Giáo án Tổng hợp Lớp 5- Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Hồng Quân - Trường PTDTBT Tiểu học số 1 Huổi Luông - Tuần 22

Giáo án Tổng hợp Lớp 5- Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Hồng Quân - Trường PTDTBT Tiểu học số 1 Huổi Luông - Tuần 22

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 - Đọc trôi chảy, rành mạch, đọc diễn cảm toàn bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp với lời nhân vật

 - Hiểu nội dung: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3)

 - Giáo dục HS có ý thức học tập và biết bảo vệ, yêu quý quê hương.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Tranh minh hoạ trong SGK

 

doc 158 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 186Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5- Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Hồng Quân - Trường PTDTBT Tiểu học số 1 Huổi Luông - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 22 
Ngày soạn: 7/1/2019
Ngày dạy: Thứ hai ngày 14 tháng 1 năm 2019
BUỔI SÁNG
Tiết 1: Hoạt động đầu tuần
CHÀO CỜ
Tiết 2: Tập đọc
Tiết 43: LẬP LÀNG GIỮ BIỂN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Đọc trôi chảy, rành mạch, đọc diễn cảm toàn bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp với lời nhân vật
 - Hiểu nội dung: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3)
 - Giáo dục HS có ý thức học tập và biết bảo vệ, yêu quý quê hương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Tranh minh hoạ trong SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra:
- Đọc đoạn trong bài ''Tiếng rao đêm" và trả lời câu hỏi trong SGK
 3. Bài mới: 
a. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc: Trực tiếp.
b. Luyện đọc:
- GV đọc mẫu bài, hướng dẫn giọng đọc.
- GV chia bài thành 4 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến người ông như toả ra hơi muối
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến thì để cho ai?
+ Đoạn 3: Tiếp theo quan trọng nhường nào.
+ Đoạn 4: Phần còn lại.
- GV cho HS đọc tiếp nối 4 đoạn, kết hợp sửa lỗi phát âm, hướng dẫn đọc câu khó, giúp HS hiểu nghĩa từ mới.
c. Tìm hiểu bài:
- GV yêu cầu HS đọc thầm các đoạn và trả lời các câu hỏi
- Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì?
- Bố Nhụ nói ''con sẽ họp làng'' chứng tỏ ông là người thế nào?
- Theo lời của bố Nhụ, việc lập làng mới ngoài đảo có lợi gì?
- Hình ảnh của làng chài mới hiện ra như thế nào qua những lời nói của bố Nhụ?
- Tìm những chi tiết cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ?
- Nêu nội dung của bài?
d. Luyện đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 4 của bài.
- GV nhận xét, kết luận và nhắc HS phải biết yêu quý và bảo vệ quê hương mình.
 4. Củng cố:
 5. Dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị cho tiết sau.
- HS nghe, quan sát tranh minh hoạ
- HS đọc tiếp nối 4 đoạn của bài.
+ hổn hển, điềm tĩnh, buộc, phập phồng, lưu cữu,
+ Thế là thế nào?
+ Ngư trường, vàng lưới, lưu cữu,
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc cả bài.
- HS đọc thầm các đoạn và suy nghĩ trả lời
- Họp bàn để di dân ra đảo đưa dân cả nhà Nhụ ra đảo.
- Là người quyết tâm...
- Ngoài đảo có đất rộng, bãi dài ... buộc được một con thuyền.
- Làng mới ngoài đảo đến rộng hết tầm mắt, dân chài thả sức phơi lưới ... có trường học, có nghĩa trang.
- Ông bước ra vông, ngồi xuống võng, vặn mình, hai má phập phồng ... quan trọng nhường nào.
- HS trả lời
- 4 HS đọc tiếp nối 4 đoạn.
- HS luyện đọc và đọc diễn cảm đoạn 4 trước lớp.
- HS nêu lại nội dung của bài.
 * Điều chỉnh bổ sung:..........
............... 
Tiết 3: Toán
Tiết 106: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
 - Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật
 - Vận dụng để giải một số bài toán đơn giản.
 - Giáo dục HS có ý thức tự giác học bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Ổn định tổ chức: Hát 
 2. Kiểm tra:
- Nêu cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
 3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập:
* Bài tập 1/110: Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần.
- GV yêu cầu HS áp dụng công thức tính rồi tính diện tích theo yêu cầu.
- GV nhắc HS chú ý đơn vị ở phần a.
- GV và HS cùng nhận xét, chữa bài.
* Bài tập 2: Giải toán
- GV hướng dẫn HS tóm tắt và giải toán.
Tóm tắt:
Chiều dài: 1,5m
Chiều rộng: 0,6m
Chiều cao: 8dm
Diện tích quét sơn:m2?
- GV và HS nhận xét, kết luận.
* Bài tập 3: Ghi Đ, S
- GV yêu cầu HS quan sát hình và tính nhanh kết quả rồi trả lời.
- GV nhận xét, kết luận.
 4. Củng cố:
 5. Dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị cho tiết sau.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- 1 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm vào vở.
 Đổi 1,5m = 15dm
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:
(25 + 15) x 2 x 18 = 1440 (dm2)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là: 
1440 + 25 x 15 x 2 = 2190 (dm2)
 Đáp số: 1440 dm2; 2190 dm2
- HS đọc đề bài.
- 1 GS làm bài trên bảng, cả lớp làm vào vở theo hướng dẫn.
Bài giải
 Đổi 8dm = 0,8m
Diện tích xung quanh của thùng là:
(1,5 + 0,6) x 2 x 0,8 = 3,36 (m2)
Diện tích một mặt đáy là:
0,6 x 1,5 = 0,9 (m2)
Diện tích quét sơn cái thùng không nắp là:
3,36 + 0,9 = 4,26 (m2)
 Đáp số: 4,26 m2
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS quan sát hình, tính nhanh kết quả.
- Một số HS trả lời trước lớp.
a) Đ ; b) S ; c) S ; d) Đ
 * Điều chỉnh bổ sung:..........
............... 
Tiết 4: Khoa học
Bài 43: SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
 - Nêu được một số biện pháp phòng chống cháy, bỏng, ô nhiễm khi sử dụng năng lượng chất đốt. 
 - Thực hiện tiết kiệm năng lượng chất đốt.
 - Giáo dục HS biết sử dụng tiết kiệm và bảo vệ môi trường khi dùng năng lượng chất đốt. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	 Tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra:
- Kể tên một số loại chất đốt và công dụng của chúng?
 3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
b. Hoạt động: Làm việc teo nhóm.
- GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát tranh ảnh sưu tầm và dựa vào vốn hiểu biết của bản thân, thảo luận theo các câu hỏi.
- GV và HS cả lớp nhận xét, kết luận.
- Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi, đốt than?
- Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiện có phải là nguồi năng lượng vô tận không ? Tại sao ?
- Nêu tên một số nguồn năng lượng khác có thể thay thế chúng ?
- Gia đình em đã làm gì để tiết kiệm chất đốt ?
- Tại sao phải sử dụng tiết kiệm chống lãng phí năng lượng ?
- Cần phải làm gì để phòng tránh tai nạn khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt ?
- Khi chất đốt cháy sinh ra những chất độc hại nào?
- Khói do bếp than hoặc các cơ sở sửa chữa ô tô , khói của các nhà máy công
 nghiệp có những tác hại gì ?
- GV nhắc HS phải biết bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường không khí.
 4. Củng cố:
 5. Dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị cho tiết sau
- HS các nhóm quan sát tranh ảnh, thảo luận theo các gợi ý.
- Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Sẽ làm ảnh hưởng tới tài nguyên rừng và môi trường . Phá rừng là nguyên nhân gây ra lở đất, xói mòn, lũ quét.
- Không phải là nguồn năng lượng vô tận, khai thác nhiều sẽ có ngày cạn kiệt.
- Nguồn năng lượng Mặt Trời, năng lượng do nước chảy, năng lượng của sức gió.
- Đun không quá to. Bật bóng điện vừa đủ ...
- Vì năng lượng chất đốt không phải là vô tận . Nó sẽ cạn kiệt nếu chúng ta sử dụng không tiết kiệm .
+ Đun nấu phải đúng cách, phải cẩn thận
+ Sưởi ấm hay sấy khô phải làm đúng cách. Không để trẻ em đun nấu và đến gần bếp. 
- Sinh ra khí các bô - níc và một số chất độc khác.
- Làm nhiễm bẩn không khí, gây độc hại cho con người, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, ảnh hưởng đến môi trường.
- HS đọc mục bạn cần biết trong SGK
 * Điều chỉnh bổ sung:..........
............... 
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: Đạo đức
Bài 10: UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ EM (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
 - Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng Uỷ ban nhân dân xã.
 - Giáo dục HS có ý thức tôn trọng Uỷ ban nhân dân xã.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Ổn định tổ chức: Hát 
 2. Kiểm tra:
- Mọi người cần có thái độ như thế nào khi đến UBND xã?
 3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Hoạt động 1: Xử lí tình huống
- GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận và xử lí một tình huống ở BT2/33.
- GV mời HS các nhóm lên nêu cách ứng xử mà nhóm mình lựa chọn.
- GV nhận xét, kết luận.
+ Tình huống a: Nên vận động các bạn tham gia kí tên ủng hộ các nạn nhân chất độc màu cam.
+ Tình huống b: Nên đăng kí tham gia sinh hoạt hè tại Nhà văn hoá của phường.
+ Tình huống c: Nên bàn với gia đình chuẩn bị sách vở, quần áo,ủng hộ trẻ em vùng bị lũ lụt.
c. Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận để góp ý kiến với Uỷ ban xã như yêu cầu ở BT4/33.
- GV và HS cùng nhận xét, kết luận.
 4. Củng cố:
 5. Dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị cho bài sau.
- HS các nhóm thảo luận để tìm ra cách ứng xử phù hợp.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
- HS các nhóm tiến hành thảo luận theo nhóm để nêu ra ý kiến góp ý với UBND xã.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung
- HS nêu lại nội dung phần ghi nhớ.
 * Điều chỉnh bổ sung:..........
............... 
Tiết 2 + 3: Tiếng Việt
ÔN TẬP 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Mức 1: Đọc đúng các tiếng trong bài với tốc độ tăng dần, trả lời lại được các câu hỏi cuối bài. Viết đúng chính tả (Sai không quá 5 lỗi) từ Ông Nhụ bước ra võng đến súc miệng khan.
- Mức 2: Đọc trôi chảy toàn bài, đọc diễn cảm đoạn 1 của bài. Đặt được câu với các từ : trẻ con, cây xanh, con thuyền. Viết đúng chính tả (Sai không quá 5 lỗi) 
đoạn từ Ông Nhụ bước ra võng đến quan trọng nhường nào của bài. 
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Bảng lớp viết nội dung các bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Mức 1
Mức 2
* Bài tập 1: Đọc lại bài tập đọc và đọc diễn cảm đoạn 1 của bài Lập làng giữ biển
* Bài tập 2: Đặt câu với các từ: trẻ con, cây xanh, con thuyền
* Bài tập 3: Nghe viết đoạn từ Ông Nhụ bước ra võng đến quan trọng nhường nào của bài Lập làng giữ biển
* Bài tập 1: Đọc lại từng đoạn của bài tập đọc Lập làng giữ biển
* Bài tập 2: Trả lời lại các câu hỏi của bài tập đọc Lập làng giữ biển
* Bài tập 3: Nghe viết đoạn từ Ông Nhụ bước ra võng đến súc miệng khan của bài Lập làng giữ biển
* Chơi trò chơi:
- GV cho HS cả lớp chơi trò chơi khám phá chiếc hộp thần kì.
- Ví dụ: 
+ Bố và ông của Nhụ bàn với nhau về việc gì?
+ Ông Nhụ có đồng ý ra đảo ngay không?
+......
IV. CỦNG CỐ DẶN DÒ:
	- GV nhận xét giờ học.
	- Dặn dò HS về học bài.
Ngày soạn: 8/1/2019	 
Ngày dạy: Thứ ba ngày 15 tháng 1 năm 2019
BUỔI SÁNG
Tiết 1: Thể dục
GV chuyên soạn giảng
Tiết 2: Luyện từ và câu
 Tiết 43: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ điều kiện - kết quả, giả thiết - kết quả.
 - Biết tìm các câu ghép và quan hệ từ trong câu ghép; tìm được quan hệ từ thích hợp để tạo câu ghép; biết thêm vế câu để tạo thành câu ghép.
 - Giáo dục HS có ý thức học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III ...  11 giờ 7 phút xe máy đã đi được quãng đường (AB) là:
 36 x 2,5 = 90 (km)
Sau mỗi giờ ô tô đến gần xe máy là:
 54 – 36 = 18 (km)
Thời gian để ô tô đuổi kịp xe máy là:
 90 : 18 = 5 (giờ) 
Ô tô đuổi kịp xe máy lúc:
 11 giờ 7 phút + 5 giờ = 16 giờ 7 phút
 Đáp số: 16 giờ 7 phút
 * Điều chỉnh bổ sung:..........
............... 
Tiết 3: Tiếng Việt
Tiết 55: ÔN TẬP (Tiết 7)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Nghe- viết đúng chính tả đoạn văn tả Bà cụ bán hàng nước chè tốc độ viết khoảng 100 chữ/15 phút.
 - Viết được một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) tả ngoại hình của một cụ già, biết chọn những nét ngoại hình tiêu biểu để miêu tả.
 - Giáo dục HS có ý thức tự giác học bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Một số tranh ảnh về các cụ già.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra
 3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Hướng dẫn HS nghe- viết:
- GV đọc bài viết.
+ Bài chính tả nói điều gì?
- GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết nháp: gáo dừa, năm chục tuổi, diễn viên tuồng chèo,
- GV đọc từng câu (ý) cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài. 
- GV chấm 5 - 6 bài, nêu nhận xét chung.
c. Hướng dẫn làm bài tập 2: Viết đoạn văn
- GV hỏi:
+ Đoạn văn các em vừa viết tả ngoại hình hay tính cách của bà cụ bán hàng nước?
+ Tác giả tả đặc điểm nào về ngoại hình?
+ Tác giả tả bà cụ rất nhiều tuổi bằng cách nào?
- GV nhắc HS:
+ Miêu tả ngoại hình nhân vật không nhất thiết phải tả tất cả các đặc điểm mà chỉ tả những đặc điểm tiêu biểu.
+ Trong bài văn miêu tả, có thể có 1, 2, 3 đoạn văn tả ngoại hình nhân vật
- HS viết đoạn văn vào vở. 
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ xung ; bình chọn bạn làm bài tốt nhất.
 4. Củng cố:
- GV nhận xét giờ học. 
 5. Dặn dò:
- Nhắc HS về nhà viết lại hoàn chỉnh đoạn văn miêu tả đã chọn.
- Tả về một bà cụ bán hàng nước
- HS viết nháp: gáo dừa, năm chục tuổi, diễn viên tuồng chèo,
- HS viết bài vào vở
- HS soát lỗi
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
+ Tả ngoại hình.
+ Tả tuổi của bà.
+ Bằng cách so sánh với cây bằng lăng già.
- HS viết đoạn văn vào vở
- HS đọc đoạn văn.
 * Điều chỉnh bổ sung:..........
............... 
Tiết 4: Thể dục
GV chuyên soạn giảng
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: Khoa học
Bài 56: SỰ SINH SẢN CỦA CÔN TRÙNG
I. MỤC TIÊU:
 - HS viết được sơ đồ chu trình sinh sản của côn trùng.
 - Thông qua nội dung bài học, HS nắm được chu trình sinh sản của một số loại côn trùng từ đó có biện pháp bảo vệ mùa màng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Các hình trong SGK, giấy để viết sơ đồ chu trình sinh sản của côn trùng.
HS: Sưu tầm tranh, ảnh những con côn trùng
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
Động vật có các cách sinh sản nào? Cho ví dụ?
b. Hoạt động 1: Côn trùng
- GV nêu đặc điểm để nhận biết về côn trùng.
+ Kể tên một số loại côn trùng mà em biết?
+ Em biết gì về các cách sinh sản của côn trùng?
c. Hoạt động 2: Cách sinh sản của bướm cải.
- Cho HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
+ Bướm cải đẻ trứng hay đẻ con?
+ Nêu quá trình phát triển từ trứng thành bướm của bướm cải?
+ Để giảm thiệt hại cho hoa màu, người ta thường làm gì để diệt bướm cải?
- GV nhận xét, kết luận.
d. Hoạt động 3: Tìm hiểu về ruồi, gián.
- Cho HS đọc thông tin SGK.
+ Ruồi và gián sinh sản bằng cách nào?
+ Em hãy nêu các cách diệt ruồi, gián mà em biết?
e. Hoạt động 4: Viết sơ đồ chu trình sinh sản của côn trùng. 
- Dựa vào chu trình sinh sản của bướm cải, ruồi và gián, viết sơ đồ chu trình sinh sản của côn trùng. (GV có thể hướng dẫn, gợi ý).
- HS nghe
- HS nối tiếp kể
Ví dụ: Bướm, ong, ruồi,muỗi, gián,
- HS đọc thông tin SGK/114.
- Bướm cải đẻ trứng
Trứng ấu trùng nhộng bướm
- Bắt sâu, phun thuốc diệt ở thời kì trứng và sâu.
- HS đọc thông tin SGK/115.
- Ruồi và gián đều đẻ trứng ở đống phân, đống rác, xác chết động vật hay gầm chạn, khe tủ,
- HS nối tiếp nêu
- HS thực hành viết
Trứng ấu trùng nhộng côn trùng
 4. Củng cố:
5. Dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò học bài ở nhà và chuẩn bị bài giờ sau.
 * Điều chỉnh bổ sung:..........
............... 
Tiết 2: Toán
ÔN TẬP 
I. MỤC TIÊU:
 - Mức 1: HS biết tính vận tốc và thời gian của một chuyển động.
- Mức 2: HS biết tính quãng đường và thời gian của hai chuyển động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Mức 1
Mức 2
 Bài 1: Gải toán
Một vận động viên chạy được 576m trong 1 phút 36 giây. Tính vận tốc chạy của người đó.
Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S
Một người đi xe đạp với vận tốc 11,5km/giờ. Vậy:
A. Quãng đường người đó đi trong 1,4 giờ là 16,1km.
B. Quãng đường người đó đi trong 39 phút là 74,75km. 
Bài 1: Giải toán
 Quãng đường AB dài 180km. Một ô tô đi quãng đường AB hết 35 phút, trên quãng đường còn lại đi với vận tốc 40km/giờ. Hỏi ô tô đi hết quãng đường AB trong bao lâu?
Bài 2: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
Một ô tô khởi hành từ Hà Nội lúc 8 giờ 45 phút để đi Hải Phòng với vận tốc 42,5km/giờ. Hỏi ô tô đó đến Hải Phòng lúc mấy giờ, biết quãng đường Hà Nội- Hải Phòng dài 102km?
A. 10 giờ 9 phút B. 11 giờ 9 phút
C. 10 giờ 25 phút D. 11 giờ 25 phút
IV. CỦNG CỐ DĂN DÒ:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà hoàn chỉnh bài viết, chuẩn bị cho tiết sau.
Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO HỌC TẬP TỐT CHÀO MỪNG NGÀY 26 - 3
I. MỤC TIÊU:
	- Học sinh biết hướng tự phấn đấu, tự rèn luyện cho bản thân để có một kết 
quả tốt nhất trong đợt thi đua .
	- Rèn luyện cho HS luôn có một thói quen, nề nếp tốt ở người HS Tiểu học.
II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM:
	1) Thời gian: 30 phút.
	2) Địa điểm: Trong lớp.
III. ĐỐI TƯỢNG:
	Học sinh lớp 5A1 Trung tâm; số lượng: 33 em.
IV. CHUẢN BỊ HOẠT ĐỘNG:
	1) Phương tiện: Nội dung thi đua.
	2) Tổ chức: Cho học sinh cùng tìm ra hướng phấn đấu cho bản thân.
V. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
	1) Nội dung: Học sinh biết về ý nghĩa ngày 26 - 3, cần phải thi đua học tập để có kết quả tốt.
	2) Hình thức: Làm việc cá nhân, theo nhóm.
VI. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về ngày
26 - 3
- GV cho HS thảo luận cả lớp để tìm hiểu về ngày 26 - 3.
- GV cho HS để bổ sung cho bảng nội quy lớp cho phù hợp, hoàn thiện nhất.
- GV cho HS thảo luận tiếp để đưa ra hình thức thực hiện tốt nhất các nội dung trong bảng nội quy đó.
2. Hoạt động 2: Phát động học tập 
- GV giúp HS thấy được sự quan trọng trong việc cần phải thi đua rèn luyện, học tập.
- GV cho HS thảo luận theo nhóm 5 để đưa ra hình thức học tập tốt.
- GV sẽ tổng hợp các ý kiến rồi đưa ra một hình thức thi đua chung nhất: thi đua cá nhân, thi đua theo tổ. 
- GV cùng HS nêu ra cách khen thưởng cho những bạn có thành tích thi đua tốt.
- HS thảo luận và phát biểu ý kiến.
- Ví dụ: Ngày 26 - 3 là ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. 
- HS thảo luận để cùng đưa ra hình thức thi đua tốt nhất
- HS thảo luận để nêu ra hình thức khen thưởng.
VII. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
	- GV nhận xét giờ học.
	- Nhắc nhở HS phải biết tự cố gắng rèn luyện tốt.
 * Điều chỉnh bổ sung:..........
............... 
Thứ năm ngày 14 tháng 3 năm 2019
Đ/c Lương Thị Hằng soạn giảng 
Ngày soạn:8/3/2019
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 15 tháng 3 năm 2019
Tiết 1: Tiếng Việt
KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
(Đề do chuyên môn trường ra)
Tiết 2: Toán
Tiết 140: ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU:
- Biết xác định phân số bằng trực giác; biết rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số không cùng mẫu số.
- Giáo dục HS có ý thức tự giác học bài và làm bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Các hình trong SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Gọi HS lên chữa BT 3 của tiết trước
 3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
*Bài tập 1/148: Viết phân số, hỗn số
- GV hướng dẫn HS làm làm bài rồi cho HS làm bài ra bảng con.
- GV và HS cùng nhận xét, chữa bài.
*Bài tập 2: Rút gọn các phân số.
- Muốn rút gọn phân số ta làm thế nào?
- GV cho HS thực hiện tiếp theo như BT1
*Bài tập 3/149: Quy đồng mẫu số
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách quy đồng mẫu số các phân số rồi cho HS làm bài vào vở và bảng lớp.
- GV và HS cả lớp nhận xét, kết luận.
*Bài tập 4: , =
- GV cho HS tự làm và chữa bài.
- GV và HS chữa bài nhận xét, giải thích.
* Bài tập 5: Viết phân số thích hợp
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- GV nhận xét, chữa bài
 4. Củng cố:
5. Dặn dò:
- HS đọc đề bài.
- HS nối tiếp làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài ra bảng con.
a) H1: ; H2: ; H3: ; H4: 
b) H1: 1; H2: 2; H3 :3; H4: 4 
- 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Ta chia cả tử số và mẫu số của phân số đó cho cùng một số tự nhiên lớn hơn 1.
; 
- 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS trả lời.
- 3 HS làm trên bảng, cả lớp làm vào vở.
a) và MSC = 20
b) và MSC = 36
 Giữ nguyên phân số 
- 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS tự làm bài vào vở rồi chữa bài trên bảng
 > ; = ; < 
- 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài theo hướng dẫn
0 1
 - GV nhận xét giờ học.
- Về xem lại bài , chuẩn bị cho giờ sau.
 * Điều chỉnh bổ sung:..........
............... 
Tiết 3: Tiếng Việt
KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
(Đề do chuyên môn trường ra)
Tiết 4: Mĩ thuật
GV chuyên soạn giảng
Tiết 5: Hoạt động cuối tuần
SINH HOẠT TUẦN 28
I. MỤC TIÊU:
 - Nắm được ưu khuyết điểm trong tuần qua.
 - Phương hướng phấn đấu trong tuần tới.
 - Giáo dục HS có ý thức phấn đấu về mọi mặt.
 - Nhắc nhở HS thực hiện an toàn giao thông đường bộ.
II. NỘI DUNG SINH HOẠT:
 1. Tổ trưởng các tổ đọc kết quả theo dõi các hoạt động của tổ.
 2. Lớp trưởng nêu ra các hoạt động của lớp đã tham gia và kết quả đạt được.
 3. Giáo viên nhận xét bổ sung: ..............................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 + Tuyên dương: ..........
III. PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN SAU: ........................................................
...............................................................
 * Điều chỉnh bổ sung:......
.............. 
 Chuyên môn ký duyệt
 Đặng Xuân Đạt

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_nam_hoc_2018_2019_nguyen_thi_hong_qua.doc