Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Cai Hoàng Diễm - Trường Tiểu học Võ Văn Dũng - Tuần 13

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Cai Hoàng Diễm - Trường Tiểu học Võ Văn Dũng - Tuần 13

- Cho HS chơi trò chơi "Các mảnh ghép"

( 4 Mảnh ghép, có 4 hình)

Mỗi hình là một phép tính. Yêu cầu Hs nêu tên các phép tính.

* Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay cô cùng các em ôn tập các phép tính với số thập phân. Ghi bảng

 

docx 43 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 202Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Cai Hoàng Diễm - Trường Tiểu học Võ Văn Dũng - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy tuần 13
(Từ ngày 10/ 01/ 2022 đến ngày 14/ 12/ 2022)
Thứ
ngày
Tiết
Môn
Bài dạy
Tiết PPCT
Đồ dùng dạy học
Điều chỉnh- giảm tải
Nội dung tích hợp
2
10/01
Sáng
1
Toán
Luyện tập chung
2
TĐ
Ôn tâp bài Ngu Công xã Trịnh Tường
3
KH 
Ôn tập: Sắt, gang, thép	
4
TD
5
KH
Ôn tập: Chất dẻo
6
ĐĐ
Ôn tập: Nhớ ơn tổ tiên
Tranh
2
10/01
Chiều
Toán
Luyện tập chung
CT
Ôn tập bài: Thầy thuốc như mẹ hiền.
Tranh SGK
3
11/01
Sáng
1
Toán
Luyện tập chung
Bảng nhóm
2
LTVC
Ôn tập từ cặp quan hệ từ.
3
TLV
Ôn tập: Luyện tập tả người
4
KH
Ôn tập: Sự biến đổi chất.
Bảng nhóm
5
AN
6
ĐĐ
Ôn tập: Tình bạn
3
11/01
Chiều
Đ Đ
Ôn tập: Kính già yêu trẻ	
KH
4
12/01
Sáng
1
T
Luyện tập chung
Bảng phụ
2
TA
3
TA
4
TLV
Ôn tập Luyện tập tả người.
5
TlV
Ôn tập Luyện tập tả người.
4
12/01Chiều
KT
Thực hành kĩ năng luộc rau
KT
Thực hành kĩ năng bày dọn bữa cơm gia đình
5
13/01
Sáng
1
T
Kiểm tra
2
Tin
3
Tin
4
KT
Thực hành kĩ năng Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
5
MT
6
KT
Thực hành kĩ năng sử dụng điện thoại
5
13/01
Chiều
1
TA
2
TA
3
SHL
Sinh hoạt lớp tuần 13
Thứ hai ngày 10 tháng 01 năm 2022
Môn : Toán
Tiết : LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Giúp HS : 
- Củng cố về phép cộng, trừ, nhân các số thập phân.
- Áp dụng tính chất của các phép tính để tính giá trị bài toán.
- Rèn luyện kĩ năng giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
Hình thành và phát triển cho HS:
a) Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
b) Năng lực: 
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV : Bảng phụ ghi các bài tập 
- HS : Vở bài tập, SGK, bảng con . 
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Hoạt động mở đầu:
- Cho HS chơi trò chơi "Các mảnh ghép"
( 4 Mảnh ghép, có 4 hình)
Mỗi hình là một phép tính. Yêu cầu Hs nêu tên các phép tính.
* Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay cô cùng các em ôn tập các phép tính với số thập phân. Ghi bảng
15’
3. HĐ luyện tập, thực hành: 
*Mục tiêu: 
- Củng cố về phép cộng, trừ, nhân các số thập phân.
- Áp dụng tính chất của các phép tính để tính giá trị bài toán.
- Rèn luyện kĩ năng giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
*Cách tiến hành:
FBài1: Tính :
Gọi 2 HS lên bảng, cả lớp làm bài vào vở.
- Nêu thứ tự thực hiện các phép tính.
- Nhận xét, sửa chữa.
 FBài 2 : Tính bằng 2 cách:
- Nêu cách nhân 1 tổng các số thập phân với 1 số thập phân.
- Gọi 2 HS lên giải, cả lớp giải vào vở.
- Nhận xét, sửa chữa
FBài 3: a) Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Gọi 2 HS lên bảng làm , cả lớp làm vào vở.
- GV chấm 1 số bài.
- Nhận xét sửa chữa.
b) Tính nhẩm K/quả tìm x.
- Cho HS tự nhẩm rồi nêu miệng kết quả.
- Nhận xét sửa chữa.
FBài 4: Giải bài toán có lời văn:
Định hướng HS tìm yêu cầu, cho biết bài toán.
- Xác định dạng toán và giải toán.
- Muốn biết mua 6,8 mét vải cùng loại phải trả nhiều hơn bao nhiêu tiền ta làm thế nào? 
- Gọi 1 HS lên bảng giải, cả lớp giải vào vở 
Gv nhận xét, sửa chữa 
- HS làm bài.
a) 375,84 – 5,69 + 36,78
 = 280,15 + 36,78 = 316,93.
b) 7,7 + 7,3 ´ 7,4 
 = 7,7 + 54,02 = 61,72.
- Hs nêu.
-Cách 1: tính tổng trước rồi lấy tổng nhân với số.
-Cách 2: Lấy lần lượt từng số hạng của tổng nhân với số rồi cộng lại.
-HS làm bài.
a) (6,75 + 3,25) ´ 4,2 
 = 10 ´ 4,2 = 42.
 (6,75 + 3,25) ´ 4,2 
 = 6,75 ´ 4,2 + 3,25 ´ 4,2. 
 = 28,35 + 13,65 = 42
b) (9,6 – 4,2) ´ 3,6
 = 5,4 ´ 3,6 
 = 19,44
 (9,6 – 4,2) ´ 3,6 
 = 9,6 ´ 3,6 – 4,2 ´ 3,6 
 = 34,56 – 15,12 = 19,44.
- HS làm bài.
- 1 số HS bài.
+ x = 1. (Vì 5,4´1=5,4)
+ x = 6,2. (hai tích bằng nhau đã có một 
Thừa số bằng nhau thì thứa số còn lại cũng bằng nhau)
- HS đọc đề rồi tóm tắt 
- Ta phải biết mua 6,8 mét vải cùng loại hết bao nhiêu tiền.
- Có 2 cách giải : Rút về đơn vị hoặc tìm tỷ số.
- HS làm bài:
Giải:
Giá tiền mỗi mét vải là:
60 000 : 4 = 15 000 (đồng)
Giá tiền mua 6,8m vải thì hết:
15 000 ´ 6,8 = 102 000 (đồng)
Vậy mua 6,8m vải phải trả tiền nhiều hơn mua 4m vải là:
102 000 – 60 000 = 42 000 (đồng)
 ĐS: 42 000 đồng. 
5’
4. Hoạt động vận dụng:
- Nêu quy tắc nhân một số thập phân với một số thập phân.
- Nêu quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000.... với 0,1; 0,01; 0,001.
- Hoàn thiện các bài tập 1,2,3 vào vở.
- Chuẩn bị bài sau
- HS nêu
HS nghe và thực hiện.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có): 
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
----------------------------------------o0o-----------------------------------------
	Môn : Tập đọc
Tiết : 33 Ôn tập: NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Hiểu ý nghĩa bài văn : Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Biết đọc diễn cảm bài văn .
* GDBVMT: Khai thác gián tiếp nội dung bài. GV: Ông Phàn Phù Lìn xứng đáng được Chủ tịch nước khen ngợi không chỉ vì thành tích giúp đỡ bà con thôn bản làm kinh tế giỏi mà còn nêu tấm gương sáng về bảo vệ dòng nước thiên nhiên và trồng cây gây rừng để giữ gìn môi trường sống đẹp.
Hình thành và phát triển cho HS:
a) Phẩm chất: Có ý thức và trách nhiệm học tập cần cù, chủ động, sáng tạo.
b) Năng lực:
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh hoạ trang 146, bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc
- Học sinh: Sách giáo khoa 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
3’
1. HĐ mở đầu: 
- Tổ chức cho học sinh thi đọc bài Thầy cúng đi bệnh viện 
- Giáo viên nhận xét. 
- Giới thiệu bài và tựa bài: Ngu Công xã Trịnh Tường.
- Học sinh thực hiện.
- Lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.
30’
2. HĐ hình thàn kiến thức mới:
*Mục tiêu: 
- Rèn đọc đúng từ khó trong bài. Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
- Hiểu ý nghĩa bài văn : Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.
- Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
*Cách tiến hành: 
2.1. Luyện đọc:
- Cho HS đọc toàn bài.
- Cho HS nối tiếp nhau đọc toàn bài trong nhóm
- Luyện đọc theo cặp.
- HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu.
Lưu ý: Quan sát và theo dõi tốc độ đọc của đối tượng M1
- 1 HS đọc toàn bài, chia đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu.......trồng lúa
+ Đoạn 2: Tiếp...như trước nước
+ Đoạn 3: Còn lại
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc
+ HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó.
+ HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
+ Thi đọc đoạn giữa các nhóm
- 2 HS đọc cho nhau nghe
- 1 HS đọc
- HS theo dõi.
2.2. HĐ Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc câu hỏi trong SGK
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm đọc bài và TLCH, chia sẻ trước lớp.
+ Đến huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai mọi người sẽ ngạc nhiên vì điều gì?

+ Ông Lìn đã làm thế nào để đưa nước về thôn?
+ Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở nông thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào?
+ Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng bảo vệ dòng nước?
+ Thảo quả là cây gì?
+ Cây thảo quả mang lại lợi ích gì cho bà con Phìn Ngan?
- GV liên hệ , GD: Ông Phàn Phù Lìn xứng đáng được chủ tịch nước khen ngợi không chỉ vì thành tích giúp đỡ bà con thôn bản làm kinh tế giỏi mà còn nêu tấm gương sáng về bảo vệ dòng nước thiên nhiên và trồng cây gâu rừng để gìn giữ môi trường sống tốt đẹp.
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
+ Nội dung bài nói lên điều gì?
- GV chốt, đính bảng ý nghĩa bài văn.
Lưu ý: - Đọc đúng: M1, M2. Đọc hay: M3, M4
- HS đọc
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận TLCH sau đó chia sẻ trước lớp
- Mọi người hết sức ngỡ ngàng thấy một dòng mương ngoằn ngoèo vắt ngang những đồi cao.
- Ông đã lần mò trong rừng sâu hàng tháng trời để tìm nguồn nước. Ông đã cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần 4 cây số mương nước từ rừng già về thôn.
- Nhờ có mương nước, tập quán canh tác ở Phìn Ngan dã thay đổi: đồng bào không làm nương như trước mà chuyển sang trồng lúa nước, không làm nương nên không còn phá rừng, đời sống của bà con cũng thay đổi nhờ trồng lúa lai cao sản, cả thôn không còn hộ đói.
- Ông đã lặn lội đến các xã bạn học cách trồng thảo quả về hướng dẫn bà con cùng trồng.
- Là quả là cây thân cỏ cùng họ với gừng, mọc thành cụm, khi chín màu đỏ nâu, dùng làm thuốc hoặc gia vị.
- Mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho bà con: nhiều hộ trong thôn mỗi năm thu mấy chục triệu, ông Phìn mỗi năm thu hai trăm triệu.
- Câu chuyện giúp em hiểu muốn chiến thắng được đói nghèo, lạc hậu phải có quyết tâm cao và tinh thần vợt khó.
+ Bài ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn
3. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm:
- 3 HS đọc nối tiếp và lớp tìm cách đọc hay 
- GV treo bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc 
- GV đọc mẫu
- HS thi đọc trong nhóm
- Đại diện nhóm thi đọc
- GV nhận xét đánh giá 
- HS nghe, tìm cách đọc hay
- 2 HS đọc cho nhau nghe
- 3 HS thi đọc
- HS nghe
2’
4. HĐ vận dụng: 
- Địa phương em có những loại cây trồng nào giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo ?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài Ca dao về lao động sản xuất.
- Tìm hiểu các tấm gương lao động sản xuất giỏi của địa phương em.
- Cây nhãn, cam, bưởi,...
- Lắng nghe.
- Lắng nghe và thực hiện.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có): 
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
-------------------- ... .
- Yêu cầu HS đọc nội dung mục I SGK
- Nêu tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu, ăn uống trong gia đình sau bữa ăn.
- Nhận xét, tóm tắt nội dung hoạt động 
c/ Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
- Sau bữa ăn trong gia đình, em thường làm gì ? 
- Hãy trình bày cách rửa dụng cụ ăn uống và nấuăn?
- Quan sát hình và đọc nội dung mục 2 SGK và đặt câu hỏi để yêu cầu HS so sánh với các rửa ở gia đình mình.
- Nhận xét, hướng dẫn các bước các bước rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
- Hướng dẫn HS về nhà giúp đỡ gia đình rửa bát 
d/ Hoạt động 3 : Đánh giá kết quả học tập.
- GV cho HS làm bài trắc nghiệm về nội dung bài trên phiếu bài tập.
- GV nêu đáp án .
- Nhận xét, tuyên dương.
- HS nêu 
- HS đọc 
- HS nêu
- HS trả lời
- HS nêu cách rửa dụng cụ ăn uống và nấu ăn trong gia đình.
 - Đọc nội dung mục 2 và so sánh với cách rửa ở gia đình.
- HS lắng nghe.
- HS làm bài phiếu bài tập.
- HS đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình.
5’
3. Hoạt động vận dụng: (2') 
- Yêu cầu HS nêu lại cách rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
- GV giáo dục HS
- Nhận xét ý thức học tập cuả HS.
- Hướng dẫn về nhà giúp gia đình rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
Điều chỉnh sau bài dạy(nếu có):.............................................................................................
....................................................................................................................................................
----------------------------------------o0o---------------------------------------
KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 MÔN TOÁN
I. Trắc nghiệm: (4 điểm)
	Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: ( 0,5 điểm) Giá trị của chữ số 9 trong số thập phân 45,796 là:
A. 	 B. 	C. 	D. 900
Câu 2: ( 0,5 điểm) Số hai trăm mười lăm đơn vị, chín phần mười, bảy phần trăm và ba phần nghìn viết là:
225,973 B. 215,973 C. 215,793 D .215,739
Bài 3: (0,5 điểm) Hỗn số 2 viết dưới dạng số thập phân là: 
A. 2,12	 B. 21,2	 C. 1,25	 D. 2,5
Bài 4: (0,5 điểm) Lớp 5E có 24 học sinh nam và 16 học sinh nữ. Tỉ số phần trăm học sinh nam và học sinh cả lớp là..
A. 60 % B. 40 % C. 150 % D. 80 %
Câu 5: (0,5 điểm)Cho phép chia : 121, 21 14
	 9 2	8, 65
	 81
	 11
Số dư trong phép chia trên là:
A. 0,11 B. 1,1 C. 0,011 D. 11
Câu 6: (0,5 điểm) Tìm x : Biết x : 2,5 = 7,2 – 1,25
A. 5,95 B. 14,875 C. 148,75 D. 2,975
Câu 7: ( 0,5 điểm) Đúng ghi Đ sai ghi S vào chỗ trống:
43kg5g= 43,005g o 	=13% o
Câu 8: (0,5 điểm) Số thập phân có hai mươi lăm đơn vị,hai mươi lăm phần mười là :
A. 25,25 B. 252,5 C. 27,5 D.2,52	
II. Tự luận: ( 6 điểm)
 Câu 9: ( 2 điểm) Đặt tính và tính kết quả:
a) 34,57 + 14,6 b) 62,17- 8,35 c) 68,7 x 9,3 d) 912,8 : 28 
Câu 10: (1 điểm) Điền số thích hợp vào chỗ chấm :
 a. 4 km 97m = m b.tấn =. kg
c. 3,52m2 = ..dm 2 	 	 d. 8,9 : ..............= 0,089
Câu 11: (2 điểm) Một mảnh đất hình chữ nhật có chiểu rộng 8,5m,chiều dài hơn chiều rộng 12,5m.Người ta xây nhà trên mảnh đất đó hết 120m 2 .Tính diện tích đất còn lại	
Câu 12 : (1 điểm) Tính nhanh
 0,9 X 50 + 9 X 3,2 + 90 X 0,28
Môn: Kỹ thuật: 
 THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Trình bày được tác dụng của điện thoại; nhận biết được các bộ phận cơ bản của điện thoại; nhận biết các biểu tượng thể hiện trạng thái và chức năng hoạt động của điện thoại.
- Ghi nhớ được các số điện thoại của người thân và các số điện thoại khẩn cấp khi cần thiết.
- Sử dụng điện thoại an toàn, tiết kiệm, hiệu quả và phù hợp với quy tắc giao tiếp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Clip tình huống sử dụng điện thoại (nếu có).
- Mô hình điện thoại.
- Danh mục số điện thoại của phụ huynh học sinh.
- HS: Quan sát tìm hiểu trước tính năng và công dụng của điện thoại ở nhà.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động
- GV nêu tình huống: Ba mẹ đi làm ăn ở xa. HKI vừa qua Nam đạt kết quả tốt, em muốn khoe với ba mẹ. Theo em, Nam có cách nào để kể cho ba mẹ nghe kết quả học tập của mình?
- GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm đôi và gợi ý để HS trao đổi.
+ Em có biết các tính năng của điện thoại, cách sử dụng nó như thế nào cho hiệu quả?
- GV dẫn dắt vào bài : Sử dụng điện thoại.
- HS lắng nghe tình huống, vận dụng hiểu biết bản thân để đưa ra các giải pháp cho tình huống.
- HS đưa ra các cách liên lạc có thể thực hiện được và tìm ra cách hiệu quả nhất đó là sử dụng điện thoại.
- HS trả lời tự do.
20’
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
 *Mục tiêu: 
+ Trình bày được tác dụng của điện thoại.
+ Nhận biết được các bộ phận cơ bản của điện thoại.
 + Nhận biết được những biểu tượng và các chức năng hoạt động của điện thoại.
- Nội dung: Hoàn thiện phiếu học tập về các biểu tượng và tính năng. Quan sát hình ảnh và nhận xét tác dụng của điện thoại, các bộ phận cơ bản của điện thoại.
- Sản phẩm: Bản ghi chép của từng cá nhân và bản báo cáo kết quả làm việc và thảo luận nhóm. Câu trả lời trong phiếu học tập
- Kĩ thuật : Khăn trải bàn
* Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Tác dụng của điện thoại
- GV cho HS thảo luận nhóm 4:
+ NV 1: Liệt kê tất cả những tác dụng của điện thoại mà em biết.
- GV: Chốt lại một số tác dụng chính của điện thoại (lưu ý điện thoại cố định và di động), ngoài ra các tác dụng khác phụ trợ theo như: nghe nhạc, lướt wed, quay phim,..
- Nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả và nhận xét.
Thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu về các bộ phận cơ bản của điện thoại.
- GV treo ở bảng lớp ảnh của một chiếc điện thoại và tên của các bộ phận tương ứng, yêu cầu các em phát biểu nối tên với các bộ phận tương ứng. (Có thể chọn điện thoại đơn giản tùy điều kiện)
- HS thực hiện nhiệm vụ và phát biểu.
- 1 HS lên bảng thực hiện dán kết quả.
- GV nhận xét chốt lại và mở rộng thêm các tính năng và sự đa dạng về cấu tạo, hình dáng của điện thoại.
- HS lắng nghe và ghi nhớ kiến thức.
Hoạt động 2: Một số biểu tượng và các chức năng hoạt động của điện thoại
Một số biểu tượng cơ bản trên điện thoại
- Cho HS làm việc theo nhóm 4 với phiếu học tập.
- Đại diện HS báo cáo kết quả.Lớp nhận xét.
- GV chốt lại và nhận xét.
+ Tìm số điện thoại trong danh bạ thì ấn vào biểu tượng nào?
+ Muốn nhắn tin thì vào biểu tượng nào?
5’
3. Hoạt động Thực hành
* Mục tiêu: Sử dụng điện thoại an toàn, tiết kiệm, 
 Nội dung : Thực hành đóng vai thực hiện tình huống.
 Sản phẩm: Cách giao tiếp điện thoại theo tình huống.
* Cách tiến hành: 
- GV chia lớp thành các nhóm (tùy lớp)
- Cho nhóm HS bốc thăm 1 trong 2 tình huống:
1. Em thấy 1 nhà dân bị cháy.
2. Em nhìn thấy 1 người bị thương nặng.
- Cho HS thực hiện.
- HS chia nhóm.
- Thảo luận và sắm vai theo tình huống
- Lớp nhận xét.
