điện ở gia đình. - 1 HS. - 1 HS. - 1 HS. Môn: Âm nhạc Tiết 24. Bài: Học hát:Bài Màu xanh quê hương(tr 38) I. MỤC TIÊU : - HS nắm được lời ca, giai điệu của bài hát : Màu xanh quê hương - HS thuộc lời ca, hát đúng giai điệu, biết thể hiện tính chất tươi vui, rộn ràng. Hát đúng những âm có luyến, láy và ngắt hơi đúng chỗ, kết hợp vận động. - GD HS: Yêu quê hương, đất nước. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: + GV: - Đĩa ghi lời bài hát, nhạc cụ gõ. + HS: - Nhạc cụ gõ ( thanh phách, ). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Giáo viên. Học sinh. 1. Bài cũ : - Gọi HS biểu diễn 2 bài hát. - Đọc nhạc, gõ đệm, kết hợp ghép lời bài TĐN số 6. 2. Bài mới : Giới thiệu bài: Tên bài hát, tên tác giả. Hoạt động 1: Tập hát. - Cho HS nghe bài hát qua đĩa. - GV hát mẫu. - Cho HS đọc lời. - Nhận biết đặc điểm của bài hát. - Cho HS khởi giọng. - Dạy từng câu. - Dạy nối các câu - Dạy cả bài. - Cho hát theo dãy, nhóm. HĐ 2: Hát kết hợp gõ đệm, vận động - Hướng dẫn hát + gõ đệm theo phách, nhịp. - Hướng dẫn hát đối đáp. - Gọi (HS khá) hát + phụ họa - Hướng dẫn hát + vận động tại chỗ. 3. Củng cố - Dặn dò: - Gọi HS hát lại bài hát + gõ đệm. - Dặn HS hát thuộc bài hát, tìm động tác phụ họa. - Tiết sau: Ôn bài hát – TĐN số 7. - Nhận xét tiết học. - Ôân: Hát mừng, Tre ngà bên Lăng Bác -TĐN số 6 - 2 HS - 1 HS. - Nghe. - Nghe. - Nghe. - Đọc lời ca (SGK/ 38). - HS trả lời (nhịp, chỗ luyến, ngân ). - HS đọc thang âm: Đồ à Đố. - Luyện các âm: Rê – mi – son. Son - rê – mi – son. Son – son – son – son – son – rê – mi - son - Cả lớp hát từng câu. - Hát từng đoạn. - Hát cả bài. - Chia nhóm, dãy hát. - Cả lớp hát kết hợp gõ đệm: Xanh xanh quê hương ai trồng hàng cây Phách: x x X x X Nhịp: X X - Chia nhóm, dãy hát + gõ đệm. + Lời 1: - Dãy 1: Câu 1: Xanh xanh nơi đây. - Dãy 2: Câu 2: Lung limnh tươi thêm. - Dãy 3: Câu 3: Rung rinh bên đường. - Cả lớp: Câu 4: Tung tăng tới trường. + Lời 2: Tương tự lời 1. - 1 HS. - Lớp hát kết hợp động tác phụ họa đơn giản. - 1 HS. Môn: Lịch sử Tiết 24. Bài : Đường Trường Sơn (tr 47) I. MỤC TIÊU: - HS biết đường Trường Sơn là hệ thống giao thông quân sự quan trọng. Đây là con đường để miền Bắc chi viện sức người, vũ khí, lương thực, ... cho chiến trường, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta. - HS nêu được mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của đường Trường Sơn trong sự nghiệp thống nhất đất nước. - GD : Lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC. + HS: - Hình SGK. + GV: - Bản đồ Hành chính Việt Nam (chỉ phạm vi đường Trường Sơn). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Giáo viên. Học sinh. 1. Bài cũ: - Nhà máy cơ khí Hà Nội ra đời trong hoàn cảnh nào? - Nhà máy cơ khí Hà Nội có đóng góp gì vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ? - Bài học ? 2. Bài mới: Giới thiệu bài. - Gọi đọc cả bài SGK/ 47. Hoạt động 1: Tìm hiểu về đường Trường Sơn. - Ta mở đường Trường Sơn vào ngày nào? Nhằm mục đích gì ? Còn có tên là gì ? - Trình bày những nét chính về đường Trường Sơn năm xưa ? So sánh hình 1, 3 nhận xét về đường Trường Sơn qua 2 thời kì lịch sử ? - GV chỉ bản đồ. - GV kết luận: đường Trường Sơn là hệ thống những tuyến đường, gồm rất nhiều con đường trên cả 2 tuyến: Đông Trường Sơn, Tây Trường Sơn HĐ 2: Những tấm gương tiêu biểu . - Kể lại những tấm gương tiêu biểu và tinh thần vượt qua khó khăn của bộ đội, thanh niên xung phong trên đường Trường Sơn ? - GV kết luận. Hoạt động 