I. MỤC TIÊU: + Củng cố cho HS cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian. Đổi đơn vị đo độ dài, đơn vị đo thời gian, đơn vị đo vận tốc.
+ HS áp dụng làm đúng bài tập.
+ GD: Tính chính xác, áp dụng thực tế.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Môn: Toán. Tiết 136. Bài: Luyện tập chung (tr 144) I. MỤC TIÊU: + Củng cố cho HS cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian. Đổi đơn vị đo độ dài, đơn vị đo thời gian, đơn vị đo vận tốc. + HS áp dụng làm đúng bài tập. + GD: Tính chính xác, áp dụng thực tế. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Giáo viên. Học sinh. 1. Bài cũ: - Chữa bài 2, 4 (sgk/ 143). - Nêu cách tính thời gian, vận tốc, quãng đường ? 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Bài 1 (tr 144): - Gọi đọc đề bài. - Hướng dẫn tìm hiểu đề. - Cho làm nhóm đôi - Chữa bài, ghi điểm. - Nêu cách giải khác ? (HS giỏi) - Nêu cách tính vận tốc ? Bài 2 (tr 144): - Gọi đọc đề bài. - Hướng dẫn tìm hiểu đề. - Cho làm nhóm 3 - Chữa bài, ghi điểm. - Nêu các cách làm ? Bài 3 (tr 144): - Gọi đọc đề bài. - Hướng dẫn tìm hiểu đề. - Cho làm cá nhân - Chữa bài. Bài 4 (tr 144): - Gọi đọc đề bài. - Hướng dẫn tìm hiểu đề. - Cho làm nhóm đôi - Chữa bài. - Nêu cách giải khác ? 3. Củng cố - Dặn dò: - Nêu cách tính vận tốc, thời gian, quãng đường ? Đơn vị đo vận tốc ? - Về nhà học, làm BT - Tiết sau: Luyện tập chung - Nhận xét tiết học. - Vận tốc. - 2 HS. - 3 HS Bài 1 (tr 144): Bài giải Mỗi giờ ô tô đi được là: 135 : 3 = 45 (km) Đổi : 4 giờ 30 phút = 4,5 giờ Mỗi giờ xe máy đi được là: 135 : 4,5 = 30 (km) Mỗi giờ ô tô đi được nhiều hơn xe máy quãng đường là: 45 – 30 = 15 (km) Đáp số : 15 km * Cách 2: Thời gian đi của xe máy gấp thời gian đi của ô tô số lần là: 4,5 : 3 = 1,5 (lần) Cùng quãng đường, nếu thời gian đi của xe máy gấp 1,5 lần thời gian đi của ô tô thì vận tốc của ô tô gấp 1,5 lần vận tốc của xe máy. Vận tốc của ô tô là: 135 : 3 = 45 (km/giờ) Vận tốc của xe máy là: 45 : 1,5 = 30 (km/giờ) Bài 2 (tr 144) Bài giải Đổi : 2 phút = giờ ; 1250 m = 1,25 km Vận tốc của xe máy là: 1,25 : = 37,5 (km/giờ) Đáp số : 37,5 km/giờ Bài 3 (tr 144): Bài giải Đổi : 15,75 km = 15750 m ; 1 giờ 45 phút = 105 phút Vận tốc của xe ngựa là: 15750 : 105 = 150 (m/phút) Đáp số : 150 m/phút Bài 4 (tr 144): Bài giải Đổi : 72 km/giờ = 72 000 m/giờ ; 1 giờ = 60 phút Vận tốc của cá heo tính theo m/phút là: 72 000 : 60 = 1200 (m/phút) Số phút cá heo bơi được quãng đường đó là: 2400 : 1200 = 2 (phút) Đáp số : 2 phút - 3 HS Môn: Toán. Tiết 137. Bài: Luyện tập chung (tr 144) I. MỤC TIÊU: + Củng cố cho HS cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian. Làm quen với bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian. + HS áp dụng làm đúng bài tập. + GD: Tính chính xác, áp dụng thực tế. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Giáo viên. Học sinh. 1. Bài cũ: - Chữa bài 2, 3 (SGK/ 144). - Nêu cách tính vận tốc, thời gian, quãng đường ? Các đơn vị đo vận tốc ? 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Bài 1 (tr 144): a) - Gọi đọc đề bài. - Hướng dẫn tìm hiểu đề. - Hướng dẫn giải. - Giới thiệu chuyển động ngược chiều. b) - Gọi đọc đề bài. - Hướng dẫn tìm hiểu đề. - Cho làm nhóm đôi - Chữa bài, ghi điểm. - Củng cố cách giải bài toán chuyển động ngược chiều. Bài 2 (tr 145): - Gọi đọc đề bài. - Hướng dẫn tìm hiểu đề. - Cho làm cá nhân - Chữa bài. - Củng cố thời gian, thời điểm, tính quãng đường. Bài 3 (tr 145): - Gọi đọc đề bài. - Hướng dẫn tìm hiểu đề. - Cho làm cá nhân - Chữa bài. Bài 4 (tr 145): - Gọi đọc đề bài. - Hướng dẫn tìm hiểu đề. - Cho làm nhóm 3. - Chữa bài, ghi điểm. 3. Củng cố - Dặn dò: - Nêu cách tính quãng đường, vận tốc, thời gian ? - Về nhà học, làm BT - Tiết sau: Luyện tập chung - Nhận xét tiết học. - Luyện tập chung. - 2 HS. - 3 HS Bài 1 (tr 144): a) Sơ đồ: - HS giải như SGK/ 145. b) Sơ đồ: Bài giải Sau mỗi giờ, hai ô tô đi được quãng đường là: 42 + 50 = 92 (km) Thời gian đi để hai ô tô gặp nhau là:276 : 92 = 3(giờ) Đáp số : 3 giờ Bài 2 (tr 145) Bài giải Thời gian ca nô đi hết quãng đường AB là: 11 giờ 15 phút – 7 giờ 30 phút = 3 giờ 45 phút 3 giờ 45 phút = 3,75 giờ Quãng đường AB dài làø: 12 3,75 = 45 (km) Đáp số : 45 km Bài 3 (tr 145) Bài giải (HS có thể làm cách khác) Đổi : 15 km = 15 000 m Vận tốc của con ngựa đó là:15 000 :20 = 750(m/phút) Đáp số : 750 m/phút. Bài 4 (tr 145): Bài giải Đổi : 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ Quãng đường xe máy đi được trong 2,5 giờ là: 42 2,5 = 105 (km) Sau khi đi được 2,5 giờ, xe máy cách B số ki-lô-mét là: 135 – 105 = 30 (km) Đáp số : 30 km. - 3 HS Môn: Toán. Tiết 138. Bài: Luyện tập chung (tr 145) I. MỤC TIÊU: + Củng cố cho HS cách tính quãng đường, vận tốc, thời gian. Làm quen với bài toán chuyển động cùng chiều. + HS vận dụng làm đúng bài tập. + GD: Tính chính xác, áp dụng thực tế. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Giáo viên. Học sinh. 1. Bài cũ: - Chữa bài 1b, 4 (sgk/ 145). - Nêu cách tính quãng đường, vận tốc, thời gian ? 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Bài 1 (tr 145): a) - Gọi đọc đề bài. - Hướng dẫn tìm hiểu đề. - Hướng dẫn giải. - Giới thiệu chuyển động cùng chiều b) - Gọi đọc đề bài. - Hướng dẫn tìm hiểu đề. - Cho làm nhóm đôi - Chữa bài, ghi điểm. - Củng cố cách giải bài toán chuyển động cùng chiều. Bài 2 (tr 146): - Gọi đọc đề bài. - Hướng dẫn tìm hiểu đề - Cho làm cá nhân. - Chữa bài, ghi điểm. - Củng cố cách tính quãng đường. Bài 3 (tr 146): - Gọi đọc đề bài. - Hướng dẫn tìm hiểu đề - Cho làm nhóm 3. - Chữa bài, ghi điểm. - Củng cố cách giải bài toán chuyển động cùng chiều. 3. Củng cố - Dặn dò: - Nêu cách tính quãng đường, vận tốc, thời gian ? - Nêu cách giải bài toán chuyển động cùng chiều ? - Về nhà học, làm BT. - Tiết sau: Ôn tập về số tự nhiên - Nhận xét tiết học. - Luyện tập chung. - 2 HS. - 3 HS Bài 1 (tr 145): a) - HS đọc. - Làm bài: vở , bảng: - HS giải như SGK/ 145. b) Bài giải Quãng đường người đi xe đạp đi được trong 3 giờ là: 12 3 = 36 (km) Sau mỗi giờ xe máy gần xe đạp là: 36 – 12 = 24 (km) Thời gian đi để xe máy đuổi kịp xe đạp là: 36 : 24 = 1,5 giờ = 1 giờ 30 phút Đáp số : 1 giờ 30 phút Bài 2 (tr 146): - Làm bài: vở , bảng: Bài giải Quãng đường báo gấm chạy được là: 120 = 4,8 (km) Đáp số : 4,8 km Bài 3 (tr 146) - Làm bài: vở , bảng: Bài giải Thời gian xe máy đi trước ô tô là: 11 giờ 7 phút – 8 giờ 37 phút = 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ Đến 11 giờ 7 phút xe máy đã đi được quãng đường là: 36 2,5 = 90 (km). Ta có sơ đồ: Sau mỗi giờ ô tô gần xe máy là: 54 – 36 = 18 (km) Thời gian đi để ô tô đuổi kịp xe máy là: 90 : 18 = 5 (giờ) Ô tô đuổi kịp xe máy lúc: 11 giờ 7 phút + 5 giờ = 16 giờ 7 phút Đáp số: 16 giờ 7 phút - 2 HS - 1 HS. Môn: Toán. Tiết 139. Bài: Ôn tập về số tự nhiên (tr 147) I. MỤC TIÊU: - Củng cố cho HS về đọc, viết, so sánh các số tự nhiên; dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9. - HS vận dụng làm đúng bài tập. - GD: Tính chính xác, áp dụng thực tế. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Giáo viên. Học sinh. 1. Bài cũ: - Chữa bài 3 (SGK/ 146). - Nêu cách giải bài toán chuyển động cùng chiều, ngược chiều ? 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Bài 1 (tr 147): - Gọi đọc yêu cầu bài. - Gọi đọc số. - Chữa bài. - Củng cố cách đọc số tự nhiên. Bài 2 (tr 147): - Gọi đọc yêu cầu bài. - Cho làm cá nhân . - Chữa bài, ghi điểm. - Nêu cách làm ? - Củng cố cách viết số tự nhiên. Bài 3 (tr 147): - Nêu yêu cầu bài. - Cho làm nhóm đôi - Chữa bài. - Nêu cách so sánh số tự nhiên ? Bài 4 (tr 147): - Gọi đọc yêu cầu bài. - Cho làm nhóm 3 - Thi làm nhanh Bài 5 (tr 148): - Gọi đọc yêu cầu bài. - Nêu các dấu hiệu chia hết đã học ? - Cho làm cá nhân - Chữa bài. - Yêu cầu giải thích ? 3. Củng cố - Dặn dò: - Nêu nội dung vừa ôn ? - Về nhà học, làm BT - Tiết sau: Ôn tập về phân số - Nhận xét tiết học. - Luyện tập chung. - 1 HS. - 2 HS Bài 1 (tr 147): Đọc miệng: 70 815: Bảy mươi nghìn tám trăm mười lăm. Chữ số 5 chỉ 5 đơn vị. 975 806: Chín trăm bảy lăm nghìn tám trăm linh sáu. Chữ số 5 chỉ 5 nghìn. 5 723 600: Năm triệu bảy trăm hai ba nghìn sáu trăm. Chữ số 5 chỉ 5 triệu. 472 063 953: Bốn trăm bảy mươi hai triệu không trăm sáu mươi ba nghìn chín trăm năm mươi ba. Chữ số 5 chỉ 5 chục. Bài 2 (tr 147) - Làm bài: vở , bảng: a) 998 ; 999 ; 1000 b) 98 ; 100 ; 102 7999 ; 8000 ; 8001 996 ; 998 ; 1000 66 665 ; 66 666 ; 66 667 2 998 ; 3 000 ; 3 002 c) 77 ; 79 ; 81 299 ; 301 ; 303 1 999 ; 2 001 ; 2 003 Bài 3 (tr 147) - Làm bài vở , bảng: 1000 > 997 53 796 < 53 800 6 987 217 689 7 500 : 10 = 750 68 400 = 684 100 Bài 4 (tr 147) - Làm bài : vở , bảng: a) Bé à lớn: 3 999 ; 4 856 ; 5 468 ; 5 486 b) Lớn à bé: 3 762 ; 3 726 ; 2 763 ; 2 736 Bài 5 (tr 148) - Làm bài: vở , bảng a) 243 (hoặc 543 ; 843) chia hết cho 3. Vì: 2 + 4 + 3 = 9 chia hết cho 3. b) 209 (hoặc 299) chia hết cho 9. Vì c) 810 chia hết cho cả 2 và 5. Vì: tận cùng là chữ số 0. d) 465 chia hết cho cả 3 và 5. Vì: - 1 HS Môn: Toán. Tiết 140. Bài: Ôn tập về phân số (tr 148) I. MỤC TIÊU: + Củng cố cho HS về đọc, viết, rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số. + HS vận dụng làm đúng bài tập. + GD: Tính chính xác. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Giáo viên. Học sinh. 1. Bài cũ: - Chữa bài 4; 5(SGK/147,148) - Nêu cách so sánh số tự nhiên ? -Nêu các dấu hiệu chia hết đã học? 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Bài 1 (tr 148): - Gọi đọc yêu cầu bài. - Cho làm cá nhân - Chữa bài. -Gọi đọc các phân số mới viết được - Cho HS giải thích cách làm ? ... - 1 HS. - 1 HS - HS đọc – Quan sát hình 3. - Thảo luận – Trả lời: - 876 triệu người (năm 2004), đứng thứ 3 trong các châu lục. - Gốc là người Anh-điêng. Hiện nay phần lớn là người nhập cư. Sống tập trung ở ven biển và miền Đông. - Gồm: người Anh-điêng (da vàng), người gốc Âu (da trắng), người gốc Phi (da đen), người gốc Á (da vàng), người lai. * HS đọc – Quan sát hình 4. - Trao đổi – Trình bày: - Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển nhất, công, nông nghiệp hiện đại. Trung và Nam Mĩ kinh tế đang phát triển. - Bắc Mĩ: lúa mì, bông, lợn, bò sữa, cam, nho, Trung và Nam Mĩ: chuối, cà phê, bò, cừu, bông, - Bắc Mĩ: điện tử, hàng không vũ trụ. Trung và Nam Mĩ: khai thác khoáng sản. * Hoạt động lớp - HS đọc – Quan sát hình 5. - HS chỉ bản đồ và trả lời. Hoa Kì nằm ở Bắc Mĩ. Thủ đô: Oa-sinh-tơn. - Diện tích lớn thứ 4, số dân đứng thứ 3 trên thế giới. Kinh tế phát triển cao, nhiều ngành công nghiệp đứng đầu thế giới : điện, máy móc, thiết bị , xuất khẩu nông sản lớn nhất thế gới. - HS đọc Bài học SGK/ 126 - 1 HS. - 1 HS. Môn: Lịch sử Tiết 28. Bài : Tiến vào Dinh Độc Lập (tr 55) I. MỤC TIÊU: + HS biết chiến dịch Hồ Chí Minh, chiến dịch cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, đỉnh cao của cuộc Tổng tiến công giải phóng miền Nam bắt đầu ngày 26 – 4 – 1975 và kết thúc bằng sự kiện quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập. + HS biết được chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, chấm dứt 21 năm chiến đấu, hi sinh của dân tộc ta, mở ra thời kì mới : miền Nam được giải phóng, đất nước được thống nhất. + GD : Lòng yêu nước, tự hào dân tộc. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: * HS: Hình SGK. * GV: Lược đồ để chỉ các địa danh ở miền Nam được giải phóng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Giáo viên. Học sinh. 1. Bài cũ: - Tại sao Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri? Ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pa-ri ? - Hiệp định Pa-ri quy định điều gì ? - Bài học ? 2. Bài mới: Giới thiệu bài. - Gọi đọc toàn bài SGK/ 55. HĐ 1: Chiến dịch Hồ Chí Minh - Cho làm việc nhóm 2. - Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu vào thời gian nào ? Khí thế của quân ta như thế nào ? - Sau hơn một tháng Tổng tiến công, ta thu được thắng lợi gì ? - GV chốt ý, chỉ lược đồ. HĐ 2:Trậân đánh vào Dinh Độc Lập - Cho làm việc nhóm 5. - Kể lại sự kiện xe tăng của ta tiến vào Dinh Độc Lập ? - Thái độ của Dương Văn Minh và chính quyền Sài Gòn như thế nào khi ta chiếm Dinh Độc Lập ? - GV chốt ý. Hoạt động 3: Ý nghĩa. - Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng 30 – 4 – 1975 ? - GV chốt ý. Hoạt động 4: Bài học 3. Củng cố - Dặn dò: - Nước ta kỉ niệm ngày giải phóng miền Nam vào ngày nào ? - Tại sao nói: 30-4-1975 là mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc ta ? - Dặn HS về học, làm BT. - Tiết sau: Hoàn thành thống nhất đất nước. - Nhận xét tiết học. - Lễ kí Hiệp định Pa-ri - 1 HS. - 1 HS. - 1 HS. - HS đọc nội dung bài, chú thích. - Trao đổi – Trả lời: - 17 giờ ngày 26 – 4 - 1975 chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử nhằm giải phóng Sài Gòn bắt đầu. Năm cánh quân của ta đồng loạt nổ súng, ồ ạt tiến đánh vào các vị trí quan trọng của địch ở Sài Gòn. - Quân ta giải phóng toàn bộ Tây Nguyên và giải đất miền Trung. - Thảo luận – Trình bày: - Xe tăng 843 của đồng chí Bùi Quang Thận đi đầu, tiếp theo là xe 390 của Vũ Đăng Toàn. Đến trước Dinh Độc Lập, xe 843 lao vào cổng phụ và bị kẹt lại. Xe 390 lập tức húc đổ cổng chính tiến vào. Đồng chí Bùi Quang Thận giương cao cờ cách mạng, lao lên thềm của tòa nhà. Các xe tăng khác cũng tiến vào Dinh. Chỉ huy lữ đoàn ra lệnh cho bộ đội không được bắn. Các chiến sĩ của ta nhanh chóng tỏa lên các tầng lầu. Chính quyền ngụy quyền Sài Gòn đầu hàng không điều kiện. Lá cờ cách mạng kiêu hãnh tung bay trên nóc Dinh Độc Lập. Lúc ấy là 11 giờ 30 phút ngày 30 – 4 – 1975. - Dương Văn Minh mới nhận chức 2 ngày, ngồi ủ rũ cùng 50 thành viên Chính phủ. Thấy quân giải phóng vào, Dương Văn Minh nói: “ Chúng tôi ... “ à Chờ để đầu hàng không điều kiện. * Hoạt động lớp. - Là một trong những chiến thắng hiển hách nhất trong lịch sử dân tộc. - Đánh tan quân xâm lược Mĩ và quân đội Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, chấm dứt 21 năm chiến tranh. - Từ đây đất nước được thống nhất. - HS đọc Bài học SGK/ 57 - 1 HS - 1 HS Môn: Khoa học. Tiết 55. Bài: Sự sinh sản của động vật (tr 112) I. MỤC TIÊU: + HS biết trình bày khái quát về sự sinh sản của động vật : vai trò của cơ quan sinh sản, sự thụ tinh, sự phát triển của hợp tử. + HS kể được một số động vật đẻ trứng và đẻ con. + GDHS : Ý thức chăm sóc vật nuôi. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: * HS: Hình SGK. * GV: Bảng phụ đủ cho các nhóm (HĐ 3) III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Giáo viên Học sinh 1. Bài cũ: - Kể tên một số cây có thể trồng bằng một bộ phận của cây mẹ ? - Cây con có thể mọc lên từ bộ phận nào của cây mẹ ? 2. Bài mới: Giới thiệu bài HĐ 1: Vai trò của cơ quan sinh sản - Gọi đọc mục Bạn cần biết SGK/ 112 - Động vật được chia thành mấy giống? - Tinh trùng hoặc trứng của động vật được sinh ra từ cơ quan nào ? Cơ quan đó thuộc giống nào ? - Thế nào là sự thụ tinh ? Cho kết quả gì ? Có đặc điểm gì ? - GV chốt ý. HĐ 2: Các cách sinh sản của động vật - Gọi đọc câu hỏi quan sát SGK/ 112 - Cho làm việc nhóm 2. - GV chốt ý. HĐ 3: Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng? - Cho làm việc nhóm 5 - Tổ chức cho HS trò chơi: - GV quy định thời gian, cho các nhóm viết tên các con vật đẻ trứng và đẻ con. - GV chốt ý. 3. Củng cố - Dặn dò: - Kể tên con vật có lợi, có hại ? - Vẽ con vật mà em thích. - Dặn HS về nhà học, làm BT ở VBT, thực hành theo BT SGK/ 113. - Tiết sau: Sự sinh sản của côn trùng. - Nhận xét tiết học. - Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ - 1 HS - 1 HS. - Đọc SGK – Hoạt động lớp: - Đa số động vật chia thành 2 giống: đực và cái. - Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra tinh trùng. Con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra trứng. - Tinh trùng kết hợp với trứng à hợp tử à phân chia nhiều lần à cơ thể mới, mang đặc tính của bố và mẹ. - HS đọc – Quan sát hình 1 - Thảo luận – Trả lời: - Các