Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Hà - Tuần 4

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Hà - Tuần 4

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

- Hiểu nội dung bài: Qua bức thư¬¬ Bác Hồ khuyên các em HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn.

( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3.)

2. Kỹ năng:

- Học thuộc lòng đoạn:" Sau 80 năm.của các em"

- Rèn KN đọc, KN hiểu nghĩa của từ, hiểu nội dung bài.

 

docx 36 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 95Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Hà - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ hai ngày 2 tháng 9 năm 2019
Buổi sáng:
 CHÀO CỜ
 -------------------------------------------------
 TẬP ĐỌC 
 Thư gửi các học sinh
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Hiểu nội dung bài: Qua bức thư Bác Hồ khuyên các em HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn. 
( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3.)
2. Kỹ năng: 
- Học thuộc lòng đoạn:" Sau 80 năm....của các em" 
- Rèn KN đọc, KN hiểu nghĩa của từ, hiểu nội dung bài.
3. Thái độ: HS có ý thức thực hiện tốt 5 điều Bác dạy.
* GD tấm gương đạo đức HCM: Bác Hồ rất quan tâm đến các em học sinh và luôn nhắc nhở, động viên các em học tập tốt.
- Phát triển năng lực: NL văn học, NL ngôn ngữ; NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác. 
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Tranh minh họa bài, bảng phụ ghi sẵn câu dài cần luyện đọc.
2. Học sinh: SGK, vở, sự chuẩn bị bài trước ở nhà.
* Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp: Thảo luận nhóm, đóng vai, vấn đáp
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động Khởi động:
* Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. 
* Cách tiến hành: 
- GV giới thiệu chủ điểm trong sách TV5 tập 1.
- Yêu cầu HS mở mục lục sách nêu tên chủ điểm của tuần.
- GV dùng tranh GT bài – ghi bảng.
2. Hình thành kiến thức mới: 
 * Luyện đọc 
* Mục tiêu : HS học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn, bài ,biết giải nghĩa một số từ
* Cách tiến hành
- 1,2 HS đọc
- GV chia đoạn đọc
* Đọc nối tiếp đoạn lần 1: Luyện phát âm, ngắt nghỉ đúng
- GV gọi 1 HS đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm:
- Chia bài thành: 2 đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến Vậy các em nghĩ sao?
+ Đoạn 2: Phần còn lại.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn lần 1.
- GV giúp HS luyện đọc các từ khó, câu khó trong bài
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 2.
Kết hợp giải nghĩa từ: Cơ đồ, hoàn cầu  
* Có thể giải thích rõ thêm cho HS:
Những cuộc chuyển biến khác thường mà Bác Hồ nói trong thư là cuộc Cách mạng tháng 8 năm 1945 của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã lật đổ chế độ thực dân, phong kiến, giành độc lập cho Tổ quốc, tự do nhân dân.
Và một số từ ngữ khác như:giời (trời), giở đi (trở đi).
- Yêu cầu: Luyện đọc cả bài theo cặp
- 1 HS đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài.(giọng thân ái, thiết tha, hi vọng tin tưởng.)
- GVKL: Bài này chúng ta đọc giọng rõ ràng thể hiện sự tự hào, tin tưởng. Đọc đúng các từ khó, ngắt nghỉ đúng chỗ.
* Tìm hiểu bài 
- GV giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng, ban cán sự điều hành trả lời câu hỏi:
- Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
- Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân ta là gì?
- HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước? 
- Cho HS thảo luận rút ra nội dung bài
ND: Qua bức thư Bác Hồ khuyên các em HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn.
3. Thực hành kĩ năng:
* Đọc diễn cảm
- 1 HS đọc diễn cảm đoạn thư.
Chú ý HS nhấn giọng ở các từ ngữ: xây dựng lại, theo kịp, trông mong, ngắt nghỉ giữa các câu
- Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm theo cặp
- Tổ chức thi đọc diễn cảm trước lớp.
- GV nhận xét, sửa chữa, uốn nắn.
* Học thuộc lòng
- Hướng dẫn HS học thuộc lòng đoạn từ “Sau 80 năm giời nô lệ đến nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.”
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng.
4. Ứng dụng:
- Em cần làm gì để làm gì để trở thành một người học sinh tốt, gương mẫu, một người công dân có ích?
5. Sáng tạo:
- Chọn 1 trong 2 nhiệm vụ sau:
+ Lập kế hoạch học tập cá nhân để học tập tốt.
+ Vẽ tranh về Bác Hồ với các em thiếu nhi
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về học thuộc đoạn 2.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi
-1 HS khá đọc toàn bài, lớp đọc thầm.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1, kết hợp luyện từ khó, câu khó.
- HS đọc nối tiếp lần 2, kết hợp giải nghĩa từ.
- HS đọc theo cặp.
- HS đọc cả bài.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài trong sách giáo khoa.
- Chia sẻ trong nhóm
- Cán sự lớp điều hành các nhóm trả lời các câu hỏi
 - Mời cô đánh giá phần chia sẻ của lớp.
- Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, ngày khai trường ở nước Việt Nam độc lập sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ.
Từ ngày này các em bắt đầu được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam
- Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm cho nước ra theo kịp các nước trên thế giới.
- HS phải cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy yêu bạn để lớn lên xây dựng đất nước, làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang sánh vai các cường quốc năm châu.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm trước lớp.
- HS đọc nhẩm.
- Thi đọc thuộc lòng trước lớp.
- HS trả lời.
- Lắng nghe và thực hiện.
BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
-----------------------------------------------------------
TOÁN
 Ôn tập: Khái niệm về phân số
I. MỤC TIÊU:
 * Kiến thức: Biết: đọc, viết phân số. Biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số.
HS hoàn thành BT 1, 2, 3, 4.
* Kỹ năng: Rèn KN tính chính xác và trình bày khoa học. 
* Thái độ: HS yêu thích học toán
* GDKNS: KN nhận thức, KN tư duy, KN tự xác định giá trị.
- Phát triển năng lực: Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề và giao tiếp toán học
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 1 bảng phụ. SGK, VBT.
2. Học sinh: SGK, vở, sự chuẩn bị bài trước ở nhà.
* Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp: Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm,phương pháp hợp tác.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi trình bày 1 phút, tia chớp, chia sẻ nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động Khởi động: 
* Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. 
* Cách tiến hành: 
- Hoạt động nhóm
- Lớp trưởng điều khiển cho các bạn chơi trò chơi “Ai nhanh tay”
- Ghi lên bảng các phân số bất kì, sau đó đọc một phân số có trên bảng
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới.
2. Hình thành kiến thức mới:
a) Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số.
- GV dán tấm bìa lên bảng. 
- Yêu cầu HS quan sát tấm bìa, sau đó “Viết phân số ứng với số phần bằng nhau của tấm bìa đã được tô màu.”
* GV nhận xét, kết luận:
Một băng giấy chia thành ba phần bằng nhau, tô màu hai phần tức là tô phần hai phần ba băng giấy, ta có phân số hai phần ba.
- Viết phân số 23 đọc là “hai phần ba”.
- Tương tự các tấm bìa còn lại.
- Yêu cầu HS nhận xét
b) Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số.
- Ghi phép chia 1 : 3 lên bảng và yêu cầu HS viết kết quả của phép chia đó 
 - Yêu cầu HS nhận xét
* GV kết luận:
Như vậy, có thể dùng phân số để ghi kết quả một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0. Phân số đó cũng được gọi là thương của phép chia đã cho
- Làm tương tự đối với chú ý 2, 3, 4 –SGK
 3. Thực hành kĩ năng:
Bài 1: (cặp đôi)
a) Đọc các phân số:
57 , 25100, 9138, 6017, 851000
 b) Nêu tử số và mẫu số của từng phân số trên.
Bài 2: Viết thương dưới dạng phân số:
3 : 5; 75: 100; 9 : 17
- GV theo dõi nhận xét.
Bài 3: Viết các số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu là 1.
32; 105; 1000
- GV nhận xét
Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống
4. Ứng dụng:
- Cho HS lấy ví dụ về các tình huống thực tế có sử dụng phân số.
Ví dụ: Cô chia bảng làm 3 phần bằng nhau. Cô đã viết 2 phần. Khi đó phân số biểu thị số phần bảng cô đã viết là 23
5. Sáng tạo: 
- Làm thêm các bài tập về phân số để củng cố bài học.
- Tìm và đọc các phân số có mẫu là 1
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài Ôn tập: Tính chất cơ bản của phân số.
- Các đội chạy lên khoanh tròn vào phân số mà lớp trưởng đọc. Đội nào khoanh được nhiều nhất đội đó chiến thắng.
- HS làm việc cá nhân
- 1 HS lên bảng viết, và đọc phân số ứng với tầm bìa đó.
- HS quan sát và nhận xét.
- 1 HS nhắc lại.
- HS chỉ vào các phân số 510 , 34 ,40100 và nêu cách đọc.
- HS nhận xét
- HS viết lần lượt và đọc thương.
1 : 3 = 13 (1 chia 3 thương là 13)
- HS nhận xét
- HS đọc yêu cầu đầu bài.
- HS làm việc theo cặp đôi. 1 HS đọc phân số, 1 HS đọc tử số và mẫu số của từng phân số.
- HS làm việc cá nhân
- 3 HS lên bảng làm.
3 : 5 = 35; 75 : 100 = 75100; 9 : 17 =917
- HS làm vào vở.
- 3 HS mức 2 làm trên bảng. 321; 1051; 10001
- HS làm miệng.
- Lắng nghe và thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe
BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
-----------------------------------------------------------
 LỊCH SỬ (VNEN)
 Chuyện về Trương Định, Nguyễn Trường Tộ, cuộc phản công ở
 kinh thành Huế (tiết 1)
-----------------------------------------------------------
Buổi chiều: 
 CHÍNH TẢ (nghe - viết)
 Việt Nam thân yêu 
I. MỤC TIÊU: 	
* Kiến thức: Nghe viết chính xác, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Làm được BT 2,3.
* Kỹ năng: Rèn cho HS KN nghe viết chính xác, tính cẩn thận, rèn chữ giữ vở
* Thái độ: Yêu thích môn học, thích viết chữ đẹp
 - Phát triển năng lực Tự thực hiện nhiệm vụ cá nhân, làm việc trong nhóm, lớp
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2,3, VBT.
2. Học sinh: SGK, vở, sự chuẩn bị bài trước ở nhà.
* Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp: PP vấn đáp, PP thảo luận nhóm, động não
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động:
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. 
b) Cách tiến hành: 
 - Lớp phó học tập điều khiển lớp hát bài: “Hoa lá mùa xuân”.
 - GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới
2. Hình thành kiến thức mới:
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả. (20 phút)
* Mục tiêu: HS biết trình bày đúng bài chính tả.
* Cách tiến hành : 
+ Tìm hiểu nội dung đoạn viết
- Gọi 2 HS đọc thàn ... gia trò chơi
- HS nêu yêu cầu của bài tập
- Chia sẻ trước lớp
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS lắng nghe
- HS hoạt động theo nhóm đôi
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
- HS tham gia trò chơi
- HS lắng nghe và thực hiện
BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
 -----------------------------------------------------------
 KHOA HỌC (VNEN)
 Sự sinh sản (tiết 2)
Buổi chiều:
 THỂ DỤC (2 tiết)
 ( GV chuyên )
 -----------------------------------------------------------
 TIẾNG ANH (2 TIẾT)
 ( GV chuyên ) 
 -----------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 6 tháng 9 năm 2019
Buổi sáng:
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 Luyện tập về từ đồng nghĩa
I. MỤC TIÊU: 
 * Kiến thức: Tìm được các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc (3 trong số 4 màu nêu ở BT1) và đặt câu với mỗi từ tìm được ở BT 1(BT2). Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài học. Chọn được từ thích hợp để hoàn chỉnh bài văn( BT 3).
* Kỹ năng: Rèn KN nhận biết các từ đồng nghĩa.
* Thái độ: Yêu thích sự phong phú của ngôn ngữ.
- Phát triển năng lực: Tự thực hiện nhiệm vụ cá nhân, làm việc trong nhóm, lớp
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: bảng phụ, VBT
2. Học sinh : SGK, Vở ghi và sự chuẩn bị bài trước ở nhà.
* Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- PP: Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm
- Kĩ thuật tia chớp, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm đôi
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động Khởi động: 
* Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. 
* Cách tiến hành: 
- Lớp trưởng TC: Hái hoa dân chủ