3: Ý nghĩa - Nêu ý nghĩa của tuyến đường Trường Sơn ? Hoạt động 4: Bài học 3. Củng cố - Dặn dò: - Nêu mục đích, tầm quan trọng của đường Trường Sơn ? - Dặn HS về học, làm BT. - Tiết sau: Sấm sét đêm giao thừa - Nhận xét tiết học. - Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta. - 1 HS. - 1 HS. - 1 HS. - HS đọc – Quan sát hình. * Hoạt động nhóm 5. - 19-5-1959. Đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam, thực hiện nhiệm vụ thống nhất đất nước. Còn gọi là đường Hồ Chí Minh. - Tính đến 30-4-1975, đường tồn tại gần 6000 ngày đêm, đường hẹp, rậm rạp, dốc cao, ngoằn ngoèo,... Hiện nay đường Trường Sơn đã được mở rộng, đẹp, hiện đại thuận lợi cho các loại phương tiện giao thông. Đó là con đường đưa nước ta đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Quan sát: từ hữu ngạn sông Mã-Thanh Hóa qua miền Tây Nghệ An đến miền Đông Nam Bộ. * Hoạt động nhóm đôi. - Anh Nguyễn Viết Sinh, 6 năm gùi hàng trên chặng đường dài gần bằng một vòng Trái Đất. Bộ đội, thanh niên xung phong phải vượt qua rất nhiều khó khăn: dốc cao, chui qua cống, đi trên ni lông, nói thầm, không có muối ăn, bom đạn của giặc (16 năm à 3 triệu tấn bom đạn và chất độc hóa học),.. * Hoạt động lớp. - Là hệ thống giao thông quân sự quan trọng. Là con đường để miền Bắc chi viện sức người, vũ khí, lương thực, ... cho chiến trường, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta. - HS đọc Bài học SGK/ 49 - 2 HS Môn: Địa lí. Tiết 24. Bài: Ôn tập (tr 115) I. MỤC TIÊU: - HS xác định và mô tả sơ lược được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của châu Á, châu Âu. Biết hệ thống hóa các kiến thức cơ bản đã học về châu Á, châu Âu. - HS thấy được sự khác biệt ở mức độ đơn giản giữa hai châu lục. Đọc đúng tên, vị trí của 4 dãy núi: Hi-ma-lay-a, Trường Sơn, U-ran, An-pơ trên lược đồ (hoặc Bản đồ Tự nhiên Thế giới) - GD: Tính chính xác, ham học hỏi. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: + GV : - Bản đồ Tự nhiên Thế giới. Phiếu BT (HĐ 2) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Giáo viên. Học sinh. 1. Bài cũ : - Nêu thủ đô, vị trí, diện tích, địa hình, khí hậu, sản phẩm chính của nông nghiệp, công nghiệp của Nga? - Nêu thủ đô, vị trí, địa hình, khí hậu, sản phẩm chính của nông nghiệp, công nghiệp của Pháp ? - Bài học ? 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Quan sát bản đồ. - Treo bản đồ Tự nhiên Thế giới. - Gọi HS chỉ bản đồ và nêu vị trí, giới hạn của châu Á, châu Âu. Một số dãy núi. - GV kết luận. Hoạt động 2: Làm phiếu bài tập. - Gọi đọc BT 2 SGK/ 115. - Cho làm việc nhóm 5. - Thi làm bài đúng, nhanh. - GV kết luận. 3. Củng cố - Dặn dò: - Việt Nam thuộc châu lục nào? - Dặn HS về học, làm BT. - Tiết sau: Châu Phi. - Nhận xét tiết học. - Một số nước ở châu Âu - 1 HS. - 1 HS. - 1 HS. * Hoạt động lớp. - HS chỉ bản đồ, nêu vị trí, giới hạn: châu Á nằm ở bán cầu Bắc, châu Âu nằm ở phía tây châu Á (bán cầu Bắc). Đọc tên, vị trí của 4 dãy núi: Hi-ma-lay-a, Trường Sơn, U-ran, An-pơ. - HS đọc - Thảo luận - Trình bày phiếu BT (kẻ bảng như SGK/ 115): Tiêu chí Châu Á Châu Âu Diện tích 44 triệu km2 10 triệu km2 Khí hậu Đủ các đới khí hậu Chủ yếu ở đới khí hậu ôn hòa Địa hình Núi và cao nguyên chiếm 3/ 4 diện tích, đỉnh Ê-vơ-rét cao nhất thế giới Đồng bằng chiếm 2/ 3 diện tích, kéo dài từ tây sang đông Chủng tộc Đa số là người da vàng Chủ yếu là người da trắng Hoạt động kinh tế Làm nông nghiệp là chính Công nghiệp phát triển - 1 HS
Tài liệu đính kèm: