Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Cai Hoàng Diễm - Trường Tiểu học Võ Văn Dũng - Tuần 10

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Cai Hoàng Diễm - Trường Tiểu học Võ Văn Dũng - Tuần 10

- Bước đầu biết dùng máy tính bỏ túi để thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân.

- Dùng máy tính bỏ túi để thực hiện cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân, chuyển một số phân số thành số thập phân.

- HS làm bài tập 1.

 

doc 60 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 193Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Cai Hoàng Diễm - Trường Tiểu học Võ Văn Dũng - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(Từ ngày 20/ 12/ 2021 đến ngày 24/ 12/ 2021)
Thứ
ngày
Tiết
Môn
Bài dạy
Tiết PPCT
Đồ dùng dạy học
Điều chỉnh- giảm tải
Nội dung tích hợp
2
20/12
Sáng
1
Toán
Giới thiệu máy tính bỏ túi
83
Bỏ bài 2, 3
2
TĐ
Về ngôi nhà đang xây
30
3
TD 
4
KH 
Bài 36. Hỗn hợp	
36
5
KH
Thực hành kĩ năng vệ sinh tuổi dậy thì
32
6
ĐĐ
Bài 16. Hợp tác với những người xung quanh (tiết 1 + 2)
16
17
Tranh
2
20/12
Chiều
Toán
Sử dụng máy tính bỏ túi để giải toán về tỉ số phần trăm (tr. 82)
84
Bỏ bài 3
LTVC
Tổng kết vốn từ trang 156
31
Tranh SGK
3
21/12
Sáng
1
Tin
2
Tin
3
Toán
Hình tam giác
85
Bảng nhóm
4
LTVC
Tổng kết vốn từ trang 159
32
5
TĐ
Thầy thuốc như mẹ hiền
31
6
LS
Bài 16. Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên Giới
16
Bảng nhóm
3
21/12
Chiều
LS
Bài 17. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ	
17
ĐL
Ôn tập: Vùng biển nước ta
5
SDNLTKHQ
4
22/12
Sáng
1
T
Diện tích hình tam giác
86
Bảng phụ
Bỏ bài 2
2
TĐ
Thầy cúng đi bệnh viện
32
3
TLV
Tả người( Kiểm tra viết)
31
4
ĐL
Ôn tập: Khí hậu
14
KNS
5
TA
6
TA
4
22/12
Chiều
LTVC
Ôn tập về từ và cấu tạo từ
33
LTVC
Ôn tập về câu
34
5
23/12
Sáng
1
T
Luyện tập
87
2
ÂN
3
MT
4
TLV
Ôn tập về viết đơn
33
Bảng nhóm
KNS
5
TĐ
Ngu Công xã Trịnh Tường
33
KNS
6
KT
Lợi ích của việc nuôi gà.	
Một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta	
15
16
5
23/12
Chiều
TA
TA
6
24/12
Sáng
1
TA
2
TA
3
TD
4
T
Kiểm tra cuối học kì I
88
5
TLV
Trả bài văn tả người
34
6
SHL
6
24/12
Chiều
Toán 
Hình thang
90
TĐ
Ca dao về lao động sản xuất
34
Thứ hai ngày 20 tháng 12 năm 2021
Môn : Toán
Tiết : 83 	GIỚI THIỆU MÁY TÍNH BỎ TÚI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Bước đầu biết dùng máy tính bỏ túi để thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân. 
- Dùng máy tính bỏ túi để thực hiện cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân, chuyển một số phân số thành số thập phân.
- HS làm bài tập 1.
Hình thành và phát triển cho HS:
a) Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
b) Năng lực: 
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
	- Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính cầm tay.
	- Học sinh: Sách giáo khoa, máy tính cầm tay.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
5’
 1. Hoạt động mở đầu:
- Cho 2 HS nêu các dạng toán về tỉ số phần trăm đã học.
- Yêu cầu HS tìm tỉ số phần trăm của 45 và 75.
- GV nhận xét, bổ sung.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
 - 2 HS nêu các dạng toán về tỉ số phần trăm đã học.
- HS thực hiện bảng con, bảng lớp.
- HS nghe
- HS ghi bảng
20’
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
*Mục tiêu: Biết cấu tạo, tác dụng của máy tính bỏ túi; biết cách sử dụng máy tính bỏ túi.
*Cách tiến hành:
 Hoạt động 1: Làm quen với máy tính bỏ túi.
- Giáo viên cho học sinh quan sát máy tính.
 - Trên mặt máy tính có những gì?
 - Hãy nêu những phím em đã biết trên bàn phím?
- Dựa vào nội dung các phím em hãy cho biết máy tính bỏ túi có thể dùng để làm gì?
- GV giới thiệu chung về máy tính bỏ túi
- GV yêu cầu HS ấn phím ON/ C trên bàn phím và nêu: Phím này để làm gì? 
- Yêu cầu HS ấn phím OFF và nêu tác dụng
- Các phím số từ 0 đến 9
- Các phím +, - , x, :
- Phím .
- Phím =
- Phím CE
- Ngoài ra còn có các phím đặc biệt khác
 Hoạt động 2: Thực hiện các phép tính.
- Giáo viên ghi 1 phép cộng lên bảng.
- Giáo viên đọc cho học sinh ấn lần lượt các phím cần thiết (chú ý ấn § để ghi dấu phảy), đồng thời quan sát kết quả trên màn hình.
- Tương tự với các phép tính: trừ, nhân, chia.
 - Học sinh quan sát máy tính rồi trả lời câu hỏi.
- Có màn hình, các phím.
- Học sinh kể tên như SGK.
- HS nêu
- HS theo dõi
- Để khởi động cho máy làm việc
- Để tắt máy
- Để nhập số
- Để cộng, trừ, nhân, chia.
- Để ghi dấu phẩy trong các số thập phân
- Để hiện kết quả trên màn hình
- Để xoá số vừa nhập vào nếu nhập sai
 25,3 + 7,09 =
- Để tính 25,3 + 7,09 ta lần lượt ấn các phím sau:
Trên màn hình xuất hiện: 32,39
10’
3. HĐ luyện tập, thực hành: 
*Mục tiêu: 
 - Bước đầu biết dùng máy tính bỏ túi để thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân. 
 - HS làm bài tập 1.
*Cách tiến hành:
 Bài 1: Cá nhân 
- HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS thực hiện phép tính
- Yêu cầu HS kiểm tra lại kết quả bằng máy tính bỏ túi theo nhóm.
- Giáo viên gọi học sinh đọc kết quả.
- Giáo viên nhận xét chữa bài.
- Thực hiện các phép tính sau rồi kiểm tra lại kết quả bằng máy tính bỏ túi
- HS làm bài
- Học sinh kiểm tra theo nhóm.
- Các nhóm đọc kết quả
a) 126,45 + 796,892 = 923,342
b) 352,19 – 189,471 = 162,719
c) 75,54 x 39 = 2946,06
d) 308,85 : 14,5 = 21,3
3’
4. Hoạt động vận dụng:
- Cho HS dùng máy tính để tính:
475,36 + 5,497 =
1207 - 63,84 =
54,75 x 7,6 =
14 : 1,25 = 
- HS nghe và thực hiện
475,36 + 5,497 =480,857
1207 - 63,84 = 1143,16
54,75 x 7,6 =416,1
14 : 1,25 = 11,2
- Về nhà sử dụng máy tính để tính toán cho thành thạo.
- HS nghe và thực hiện
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có): 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
----------------------------------------o0o-----------------------------------------
Môn : Tập đọc
Tiết 30: 	 VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Hiểu nội dung, ý nghĩa : Hình ảnh đẹp của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới của đất nước.(Trả lời được câu hỏi 1, 2 , 3) 
- Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.
- HS HTT đọc diễn cảm được bài thơ với giọng vui, tự hào.
Hình thành và phát triển cho HS:
a) Phẩm chất: Tự hào, yêu quý ngôi nhà mình.
b) Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - Giáo viên: Tranh minh hoạ bài trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn khổ thơ cần luyện đọc
 - Học sinh: Sách giáo khoa 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
3’
1. HĐ mở đầu: 
- Tổ chức cho 4 học sinh thi đọc và trả lời câu hỏi bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo.
- Giáo viên nhận xét. 
- Giới thiệu bài và tựa bài: Về ngôi nhà đang xây.
- 4 học sinh thực hiện.
- Lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại tên bài và ghi vào vở.
30’
2. HĐ hình thành kiến thức mới:
*Mục tiêu: 
- Rèn đọc đúng từ khó trong bài. Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa : Hình ảnh đẹp của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới của đất nước.
- Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
- Thuộc lòng 2-3 khổ thơ.
*Cách tiến hành: HĐ cả lớp
2.1. Luyện đọc:
- Gọi 1 HS đọc bài
- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm
+ Giúp học sinh đọc đúng và hiểu nghĩa những từ ngữ mới và khó trong bài.
- Luyện đọc theo cặp
- Gọi HS đọc toàn bài
- GV viên đọc diễn cảm toàn bài 
Lưu ý: Quan sát và theo dõi tốc độ đọc của đối tượng M1
- Một học sinh (M3,4) đọc 1 lượt bài thơ.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động
+ Học sinh đọc nối tiếp từng khổ thơ lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó.
+ Học sinh đọc nối tiếp từng khổ thơ lần 2 kết hợp giải nghĩa từ
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- Một em đọc toàn bài.
- HS theo dõi
2.2. HĐ Tìm hiểu bài: 
- Cho 1 HS đọc nội dung các câu hỏi trong SGK, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận TLCH sau đó chia sẻ trước lớp
1. Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh 1 ngôi nhà đang xây?
2. Tìm những hình ảnh nói lên vẻ đẹp của ngôi nhà.
3. Tìm những hình ảnh nhân hoá làm cho ngôi nhà được miêu tả sống động và gần gũi?
4. Hình ảnh những ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về cuộc sống trên đất nước ta?
- Giáo viên tóm tắt ý chính.
- Nội dung bài: Giáo viên ghi bảng.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài và TLCH sau đó chia sẻ trước lớp
- Giàn giáo tựa cái lồng. Trụ bê tông nhú lên. Bác thợ nề cầm bay làm việc Ngôi nhà thở ra mùi vôi vữa, còn nguyên màu vôi, gạch. Những rãnh tường chưa trát.
- Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây. Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong. Ngôi nhà như bức tranh .., Ngôi nhà như trẻ nhỏ lớn lên cùng trời xanh.
- Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc, thở ra mùi vôi vữa. Nắng đứng ngủ quên trên những bức tường. Nhà lớn lên với trời xanh.
- Cuộc sống xây dựng trên đất nước ta rất náo nhiệt, khẩn trương. Đất nước là 1 công trường xây dựng lớn. Bộ mặt đất nước đang hàng ngày hàng giờ đổi mới.
- Học sinh đọc lại: Hình ảnh đẹp của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới của đất nước.
3. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm:
- Đọc nối tiếp từng đoạn
- Giáo viên hướng dẫn HS đọc diễn cảm khổ 1,2.
- Luyện học thuộc lòng
- GV cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
Lưu ý: - Đọc đúng: M1, M2
 - Đọc hay: M3, M4
- Học sinh đọc lại.
- Học sinh đọc nối tiếp nhau cả bài thơ.
- Học sinh nhẩm học thuộc lòng bài thơ.
- HS thi đọc
4’
4. HĐ vận dụng: 
-Thi đua: Ai hay hơn?Ai diễn cảm hơn ? 
- Mỗi dãy cử một bạn đọc diễn cảm một khổ mình thích nhất?
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
- Em suy nghĩ gì về những người thợ đi XD những ngôi nhà mới cho đất nước thêm tươi đẹp hơn ?
-Nhận xét tiết học.
- Học sinh lần lượt đọc diễn cảm nối tiếp từng khổ thơ.
- 3 học sinh thi đọc diễn cảm.
- Cả lớp nhận xét – chọn giọng đọc hay nhất.
- Họ là những người thợ tuyệt vời....
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có): 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
----------------------------------------o0o-----------------------------------------
Môn: Khoa học
Tiết 36: HỖN HỢP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nêu được một số ví dụ về hỗn hợp.
- Thực hành tách các chất ra khỏi một số hỗn hợp (tách cát trắng ra khỏi ... ông việc chung của trường, lớp.
- Phẩm chất : Trách nhiệm qua ý thức tự rèn luyện, tinh thần tập thể.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
- GV : Tổng hợp ưu điểm và tồn tại của HS trong tuần thứ 10, kế hoạch tuần 11.
- HS : Tự nhận xét chất lượng học tập và các hoạt động.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
TG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
5’
1. Hoạt động mở đầu:
- Hát tập thể
-Giới thiệu hoạt động: ( Tuyên bố lí do)
10’
2. Báo cáo tổng kết công kết công tác Tuần 10:
GV tổng hợp những ưu khuyết điểm: 
* Ưu điểm:
-Về nề nếp: Đã đi vào ổn định. Đa số các em vào học đúng giờ
-Tác phong: Các em mặc đồng phục đầy đủ, gọn gàng. 
- Về học tập: Các em chuẩn bị đồ dùng tương đối tốt.
* Tồn tại: 
- Trong học tập các em ít phát biểu xây dựng bài.
*Hướng khắc phục: 
GV tổng hợp, đưa ra lời khuyên.
- Nhắc nhở các em duy trì tốt nội quy nhà trường.
 - Nhắc nhở, động viên các em phát biểu xây dựng bài.
* Bình bầu cá nhân tốt:
- HS lắng nghe nhận xét của cô giáo.
10’
2. Sinh hoạt theo chủ đề:
Văn nghệ: Hát, nghe nói chuyện về ngày lễ Noel.
- HS tham gia văn nghệ.
10’
3. Thảo luận kế hoạch hoạt động tuần 11: 
-Học tập: Các em chuẩn đầy đủ đồ dùng học tập cho từng buổi học. 
Ôn tập chuẩn bị kiểm tra cuối kì 1.
- Chuyên cần: Các em đi học đầy đủ, đúng giờ.
Khi vào lớp rồi cần tắt mic, bật camera
- Đạo đức: Thực hiện đúng tác phong của người đội viên. Lễ phép với thầy cô giáo.
- Thực hiện nội quy, nề nếp: Tiếp tục ổn định nề nếp lớp. Thực hiện tốt nội quy của nhà trường.
-Thành lập “ Đôi bạn cùng tiến” để giúp đỡ nhau trong học tập
- Thực hiện truy bài 10 phút đầu giờ.
* YC HS phát biểu ý kiến:
- Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- HS theo dõi thảo luận đưa ra các giải pháp thực hiện phù hợp với lớp.
----------------------------------------o0o---------------------------------------
Môn : Toán
Tiết : 90 	HÌNH THANG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Có biểu tượng về hình thang .
- Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang, phân biệt được hình thang với các hình đã học .
- Nhận biết hình thang vuông . Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết các hình thang khác nhau.
Hình thành và phát triển cho HS:
a) Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
b) Năng lực: 
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
	- Giáo viên: Sách giáo khoa, giấy, thước, 4 thanh nhựa 
	- Học sinh: Sách giáo khoa, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
5’
 1. Hoạt động mở đầu:
- Cho HS thi đua nêu đặc điểm của hình tam giác, đặc điểm của đường cao trong tam giác, nêu cách tính diện tích tam giác.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
 - HS nêu
- HS nghe. HS ghi vở
15
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
*Mục tiêu: 
- Có biểu tượng về hình thang .
- Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang, phân biệt được hình thang với các hình đã học 
- Nhận biết hình thang vuông .
*Cách tiến hành: 
 *Hình thành biểu tượng về hình thang
- GV vẽ lên bảng "cái thang"
- Hãy tìm điểm giống nhau giữa cái thang và hình ABCD
- GV: Vậy hình ABCD giống cái thang được gọi là hình thang.
 * Nhận biết một số đặc điểm của hình thang.
- Cho HS thảo luận nhóm 4, nhận biết đặc điểm của hình thang, chẳng hạn như:
+ Hình thang ABCD có mấy cạnh?
+ Các cạnh của hình thang có gì đặc biệt?
+ Vậy hình thang là hình như thế nào?
+ Hãy chỉ rõ các cạnh đáy, các cạnh bên của hình thang ABCD
- GVKL : Cạnh AB gọi là cạnh đáy bé, cạnh CD gọi là đáy lớn
- GV kẻ đường cao AH của hình thang ABCD
+ AH gọi là đường cao. Độ dài AH gọi là chiều cao.
+ Đường cao AH vuông góc với 2 đáy AB và CD
- Yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm của hình thang
- HS quan sát
- Hình ABCD giống như cái thang nhưng chỉ có 2 bậc.
- HS thảo luận, chia sẻ trước lớp
- Hình thang ABCD có 4 cạnh là AB, BC, CD, DA.
- Hình thang là hình có 4 cạnh trong đó có 2 cạnh song song với nhau
- Hình thang là hình có 4 cạnh trong đó có 2 cạnh song song với nhau
- Hai cạnh đáy AB và DC song song với nhau.
- Hai cạnh bên là là AD và BC
- HS nhắc lại
15’
3. HĐ luyện tập, thực hành: 
*Mục tiêu: Học sinh làm bài 1, 2, 4 .
*Cách tiến hành:
 Bài 1: Cá nhân 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài, chia sẻ kết quả
- GV nhận xét, kết luận
- Vì sao H3 không phải là hình thang?
Bài 2: Cá nhân 
- HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét , kết luận
- Trong 3 hình, hình nào có 4 cạnh, 4 góc ?
- Hình nào có 2 cặp cạnh đối diện// ?
- Hình nào có 4 góc vuông?
- Trong 3 hình hình nào là hình thang
Bài 4: Cặp đôi
- GV vẽ hình, cho HS thảo luận cặp đôi theo câu hỏi:
- Đọc tên hình trên bảng?
- Hình thang ABCD có những góc nào là góc vuông ?
- Cạnh bên nào vuông góc với 2 đáy?
- GV kết luận : Đó là hình thang vuông.
Bài 3(M3,4): Cá nhân
- Cho HS tự đọc bài và làm bài
- GV quan sát, giúp đỡ khi cần thiết.
- HS đọc đề 
- HS tự làm bài vào vở, chia sẻ kết quả
- Các hình thang là H1, H2, H4, H5, H6
- Vì H3 không có cặp cạnh đối diện song song
- HS đọc đề 
- HS làm bài vào vở, chia sẻ kết quả
- Cả ba hình đều có 4 cạnh, 4 góc
- H1 và H2 có 2 cặp cạnh đối diện//, còn H3 chỉ có một cặp cạnh đối diện //
- Hình 1
- H3 là hình thang
- HS quan sát và trả lời câu hỏi
- Hình thang ABCD
- Có góc A và góc B là 2 góc vuông
- Cạnh bên AD vuông góc với đáy AB và DC
- HS nghe
- HS đọc bài và làm bài
- HS thực hiện vẽ thao tác trên giấy kẻ ô vuông.Báo cáo kết quả
3’
4. Hoạt động vận dụng:
- Cho HS luyện tập vẽ hình thang vào vở nháp, nêu đáy lớn, đáy bé của hình thang đó.
- Về nhà so sánh điểm giống và khác nhau giữa hình thang và hình chữ nhật.
- HS nghe và thực hiện
- HS nghe và thực hiện
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có): 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
----------------------------------------o0o-----------------------------------------
Môn : Tập đọc
Tiết : 34 CA DAO VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Hiểu ý nghĩa của các bài ca dao: Lao động vất vả trên ruộng đồng của người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người.
- Đọc trôi chảy, lưu loát những bài ca dao. Đọc đúng các từ ngữ, câu khó, biết ngắt nghỉ đúng chỗ.
- Đọc diễn cảm thể hiện sự thông cảm với việc lao động vất vả trên ruộng đồng của người nông dân. 
Hình thành và phát triển cho HS:
a) Phẩm chất: Giáo dục HS biết yêu quý người lao động.
b) Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - Giáo viên: + Tranh minh hoạ bài trong SGK
 + Bảng phụ ghi sẵn câu ca dao cần luyện đọc
 - Học sinh: Sách giáo khoa, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
5’
1. Hoạt động mở đầu:
- Cho HS thi đọc bài “Ngu Công xã Trịnh Tường”
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS thi đọc
- HS nghe. HS ghi vở
30’
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
* Mục tiêu: 
- Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới. Đọc đúng các từ ngữ khó trong bài.
- Hiểu ý nghĩa của các bài ca dao: Lao động vất vả trên ruộng đồng của người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người.
- Đọc ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát.
* Cách tiến hành:
2.1. Luyện đọc: 
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm
- Luyện đọc theo cặp
- Gọi HS đọc toàn bài
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm
+ 3 HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó
+ 3 HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ
- HS luyện đọc theo cặp
- HS đọc toàn bài
- HS nghe
2.2. Hoạt động tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc câu hỏi SGK
- GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận, TLCH sau đó chia sẻ kết quả trước lớp
1. Tìm những hình ảnh nói lên nỗi vất vả, lo lắng của người nông dân trong sản xuất?
2. Những câu nào thể hiện tinh thần lạc quan của người nông dân?
3. Tìm những câu ứng với nội dung dưới đây:
a) Khuyên nông dân chăm chỉ cấy cày:
b) Thể hiện quyết tâm trong lao động sản xuất.
c) Nhắc người ta nhớ ơn người làm ra hạt gạo.
- Nêu nội dung bài.
- HS đọc
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm TLCH sau đó chia sẻ trước lớp.
+ Nỗi vất vả: cày đồng buổi trưa, mồ hôi như mưa ruộng cày. Bưng bát cơm đầy, dẻo thơm 1 hạt, đắng cay, muôn phần.
+ Sự lo lắng: Đi cấy còn trông nhiều bề. Trông trời, trông đất, trông mây; 
Trời yên biển lặng mới yêu tấm lòng.
- Công lênh chẳng quản lâu đâu, ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.
+ Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang.
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu
+ Trông cho chân cứng đá mềm.
Trời yêu, biển lặng mới yên tấm lòng.
+ Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm 1 hạt, đắng cay muôn phần.
- HS nội dung bài: Lao động vất vả trên ruộng đồng của người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người
3. Hoạt động luyện đọc diễn cảm:
- Đọc nối tiếp từng đoạn
- Giáo viên hướng dẫn giọng đọc cả 3 bài ca dao.
- GV hướng dẫn kĩ cách đọc 1 bài.
- Tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm.
- Luyện học thuộc lòng
- Thi đọc thuộc lòng
- 3 HS đọc tiếp nối 3 bài ca dao
- HS đọc
- HS thi đọc diễn cảm
- HS nhẩm học thuộc lòng
- HS thi đọc thuộc lòng
3’
4. Hoạt động vận dụng:
- Qua các câu ca dao trên, em thấy người nông dân có các phẩm chất tốt đẹp nào ?
- Sau này lớn lên, em sẽ làm gì để giúp đỡ người nông dân đỡ vất vả ?
- HS nêu
- HS nêu
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có): 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
----------------------------------------o0o-----------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_nam_hoc_2021_2022_cai_hoang_diem_truo.doc