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới. 
2. Thực hành kĩ năng:
Bài 1: Tìm các từ đồng nghĩa.
-Dự kiến: Nhóm 4 sẽ làm xong nhanh hơn các nhóm khác, yêu cầu nhóm 4 tìm thêm các từ đồng nghĩa chỉ màu tím.
- Gv và Hs nhận xét, đánh giá.
Bài 2: Đặt câu với mỗi từ vừa tìm được.
-Lưu ý: HS mức 1 đặt câu chưa rõ ý, cần nhắc nhở thêm.
- Cả lớp và Gv nhận xét.
Bài 3: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh bài văn sau.
- Gv theo dõi đôn đốc.
-Dự kiến:Gọi HS mức 3,4 giải thích cho cả lớp.
- GV chốt các từ cần điền (điên cuồng, nhô lên, sáng rực, gầm vang, hối hả)
3. Ứng dụng:
-Yêu cầu HS nối tiếp tìm từ đồng nghĩa với từ “ vui vẻ”
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà đọc lại đoạn văn, chuẩn bị bài sau: Mở rộng vốn từ: Tổ quốc.
- HS tham gia trò chơi dưới sự điều khiển của lớp trưởng
+ HS hoạt động nhóm (4 nhóm)
- Nhóm 1: chỉ ra màu xanh.
- Nhóm 2: chỉ màu đỏ.
- Nhóm 3: chỉ màu trắng.
- Nhóm 4: chỉ màu đen.
+ Đại diện các nhóm lên trình bày.
+ Hs chơi trò chơi tiếp sức, mỗi em đọc nhanh 1 câu vừa đặt.
+ Hs đọc yêu cầu bài tập: “Cá hồi vượt thác”, lớp đọc thầm.
+ Hs làm việc cá nhân.
+ Một vài Hs làm miệng vì sao các em chọn từ đó.
+ Một vài em đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh với những từ đúng.
+ HS sửa lại bài vào vở.
- Lắng nghe và thực hiện.
BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
 -----------------------------------------------------------
 TOÁN
 Phân số thập phân 
I. MỤC TIÊU: 
* Kiến thức: Biết đọc viết phân số thập phân. Biết rằng có một số phân số có thể viết thành phân số thập phân và biết cách chuyển các phân số đó thành phân số thập phân.HS hoàn thành BT 1, 2, 3, bài 4(a, c)
* Kỹ năng: Rèn KN tính nhanh, đúng, chính xác.
* Thái độ: HS yêu thích học toán.
- Phát triển năng lực: Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề và giao tiếp toán học
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ.SGK, VBT.
2. Học sinh : SGK, VBT.
* Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp: Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm,phương pháp hợp tác.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động Khởi động:
- Trò chơi: Xì điện.
- Giáo viên đọc một phép tính chẳng hạn 4 x 8 rồi chỉ vào một em thuộc một trong 2 đội, em đó phải bật ngay ra kết quả.Nếu kết quả đúng thì em đó có quyền “xì điện” một bạn thuộc đội đối phương. Em sẽ đọc bất kì phép tính nào, ví dụ 36 : 9 và chỉ vào một bạn (ở bên kia) bạn đó lập tức phải có ngay kết quả là 4, rồi lại “xì điện” trả lại đội ban đầu.
2. Hình thành kiến thức mới:
 a) Mục tiêu: 
 - HS nắm được phân số thập phân
 b) Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -Chia sẻ trước lớp.
 Hoạt động 1 : HĐ trải nghiệm : Giới thiệu phân số thập phân
- GV nêu và viết trên bảng các phân số ;  
* GV chốt KT.  các phân số có mẫu số là 10 ; 100 ; 1000;  gọi là các phân số thập phân 
- Lưu ý em Kiên, Khang, Tiền chậm cần nhắc lại.
- GV nêu và viết trên bảng phân số , yêu cầu HS tìm PS thập phân bằng 
* GV chốt đáp án.
3. Thực hành kĩ năng:
a) Mục tiêu: - Đọc viết được phân số thập phân
 b) Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -nhóm- lớp
Bài 1: Đọc các phân số thập phân
 - HĐ cá nhân
 - HS đọc yêu cầu bài tập.
 - HS thi đua đọc các phân số
 - Nhận xét, bổ sung, chốt kết quả đúng
Bài 2:
 - HĐ nhóm
 - HS đọc yêu cầu bài tập
 - Cho HS làm việc nhóm sau đó chia sẻ kết quả trong nhóm,trước lớp 
 - Nhận xét, bổ sung, chốt kết quả đúng
Bài 3: Củng cố về phân số thập phân
- HĐ cặp đôi
- HS đọc yêu cầu bài tập
- Chia sẻ kết quả trước lớp 
- GV chốt đáp án.
- Lưu ý HS mức 3, 4 trả lời thêm : Trong các phân số còn lại, phân số nào có thế có thể viết thành phân số thập phân ?
Bài 4 (a, c) Viết số thích hợp vào ô trống
 - HĐ nhóm
 - HS đọc yêu cầu bài tập
 - HS thi đua viết số thích hợp
Nhận xét, bổ sung, chốt kết quả đúng
Dự kiến: Bài 4, HS mức 1,2 về nhà hoàn thành tiếp, HS mức 3, 4 làm tại lớp.
4. Ứng dụng:
a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề có liên quan trong thực tiễn. 
b) Cách tiến hành: GV nêu câu hỏi – HS chia sẻ trước lớp.
- Tìm các phân số thập phân 
- Nêu cách đọc viết phân số thập phân?
- Dặn ôn bài. Chuẩn bị bài: Luyện tập
- Lớp chia thành 2 đội để thi đua. 
- Hết thời gian chơi đội nào có nhiều bạn đọc kết quả đúng thì thắng.
- Thảo luận nhóm.
 HS trao đổi trong nhóm nêu đặc điểm của các phân số này, để nhận biết các phân số đó có mẫu số là 10 ; 100 ; 1000 ;  (có thể chưa chính xác) sau đó báo cáo trước lớp
 -HS trong lớp chia sẻ.
- HS tìm phân số theo yêu cầu
- HS tự làm vào vở và chia sẻ kết quả
- HS nêu yêu cầu của bài tập
- HS sửa sai (nếu có)
- HS làm việc theo cặp đôi
- Đại diện nhóm chia sẻ kết quả
- HS trả lời
- HS đọc
- HS nhận xét, sửa bài
- HS nối tiếp nhau tìm các phân số thập phân
- HS trả lời
BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
 -----------------------------------------------------------
 TẬP LÀM VĂN
 Luyện tập tả cảnh
I. MỤC TIÊU: 
 * Kiến thức: Nêu được những nhận xét về cách miêu tả cảnh vật trong bài Buổi sớm trên cánh đồng ( BT 1). Lập được dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày ( BT2).
*GDBVMT : Ngữ liệu dùng để luyện tập bài Buổi sớm trên cánh đồng giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên.
 * Kỹ năng: Rèn KN viết văn tả cảnh.
* Thái độ: HS có ý thức học tốt.
- Phát triển năng lực: Mạnh dạn khi giao tiếp, trình bày rõ ràng, ngắn gọn Năng lực hợp tác, năng lực quan sát, chia sẻ trong nhóm
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: bảng phụ, VBT
2. Học sinh: SGK, Vở ghi và sự chuẩn bị bài trước ở nhà.
* Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
 - PP quan sát, PP đàm thoại, PP thảo luận nhóm 
 - Kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi, tia chớp, động não
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động Khởi động:
* Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. 
* Cách tiến hành: 
 - Lớp trưởng điều khiển lớp hát bài: “Đố vui”.
 - GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới. 
 2. Thực hành kĩ năng:
* Mục tiêu: Nêu được những nhận xét về cách miêu tả cảnh vật trong bài Buổi sớm trên cánh đồng. Lập được dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày.
* Cách tiến hành
 HS làm việc cá nhânÒcặp đôiÒChia sẻ trước lớp
Bài 1: Đọc bài văn và nêu nhận xét
-Thảo luận theo cặp 
- HS đọc yêu cầu bài tập
- Tác giả tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu?
- Tác giả đã quan sát sự vật bằng các giác quan nào?
- Tìm 1 chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả ?
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
- Gọi HS trình bày. 
Lưu ý: HS mức 3, 4 trả lời câu hỏi 3 với nhiều ý kiến khác nhau.
*GDBVMT : Em cảm nhận được gì về vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên trên cánh đồng ở quê em ?
Bài 2: Lập dàn ý bài văn tả cảnh
 - HĐ cá nhân
 - HS đọc yêu cầu
 - Gọi 1 vài HS đọc kết quả quan sát cảnh một buổi trong ngày.
 - Nhận xét khen ngợi những HS có ý thức chuẩn bị bài, quan sát tốt
 - GV chọn bài làm tốt để trình bày mẫu
GV đến kiểm tra kèm những HS lúng túng 
Ví dụ: Về dàn ý sơ lược tả một buổi sáng trong một công viên.
+ Mở bài: Giới thiệu bao quát cảnh yên tĩnh của công viên vào buổi sớm.
+ Thân bài: (Tả các bộ phận của cảnh vật)
- Cây cối, chim chóc, những con đường.
- Mặt hồ, người tập thể dục, đi lại.
+ Kết bài: Em rất thích đến công viện vào những buổi sớm mai.
3. Ứng dụng:
- Giáo dục: Em cần làm gì để bảo vệ môi trường cảnh quan thiên nhiên nơi em sinh sống?
4. Sáng tạo:
- Viết phần mở bài cho bài văn tả cảnh em đã lập dàn ý.
- Gv nhận xét tiết học.
- Về nhà tiếp tục hoàn chỉnh dàn ý. Chuẩn bị bài: Luyện tập tả cảnh.
- Cả lớp hát
- HS thảo luận theo nhóm đôi
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS trả lời
- HS khác chia sẻ trước lớp 
- HS trả lời
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS nối tiếp chia sẻ ý kiến
- HS thực hiện
BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
 -----------------------------------------------------------
 SINH HOẠT TẬP THỂ
 Chủ điểm: Mái trường mến yêu

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_5_nam_hoc_2019_2020_nguyen_thi_ha_tuan.docx