5’
4. Hoạt động Vận dụng:
- GV đưa ra 2 tình huống:
TH1: Khi có 1 số ĐT lạ gọi đến, em cần trả lời thế nào cho phù hợp?
TH2: Khi nhìn thấy em của mình vừa chơi game vừa sạc pin, em sẽ làm gì?
- GV chốt lại, giáo dục HS .
- HS lắng nghe và phát biểu ý kiến. Lớp nhận xét.
Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)
............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
----------------------------------------o0o----------------------------------------
	HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Tiết 13: SINH HOẠT LỚP TUẦN 13
Sinh hoạt theo chủ điểm: Chào năm mới 2022.
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : 
Giúp HS nhận thấy:
- Nhận biết được trách nhiệm của người HS.
- Tinh thần giúp đỡ bạn cùng tiến bộ .
- Ưu khuyết điểm của bản thân, tổ, lớp tuần qua. 
- Những mặt mạnh cần phát huy và các mặt hạn chế cần khắc phục.
- Rèn luyện và có hướng phấn đấu để vươn lên
*Năng lực chung: 
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
- Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp.
* Phẩm chất: 
- Phẩm chất chăm chỉ: Thể hiện trong lao động, nề nếp, gọn gàng trong sinh hoạt và học tập
- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn khi trở lại trường học, hợp tác, chia sử với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp.
- Phẩm chất : Trách nhiệm qua ý thức tự rèn luyện, tinh thần tập thể.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
- GV : Tổng hợp ưu điểm và tồn tại của HS trong tuần thứ 19, kế hoạch tuần 20.
- HS : Tự nhận xét chất lượng học tập và các hoạt động.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
TG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
5’
1. Hoạt động mở đầu:
- Hát tập thể
-Giới thiệu hoạt động: ( Tuyên bố lí do)
20’
2. Báo cáo tổng kết công kết công tác Tuần 13:
GV mời: Lớp trưởng điều hành nhận xét tình hình hoạt động sau 1 tuần học.
GV tổng hợp những ưu khuyết điểm: 
* Ưu điểm:
-Về nề nếp: Các em đi học trực tiếp đã đi vào ổn định. Đa số các em đi học đúng giờ
-Tác phong: Các em mặc đồng phục đầy đủ, gọn gàng. 
- Về học tập: Các em tham gia học tập nghiêm túc, kiểm tra bài cũ và làm bài đầy đủ.
* Tồn tại: 
- Một số em còn viết chữ, trình bày bài còn yếu.
- Trong học tập các em ít phát biểu xây dựng bài.
- Sĩ số lớp còn chưa đầy đủ trong các buổi học.
*Hướng khắc phục: 
GV tổng hợp, đưa ra lời khuyên.
- Sơ kết học kì 1
- Nhắc nhở các em duy trì tốt nội quy nhà trường.
 - Nhắc nhở, động viên các em phát biểu xây dựng bài.
* Bình bầu cá nhân tốt:
- Lớp trưởng điều hành mời từng tổ trưởng lên báo cáo- các thành viên trong lớp góp ý nhận xét.
- HS lắng nghe nhận xét của cô giáo.
10’
3. Thảo luận kế hoạch hoạt động học kì 2: 
-Học tập: Các em học tập, chuẩn bị bài, làm bài đầy đủ, kết hợp ôn tập kiến thức đã học
- Chuyên cần: Các em đi học đầy đủ, đúng giờ.
Khi vào lớp giữ vệ sinh, thực hiện đúng quy tắc 5K của Bộ y tế phòng chống Covid 19.
- Đạo đức: Thực hiện đúng tác phong của người đội viên. Lễ phép với thầy cô giáo.
- Thực hiện nội quy, nề nếp: Tiếp tục ổn định nề nếp lớp. Thực hiện tốt nội quy của nhà trường.
-Thành lập “ Đôi bạn cùng tiến” để giúp đỡ nhau trong học tập
- Thực hiện truy bài 10 phút đầu giờ.
* YC HS phát biểu ý kiến:
- Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- HS theo dõi thảo luận đưa ra các giải pháp thực hiện phù hợp với lớp.
 ----------------------------------------o0o-----------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_5_nam_hoc_2021_2022_cai_hoang_diem_truo.docx