con vật nở ra từ trứng: sâu, thạch thùng, gà, nòng nọc. - Các con vật vừa đẻ ra đã thành con: voi, chó. - Thảo luận – Quan sát hình 2 – Viết bảng phụ: - Nhóm nào viết được nhiều và đúng tên các con vật đẻ trứng và đẻ con à thắng + Tên động vật đẻ trứng: cá vàng, bướm, cá sấu, rắn, chim, rùa + Tên động vật đẻ con: chuột, cá heo, thỏ, khỉ, dơi - 1 HS. - HS vẽ con vật theo ý thích. Môn: Khoa học. Tiết 56. Bài: Sự sinh sản của côn trùng (tr 114) I. MỤC TIÊU: + HS xác định quá trình phát triển của một số côn trùng (bướm cải, ruồi, gián). + HS nêu được đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng. Nêu được một số biện pháp tiêu diệt côn trùng có hại. + GDHS : Ý thức diệt côn trùng có hại, áp dụng vào cuộc sống. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: * HS: - Hình SGK. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Giáo viên. Học sinh. 1. Bài cũ: - Động vật được chia thành mấy giống? Cơ quan sinh dục khác nhau như thế nào ? - Thế nào là sự thụ tinh ? Cho kết quả gì ? Có đặc điểm gì ? -Kể tên một số động vật đẻ trứng, đẻ con? 2. Bài mới: Giới thiệu bài. - Kể tên một số côn trùng ? Hoạt động 1: Bướm cải. - Gọi đọc câu hỏi SGK/ 114 - Cho làm việc nhóm 4. -Chỉ: trứng, sâu (ấu trùng), nhộng, bướm? -Bướm thường đẻ trứng vào mặt trên hay mặt dưới của lá rau cải ? - Ở giai đoạn nào, bướm cải gây thiệt hại nhất ? - Trong trồng trọt có thể làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra với cây cối ? - GV chốt ý. Hoạt động 2: Ruồi và gián. - Gọi đọc câu hỏi SGK/ 115 - Cho làm việc nhóm đôi. - Chỉ sơ đồ, nói về sự sinh sản của ruồi và gián ? Nêu sự giống nhau, khác nhau trong chu trình sinh sản của chúng ? - Ruồi và gián thường đẻ trứng ở đâu ? - Nêu một vài cách diệt ruồi và gián ? - GV chốt ý 3. Củng cố - Dặn dò: - Vẽ (viết) sơ đồ chu trình sinh sản của một loài côn trùng. - Dặn HS về học, làm BT. - Tiết sau: Sự sinh sản của ếch - Nhận xét tiết học. - Sự sinh sản của động vật. - 1 HS - 1 HS. - 1 HS - Bướm, sâu, ruồi, gián, - Đọc - Quan sát hình 1 à 5 - Thảo luận – Chỉ hình - Trình bày: - Hình 1: Trứng (đẻ vào đầu hè, sau 6 – 8 ngày, nở thành sâu) - Hình 2 (a, b, c): Sâu (ăn lá, lớn dần, khi da ngoài quá chật, chúng lột xác, lớp da mới hình thành. 30 ngày sau, sâu ngừng ăn. - Hình 3: Nhộng(sâu leo lên tường, hàng rào, bậu cửa. Vỏ sâu nứt ra, thành nhộng) - Hình 4: Bướm (trong vòng 2, 3 tuần, bướm chui khỏi kén) - Hình 5: Bướm cải đẻ trứng vào lá rau cải, - Mặt dưới của lá rau. - Giai đoạn thành sâu à ăn nhiều lá rau, gây thiệt hại nhất. - Bắt sâu, phun thuốc trừ sâu, diệt bướm, - Thảo luận - Quan sát hình 6, 7 - Chỉ hình -Trả lời : - Giống nhau: đẻ trứng. - Khác nhau: + Ruồi: trứng à dòi (ấu trùng) à nhộng à ruồi. + Gián: trứng à gián con. - Ruồi: đẻ nơi có phân, rác, xác chết động vật, ... - Gián: Xó bếp, ngăn kéo, tủ bếp, tủ quần áo, ... - Ruồi: Giữ vệ sinh môi trường nhà ở, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi, phun thuốc , ... - Gián: Giữ vệ sinh môi trường nhà ở, nhà bếp, nhà vệ sinh, nơi để rác, tủ bếp, tủ quần áo, phun thuốc, ... - HS thực hiện vẽ (viết) sơ đồ chu trình sinh sản của một loài côn trùng vào vở.
Tài liệu đính kèm: